Lối nhỏ vào đời tập 6: Con trai quên ngày giỗ mẹ khiến ông Thành tức giận
Trong Lối nhỏ vào đờitập 6 lên sóng tối 15/6,ốinhỏvàođờitậpContraiquênngàygiỗmẹkhiếnôngThànhtứcgiậtrực tiếp v-league hôm nay sắp tới giỗ vợ, ông Thành (NSND Bùi Bài Bình) bàn với con trai làm mâm cơm để cúng mẹ. Tuy nhiên Phong chỉ ậm ừ cho xong, thậm chí còn lấy lý do bận để dồn hết công việc cho bố.

"Ngày kia giỗ mẹ anh, tôi tính làm mâm cơm, anh chị về thắp hương rồi mấy bố con thụ lộc. Chắc anh cũng chẳng nhớ ngày giỗ mẹ anh chứ gì?", ông Thành nói với Phong.
Đáp lại Phong nói: "Bố buồn cười, giỗ mẹ con phải nhớ chứ. Thôi chết rồi, ngày kia con phải đưa mẹ vợ đi có việc, hay là bố cho con về thắp hương thôi nhé".
![]() | ![]() |
Ở một diễn biến khác, vì không đưa được cô em gái thân đến trường nên Dũng (Hoàng Long) nhờ ông Thành đưa Khanh (Ngọc Huyền) tới trường an toàn.
"Nó dặn bác phải đưa cháu tới trường an toàn đấy. Nó còn bảo bác mua cho cháu trà sữa nhưng bác thấy không tốt cho sức khỏe nên bác không mua", ông Thành nói với Khanh.
![]() | ![]() |
Cũng trong tập này, Hoài (Quỳnh Lương) biết tên thật của Dũng. Dũng muốn làm bạn với Hoài nhưng cô không đồng ý.
"Cũng đẹp trai đấy nhưng không phải gu của chị. Chị đây rất ghét bọn 'trẩu' học cấp 3 không lo học hành còn suốt ngày chơi game, cá cược", Hoài nói với Dũng.
Liệu, mối quan hệ giữa Hoài và Dũng sẽ phát triển tiếp như thế nào?, diễn biến chi tiết tập 6 Lối nhỏ vào đờisẽ lên sóng tối 15/6, trên VTV1.
Hà Lan

(责任编辑:Thể thao)
Kèo vàng bóng đá Luzern vs St. Gallen, 01h30 ngày 4/4: Tin vào chủ nhà
Trên thực tế, không phải quá khó để lấy tiền nhưng không ai muốn lấy, bởi những đồng tiền này được người dân cầu nguyện ban phước lành. Tiền được du khách dùng cây cắm xuống đất hoặc nhét vào các hang động nhỏ dưới chân núi. Số tiền dao động từ 1 tệ cho tới 10 tệ, nhưng vì mỗi năm có hàng trăm ngàn lượt khách đến, qua rất nhiều năm nên không có gì lạ khi tổng số tiền ước tính có thể lên tới triệu tệ.
Những du khách nước ngoài lần đầu đến nơi này đều thắc mắc tiền nhiều như vậy mà sao không có ai lấy cả. Hầu hết những người đến chân núi này đều là người sùng đạo, có một ngôi chùa với bức tượng phật rất to được xây dựng sát vách núi. Người ta tin rằng núi Maiji là một nơi rất linh thiêng do đó không có ai dám lấy tiền ở nơi này cả, nếu lấy sẽ bị trời phạt.
Bên cạnh đó, khu vực này có rất nhiều người giám sát, do đó việc ăn trộm tiền cũng không phải là điều dễ dàng. Ngoài là một địa điểm tâm linh nổi tiếng, núi Maiji được người ta truyền tai nhau rằng cứ khi đến đây, cầu nguyện và nhét tiền vào vách núi sẽ thể hiện được sự thành khẩn, do đó phật sẽ phù hộ mong ước của họ trở thành sự thật.
Mối tình lãng mạn với lính Mỹ ở nước ngoài hóa ra cú lừa tiền
Đường dây tội phạm có trụ sở tại Ghana đã lừa đảo các nạn nhân trên mạng bằng cách giả làm lính Mỹ đóng quân ở nước ngoài, xây dựng chuyện tình lãng mạn và yêu cầu họ chuyển tiền.
" alt="Tiền cắm đầy dưới chân núi nhưng không ai dám lấy cắp" />Tiền cắm đầy dưới chân núi nhưng không ai dám lấy cắpNgười giúp việc đã hi sinh mạng sống của mình để cứu những đứa trẻ.
‘Mẹ rất lo cho bọn trẻ. Bà liên tục hỏi tôi phải làm gì bây giờ’ - con trai út của người phụ nữ chia sẻ. Lúc ấy, anh cũng chạy ngay tới chỗ căn nhà khi biết tin về vụ cháy.
Anh ta bước vào nhà nhưng không thể đi qua ngọn lửa ở phòng khách.
Để tìm lối vào khác, anh đi vòng lại phía sau ngôi nhà và thấy hàng xóm đang cố dập lửa bằng nước.
Nhưng anh không biết rằng lúc đó mẹ anh đã lao vào đám cháy để tìm 2 bé gái (một trong 2 bé là cháu gái bà).
Khi anh con trai tìm được đường vào nhà thì anh cũng thấy mẹ mình đang ngồi trên sàn nhà cùng bọn trẻ.
Bà che chắn cho bọn trẻ trước ngọn lửa và đã bị bỏng khoảng 80% cơ thể, gồm cả mặt, tay chân, ngực và lưng.
Một bé gái bị bỏng ở chân, một đứa thì không bị thương.
Sau khi đưa bọn trẻ tới nơi an toàn cùng sự giúp đỡ của mọi người, con trai của người giúp việc đã kéo mẹ ra khỏi ngôi nhà đang cháy.
Anh đưa mẹ vào một bệnh viện tư nhưng sau đó bà được chuyển tới một bệnh viện công vì vết thương quá nặng.
Mặc dù các bác sĩ đã cố gắng hết sức nhưng bà qua đời vào ngày hôm sau.
Cậu con trai tiết lộ, bà đã có ý định sẽ nghỉ việc sau khi chăm sóc cho bọn trẻ suốt 2 năm qua. Bà đã mong muốn sẽ được hưởng những ngày tháng bình yên của tuổi già.
Nam diễn viên nổi tiếng đưa người giúp việc vào viện chữa ung thư mỗi ngày
Tình cảm của nam diễn viên Hồng Kông (Trung Quốc) nổi tiếng dành cho bà giúp việc tận tuỵ 30 năm của gia đình đủ lớn để khiến ông hàng ngày đưa bà đi chữa bệnh ung thư.
" alt="Người giúp việc qua đời sau khi lao vào lửa cứu mạng con chủ nhà" />Người giúp việc qua đời sau khi lao vào lửa cứu mạng con chủ nhàKhông gian bữa tiệc sinh nhật hoành tráng của cô gái Philippines.
Toàn bộ không gian nhà hàng được phủ đầy hoa tươi với tông màu hồng chủ đạo. Ở giữa sân khấu, bên cạnh dàn nhạc giao hưởng là chiếc bánh sinh nhật 5 tầng được trang trí kỳ công theo phong cách đám cưới.
Đặc biệt, hai chiếc váy được 10X đặt may riêng - một để mặc trong sự kiện chính và một cho tiệc nhảy sau đó - đều lộng lẫy và được thực hiện bởi các nhà thiết kế trong vòng vài tháng.
"Chiếc váy màu hồng có giá 6.300 bảng Anh (gần 8.000 USD) thật hoàn hảo. Tôi sẽ không mặc lại nó lần hai vì muốn nó được nhớ đến như chiếc váy sinh nhật 18 tuổi của mình", Danica nói.
Không chỉ vậy, 170 khách tham dự bữa tiệc xa hoa này còn được tặng phần quà đựng trong túi hàng hiệu. Khi tham gia các trò chơi, người chiến thắng sẽ nhận được các món quà đến từ thương hiệu nổi tiếng.
Bữa tiệc sinh nhật có tổng chi phí gần 30.000 USD.
Loạt ảnh về tiệc sinh nhật của Danica được chia sẻ trên mạng xã hội đã hút hàng nghìn lượt tương tác và bình luận từ dân mạng. Phần lớn bày tỏ sự ngưỡng mộ độ "chịu chơi" của cô gái 18 tuổi và gia đình.
Cha của Danica, một doanh nhân thành đạt ở Philippines, tỏ ra khá hài lòng khi có thể thực hiện ước nguyện của cô con gái.
"Con bé đã bước sang tuổi 18, độ tuổi đánh dấu bước ngoặt trưởng thành", ông nói.
10X Philippines hy vọng có thể tổ chức thêm nhiều bữa tiệc "trong mơ" như vậy trong tương lai. Tuy nhiên, kế hoạch gần nhất của cô gái 18 tuổi là chuyển hướng sang học ngành Y và vào đại học vào tháng 9 tới.
Độ giàu có và thú chơi ngông của 3 công tử khét tiếng trời Nam
Tự lái máy bay đi thăm đồng ruộng, chi nửa kg vàng chỉ để mời người đẹp một ly rượu, thuê hẳn phòng đặc biệt ở Paris để ăn chơi vô độ là những câu chuyện gắn với vị công tử ăn chơi khét tiếng trời Nam.
" alt="10X Philippines chi gần 30.000 USD mừng sinh nhật 18 tuổi" />10X Philippines chi gần 30.000 USD mừng sinh nhật 18 tuổiNhận định, soi kèo Naft Misan vs Al Kahrabaa, 20h00 ngày 4/4: Khách ‘tạch’
- Nhận định, soi kèo CSKA Sofia vs Lokomotiv Sofia, 23h15 ngày 2/4: Chủ nhà sáng giá
- Du lịch mua sắm
- Người dân sống trong 'tổ mối' hơn 10.000 năm tuổi tại Iran
- Về lại Sài Gòn xưa : xóm Cây Da Sà
- Nhận định, soi kèo Southampton vs Crystal Palace, 1h45 ngày 3/4: Phong độ trái ngược
- Bị quay lén trên máy bay, nữ tiếp viên hàng không bất ngờ nổi tiếng vì quá xinh
- Khoảnh khắc ấn tượng từ giải đua ‘Vó ngựa trên mây’
- Vụ 'võ sư' Nguyễn Xuân Vinh: Con trẻ bị ảnh hưởng thế nào từ bạo lực?
-
Nhận định, soi kèo Chiangrai United vs Nongbua Pitchaya, 19h00 ngày 4/4: Đối thủ yêu thích
Hư Vân - 04/04/2025 04:30 Nhận định bóng đá g ...[详细]
-
Mải mê 'sống ảo', nhiều du khách rước hoạ vào thân
Với chiếc điện thoại mới cong, chạy vèo vèo, chị săn ảnh từ người đến cảnh mọi lúc mọi nơi. Chỉ mới một ngày đi chơi chị đã sướng tê người vì đã có cả ngàn bức ảnh long lanh để có thể tung ảnh quanh năm.
Đến ngày thứ 2, mê mẩn bãi biển Hòn Yến, chị Hiền kéo con ra xa, quyết bắt cho được cảnh sóng vỗ bờ đá ngay chỗ con ngồi. Chụp đi chụp lại vẫn chưa hài lòng, chị canh đợt sóng lớn...
Và oạch, chị bị sóng biển đánh ngã nhào chỉ kịp chới với ôm lấy con nhỏ. Còn chiếc điện thoại bằng hơn hai tháng lương rơi tuột khỏi tay, nằm đâu đó dưới kẽ đá.
Thế là chị mất chiếc điện thoại vừa mới mua hai ngày, trả góp trong hai năm. Đến giờ hàng tháng nỗi đau này lại... rỉ máu. Từ đó, chỉ bỏ bệnh đi chơi lo chụp ảnh, chỉ chụp vài bức xa xa rồi cất điện thoại chơi với con.
Mê sống ảo, để rớt mất con
Vì mê chụp ảnh, không ít người đã gặp những sự cố không hay, ảnh hưởng đến người khác và không gian vui chơi, nghỉ ngơi chung. Thậm chí, chuyến đi trở thành nỗi ám ảnh, một dấu ấn không đẹp khó phai trong suốt cuộc đời khi bị bêu rếu, cười chê.
Anh Lê Đức Mạnh kể về sự cố nhớ đời của... vợ chồng anh khi đi Đà Lạt cách đây chưa lâu. Đi chợ đêm, cha con anh bị vợ bắt đứng chụp hình đủ kiểu, sau đó thì anh làm thợ săn ảnh cho vợ.
Yêu cầu của vợ là không được bỏ qua bất cứ giây phút nào. Kể cả khi vợ chỉ đứng vờ xem ở cửa hàng lưu niệm nhưng phải chụp như là đang... mua thật. Chị mượn đồ lưu niệm của cửa hàng cầm lên đặt xuống liên tục, đến khách mua thật cũng phải tránh ra nhường chỗ.
Chợ đông, loay hoay thế nào, vợ chồng anh Mạnh để lạc mất cô con gái năm tuổi. Hai vợ chồng nháo nhác, hoảng loạn đến tận đêm mới tìm thấy con khóc lóc ở một quán bán hoa quả.
Đến nỗi đau nhớ đời
Mới đây, trên mạng xã hội không khỏi lắc đầu ngao ngán trước clip hai người phụ nữ do dành nhau chỗ chụp hình tại hồ Vô Cực trong Khu du lịch hồ Tuyền Lâm (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng). Họ đều đã lớn tuổi nhưng hồn nhiên đứng cãi vã, xô xát, đánh đấm nhau loạn xạ.. chỉ vì một chỗ chụp ảnh.
Hai phụ nữ đánh nhau vì dành chỗ chụp ảnh ở hồ Vô Cực gây ngán ngẩm cho cộng đồng mạng (Ảnh cắt từ clip)
Ảnh đẹp lưu lại đâu chưa thấy nhưng hình ảnh về cách cư xử "xấu mặt" của họ đã trở thành một "dấu ấn" được lưu giữ trên mạng xã hội.
Nhiều người có thể trong những giây phút thiếu kiểm soát hoặc do phông văn hóa nên vi phạm những quy định, chuẩn mực chỉ vì... cuồng ảnh quên cả sự tỉnh táo.
Đã có không ít trường hợp bị cộng đồng ném đá vì hái hoa bẻ cành để tạo dáng; dẫm lên hoa, trèo lên hiện vật, băng qua dải bảo vệ... để chụp hình. Hay có du khách bị người bán hàng đuổi, mắng té tát vì chạy vô tiệm mượn chỗ chụp ảnh khi chưa mở hàng.
Mê cái đẹp nhưng rồi lại cư xử xấu khi đầu óc đi thưởng thức, trải nghiệm, thư giãn nhưng chỉ canh me để chụp hình. Cuộc sống bình yên của nhiều người có thể bị xáo trộn, thay đổi trước một hành vi thiếu chuẩn mực được lan truyền.
Có thể nói, chưa khi nào du lịch, lễ hội, nghĩ dưỡng... trở thành bối cảnh dễ bộc lộ cách hành xử, văn quá của mỗi người. Thể hiện qua cách ăn uống, đi đứng, khám phá... Không phải cứ chỉ cần có tiền lên đường là sẽ có những chuyến đi đẹp trong cuộc đời mà có thể trở thành ký ức kinh hoàng xuất phát từ chính cách cư xử của mình.
9 điều kỳ lạ chỉ có ở Nhật Bản khiến du khách nào cũng tò mò
Có lẽ chỉ khi du lịch đến xứ sở hoa anh đào bạn mới được trải nghiệm những thứ không hề xuất hiện ở bất cứ đâu.
" alt="Mải mê 'sống ảo', nhiều du khách rước hoạ vào thân" /> ...[详细] -
Thầy giáo làng vượt qua nỗi đau bệnh phong làm nghìn việc tốt
Thầy giáo Nguyễn Đức Thìn được vinh danh trong chương trình giao lưu các điển hình tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019, với tên gọi 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng' diễn ra sáng ngày 19/8. Ảnh: Trần Thường
Thầy giáo Nguyễn Đức Thìn sinh năm 1940, năm nay đã 79 tuổi. Chỉ học hết lớp 7 nhưng nhờ tinh thần tự học, năm 18 tuổi ông đã trở thành thầy giáo trường làng. Sau đó vì làm tốt, ông tiếp tục được phân công giảng dạy môn Văn – Lịch sử ở Trường cấp 2 Liên Sơn (nay là Trường Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh).
Năm 1963, thực hiện lời Bác Hồ dạy ‘Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân’, thầy trò ông đi trồng cây. Khi tổng kết, thấy việc trồng cây tốt quá và thấy cần làm nhiều việc tốt nữa cho quê hương, đất nước, ông đã phát động ở địa phương phong trào ‘Làm nghìn việc tốt’.
Sau đó, phong trào tiếp tục lan tỏa ra thiếu nhi miền Bắc, rồi thiếu nhi miền Nam. Ông đã đi từ Cao Bằng tới Cà Mau để nhân rộng phong trào.
Ông còn nhớ rõ mồn một kỷ niệm Bác Hồ về thăm ngôi trường của thầy trò ông. ‘Bác khen các đồng chí làm nghìn việc tốt, thế là rất tốt. Cần làm nghìn việc tốt góp sức cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân xây dựng miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Và từ đó sáng kiến nở như hoa’.
Khi đang dốc lòng dốc sức cống hiến cho nhân dân, đất nước, ông nhận được tin dữ: mình mắc bệnh phong. 'Ngày ấy, bệnh phong vẫn còn bị người ta kỳ thị ghê lắm'. Các ngón tay của ông bắt đầu co lại, không có cảm giác. Ban giám hiệu khuyên ông nên đi điều trị.
Đến Bệnh viện Bạch Mai gặp bác sĩ, ông cũng bắt gặp những gương mặt quen thuộc trong đám sinh viên thực tập, vì họ từng là những học trò xuất sắc của ông. ‘Lúc đó, tôi ngượng lắm. Và tôi làm một bài thơ tặng bác sĩ. Bác sĩ nói với tôi rằng lúc này mà cậu còn làm thơ được thì nhất định cậu sẽ chiến thắng’.
Vào Trại phong Quỳnh Lập, ngày đầu tiên một người bạn hỏi ông ‘vào đây thấy thế nào?’, ông đáp ‘tuyệt vời lắm’. Nhưng thực ra đêm hôm trước ông đã khóc, không ngủ được. Ông vẫn nhớ khoảnh khắc sáng sớm hôm ấy, ông ra bờ biển ngắm bình minh trên biển Quỳnh Lập. Ông nghĩ ‘đã có bình minh thì có cuộc sống…’.
Thầy giáo Thìn suốt đời gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: NVCC Trong suốt 4 năm ở trại phong, ông được bầu làm Bí thư Chi bộ. Ở trại phong, ông chứng kiến những cảnh đời cô quạnh. Đã bị cụt tay, cụt chân, người bị bệnh phong còn không dám về quê mà phải ở lại đây cho đến chết.
Chứng kiến những đứa trẻ theo bố mẹ vào trại phong, không được học hành, ông thấy thương cảm vô cùng. Thế rồi, ông nảy ra ý tưởng tổ chức lớp học tình thương trong trại để cho các cháu con chữ. Được ban giám đốc trại cho phép, Trường học Lê Văn Tám từ đó ra đời. Ông tự nhủ mình phải sống, để các em được học hành và làm những việc có ý nghĩa.
Không những thế, ông còn tập hợp tất cả những ai từng là giáo viên, học sĩ… những người có kiến thức đang điều trị tại đây để mời tham gia giảng dạy.
‘Tôi chọn cách sống nhìn xuống chứ không nhìn lên. Nhìn xuống để thấy nhiều người khổ hơn mình mà người ta vẫn sống được, thì tại sao mình phải tuyệt vọng. Tôi là người bồi dưỡng em Lê Văn Đắc – người bị địch chặt cụt 2 tay – để báo cáo điển hình Đại hội Chiến sĩ Thành cổ tỉnh Quảng Trị. Tôi rất cảm phục cậu bé ngậm bút vào miệng rồi kẹp bút vào chân để viết. Một đứa trẻ còn có nghị lực tuyệt vời như thế thì mình mới bị hỏng tay thôi, có gì mà thất vọng’.
Sau 4 năm điều trị, thầy giáo Thìn trở về ngôi trường cũ, tiếp tục đứng lớp và cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người.
Ông đã có hơn 30 sáng kiến, đề tài khoa học các cấp. Trong đó, có 4 đề tài được tặng Bằng khen và Huy hiệu Lao động sáng tạo của Tổng Công đoàn Việt Nam nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Lúc này, phong trào ‘Làm nghìn việc tốt’ của ông cũng đã lan toả trên khắp cả nước.
Là người khuyết tật, đôi bàn tay đã hoàn toàn toàn không còn cảm giác, không còn xòe ra được, ông Thìn vẫn cầm bút gõ máy tính và tiếp tục sáng tác thơ, văn và viết báo, tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội ở địa phương. Ông đã viết và in được 3.000 trang sách, hàng trăm bài báo.
Năm 1991 về nghỉ hưu, ông được nhân dân giao cho chức Trưởng Ban Tuyên truyền, vận động xây dựng lại đền Đô - Di tích Quốc gia thờ 8 vị vua nhà Lý - nơi ấy Bác Hồ từng thắp hương cho các đức Vua và nói chuyện với bà con nhân dân.
Thầy giáo Thìn có đóng góp lớn trong việc xây dựng lại di tích đền Đô (Bắc Ninh). Ảnh: VOV2 30 năm qua, giữ cương vị Trưởng ban Tuyên truyền, ông Thìn cùng nhân dân đặt viên gạch đầu tiên xây dựng lại đền Đô - bây giờ là Di tích Quốc gia đặc biệt. Với mong muốn làm tốt trọng trách được giao phó, ông hăng say viết sách, làm phim, hướng dẫn, bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên bởi vì ‘Một lời nói với du khách là truyền cả hồn quê, hồn nước, tình người, niềm tin yêu con người vào cuộc sống, để vinh danh hào khí Thăng Long, thời đại Hồ Chí Minh’.
Cách đây 4-5 năm, ông vẫn còn đang là hướng dẫn viên ở đền Đô. Không thể đánh máy bằng tay, ông dùng bút bi để gõ bàn phím, viết tiếp những trang sử về đền Đô để các thế hệ mai sau hiểu và trân trọng những giá trị lịch sử của dân tộc.
Ông cũng là tác giả cuốn tự truyện ‘Chuyện cuộc đời’ và viết tập thơ ‘Bình minh đến sớm’, tuyển tập ‘Nghìn việc tốt – Chuyện kể ở Tam Sơn’. Thầy giáo Thìn cũng là một trong những tấm gương điển hình tiên tiến được vinh danh trong Chương trình Giao lưu toàn quốc các điển hình tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019 với tên gọi 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng' diễn ra sáng ngày 19/8.
Thầy giáo Nguyễn Đức Thìn đã được Nhà nước trao tặng những phần thưởng và danh hiệu cao quý:
- Được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động (năm 1985)
- Được trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (năm 1988)
Thầy giáo Toán 9X điển trai hút gần một triệu fan trên mạng
Ôn Đông (27 tuổi, đến từ Trung Quốc) là giáo viên dạy Toán tại một trường cấp 3. Nhờ tham gia chương trình truyền hình, anh hiện có tới gần một triệu người theo dõi.
" alt="Thầy giáo làng vượt qua nỗi đau bệnh phong làm nghìn việc tốt" /> ...[详细] -
Tâm sự của bà chủ tiệm cà phê bắt gặp con gái trong căn phòng khép hờ
Tôi kinh doanh cà phê nhiều năm, hiện mở được chuỗi cửa hàng, khá đông khách. Kinh tế dư dả, cuộc sống thoải mái, vì vậy gần 50 tuổi tôi vẫn giữ được nhan sắc mặn mà, có phần trẻ hơn tuổi.
Ly hôn chồng nhiều năm, tôi một mình nuôi dạy con gái mà không tái giá. Chồng cũ của tôi nhanh chóng tìm bến đỗ mới, quên luôn sự tồn tại của đứa con ruột trên cõi đời.
Từ ngày vợ chồng chia tay, ông ấy chỉ gửi quà sinh nhật cho con đúng một lần, sau đó gần như mất tích. Hai mẹ con nương tựa nhau mà sống. Bao nhiêu tâm huyết, tôi dồn hết vào đứa con độc nhất.
Ngày xưa, 27 tuổi tôi lấy chồng, con gái 3 tuổi hai vợ chồng ‘đường ai, nấy đi’. Năm 17 tuổi, con gái tôi đẹp rực rỡ như bông hoa vừa hé. Tôi từng có ý định cho con sang nước ngoài nhưng con bé nằng nặc đòi ở Việt Nam học.
Ảnh. H.A Bao nhiêu năm chứng kiến mẹ vò võ kiếm tiền nuôi mình, con gái không nỡ để tôi cô đơn. Tôn trọng quyết định của con, tôi để con tự làm mọi việc theo ý thích.
Bước sang năm thứ 3 đại học, con tôi được nhiều người theo đuổi cưa cẩm nhưng chẳng bao giờ thấy con bé mở lòng với ai.
Thi thoảng con gái tâm sự với tôi rằng muốn tập trung học, đỡ đần mẹ vài năm. Bao giờ công việc ổn định, lựa chọn ý trung nhân chưa muộn. Tuy nhiên, từ trong sâu thẳm, tôi hiểu con gái mang nặng những đổ vỡ của bố mẹ trong quá khứ nên e dè chuyện tình cảm.
Mấy tháng nay, tôi và một người đàn ông kém mình 10 tuổi thường hay gặp gỡ, nảy sinh chuyện nam nữ. Tôi không nghĩ sẽ lấy anh ấy mà chỉ đơn giản là hẹn hò vu vơ, khỏa lấp những tháng ngày trống trải. Đây cũng là người đầu tiên tôi qua lại kể từ khi ly dị chồng cũ.
Anh tên Minh, làm kinh doanh, có nhiều năm sống bên nước ngoài. Khi về Việt Nam mở rộng đầu tư thì gặp tôi.
Theo lời Minh, anh đã lấy vợ và có 3 đứa con nhưng đang trong thời gian giải quyết thủ tục ly hôn. Việc về Việt Nam cũng một phần anh phát hiện vợ ngoại tình, muốn thay đổi môi trường sống, quên đi chuyện đau buồn.
Ngay từ đầu đến với nhau, chúng tôi cũng xác định rõ mọi chuyện, quan hệ giữa hai người chỉ là vui vẻ. Nếu Minh đến với người khác, tôi sẵn sàng chúc phúc cho anh.
Mối tình này, tôi hoàn toàn giấu kín, không để con gái biết. Gần gũi khoảng thời gian ngắn, Minh thổ lộ đã yêu một cô gái trẻ. Anh dành công sức theo đuổi, cô gái đó vừa mới gật đầu nhận lời.
Theo lời Minh, cô gái anh yêu là người trong sáng, không vụ lợi, khuôn mặt luôn phảng phất nỗi buồn. Dù buồn bã nhưng tôi giãn dần ra, ít gặp Minh. Trớ trêu thay, bi kịch đau đớn đã xảy đến với tôi vào ngày kỷ niệm của mình.
Tôi mới mua căn hộ chung cư cao cấp gần trung tâm thành phố, nội thất vừa hoàn thiện. Con gái dọn trước qua đó ở, tiện đi học hành. Bận rộn việc ở quán, tôi ở nhà cũ, đợi hết tháng sẽ chuyển sau.
Hôm sinh nhật, tôi mua bánh mang đến chung cư, dự định đón tuổi mới cùng con gái. Khoảng 5 giờ chiều, tôi đoán con gái đang trên đường đi học về nên không gọi điện mà lên thẳng nhà, chuẩn bị thêm chút đồ ăn nhẹ.
Nào ngờ, khi vừa đẩy cửa bước vào nhà, tôi phát hiện con gái ở cùng người đàn ông lạ. Chuyện tình cảm, yêu đương của tuổi trẻ, tôi không tham dự vào. Tôi quay lưng, chuẩn bị bước đi thì nghe tiếng đàn ông quen thuộc vang lên. Nếu không nhầm, đó là tiếng của Minh - người tình Việt kiều của tôi.
Lòng bấn loạn, tôi đưa mắt nhìn vào cánh cửa phòng ngủ khép hờ, con gái tôi nằm gọn trong vòng tay anh. Tôi chết lặng, đánh rơi hộp bánh xuống nền nhà.
Con gái tôi và Minh chạy ra. 3 người nhìn nhau đầy kinh ngạc. Minh bối rối, mặc quần áo, vội ra về khi nhận ra thân phận của tôi.
Tôi lựa lời khuyên con gái chấm dứt tình cảm với Minh nhưng con bé không nghe mà tuyên bố chỉ lấy Minh làm chồng. Con bé nói Minh là mối tình đầu, là người nó cảm thấy an toàn khi ở bên. Nếu tôi cố tình ngăn cản, con sẽ khiến tôi phải hối hận.
Bất lực, tôi đành kể sự thật cho con nghe. Con gái biết quan hệ của chúng tôi, quay ra thù ghét, căm hận mẹ, dù tôi không hề có lỗi. Giờ tôi phải làm sao để giải quyết mớ bòng bong này?
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Mời độc giả gửi câu chuyện của mình về địa chỉ email: Bandoisong@vietnamnet.vn. Chia sẻ của bạn sẽ được đăng trên mục Tâm sự nếu phù hợp. Trân trọng cảm ơn!" alt="Tâm sự của bà chủ tiệm cà phê bắt gặp con gái trong căn phòng khép hờ" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Spartanii Selemet vs Ungheni, 20h00 ngày 3/4: Khó cho chủ nhà
Hư Vân - 03/04/2025 04:30 Nhận định bóng đá g ...[详细]
-
‘Kungfu’ an toàn tình dục của nữ huấn luyện viên thể hình
"Là người mẹ 9x, tôi hiểu những khó khăn về cả sức khoẻ và tinh thần mà chúng ta phải đối mặt từ những hậu quả của việc thiếu hiểu biết về tình dục an toàn. Vì lẽ đó, tôi sẵn sàng tham gia và chia sẻ những trải nghiệm của chính mình với các bạn”, Hana Giang Anh bày tỏ trong buổi họp báo Chương trình “Giáo dục Tình dục an toàn” được Durex khởi động vào tháng 07/2019.
Từ trăn trở của một bà mẹ 9x về giáo dục giới tính
Sở hữu kênh YouTube riêng với hơn 600.000 lượt theo dõi, Hana Giang Anh là một huấn luyện viên thể hình và vlogger 9X được yêu thích rộng rãi bởi phong cách trẻ trung.
Bên cạnh đó, Hana Giang Anh còn quan tâm sâu sắc về vấn đề bình đẳng giới và các vấn đề xã hội, đặc biệt là giáo dục giới tính và an toàn tình dục. Chính Hana cũng đã từng tham gia "Không thì thầm" của VTV7 - một chương trình truyền hình trực diện và thẳng thắn về các chủ đề tâm sinh lý của giới trẻ.
Bản thân là một người trẻ, nên Hana thấu hiểu được những khó khăn của các bạn khi phải vượt qua quá nhiều rào cản của xã hội để tìm hiểu về an toàn tình dục.
"Hana lập gia đình và có con khi chỉ vừa 23 tuổi. Mình đã đối mặt với rất nhiều thách thức và buộc phải trưởng thành nhiều hơn để có thể chăm sóc một đứa trẻ. Vì thế, Hana hoàn toàn hiểu được khó khăn của một người trẻ khi có thai sớm, cũng như những hệ quả về sức khỏe lẫn tinh thần mà lẽ ra các bạn sẽ không phải trải qua nếu như có hiểu biết đầy đủ và cái nhìn cởi mở về tình dục”, Hana chia sẻ.
Tâm huyết của “Sói tỷ” Hana Giang Anh
Chính những trăn trở đó đã dẫn lối Hana Giang Anh đến với chiến dịch Giáo dục An toàn tình dục của Durex. Có cùng tâm huyết trong việc nâng cao nhận thức và hiểu biết đúng đắn của người trẻ Việt về an toàn tình dục, Hana Giang Anh đã trở thành "chị đại" Sói tỷ trong Biệt đội giáo dục giới tính mang tên “Ba Con Sói”.
Ngoài bà mẹ 9x, biệt đội trên còn có sự góp mặt của 2 nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn đến giới trẻ là Sói ca Huỳnh Quang Minh - sáng lập viên của một group chia sẻ về giáo dục giới tính có hơn 400 nghìn thành viên và Sói bảy màu Chu Hoài Bảo - vlogger có 1 triệu lượt theo dõi trên mạng xã hội.
Biệt đội Ba Con Sói đã đồng hành trong series giáo dục giới tính theo 3 chủ đề được quan tâm hàng đầu về an toàn tình dục: Tránh thai, Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) và Bao cao su. Bằng kinh nghiệm, sự chân thành và cách chia sẻ vô cùng dí dỏm, Biệt đội đã gỡ rối tơ lòng, giải ngố những quan niệm sai lầm, đồng thời phổ cập kiến thức và đưa ra những lời khuyên hữu ích cho giới trẻ.
Thông qua series này, kiến thức về an toàn tình dục không còn quá nghiêm trọng và cứng nhắc mà trở nên gần gũi, cởi mở hơn để các bạn sẵn sàng cho một tình yêu đúng cách và trách nhiệm.
Bỏ qua rào cản về quan niệm "vẽ đường cho hươu chạy", Biệt đội Ba Con Sói chính thức dẫn lối cho hươu chạy đúng đường. Chia sẻ về chương trình ý nghĩa này, Hana Giang Anh cho biết: “Hana cảm thấy rất may mắn khi đồng hành cùng Durex để lan tỏa việc tìm hiểu kiến thức về giới tính. Thông qua chương trình này, không chỉ riêng người trẻ ngay cả bậc bố mẹ như chính Hana cũng có thêm nhiều kinh nghiệm thực sự hữu ích trong việc giáo dục giới tính cho con cái. Từ đó, Hana cũng tự tin hơn để hướng con mình phát triển một cách lành mạnh."
Biệt đội Ba Con Sói đang được nhiều người trẻ yêu thích với phong cách trẻ trung và gần gũi. "Hana tin rằng chiến dịch này sẽ truyền cảm hứng đến người trẻ, để các bạn hiểu rằng họ không phải tự loay hoay tìm kiếm thông tin hay "chiến đấu" một mình. Bởi tìm hiểu về an toàn tình dục là một việc làm cần thiết, cũng chính là cách để bạn thể hiện sự trách nhiệm với chính mình và những người mình thương yêu, đồng thời có một đời sống tinh thần lành mạnh", Hana cho hay.
Bên cạnh đó, với tư cách là một người phụ nữ hiện đại và ủng hộ bình đẳng giới, Hana Giang Anh cũng hi vọng thông qua chương trình, các bạn nữ sẽ hiểu rõ hơn về giá trị của bản thân để tự bảo vệ mình.
Không chỉ đạt được lượng tương tác ấn tượng trên mạng xã hội, Hana Giang Anh cùng với Biệt đội Ba Con Sói và những chuyên gia về sức khoẻ giới tính cũng sẽ truyền cảm hứng cho người trẻ bằng chuỗi hội thảo tại 12 trường phổ thông và đại học ở TP.HCM
Buổi hội thảo tại trường ĐH Hoa Sen thu hút gần 200 sinh viên tham dự. Toàn bộ chuỗi video của biệt đội Ba con sói đã có sẵn tại kênh YouTube Durex Việt Nam.
Để biết thêm thông tin về chiến dịch và chuỗi hội thảo tại 12 trường phổ thông và đại học ở TP.HCM, truy cập website Durex Việt Nam (www.durexvietnam.vn/ba-con-soi), kênh YouTube và fanpage của Durex Việt Nam.
Ngọc Minh
" alt="‘Kungfu’ an toàn tình dục của nữ huấn luyện viên thể hình" /> ...[详细] -
Cuộc sống của những đứa trẻ trong 'ngôi làng không có mẹ' ở Indonesia
Ely Susiawati cầm bức ảnh của mẹ
Ely Susiawati 11 tuổi khi mẹ cô bé để lại con gái cho bà ngoại chăm sóc. Bố mẹ Ely vừa chia tay và để nuôi con, chị Martia phải sang Ả Rập Xê-út làm giúp việc nhà.
Lần đầu tiên tôi gặp Ely, cô bé đang học năm cuối ở trường. Con bé kể với tôi về việc đã đau buồn như thế nào từ khi mẹ bỏ đi.
‘Khi cháu nhìn thấy bạn bè có bố mẹ ở bên, cháu cảm thấy rất tủi thân. Cháu mong mẹ về nhà. Cháu không muốn mẹ đi làm xa. Cháu muốn mẹ ở nhà để chăm sóc anh em cháu’.
Ở Ngôi làng Wanasaba ở phía đông thành phố Lombok mà Ely đang sống, việc những bà mẹ trẻ đi nước ngoài làm việc là điều được chấp nhận để con cái họ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Hầu hết đàn ông ở đây đều làm ruộng hoặc là lao động tự do. Số tiền họ kiếm được ít hơn thu thập của những phụ nữ đi nước ngoài làm giúp việc rất nhiều.
Khi các bà mẹ ra đi, các ông chồng và người thân trong gia đình sẽ phụ giúp chăm sóc bọn trẻ. Nhưng nỗi buồn của những đứa trẻ thì không có gì có thể xoa dịu được.
Mẹ của Karimatul Adibia bỏ đi khi cô bé mới được 1 tuổi. Vì thế, Karimatul không thể nhớ được khoảng thời gian được sống cùng mẹ.
Mãi đến khi cô bé học gần xong cấp tiểu học, mẹ mới xin về nhà để gặp Karimatul. Nhưng giai đoạn này, cô bé coi dì mình – người đã nuôi dạy cô bé – là mẹ.
‘Cháu đã rất bối rối. Cháu thấy mẹ khóc. Mẹ nói với dì rằng ‘Tại sao con bé không biết em là mẹ nó?’’.
Dì Karimatul trả lời rằng, vì họ không có bất cứ bức ảnh nào. Karimatul chỉ biết tên và địa chỉ của mẹ.
‘Lúc ấy, cháu vừa thấy nhớ mẹ vừa giận mẹ vì đã bỏ cháu ở lại khi cháu còn quá nhỏ’ – Karimatul nói.
Năm nay, khi đã 13 tuổi, Karimatul gọi video cho mẹ mỗi tối. Hai mẹ con nhắn tin cho nhau thường xuyên nhưng đó vẫn là một mối quan hệ khó khăn.
‘Mỗi khi mẹ nghỉ phép về nhà, cháu lại muốn ở lại với dì. Mẹ bảo cháu ở lại với mẹ nhưng cháu chỉ nói rằng cháu sẽ tới sau’.
Dì của Karimatul – bà Baiq Nurjannah cũng là người nuôi 9 đứa trẻ khác. Chỉ 1 đứa trong số đó là con của bà. Còn lại đều là con cái của anh chị em bà – những người đã ra nước ngoài làm việc.
‘Tôi được gọi là mẹ già’ – bà vừa cười vừa nói.
Hiện đã hơn 50 tuổi, bà hay mỉm cười và nói ‘tạ ơn Chúa’ trong mỗi câu nói của mình.
‘Tôi đối xử với chúng như con mình. Chúng cũng coi nhau như anh chị em trong nhà’.
Những người phụ nữ trong làng Wanasaba bắt đầu đi nước ngoài làm việc từ những năm 1980.
Không có sự bảo vệ của pháp luật, họ rất dễ bị lạm dụng. Nhiều người đã được đưa về quê trong những chiếc quan tài. Những người khác bị đánh đập thậm tệ đến mức bị thương nặng. Một số bị trả về nhà mà không được trả tiền.
Đôi khi, những người phụ nữ này cũng trở về quê trong tình trạng có thêm con do những mối quan hệ tự nguyện hoặc gượng ép. Chúng thường được gọi là anak oleh-oleh – ‘những đứa trẻ lưu niệm’.
Chúng trộn lẫn 2 dòng máu, vì thế chúng nổi bật trong các ngôi làng.
18 tuổi, Fatimah nói rằng đôi khi cô thích sự chú ý. ‘Mọi người thường nhìn tôi với vẻ ngạc nhiên. Tôi trông khác biệt. Một số người khen ‘ồ, cháu thật đẹp vì cháu có dòng máu Ả Rập’. Điều đó làm tôi vui’.
Fatimah chưa bao giờ gặp ông bố người Ả Rập của mình nhưng ông ta có gửi tiền cho mẹ cô. Nhưng không lâu sau, ông ta qua đời. Cuộc sống của 2 mẹ con trở nên khó khăn hơn, vì thế mẹ của Fatimah lại sang Ả Rập để làm việc.
‘Điều khiến mẹ tôi quyết định ra đi một lần nữa là vì em trai tôi luôn hỏi ‘Khi nào thì chúng ta có tiền mua xe máy?’. Và khi thằng bé nhìn thấy mọi người dùng điện thoại di động, nó lại nói ‘Khi nào chúng ta có điện thoại?’’.
Cô bé chia sẻ trong nước mắt: ‘Nếu mẹ không đi Ả Rập, chúng tôi sẽ không có đủ tiền để sống’.
Với những đứa trẻ có cả bố và mẹ đều đi nước ngoài, chúng sống chung trong một ngôi nhà cổ được xây dựng từ thời Indonesia vẫn là thuộc địa của Hà Lan. Ngôi nhà được quản lý bởi những người phụ nữ địa phương và một nhóm quyền di cư.
Khi điểm danh những đứa trẻ, họ đọc tên đất nước mà bố mẹ chúng đang làm việc.
Ngôi nhà này do Suprihati – một phụ nữ từng làm việc ở Ả Rập sáng lập ra. Cô bỏ đi khi 2 con trai còn đang chập chững tập đi.
Canh bạc cảm xúc đó đã được đền đáp, cô nói.
Sau khi nuôi xong 2 con ăn học, hiện Suprihati đang sống một cuộc sống thoải mái và không còn phải đi làm nữa vì đã được các con nuôi. Từ sự đồng cảm với những hoàn cảnh giống mình, cô nảy ra ý định xây dựng một gia đình chung cho những đứa trẻ bị bỏ lại phía sau.
‘Việc được người thân nuôi dưỡng rất khác so với khi có mẹ bên cạnh. Đó là một kiểu tình yêu khác. Bọn trẻ có xu hướng rụt rè và thiếu tự tin’ – cô chia sẻ.
Sau khi tan học ở trường, bọn trẻ đến ngôi nhà này. ‘Chúng tôi giúp bọn trẻ làm bài tập về nhà. Chúng tôi thấy chúng đang tiến triển rất tốt’.
Hơn 2/3 số lao động nước ngoài của Indonesia là phụ nữ. Số tiền mà họ gửi về quê nhà là để giúp con cái họ có được những thứ mơ ước mà chúng chưa bao giờ có được trước đây.
Ely Susiawati đã 9 năm không gặp mẹ, nhưng mức lương của mẹ cô bé giúp cô trở thành người đầu tiên trong gia đình được đi học đại học.
Ely đang học ngành Tài chính Hồi giáo tại một trường đại học ở Mataram. Cô nói rằng cô hiểu được sự hi sinh mà mẹ đã làm.
‘Nếu mẹ không đi làm thì tôi sẽ không thể đi học. Tôi luôn tự hào về mẹ. Không có người phụ nữ nào mạnh mẽ hơn mẹ tôi’.
Ely thường xuyên trò chuyện với mẹ qua WhatsApp hoặc Facetime. Cô chia sẻ với mẹ mọi chuyện và mẹ cũng biết mọi thứ về cuộc sống của Ely.
Chị Martia nói rằng chị sẽ về nhà khi Ely học xong đại học – tức là khoảng hơn 3 năm nữa. Tôi cũng nói với chị rằng Ely khen chị là một người phụ nữ tuyệt vời.
‘Ôi thật vui khi được nghe điều đó’ – chị cười và tôi nhìn thấy nước mắt trong mắt chị.
Osin xứ người: Bưng bát cơm ngồi góc bếp, 2 hàng nước mắt chảy dài
8 năm làm thuê ở xứ người, cuộc sống của gia đình chị Hà nhanh chóng đi lên. Nhưng những đắng cay, vất vả trong suốt những năm xa chồng con, chị giữ cho riêng mình.
" alt="Cuộc sống của những đứa trẻ trong 'ngôi làng không có mẹ' ở Indonesia" /> ...[详细] -
Giới trẻ Mỹ đồng ý gặp mặt, hẹn hò để được mời 'ăn chùa'
Nhiều người trẻ Mỹ đồng ý hẹn hò, gặp mặt chỉ vì bữa ăn miễn phí. Ảnh: Earth.
Thực tế, việc không hứng thú hẹn hò mà chỉ nhằm mục đích được bao ăn diễn ra ở cả phía phái mạnh.
Esteban Rosas, làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, cho biết anh thường nhận được những tin nhắn gạ gẫm đi chơi từ các bạn hẹn trên mạng mà anh chẳng có mấy hứng thú gặp mặt ngoài đời.
Song vài lần một tháng, Rosas lại nhận lời, dành nguyên một buổi tối để gặp những người anh vừa làm quen trên mạng, nếu anh không có kế hoạch gì khác.
Gần đây, anh chàng “tiêu tốn” hơn 200 USD của bạn hẹn, người mà Rosas miêu tả là anh chẳng có cảm xúc đặc biệt gì. Mặt khác, chàng trai 26 tuổi vẫn khẳng định trong trường hợp mình là người mời, anh luôn sẵn sàng chi tiền hoặc tự trả lấy phần mình.
“Trong thời buổi hẹn hò trực tuyến ngày càng được nhiều người tìm đến, kiểu hẹn hò ‘vật chất’ này chẳng có gì lạ, hầu hết mọi người đều chẳng thấy tội lỗi gì khi làm vậy”, Rosas khẳng định.
“Đấy chỉ là một buổi gặp mặt, nếu không có khả năng kiếm được một anh chàng hay cô gái nào cho mình, ít ra bạn cũng được một bữa ăn ngon”, anh kết luận.
"Kể cả không kiếm được người yêu nào, ít ra cũng lợi được một bữa ăn". Ảnh: Cosmo.
Song, chính anh chàng cũng thừa nhận nhược điểm của việc sử dụng các ứng dụng tìm kiếm bạn hẹn trên mạng khiến nhắn tin, gặp mặt ai đó trở nên nhanh chóng và dễ dàng. Chuyện hẹn hò từ đó cũng dần trở nên mất đi ý nghĩa khi ai cũng nghĩ rằng cơ hội thừa mứa.
“Cuối cùng, mọi chuyện kết thúc với một kịch bản quen thuộc, khi không ai có ý định nghiêm túc tìm hiểu đối phương”, Rosas than thở.
Năm ngoái, một người đàn ông 45 tuổi ở Los Angeles bị buộc tội lừa đảo hàng loạt phụ nữ anh ta quen trên mạng. Cụ thể, người này chủ động hẹn gặp mặt các bạn hẹn ăn tối, rồi lẳng lặng biến mất trong bữa ăn, để lại hóa đơn cho các cô gái thanh toán.
Một nạn nhân đã phải chi trả số tiền ăn hơn 100 USD cho buổi hẹn đầu tiên, với đồ ăn chủ yếu do người đàn ông kia yêu cầu. Sau cùng, kẻ chuyên lừa gạt phụ nữ để được ăn miễn phí bị kết án 4 tháng tù giam.
Hẹn ăn và không bao giờ gặp lại
Trên thực tế, suy nghĩ chấp nhận gặp gỡ, hò hẹn chỉ vì được mời đi ăn, hoàn toàn không phải là câu chuyện hiếm hay khó hiểu.
Các chuyên gia gọi hiện tượng này là “foodie call” (tạm dịch: tiếng gọi từ đồ ăn) để chỉ những người sẵn sàng đánh đổi bữa ăn miễn phí dưới “vỏ bọc” của một buổi hẹn hò lãng mạn.
Nói cách khác, những người này lợi dụng bạn hẹn và các “đối tác” của họ không hề biết điều đó.
Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Khoa học tâm lý và Nhân cách xã hội của Mỹ, khoảng 25% trong số 1.000 phụ nữ được hỏi cho biết họ từng hẹn hò với những đối tượng mình không thích, với lý do thuần túy là được mời ăn miễn phí.
Trong đó, nhiều người thừa nhận họ từng làm chuyện này ít nhất 5 lần và có đến một phần tư số người cho biết họ thường xuyên làm vậy.
Mặt khác, số đông tham gia khảo sát cho biết họ sẽ không bao giờ đồng ý cách hẹn hò vậy chỉ để đổi lấy một bữa ăn không phải trả tiền.
Trong suy nghĩ của nhiều cô gái, chuyện đàn ông trả tiền khi hẹn hò là việc đương nhiên. Ảnh: Scoopnest.
Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn nhiều hạn chế khi mới chỉ tập trung khảo sát trên bình diện phụ nữ và những cuộc hẹn hò giữa nam và nữ đơn thuần.
“Chúng tôi lấy phái yếu làm trọng tâm tìm hiểu vì tính cách phụ nữ liên quan mật thiết đến các kịch bản hẹn hò truyền thống”, các chuyên gia cho biết.
Theo các nhà tâm lý học, những “foodie call” thường có bộ ba đặc điểm cơ bản về tính cách, bao gồm: sẵn sàng thao túng người khác, thiếu sự đồng cảm và tập trung quá mức vào bản thân mình.
Song, các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng những đặc trưng trên chưa chắc đều tồn tại trong những người sẵn sàng hẹn hò đùa vui để được ăn miễn phí.
“Trải nghiệm tình cảm tồi tệ trước đấy như bị lừa dối liên tục hay bị ngược đãi trong mối quan hệ khiến nhiều người buộc phải tính toán thiệt hơn khi bắt đầu với ai đó”, Brian Colliion, giáo sư tại Đại học Azusa Pacific, phân tích.
Nhiều người cho biết họ không thể chấp nhận việc đồng ý hẹn hò, gặp mặt chỉ vì không phải trả tiền bữa ăn. Ảnh: The Guardian.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng chỉ ra những người phụ nữ hẹn hò chủ yếu vì bữa ăn miễn phí, có niềm tin mãnh liệt hơn về vai trò giới. Theo đó, phái yếu có thói quen để đàn ông trả tiền vào buổi hẹn đầu tiên và họ cho rằng đối phương nên hành xử thế.
Khi Olivia Balsinger lần đầu tiên chuyển đến New York sau khi tốt nghiệp đại học, cô muốn trải nghiệm cuộc sống sôi động ở thành phố song số tiền eo hẹp không cho phép cô gái thoải mái chi tiêu.
Olivia quyết định tìm kiếm bạn hẹn trên Tinder với mục đích duy nhất là được đi ăn ở những chỗ sang trọng. Cô gái nhanh chóng kiếm được một anh chàng mà cô miêu tả là “trông có vẻ thành công và cô đơn”.
Hai người gặp mặt tại một nhà hàng đắt tiền. Đến khi thanh toán, Olivia rụt rè rút ví, nỗ lực giả vờ muốn chia sẻ chi phí. Đúng như dự đoán, người đàn ông tự động trả toàn bộ số tiền.
“Mọi chuyện diễn ra theo đúng kế hoạch của tôi. Nếu phải bỏ tiền, tôi có nguy cơ nhịn ăn để tiết kiệm trong nhiều tuần sau đó”, cô gái cho biết.
Olivia và bạn hẹn của mình không bao giờ gặp lại nhau sau đó.
Kĩ sư người Anh 'không phải tình đầu nhưng nguyện là tình cuối' của cô gái Việt
Sau khi kết hôn, vợ chồng Diệu Trâm chọn Hội An là nơi sinh sống, xây dựng tổ ấm. James đặc biệt thích các món ăn Việt Nam.
" alt="Giới trẻ Mỹ đồng ý gặp mặt, hẹn hò để được mời 'ăn chùa'" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Atletico Madrid vs Barcelona, 2h30 ngày 3/4: Căng như lượt đi
Phạm Xuân Hải - 02/04/2025 05:25 Tây Ban Nha ...[详细]
-
Công an vào cuộc vụ Châu Bùi bị quay lén trong phòng thay đồ ở TPHCM
Nhóm Châu Bùi trích xuất dữ liệu, phát hiện hình ảnh nhạy cảm (Ảnh: Facebook Châu Bùi).
Theo bài đăng, chiều 23/6, cô và ê-kíp có buổi thử đồ tại studio nói trên. Phía Châu Bùi rất cẩn thận, đã kiểm tra kỹ phòng thay đồ trước khi để người đẹp vào sử dụng phòng.
30 phút sau, Châu Bùi phát hiện vật thể lạ nằm lẫn trong chiếc khăn đặt ở phòng thay đồ. Người đẹp kiểm tra thì thấy đây là chiếc đồng hồ cơ, nhưng có nhiều dấu hiệu khả nghi như mặt đồng hồ rất nóng, có tín hiệu nháy đèn khi bấm nút.
Lúc này, đồng nghiệp tìm kiếm trên mạng, tá hỏa khi phát hiện vật thể đang cầm trên tay là đồng hồ ngụy trang camera quay lén.
Châu Bùi lên cơ quan công an trình báo (Ảnh: Facebook Châu Bùi).
Nhóm Châu Bùi lập tức làm việc với chủ studio, tiến hành kiểm tra camera an ninh, và phát hiện người đàn ông tên N.T.H. có biểu hiện nghi vấn. Người này thuộc đội sản xuất, có trách nhiệm mở cửa studio và chuẩn bị buổi thử đồ. Đây cũng là người ra vào phòng vệ sinh nữ nhiều lần.
Để xác định chính xác người đặt máy quay lén, nhóm đã tìm mua thiết bị kết nối với đồng hồ camera để trích xuất hình ảnh. Sau cùng, hình ảnh của nhân vật N.T.H. được ghi lại trên camera. Qua kiểm tra, dữ liệu trong camera giấu kín ghi lại những hình ảnh nhạy cảm của Châu Bùi khi thay đồ trong nhà vệ sinh ở cự ly gần. Vụ việc được trình báo công an ngay sau đó.
Liên quan vụ việc, cơ quan công an đã tiếp nhận thông tin, mời các bên liên quan lên làm việc để làm rõ nội dung, xử lý theo quy định pháp luật.
Châu Bùi (SN 1997, Hà Nội) có tên đầy đủ là Bùi Thái Bảo Châu. Khi mới 17 tuổi, cô theo đuổi con đường thời trang. Cô trở nên nổi tiếng nhờ phong cách ăn mặc ấn tượng, vẻ ngoài thần thái dù mang vóc dáng nhỏ nhắn.
Ngoài làm fashionista, Châu Bùi từng thử sức với các vai diễn nhỏ. Hiện tại, trang cá nhân của Châu Bùi thu hút 3,4 triệu lượt theo dõi. Mới đây, Châu Bùi tham gia đóng vai chính trong MV Hit me up của rapper Binz.
" alt="Công an vào cuộc vụ Châu Bùi bị quay lén trong phòng thay đồ ở TPHCM" /> ...[详细]
Nhận định, soi kèo Qingdao Hainiu vs Dalian Yingbo, 18h00 ngày 2/4: Chiến thắng đầu tiên
Xây dựng nông thôn mới: Triển khai chương trình Mỗi xã một sản phẩm
Sự kiện này nằm trong khuôn khổ Hội thảo khoa học “Lý luận và thực tiễn trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam” (Nam Định, 17/07/2019).
Hoạt động ký kết nhằm hỗ trợ triển khai Chương trình OCOP quốc gia trong các hoạt động quảng bá, giới thiệu, vận chuyển, phân phối, kết nối cung - cầu sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới của mỗi địa phương.
Tổng giám đốc Tổng công ty Chu Quang Hào ký thỏa thuận hợp tác với đại diện Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương Theo đó, Bưu điện Việt Nam sẽ phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương xây dựng và phát triển sàn thương mại điện tử tại website Postmart.vn trở thành sàn giao dịch quy mô quốc gia đối với các sản phẩm OCOP. Sàn thương mại điện tử Postmart.vn của Bưu điện Việt Nam hiện đang là cầu nối giữa các nhà cung cấp các đặc sản vùng miền của 63 tỉnh, thành phố đến người tiêu dùng trên cả nước.
Các sản phẩm đặc sản các loại thuộc về những ngành hàng như: Nông - Lâm - Thuỷ sản (hàng khô); thực phẩm thảo dược bổ dưỡng; thực phẩm chế biến, đồ uống; đồ thủ công mỹ nghệ và nhiều ngành hàng khác. Tất cả các sản phẩm trên Postmart.vn đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, đã và đang thu hút được đông đảo sự quan tâm của khách hàng.
Bên cạnh đó, với mạng lưới bưu cục, Bưu điện - Văn hóa xã rộng khắp cả nước, Bưu điện Việt Nam sẽ phối hợp cùng các đơn vị tổ chức giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP. Đặc biệt, các sản phẩm OCOP sẽ được hai bên xây dựng và phát triển dịch vụ thiết kế sáng tạo sản phẩm. Đồng thời, sẽ phối hợp thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ sở hữu trí tuệ, mã số mã vạch sản phẩm OCOP.
Để phát triển các sản phẩm OCOP tại các địa phương và quảng bá Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Bưu điện Việt Nam và Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương sẽ xây dựng các kênh truyền thông, quảng bá về các sản phẩm với nhiều hình thức khác nhau như: pano, poster trên các phương tiện vận chuyển chuyên ngành, thùng thư bưu tá, phong bì, tem bưu chính… có chủ đề về sản phẩm OCOP. Đây là các kênh truyền thông hứa hẹn sẽ tạo ra hiệu quả rất lớn, phù hợp với tính chất của riêng các sản phẩm OCOP.
Với thế mạnh về các dịch vụ bưu chính, tài chính bưu chính, Bưu điện Việt Nam sẽ hỗ trợ thực hiện tiếp nhận và gửi các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến Chương trình OCOP tại các bưu cục, Bưu điện - Văn hóa xã của Bưu điện Việt Nam, có những chương trình hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cũng như thực hiện việc vận chuyển các sản phẩm OCOP đến tay người tiêu dùng trong nước và quốc tế một cách nhanh chóng và an toàn.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng phát biểu tại buổi lễ Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh rằng: Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá rất cao về chương trình phát triển kinh tế nông thôn gắn với điều kiện tự nhiên, văn hóa của từng địa phương và tin tưởng rằng với sự hợp tác hiệu quả của Bưu điện Việt Nam trong việc giới thiệu, quảng bá và bán các sản phẩm OCOP tại các bưu cục, Bưu điện - Văn hóa xã trong giai đoạn tới sẽ tạo ra chuyển biến căn bản để xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế nông thôn thực chất, bền vững và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.
Nhân dịp này, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng xin đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các bộ ngành, các địa phương ủng hộ Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc xây dựng đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc nâng cao hiệu quả hệ thống các Bưu điện - Văn hóa xã, điều này cũng sẽ góp phần để ngành Thông tin Truyền thông đóng góp tích cực hơn trong vấn đề xây dựng, phát triển nông thôn trong thời gian tới.
Xuân Thạch
" alt="Xây dựng nông thôn mới: Triển khai chương trình Mỗi xã một sản phẩm" />
- Siêu máy tính dự đoán Chelsea vs Tottenham, 2h00 ngày 4/4
- Bí mật hạnh phúc tháng 8 trong viên đá Peridot
- Về lại Sài Gòn xưa : xóm Cây Da Sà
- Cô giáo 45 tuổi khoe được đại gia bao nuôi, cho 70 triệu/tháng tiêu vặt
- Nhận định, soi kèo Neom SC vs Al Tai, 22h00 ngày 3/4: Cửa trên ‘ghi điểm’
- Những món ăn có tên gọi lạ lùng, nghe lần đầu ai cũng bất ngờ
- Nơi duy nhất trên thế giới tồn tại hoa hồng đen huyền bí