Đây là hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về bình đẳng giới và phòng ngừa,ếtxâydựngtrườngđạihọcantoànkhôngbạolựcvớinữsinhviêlịch thi đấu tennis hôm nay ứng phó bạo lực giới trong lĩnh vực giáo dục, do Bộ GD-ĐT phối hợp với Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức tại Trường ĐH Sư phạm Thể dục, Thể thao Hà Nội nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường học tập an toàn, lành mạnh, thân thiện trong đó có khuôn viên trường đại học không có bạo lực đối với mọi thành viên trong trường.
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Thể dục, Thể thao Hà Nội tham dự lễ phát động cam kết xây dựng khuôn viên trường đại học an toàn, không bạo lực với nữ sinh viên và giảng viên. Ảnh: Thanh Hùng |
Theo Bộ GD-ĐT, môi trường giáo dục an toàn và thân thiện là môi trường giáo dục mà người học được bảo vệ khỏi các hình thức bạo lực, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường học xảy ra các hành vi bạo lực giới dưới những hình thức khác nhau như cô lập, tẩy chay, phân biệt đối xử, bắt nạt, rình rập, quấy rối, tấn công tình dục và thậm chí là bạo lực hẹn hò.
Trong một khảo sát quốc gia vào năm 2017 của UNESCO về bạo lực học đường trên cơ sở giới tại Việt Nam, 51,9% học sinh tham gia khảo sát đã trải qua ít nhất một hình thức bạo lực trong vòng 6 tháng gần nhất.
Trong đó, hơn 70% học sinh tham gia khảo sát thuộc nhóm thiểu số tính dục (LGBTQI) báo cáo là đã từng bị bạo lực lời nói và xâm hại thể chất.
Bà Lê Thị Hằng, Phó Vụ trưởng, Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng |
Bà Lê Thị Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT) cho hay, bạo lực học đường trên cơ sở giới có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất, tinh thần và kết quả học tập, lao động của học sinh, sinh viên, giảng viên và cán bộ nhân viên trong trường. “Về lâu dài, những hành vi bạo lực như vậy có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nhân lực và sự phát triển của đất nước. Vì vậy, xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện và không bạo lực luôn là nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu của ngành giáo dục”, bà Hằng nói.
Tại sự kiện, hơn 300 đại biểu cũng có cơ hội tham gia đối thoại và giao lưu với các diễn giả, đại diện của Bộ GD-ĐT và UN Women về chủ đề này.
Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam khuyến nghị các trường và ngành giáo dục thực hiện 10 hành động thiết yếu được khuyến cáo trên toàn cầu bởi UN Women để xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện và không bạo lực.
Các đại biểu cùng cam kết xây dựng khuôn viên trường đại học an toàn, không bạo lực với nữ sinh viên, giảng viên và cán bộ nhân viên. Ảnh: Thanh Hùng. |
Khép lại lễ phát động, đại diện của Bộ GD-ĐT, đại diện UN Women và các trường đã cùng tham gia ký cam kết “Khuôn viên trường đại học an toàn, không bạo lực với nữ sinh viên, giảng viên và cán bộ nhân viên”, nhằm thể hiện sự quyết tâm chung tay đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và xóa bỏ bạo lực giới.
Thanh Hùng
Nguồn cơn vụ nữ sinh bị đánh trước cổng trường ở Quảng Ninh
Phòng GD&ĐT TX Đông Triều, Quảng Ninh vừa có báo cáo gửi Sở GD&ĐT Quảng Ninh và chính quyền địa phương về vụ nữ sinh N.P.T (lớp 9, Trường THCS Hồng Thái Đông) bị đánh hội đồng ngay tại cổng trường.