Thời sự

Giao thông thông minh sẽ giải bài toán ùn tắc nội đô

字号+ 作者:NEWS 来源:Giải trí 2025-04-30 03:57:44 我要评论(0)

Trong thông tin chính thức về Đề án “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thàlịch nămlịch năm、、

Trong thông tin chính thức về Đề án “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào”,ôngthôngminhsẽgiảibàitoánùntắcnộiđôlịch năm Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, hiện Đề án đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Do đó, việc lắng nghe và tiếp thu các ý kiến phản biện xã hội là hết sức cần thiết. 

Ông Nguyễn Mạnh Hổ, Tổng Giám đốc Viettel Solutions, Phó Chủ tịch VINASA.

Để có thêm góc nhìn giúp hoàn thiện Đề án của Hà Nội, báo VietNamNet có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Hổ, Phó Chủ tịch VINASA, Chủ tịch Ủy ban Thành phố thông minh của VINASA về vai trò của công nghệ và các giải pháp giao thông thông minh tham gia quản lý đô thị.

Hà Nội đang đặt ra bài toán xử lý vấn đề ùn tắc giao thông nội đô. Dưới góc nhìn của ông, công nghệ sẽ giải quyết bài toán ùn tắc giao thông tại các đô thị như thế nào thưa ông? 

CNTT nói chung và giao thông thông minh – ITS nói riêng, đóng góp rất hiệu quả vào việc giảm thiểu nguy cơ ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông. Theo một nghiên cứu của Information Technology & Innovation Foundation, ITS Leadership, một đồng đầu tư cho ITS mang lại hiệu quả là 9 lần, so với đầu tư cho hạ tầng là 2,7 lần. Điều này càng đúng với các quốc gia có điều kiện khó khăn về nguồn lực đầu tư, quỹ đất dành cho giao thông và giao thông công cộng hạn chế, các điều kiện về phương thức và văn hóa giao thông đặc biệt như Việt Nam, việc triển khai các giải pháp ITS càng mang lại hiệu quả rõ rệt.

Kinh nghiệm thế giới và thực tế Viettel đang thực hiện 36 dự án trung tâm điều hành thông minh - IOC tại 32 địa phương cho thấy: Bằng cách làm sáng tạo trong điều kiện nguồn lực đầu tư hạn chế, nhiều giải pháp ITS đã được triển khai phát huy hiệu quả rất tốt để hỗ trợ cho việc quản lý và điều hành giao thông đô thị, giúp giảm nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, cụ thể như: Giải pháp bãi đỗ xe thông minh; giải pháp giám sát và xử lý vi phạm bằng hình ảnh qua hệ thống camera; giải pháp vé điện tử cho giao thông công cộng; điều khiển đèn tín hiệu giao thông thông minh… 

Về Đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực nội đô Hà Nội được dư luận quan tâm thời gian gần đây, ông nhận định thế nào về tính khả thi?

Từ quan điểm của đơn vị đã tham gia triển khai nhiều dự án giao thông thông minh, chúng tôi cho rằng, việc triển khai Đề án này hoàn toàn khả thi về giải pháp công nghệ. Thực tế, thời gian qua, Viettel triển khai hệ thống ETC với thời gian kỷ lục 12 tháng phát triển được trên 1,8 triệu thuê bao, phát triển thành công giải pháp thu phí áp dụng cho cao tốc, đô thị dựa trên khả năng làm chủ công nghệ và kinh nghiệm thu phí viễn thông, cho phép thu phí theo các chính sách linh hoạt như theo quãng đường di chuyển, theo khu vực hay theo thời gian… 

Tuy nhiên, để giải pháp giao thông thông minh - ITS thực sự đi vào cuộc sống, góp phần giảm nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, cần một chương trình đồng bộ, căn cơ của Thành phố từ quy hoạch hạ tầng, phát triển các giải pháp về giao thông công cộng và kết nối giao thông, quy hoạch phát triển phương tiện cá nhân, chính sách tuyên truyền nâng cao nhận thức và văn hóa giao thông của người dân.

Có ý kiến cho rằng, đảm bảo 1 hệ thống giao thông công cộng đáp ứng nhu cầu của người dân là điều kiện quan trọng để triển khai thu phí phương tiện vào nội đô. Ông nghĩ sao về nhận xét này?

Việc triển khai các chính sách và giải pháp CNTT-VT phục vụ dân sinh cho số đông người dân như y tế, giáo dục, giao thông… để thành công bao giờ cũng cần áp dụng cả 2 chiều “Kéo - Đẩy”.

Cụ thể, để “Kéo” được người dân tham gia giải pháp thu phí xe ô tô vào một số khu vực với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông, Thành phố cần phát triển mạng lưới giao thông công cộng mang tính kết nối, ví dụ người dân khi di chuyển vào nội đô có thể gửi xe ở bãi, sau đó sử dụng phương tiện trung chuyển để di chuyển đến tàu điện trên cao, có thể tỏa đi các nơi trong thành phố. Đồng thời, Thành phố cũng cần tăng cường tuyên truyền lợi ích của các giải pháp, có chính sách thu hút cho phương tiện công cộng như vé điện tử, tích hợp thanh toán tự động đa loại hình giao thông.

Song song đó, “Đẩy” người dân thông qua qua việc thu phí xe đi vào các khu vực trọng điểm, thường xuyên ùn tắc, thu phí đỗ xe theo giờ cao điểm các khu vực nội đô, xử phạt nghiêm vi phạm tham gia giao thông qua các giải pháp camera giao thông. 

Cũng vì thế, việc Thành phố phải đảm bảo được 1 hệ thống giao thông công cộng để người dân có thể dùng thay thế cho phương tiện cá nhân là rất quan trọng, để triển khai thành công thu phí xe ô tô vào một số khu vực với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông.

Với vai trò là Chủ tịch Ủy ban Thành phố thông minh thuộc VINASA, theo ông những siêu đô thị như Hà Nội cần làm gì để giải được bài toán ùn tắc giao thông nội đô? 

Ùn tắc giao thông là một thực tế, biểu hiện của một đô thị đang ngày càng phát triển và một MegaCity như Hà Nội. Không một thành phố phát triển nhanh nào trên thế giới không đối mặt với các vấn đề về giao thông, ô nhiễm môi trường! Do đó, cần một kế hoạch và giải pháp đồng bộ, căn cơ cùng quyết tâm lớn của Thành phố và đồng lòng của người dân mới giải quyết được vấn đề ùn tắc giao thông nội đô.  

Theo ông Nguyễn Mạnh Hổ, CNTT nói chung và giao thông thông minh – ITS nói riêng đóng góp rất hiệu quả vào việc giảm thiểu nguy cơ ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh việc có một tầm nhìn, kế hoạch và quy hoạch cụ thể, đào tạo nhận thức nhằm đáp ứng việc phát triển dân số và giao thông của Thành phố, với vai trò Chủ tịch Ủy ban Thành phố thông minh của VINASA, tôi có một số kiến nghị. Thứ nhất, xây dựng một kế hoạch, lộ trình về triển khai các giải pháp ITS cho Hà Nội, với tầm nhìn 10 năm, đồng bộ từ chính sách, hành lang pháp lý, ngân sách. Mỗi năm đặt mục tiêu triển khai một giải pháp và kết quả cụ thể.

Thành phố nên tập trung xây dựng một số giải pháp nền tảng, giúp quản lý và quy hoạch hiệu quả giao thông như: Trung tâm điều hành giao thông thông minh (IOC); bản đồ giao thông giúp giám sát, quy hoạch và điều khiển giao thông; nền tảng kết nối và chia sẻ thông tin giao thông cho người dân, doanh nghiệp; … Đặc biệt, cần có giải pháp về công nghệ, chính sách, tuyên truyền để phát huy cộng đồng, mỗi người dân tham gia giao thông trở thành một sensor, camera giám sát, phản ánh và điều chỉnh giao thông Thành phố.

Ngoài ra, Thành phố cũng cần chọn một số giải pháp có thể triển khai nhanh, có tính lan tỏa với cộng đồng, tạo cơ chế để các doanh nghiệp CNTT trong nước tham gia, có thể thí điểm tại một số quận, huyện trước khi mở rộng.

Xin cảm ơn ông!

Vân Anh(Thực hiện)

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Bộ GD-ĐT vừa ban hành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, thể thao và y tế trường học năm 2019-2020.

Theo đó, Bộ yêu cầu các trường thực hiện hiệu quả chương trình môn học giáo dục thể chất, đảm bảo thời lượng phù hợp về nội dung và hình thức. Chuẩn bị điều kiện cơ sơ vật chất, đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện hiệu quả chương trình môn học giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục phổ thông mới.

{keywords}
(Ảnh: Thanh Tùng)

Đối với hoạt động thể thao trường học, Bộ yêu cầu đẩy mạnh phong trào luyện tập thể thao trong nhà trường, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên, cán bộ nhà giáo thường xuyên tham gia luyện tập.

Các Sở GD-ĐT tham mưu cho UBND các tỉnh, tổ chức Hội khoẻ phù đổng cấp tỉnh, thành phố. Tuyển chọn, thành lập đoàn vận động viên học sinh tham gia Hội khoẻ phù đổng toàn quốc.

Bộ cũng yêu cầu các Sở GD-ĐT chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các trường, các cơ sở giáo dục tận dụng tối đa điều kiện cơ sở vật chất để duy trì, tổ chức hiệu quả thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, đảm bảo 100% học sinh trong các trường tham gia thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ thường xuyên.

Những trường có diện tích hẹp, phải sử dụng phòng học, hành lang, sân trường để tổ chức tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ; đồng thời tiếp tục triển khai dạy các bài võ cổ truyền cho học sinh.

Đặc biệt, Bộ yêu cầu các trường tăng cường lồng ghép kiến thức, kỹ năng chống tai nạn đuối nước. Thực hiện bố trí ngân sách địa phương, kết hợp nguồn xã hội hóa đầu tư, xây dựng bể bơi trong trường học.
Về công tác y tế, thực hiện đẩy mạnh phòng chống dịch, bệnh, tật trong trường học….

Lê Huyền

Màn chào hỏi đặc biệt theo ý trẻ của cô trò mầm non

Màn chào hỏi đặc biệt theo ý trẻ của cô trò mầm non

- Trẻ được tự chọn màn chào hỏi với cô giáo và được đáp lại cùng những nụ cười  của cả cô và trò tạo nên không khí vui tươi mỗi buổi sáng đến lớp tại Trường Mầm non Thanh Bình, TP Hải Dương.    

" alt="100% học sinh phải tập thể dục buổi sáng, giữa giờ" width="90" height="59"/>

100% học sinh phải tập thể dục buổi sáng, giữa giờ

 - Ưu tiên Văn Hậu cho ĐTQG dự AFF Cup 2018, nhưng nếu U19 Việt Nam vào tứ kết U19 châu Á và có cơ hội tranh vé dự World Cup, hậu vệ này có thể được tăng cường gấp cho đội bóng của HLV Hoàng Anh Tuấn.

HLV Park Hang Seo: AFF Cup là gì mà "nặng" đến thế?

Lịch thi đấu của U19 Việt Nam tại VCK U19 châu Á 2018

U19 Việt Nam tập sân xấu, ông Tuấn "con" đau đầu chốt danh sách

HLV Hoàng Anh Tuấn đã đăng ký Đoàn Văn Hậu vào danh sách 23 cầu thủ chính thức của U19 Việt Nam dự VCK U19 châu Á. Sở dĩ ông Tuấn "con" điền Văn Hậu vào danh sách U19 Việt Nam là để "ém" cho trường hợp đặc biệt: nếu U19 Việt Nam vượt qua vòng bảng, vào đến tứ kết giải U19 châu Á và tranh suất đi World Cup U20 2019, Văn Hậu được tăng cường trong trận đấu quyết định.

Trước đó, HLV Hoàng Anh Tuấn khẳng định Văn Hậu được ưu tiên cho tuyển Việt Nam. Chính vì vậy, thay vì đến Indonesia đá VCK U19 châu Á, hậu vệ này đã cùng các đồng đội tuyển Việt Nam bay sang Hàn Quốc tập huấn. 

 

{keywords}
Đoàn Văn Hậu được "ém" cho U19 Việt Nam trong những trận quyết định tại VCK U19 châu Á 2019

Thực tế phương án "ém" Văn Hậu chỉ được tính đến khi U19 Việt Nam đến Indonesia và HLV Hoàng Anh Tuấn tính toán có thể tái lập được cơ hội giành vé dự World Cup U20 2019. Nhất là sau khi U19 Việt Nam đả bại U19 Trung Quốc ở trận đấu tổng duyệt.

HLV Hoàng Anh Tuấn và VFF đã thuyết phục HLV Park Hang Seo trao cho cơ hội Văn Hậu tăng cường sức mạnh cho U19 Việt Nam, một khi đội bóng này lọt vào trận quyết định. Ông Park Hang Seo hứa cân nhắc, nhưng khả năng đồng ý nhả Văn Hậu cho đội tuyển U19 Việt Nam để thực hiện giấc mơ World Cup lần thứ 2 trong lịch sử là rất cao.

Theo lịch thi đấu tại VCK U19 châu Á 2018, U19 Việt Nam nếu vào tứ kết để tranh tấm vé dự World Cup vào năm tới thi đấu vào ngày 28/10. Thời gian này đội tuyển Việt Nam vẫn chưa kết thúc đợt tập huấn tại Hàn Quốc và còn khoảng 10 ngày bước vào AFF Cup. Vì thế, việc Văn Hậu được tăng cường cho U19 Việt Nam cũng không ảnh hưởng nhiều tới kế hoạch chuẩn bị của HLV Park Hang Seo.

Theo lịch thi đấu tại vòng bảng, U19 Việt Nam lần lượt gặp U19 Jordan vào ngày 19/10, U19 Australia (22/10) và U19 Hàn Quốc (25/10).

Huy Phong

" alt="Mơ vé World Cup, HLV Hoàng Anh Tuấn 'om' Văn Hậu cho U19 Việt Nam" width="90" height="59"/>

Mơ vé World Cup, HLV Hoàng Anh Tuấn 'om' Văn Hậu cho U19 Việt Nam

{keywords}Những nhà khoa học gốc Việt trong tốp 100.000 nhà khoa học có trích dẫn nhiều nhất (Ảnh: GS Nguyễn Văn Tuấn hỗ trợ thống kê)


Các tiêu chí được thống kê để xếp bao gồm: chỉ số H sau khi đã điều chỉnh cho tự trích dẫn, chỉ số H hiệu chỉnh, tỉ lệ tự trích dẫn, xếp hạng trên thế giới, chỉ số hỗn hợp tính từ 6 chỉ số riêng lẻ, hệ số tác giả trong chuyên ngành.

Đáng lưu ý, trong danh sách 100.000 nhà khoa học thế giới này có khoảng hơn 40 nhà khoa học gốc Việt, hiện làm việc ở các trường đại học trên thế giới. Trong số này có nhiều nhà khoa học quen thuộc được nhắc tới trong thời gian gần đây như:

GS Nguyễn Văn Tuấn, nhà khoa học y khoa chuyên về dịch tễ học và di truyền loãng xương, hiện ông là nghiên cứu viên chính tại viện Garvan, Úc.

GS Dang,Chi V,  ĐH  Pennsylvania. Đang,Chi V từng là phó khoa trưởng y khoa của ĐH Johns Hopkins- một trong những ngôi sao về ngành y sáng chói. 

GS Nguyễn Sơn Bình. chuyên ngành thiết kế vật liệu mềm dành cho ứng dụng hóa học trong xúc tác, y học và khoa học vật liệu. Ông hiện làm việc tại Khoa học hóa ĐH Northwestern.

GS Vũ Hà Văn, hiện đang là giáo sư toán học ở Đại học Yale (Mỹ). Ông Văn có cha là nhà thơ nổi tiếng Vũ Quần Phương. Năm 2018 GS Vũ Hà Văn làm Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn của tập đoàn Vingroup.

Một số gương mặt quen thuộc khác cũng hiện diện trong bảng này như PGS Nguyễn Xuân Hùng, người lần thứ 5 lọt vào danh sách top các nhà khoa học thế giới ảnh hưởng (nhưng trớ trêu ông từng trượt trong đợt xét tiêu chuẩn giáo sư năm 2016 của Việt Nam).

Bà Nguyễn Thục Quyên, một giáo sư, tiến sĩ người Mỹ gốc Việt hiện đang giảng dạy và nghiên cứu tại đại học California tại Santa Barbara, Mỹ. Bà Quyên cũng là nhà khoa học gốc Việt có tên trong danh sách những nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới.

GS Trương Nguyện Thành, ĐH Utah- Mỹ, hiện đang là Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo của Trường ĐH Văn Lang, người mà 2 năm trước không đủ chuẩn làm Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen.

GS Đàm Thanh Sơn, hiện đang giảng dạy ở ĐH Chicago, Mỹ - từng được Trung tâm Vật lý lý thuyết quốc tế trao Giải thưởng và Huy chương Dirac 2018.

Một số thống kê có tính chất tham khảo trong những nhà khoa học gốc Việt (điều này có thể chưa chính xác tuyệt đối do sự khác biệt giưa các chuyên ngành và đẳng cấp):

Nếu tính theo chỉ số H sau khi đã điều chỉnh cho tự trích dẫn, người đứng ở vị trí số 1 là GS Dang, Chi V với chỉ số H78; Tiếp đến là GS Nguyễn Văn Tuấn với chỉ số H 74, GS Nguyễn Sơn Bình với chỉ số H70 

Về xếp hạng thế giới, trong số những nhà khoa học gốc Việt, Dang, Chi V có thứ hạng cao nhất ( 1.203 thế giới), tiếp đến là Phan, Sem H. của ĐH Michigan (11.932 thế giới) GS Nguyen, Nam-Trung của ĐH Griffith  (Úc) (14.233 thế giới)

Tiêu chí chỉ số H hiệu chỉnh, xếp đầu trong số nhà khoa học gốc Việt là GS Dang, Chi V của ĐH Pennsylvania; Tiếp đến là GS Nguyễn Sơn Bình...

Riêng GS Đàm Thanh Sơn, hiện tại chưa lấy được dữ liệu nên chưa hiện diện trong bảng này nên chưa thể biết chính xác về xếp hạng của ông.

 

Trong đánh giá khoa học chỉ số H là phổ biến nhất vì phản ảnh mức độ ảnh hưởng. Chỉ số H càng cao có nghĩa mức ảnh hưởng càng lớn. Tuy nhiên người có nhiều năm hoạt động nghiên cứu khoa học thì thường có chỉ số H cao hơn người mới vào nghiên cứu khoa học. Do vậy chỉ H cũng có những nhược điểm như luôn tăng theo thời gian, tùy thuộc vào độ tuổi của nhà nghiên cứu. Chỉ số H cũng không phân biệt được những nhà khoa học đã nghỉ hưu với những nhà khoa học đang làm việc. Hơn nữa, chỉ số H còn tùy thuộc vào ngành khoa học. Do vậy để chính xác hơn thường dùng chỉ số Hm (hiệu chỉnh cho thời gian nghiên cứu).

 

 

Lê Huyền

Nhà khoa học nữ VN có công trình được đăng trên tạp chí khoa học uy tín nhất thế giới

Nhà khoa học nữ VN có công trình được đăng trên tạp chí khoa học uy tín nhất thế giới

- TS Nguyễn Thị Ánh Dương (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Việt Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và các đồng sự vừa công bố bài báo trên tạp chí Nature – tạp chí khoa học uy tín nhất trên thế giới.  

" alt="Hơn 40 nhà khoa học gốc Việt trong danh sách có trích dẫn nhiều nhất thế giới" width="90" height="59"/>

Hơn 40 nhà khoa học gốc Việt trong danh sách có trích dẫn nhiều nhất thế giới