Trong đó, CSDL quốc gia về dân cư chính thức đưa vào vận hành từ ngày 1/7/2021 với mục tiêu là một hệ thống thông tin lõi, cơ sở dữ liệu “gốc” của toàn bộ công dân Việt Nam. Đây cũng là CSDL dùng chung của Chính phủ để kết nối với CSDL của các bộ, ngành, địa phương tạo nên sự liên thông dữ liệu phục vụ quản lý dân cư bằng phương thức hiện đại; đồng thời làm căn cứ cho cơ quan nhà nước khai thác, giảm bớt các giấy tờ, khai báo thông tin, đơn giản hóa hoạt động hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp.
Cùng với đó, hệ thống sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân (CCCD) đã được xây dựng thành công, đến nay đã cấp hơn 71,7 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử. “Việc cấp thẻ căn cước công dân gắn chip mở ra cơ hội mới trong ứng dụng phát triển các dịch vụ bảo đảm an ninh, an toàn, cải cách hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp”, ông Vũ Văn Tấn cho hay.
Đặc biệt, với nền tảng của hệ thống CSDL quốc gia về dân cư, CSDL căn cước công dân, Bộ Công an đã xây dựng hệ thống Định danh và xác thực điện tử và chính thức cấp tài khoản định danh điện tử, đưa hệ thống vào vận hành từ ngày 18/7/2022.
Việt Nam là một trong những nước sớm ứng dụng định danh điện tử và phổ cập danh tính số trên thế giới. “Việc định danh chính xác cá nhân, tổ chức trên môi trường số mở ra một bước chuyển đổi mạnh mẽ trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, thương mại điện tử và các nền tảng kinh doanh dịch vụ trên không gian mạng, góp phần thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia”, Phó Cục trưởng C06 nhấn mạnh.
Đại diện C06 cho biết thêm, thời gian qua việc phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia theo lộ trình Đề án 06 được khẩn trương triển khai và người dân, doanh nghiệp đã thụ hưởng nhiều tiện ích.
Đơn cử như, việc sử dụng CCCD gắn chip thay cho thẻ bảo hiểm y tế đạt 87 % tổng số cơ sở y tế trên toàn quốc, hiện có 2.514.944 lượt công dân sử dụng CCCD để khám chữa bệnh thay thế thẻ bảo hiểm xã hội; sử dụng thẻ CCCD gắn chip để xác thực, rút/nạp tiền tại ATM, giao dịch đảm bảo trên điện thoại di động phục vụ kinh doanh trên các nền tảng số…
Cũng theo đánh giá của đại diện C06, việc ứng dụng tiện ích từ dữ liệu dân cư, CCCD, định danh xác thực điện tử là bước cải cách đột phá về thủ tục hành chính và giao dịch điện tử. Người dân không cần đến trụ sở tiếp nhận để thu hồ sơ, hạn chế đi lại, góp phần giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông (hàng chục vụ mỗi năm), bảo vệ môi trường. Cơ quan quản lý tiết kiệm nguồn lực phát hành, quản lý các loại giấy tờ và giải quyết thủ tục hành chính.
Đặc biệt, việc triển khai các dịch vụ, tiện ích trên nền dữ liệu dân cư, căn cước và định danh điện tử đem lại lợi ích kinh tế rất lớn như: tiết kiệm tối thiểu 50 tỷ đồng tiền chụp ảnh cho học sinh trên cả nước khi đăng ký thi trực tuyến; tiết kiệm 5.385 tỷ đồng tiền phát hành 107,7 triệu thẻ ATM khi triển khai sử dụng CCCD thay cho thẻ ATM; Bảo hiểm xã hội Việt Nam không phải phát hành thẻ bảo hiểm y tế…
Theo kế hoạch, một trong những việc sẽ được Bộ Công an tập trung triển khai là phát triển công dân số, thông qua việc tiếp tục mở rộng các ứng dụng xác thực, định danh người dùng trên nền tảng thẻ CCCD gắn chip, với những giải pháp cụ thể như: bệnh viện 1 thẻ; người dân thanh toán, giao dịch với ngân hàng bằng 1 thẻ; tích hợp các giấy tờ như bằng lái xe, đăng ký xe, thẻ hội viên trên CCCD để giao dịch trên 1 thẻ.
Cùng với đó, Bộ Công an sẽ phối hợp với Bộ LĐTB&XH và các đơn vị liên quan nghiên cứu cấp tài khoản an sinh xã hội; ứng dụng, tích hợp tài khoản định danh và xác thực điện tử, giải pháp xác thực CCCD gắn chip để phát triển thương mại điện tử và giao kết hợp đồng điện tử…
Vân Anh
" alt=""/>Đã cấp hơn 71,7 triệu căn cước công dân gắn chip điện tử cho người dânTuy nhiên, nguồn này cũng nói rõ hơn, Zidane vẫn là ưu tiên số 1 của PSG. Họ đã ‘cầu cứu’ cựu thuyền trưởng Real Madridđến kiểm soát phòng thay đồ toàn sao ở Parc des Princes.
PSG trông đợi có thể bén duyên với Zidane, bởi tình hình lúc này đã khác, khi không còn cơ hội cho cựu danh thủ lẫy lừng một thời dẫn dắt tuyển Pháp, ít nhất là vài năm tới do Didier Deschamps gia hạn hợp đồng đến hết World Cup 2026.
Thế nhưng, PSG của những ông chủ Qatar cũng có kế hoạch B = đưa Thomas Tuchel trở lại, người mà họ đã sa thải cách đây hơn 2 năm.
Vị thuyền trưởng người Đức đã có 2 năm rưỡi ở Paris, giúp PSG giành 2 Ligue 1 cũng như đưa họ đến gần nhất với danh hiệu Champions League (để thua Bayern 0-1 ở chung kết năm 2020).
Thomas Tuchel sau đó đến Chelseavà gặt thành tích ngoài mong đợi, cùng CLB thành London vô địch Cúp C1 mùa giải 2020/21, FIFA Club World Cup. Tuy nhiên, ông bất ngờ bị chủ mới The Blues, Todd Boehly sa thải vì bất tuân lệnh, trong đó có việc phản đối quyết liệt ký Ronaldo.
Hiện nhà cầm quân 49 tuổi vẫn đang nghỉ ngơi, nhưng người ta cũng không chắc Thomas Tuchel có đồng ý khi được mời trở lại PSG hay không. Ông từng chia sẻ về sự phức tạp ở nơi đây: “Tại PSG, tôi có cảm tưởng như mình là Bộ trưởng Bộ thể thao vậy. Tôi phải quản lý cả gia đình, cầu thủ lẫn bạn bè họ”.
Theo bà Lan, việc giảm thủ tục phiền hà cho người dân khi đi khám chữa bệnh phải đảm bảo sự bền vững của hệ thống y tế, tránh quá tải dồn lên tuyến trên.
Luật Khám chữa bệnh cũ chia làm 4 cấp chuyên môn khám chữa bệnh, luật mới hiện hành là 3 cấp, đảm bảo các cấp nào được khám chữa bệnh đến mức độ nào, căn cứ khả năng đáp ứng của cơ sở và tình trạng người bệnh
Do đó, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết: "Giải quyết bài toán quá tải cũng qua nhiều đời bộ trưởng phải giải trình. Trước đây, bệnh nhân phải chuyển từ tuyến dưới lên tuyến trên, nhưng từ năm 2016 đã thông tuyến cấp huyện và 2021 đã thông tuyến toàn tỉnh. Bước chuyển tuyến tạo thuận lợi cho người dân đã cơ bản hoàn tất. Nhưng vấn đề là từ tuyến huyện, tuyến tỉnh có được chuyển thẳng lên tuyến Trung ương hay không?".
Bộ trưởng thông tin thêm hiện việc chuyển tuyến được chia làm 2 luồng:
- Từ tuyến dưới lên tuyến trên nếu cơ sở không đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh cho người dân.
- Từ tuyến trên xuống tuyến dưới khi bệnh tật ổn định, đảm bảo công tác điều trị lâu dài.
Tuy nhiên, để giảm thủ tục hành chính Bộ Y tế sẽ tiếp thu và đang tập trung sử dụng việc chuyển tuyến điện tử, giải tỏa khó khăn cho người dân.
Chính sách đấu thầu đã được tháo gỡ, tại sao vẫn thiếu thuốc, thiết bị y tế?
Về thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế đã nhiều lần báo cáo Quốc hội và cử tri và được Quốc hội, Chính phủ quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ. Ngành y tế được áp dụng quy định chỉ cần một báo giá để tạo thuận lợi cho mua sắm.
Về quy định đấu thầu chọn giá thấp nhất, ngành y tế cũng được tháo gỡ, trường hợp cần thiết không phải giá thấp nhất vẫn được mua sắm nếu được Hội đồng khoa học đồng ý. Luật Đấu thầu cũng đưa ra nhiều nội dung mua sắm đặc thù cho ngành y tế.
Các nghị quyết của Quốc hội đã tháo gỡ nguồn cung thuốc, trang thiết bị vật tư y tế, cơ chế chính sách mua sắm cũng đã được tháo gỡ. "Nhưng tại sao vẫn thiếu thuốc, trang thiết bị, thực chất vấn đề nằm ở đâu", Bộ trưởng đặt vấn đề.
Theo bà Lan, việc mua sắm thuốc có 3 cơ sở đảm nhận: Bộ Y tế (chiếm 16-18% tổng số thuốc), còn lại đấu thầu tập trung cấp tỉnh và cơ sở tự mua sắm.
Như vậy, nguyên nhân dẫn đến thiếu thuốc, vật tư y tế do việc triển khai tại địa phương, cơ sở y tế làm nhiệm vụ đấu thầu nhưng "anh em toàn bác sĩ" nên lúng túng.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế phân cấp, phân quyền toàn diện cho các cơ sở y tế thuộc bộ mua sắm. Nhưng cơ sở y tế địa phương chỉ được mua trong 100 triệu đồng. Nếu trên 100 triệu, các cơ sở phải trình Sở Y tế, Sở Tài chính và UBND tỉnh phê duyệt, nên quy trình rất lâu.
Bộ trưởng Y tế cũng đề nghị các tỉnh rà soát lại quy định, đảm bảo quản lý được và giao quyền cho các cơ sở, tránh thủ tục phiền hà.
Về vấn đề thuốc liên quan đến BHYT, bà Lan cho biết năm 2024 sẽ ban hành thông tư rà soát sửa đổi, đáp ứng yêu cầu người bệnh và danh mục thuốc đáp ứng yêu cầu điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Về tình trạng các bệnh viện "vay mượn" thuốc, trang thiết bị vật tư y tế, theo Bộ trưởng Y tế, trong quy định đấu thầu không có "vay trước trả tiền sau", hoặc vay đổi. Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 bùng phát, nhu cầu phòng chống dịch cấp bách, cơ sở y tế đã phải vay mượn để đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh và xét nghiệm.
Nghị quyết 99 của Quốc hội đã giao cho Chính phủ sẽ phải ban hành hướng dẫn để xử lý tình trạng vay mượn này trước tháng 12/2024. Dù vậy, bà Lan chia sẻ "việc này rất khó". Bộ Y tế cũng đang phối hợp với UBND các tỉnh, đề nghị báo cáo thực trạng vay mượn của các bệnh viện. Đến nay, số vay mượn theo báo cáo chính thức là 1.690 tỷ đồng. Trong đó, vay mượn thuốc thiết bị vật tư y tế là hơn 750 tỷ; kit xét nghiệm là gần 940 tỷ...
Bộ Y tế đã phân loại các hình thức vay mượn, từ đó giao cho đơn vị trực thuộc xây dựng phương án xử lý. Do chưa có tiền lệ và quy định trong luật nên Chính phủ sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho cơ chế xử lý.