Nhận định

Bộ TT&TT giục các địa phương xây Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh

字号+ 作者:NEWS 来源:Bóng đá 2025-01-19 20:27:50 我要评论(0)

Bộ TT&TT dự kiến trong tháng 12/2020 sẽ phối hợp với các địa phương đánh giá kết quả thí điểm dịuefa champions leagueuefa champions league、、

{ keywords}
Bộ TT&TT dự kiến trong tháng 12/2020 sẽ phối hợp với các địa phương đánh giá kết quả thí điểm dịch vụ đô thị thông minh để xem xét,ộTTTTgiụccácđịaphươngxâyKiếntrúcICTpháttriểnđôthịthôuefa champions league đề xuất triển khai cho giai đoạn tiếp theo. (Ảnh minh họa)

“Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 1/8/2018. Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Đề án, tháng 5/2019, Bộ TT&TT đã ra Quyết định 829 ban hành Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh (phiên bản 1.0).

Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh (phiên bản 1.0) đã nêu rõ, các Sở TT&TT có trách nhiệm xây dựng Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh của địa phương mình, trình UBND tỉnh, thành phố ban hành sau khi có ý kiến góp ý của Bộ TT&TT.

Trong công văn mới gửi các Sở TT&TT để đôn đốc xây dựng Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh của địa phương, Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho biết, việc xây dựng Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh có ý nghĩa rất quan trọng, giúp địa phương xác định tầm nhìn và kế hoạch tổng thể, lâu dài, đồng thời bảo đảm tính đồng bộ và bền vững trong phát triển đô thị thông minh.

Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh đóng vai trò nền tảng tổng thể làm căn cứ để địa phương, doanh nghiệp và các bên liên quan thiết kế, xây dựng các thành phần, chức năng, giải pháp và dịch vụ ứng dụng ICT trong việc xây dựng đô thị thông minh ở địa phương.

Trên tinh thần đó, Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT đề nghị các Sở TT&TT tại những địa phương đang có kế hoạch triển khai, đang triển khai hoặc đang thí điểm dịch vụ đô thị thông minh nhưng vẫn chưa ban hành Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh cần khẩn trương xây dựng, lấy ý kiến Bộ TT&TT và trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành Kiến trúc của địa phương mình.

Cục Tin học hóa cũng lưu ý, Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh của địa phương cần tuân thủ theo đúng Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh (phiên bản 1.0).

Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh của tỉnh, thành phố cũng cần đảm bảo là kiến trúc mở, mô-đun hóa, bảo đảm tính tương thích, kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu và khả năng mở rộng linh hoạt tùy theo quy mô đô thị, sự thay đổi của các nghiệp vụ liên quan và xu hướng phát triển công nghệ. Kiến trúc ICT là cơ sở tham chiếu để phát triển, cung cấp các dịch vụ đô thị thông minh một cách nhanh chóng, hiệu quả, bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Đối với thành phần Kiến trúc ICT là Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh tập trung, đa nhiệm - IOC và các Trung tâm thành phần - OC (nếu có), Cục Tin học hóa đề nghị địa phương tham khảo các văn bản 328 ngày 27/3/2020, 587 ngày 15/5/2020 của Cục để thực hiện.

Trong đó, Cục Tin học hóa lưu ý, các Sở TT&TT cần đảm bảo một số yếu tố như: Cung cấp dịch vụ, tiện ích hướng đến nhiều đối tượng người sử dụng bao gồm chuyên viên, lãnh đạo chính quyền, người dân, du khách, doanh nghiệp, nhà đầu tư… hỗ trợ các nhóm người dùng thực hiện các hoạt động một cách thuận tiện, thông minh và bảo đảm khả năng tương tác giữa các nhóm người dùng;

Khả năng kết nối, tương tác với các hệ thống đã có sẵn và bảo đảm tính mở để có thể dễ dàng kết nối với các hệ thống sẽ hình thành trong tương lai; Năng lực lưu trữ, khai phá, phân tích dữ liệu theo nhiều ngữ cảnh khác nhau phù hợp cho nhiều đối tượng người sử dụng; An toàn an ninh mạng, bảo mật dữ liệu, phân quyền truy cập, phát hiện và cảnh báo sớm các lỗ hổng và mối nguy an ninh mạng.

Về kế hoạch triển khai Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông tin, theo hướng dẫn của Cục Tin học hóa, trên cơ sở Kiến trúc mở và mô-đun hóa đã được xác định trong Kiến trúc ICT, các thành phần của Kiến trúc ICT có thể được đầu tư, quản lý tập trung hoặc bán tập trung (kết hợp giữa tập trung và phân tán) hoặc phân tán, tùy theo thực tiễn phân cấp quản lý, nguồn kinh phí và phân kỳ kinh phí của từng địa phương.

“Căn cứ nhu cầu và tình hình thực tế, địa phương có thể quyết định triển khai IOC hoặc các OC trước, với điều kiện phải bảo đảm khai thác hiệu quả và tuân thủ Kiến trúc ICT của địa phương mình”, đại diện Cục Tin học hóa cho hay.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, cơ quan chủ trì triển khai “Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030”, cả nước có 38/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã hoặc đang xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh.

Hiện Bộ TT&TT đang trực tiếp hướng dẫn việc triển khai thí điểm dịch vụ đô thị thông minh cho 19 địa phương. Dự kiến trong tháng 12/2020, Bộ TT&TT sẽ phối hợp với các địa phương đánh giá kết quả thí điểm để xem xét, đề xuất triển khai cho giai đoạn tiếp theo.

Vân Anh

Bộ TT&TT: Phát triển Chính phủ điện tử, đô thị thông minh hướng tới một mục tiêu kép

Bộ TT&TT: Phát triển Chính phủ điện tử, đô thị thông minh hướng tới một mục tiêu kép

ictnews Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Bộ TT&TT coi phát triển Chính phủ điện tử, đô thị thông minh là một mục tiêu kép: mục tiêu số 1 là xây dựng được một Chính phủ điện tử, đô thị thông minh hiệu quả; mục tiêu thứ hai là qua đó tạo được các doanh nghiệp CNTT mạnh.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Clip: https://www.youtube.com/watch?v=Etpv6Md-JzU&feature=youtu.be

BBT báo VietNamNet trân trọng giới thiệu những cảm nhận của nhà khoa học, nhà văn Trần Gia Ninh trong lần đầu đứng trên đỉnh non thiêng của tổ quốc.

Chuyến lên Fansipan, nóc nhà Đông Dương rất thú vị. Đi cáp treo lên đến độ cao 2.850 m và phải leo núi thêm gần 300 m nữa (hơn 600 bậc, bằng cao ốc 100 tầng) mới lên đến đỉnh. Đoạn leo núi này là thử thách lớn nhất, ai không leo lên được thì ở lại, tại ga cáp treo có khu mua sắm  rất hoành tráng, có khu vui chơi rộng đep mênh mông, có khu vực tâm linh với đền đài uy nghi hùng vĩ bằng đá và gỗ quý, không hề buồn chán tí nào.

{keywords}
 

Tôi đã từng có dịp đi nhiều cáp treo hùng vĩ như khu trượt tuyết ASPEN ở Colorado, Núi Alpes ở Áo....nhưng phải công nhận cáp treo Fansipan là kỳ vĩ nhất. So về quy mô, cáp treo Bà Nà, Yên Tử… cũng rất khiêm tốn, khó sánh được với Fansipan.

Ngồi trong cabin cáp treo

Cáp treo này không phải bắc từ chân lên tới đỉnh của một ngọn núi, mà là bắc ngang qua thung lũng Mường Hoa, từ sườn dãy núi bên này sang đỉnh núi bên kia, dài hơn 6 km. Các kỹ sư Đức và Áo hiện vẫn đang túc trực làm việc với chủ đầu tư Sun Group để đảm bảo tuyến cáp hoạt động trơn tru, thuận lợi và an toàn.

{keywords}
 

Nhìn công trình mà ngẫm, quả thật là không thể tưởng tượng nổi làm cách nào người ta có thể vận chuyển hàng vạn tấn thiết bị, vật liệu lên được tới đỉnh núi như vậy. Ngồi trong cabin, nếu quan sát kỹ, du khách vẫn có thể thấy dấu vết của tuyến cáp phụ ngày xưa dùng để vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng lên đỉnh. Trước khi có tuyến cáp này, trong suốt nhiều tháng trời, chủ đầu tư và nhà thầu buộc phải sử dụng hoàn toàn sức người. Người mở núi, người băng rừng, người gùi, thồ, vác trên vai từng bao vật liệu lên đỉnh…, trong cả những ngày nắng cháy da, mưa rát mặt, lũ rừng và tuyết rơi, băng kết dày trên đỉnh khiến thịt da hoàn toàn mất cảm giác. Tưởng tượng thôi cũng đã thấy sợ rồi!

Từ cáp treo nhìn xuống thung lũng Mường Hoa

Chỉ sau một năm khai trương, từ năm thứ hai trở đi, ai cũng lên được đến đỉnh Fansipan mà không phải trèo 600 bậc nữa, vì khu du lịch đã hoàn thiện xong một đường tàu hỏa mini leo núi. Khu trưng bày các sản vật bản địa và đồ lưu niệm ở ga cáp treo hai đầu đều rộng lớn và hoành tráng hơn cả Tràng Tiền Plaza toàn bằng đá nguyên khối. Khu tâm linh hiển hiện hùng vĩ trên đỉnh trời với những công trình mang dáng dấp những ngôi chùa cổ nhất của Việt Nam, tiệp trong dáng núi, hòa quyện trong mây như vốn đã tồn tại ở đó từ bao giờ.

{keywords}
 

600 bậc đá tự nhiên nguyên khối dẫn lên núi có màu trắng xanh rất đẹp. Càng nhìn ngắm và trải nghiệm công trình, tôi càng cảm thấy khâm phục tài năng con người, đặc biệt là tầm cao mỹ thuật và tầm nhìn xa của chủ đầu tư cùng nhóm kiến trúc sư đã kiến tạo nên công trình 4 ngàn tỷ này.

Lên đỉnh Fansipan

Điều đặc biệt nhất trên đỉnh Fansipan chắc chắn là khí hậu. Bước ra khỏi cabin cáp treo là gió lạnh thấu xương, thổi mạnh đến mức ngiêng ngả người. Mọi du khách đều phải mặc thật ấm, đội mũ ,choàng khăn kín mặt mới chống chọi được với thời tiết nơi đây trong những ngày đầu năm mới. Siêu thị đã có bán sẵn áo ấm, khăn mũ, khẩu trang.. cho những khách quên mang đồ giữ ấm cơ thể. Thế nhưng càng leo lên cao, gió càng bớt dần, thời tiết ấm áp hẳn lên. Khi lên đến đỉnh, gió lặng, tiết trời dịu mát như mùa thu Hà Nội, phải bỏ hết khăn áo ra mà chạy nhảy hò hét, vui đáo để!

{keywords}
 

Trên đỉnh Fansipan, tôi đã thấy trọn toàn cảnh núi rừng, làng mạc, sông suối bên dưới, cảm xúc rõ nhất là niềm tự hào vì đất nước có thêm một công trình kỳ vĩ, giúp những người lớn tuổi như mình, như đám bạn già, hay như cả anh bạn trẻ cùng đoàn đang mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo có cơ hội thăm thú nóc nhà Đông Dương, để được ngắm thật kỹ tổ quốc, quê hương từ góc nhìn tròn vẹn nhất.

{keywords}
 

Những người lên Fansipan sau này sẽ còn may mắn hơn nữa, khi cảnh quan trên đỉnh đã hoàn thiện,, rất nhiều loài hoa lạ và đẹp đã được trồng thành công trên sườn núi gió. Quần thể văn hóa tâm linh hùng vỹ đã chính thức mở cửa để du khách về trẩy Hội xuân mở cổng trời, lễ Phật cầu an trong năm mới. Với khối óc và bàn tay con người, rồi đây, Sa Pa sẽ thực sự thức giấc trên chính khối đá hoa cương khổng lồ, tích tụ tinh hoa của đất, của nước, của linh khí triệu năm mang tên Fansipan này đây…

Tác giả Trần Gia Ninh là bút danh của Nhà Vật Lý thực nghiệm, Tiến sỹ khoa học Trần Xuân Hoài, quê gốc Hà Tĩnh, từng là Viện trưởng, Chủ tịch HĐKH Viện Vật lý Ứng dụng thuộc viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam. Ông nhận bằng Tiến sỹ và Tiến sỹ khoa học của Đại học Berlin mang tên Humboldt, đã nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy với tư cách là Giáo sư mời ở nhiều phòng thí nghiệm quốc gia và Đại học lớn tại các nước châu Âu, Mỹ. Với gần trăm công trình, sách, sáng chế, thiết kế… viết bằng tiếng nước ngoài, ông đã xác lập tên tuổi trong cộng đồng khoa học quốc tế.

Những năm gần đây, người yêu lịch sử, văn hóa Việt Nam biết đến tác giả Trần Gia Ninh qua nhiều tác phẩm như tiểu thuyết lịch sử Kim Thiếp Vũ Môn, Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt, Hành trình số phận: Dân tộc - Đất nước - Con người… Lạm bàn các vấn đề về lịch sử, văn hóa, xã hội dưới con mắt tinh tường và khách quan của người làm khoa học, Trần Gia Ninh đã khiến nhiều người bị thuyết phục, rồi yêu mến.

Nhà văn Trần Gia Ninh

" alt="Fansipan trong con mắt của tiểu thuyết gia lịch sử" width="90" height="59"/>

Fansipan trong con mắt của tiểu thuyết gia lịch sử

Binh sĩ Ukraine chiến đấu ở mặt trận Donetsk. Ảnh: Anadolu Agency

Thách thức chính 

Theo RT, hiện chưa rõ quân đội Ukraine sẽ bắt đầu triển khai cuộc phản công từ đâu. Nếu đợt phản công là nhằm đột phá tiền tuyến, ngoài việc chuẩn bị lực lượng dự bị cho trận chiến, Ukraine sẽ cần những loại vũ khí có độ chính xác cao.

Hãng tin Nga cho rằng, quân đội Ukraine sẽ phải sử dụng các hệ thống rocket tầm xa như M142 HIMARS do Mỹ cung cấp. Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022, Kiev chỉ sử dụng các hệ thống này ở sâu bên trong lãnh thổ. Để xuyên thủng tuyến phòng thủ của Nga, các hệ thống như M142 HIMARS sẽ phải được di chuyển đến gần mặt trận hơn.

Tuy nhiên, số lượng dàn phóng tên lửa HIMARS hiện tại chưa đủ phục vụ cho cuộc phản công dọc theo chiến tuyến trải dài 1.000km. Ngoài ra, hệ thống này có thể sẽ chỉ được tập trung theo một hoặc hai hướng, khiến chúng trở nên dễ dàng bị phát hiện và tiêu diệt.

Chưa hết, theo RT, trên thực tế, Ukraine chỉ được cung cấp số tên lửa có hạn, nên việc sử dụng những hệ thống vũ khí mà phương Tây viện trợ như HIMARS cũng bị hạn chế. Đặc biệt, những hệ thống này chưa bao giờ được thử nghiệm trong các cuộc xung đột cường độ cao.

Khó khăn hậu cần

Hãng tin Nga nhận định, Ukraine có thể sẽ phải mất 12 – 36 giờ để chuẩn bị đội hình quân sự quan trọng nhất trước cuộc tấn công chính. Trong điều kiện hiện tại, Ukraine gần như không thể huy động đủ nhiên liệu và đạn dược. Chưa kể Ukraine còn gặp những khó khăn trong việc định vị đối phương.

Trong khi đó, Nga từng sử dụng máy bay không người lái (UAV) Lancet để tấn công hệ thống tên lửa phòng không Gepard của Đức, và hệ thống tên lửa S-300 hoạt động gần tiền tuyến. Ngay cả các thiết bị được Ukraine bí mật di chuyển đến gần tiền tuyến cũng có thể dễ dàng bị Nga phá hủy.

RT cho rằng, điều này chứng tỏ các tuyến đường được sử dụng để vận chuyển thiết bị quân sự và cất giấu thiết bị của Ukraine đều nằm dưới sự giám sát của Nga. Nếu các lực lượng vũ trang Ukraine mất một lượng đáng kể nhiên liệu, hoặc thiết bị vận chuyển, hoặc đơn vị kỹ thuật chỉ trong 2 - 3 ngày đầu tiên, Kiev sẽ phải điều chỉnh chiến lược phản công khi đang di chuyển, hoặc thực hiện kế hoạch dự phòng nếu có.

Hơn thế nữa, Ukraine không có phương tiện vận chuyển thiết bị quân sự dự trữ bằng đường hàng không, hoặc tiến hành chiến tranh đổ bộ. Nguồn cung và hoạt động hậu cần của Ukraine hoàn toàn phụ thuộc vào đường bộ và đường sắt. Do đó, việc một cây cầu, hoặc một tuyến đường sắt phục vụ hoạt động tiếp tế quan trọng của Ukraine bị phá hủy có thể dẫn đến thảm họa ở tiền tuyến. 

Ukraine có kế hoạch sử dụng 12 lữ đoàn chiến đấu trong đợt phản công. Ảnh: New York Times

Ukraine có thể hoãn phản công?

Để thực hiện thành công cuộc phản công quy mô lớn, RT tin rằng, các lực lượng vũ trang Ukraine có thể không sử dụng thiết bị công nghệ cao như UAV Bayraktar, hoặc hệ thống M142 HIMARS, mà dựa vào lực lượng pháo binh, xe tăng, số lượng lớn bộ binh, cùng lượng lớn đạn, tên lửa, và đạn pháo.

Nhưng nếu xảy ra sự cố, Kiev khó có thể nhanh chóng bổ sung đạn dược. Bởi quân đội Ukraine hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn viện trợ quân sự từ nước ngoài từ đạn súng cối, đạn pháo 122mm, 152mm và 155mm, hệ thống chống tăng, và đạn dùng cho các vũ khí loại nhỏ. Điều này có nghĩa rõ ràng các lực lượng vũ trang Ukraine thiếu sức mạnh để vượt qua 3 – 5 tuyến phòng thủ.

Địa điểm phản công 

Ukraine có khả năng sẽ sử dụng các đơn vị được thành lập với sự giúp đỡ của phương Tây để nhanh chóng “chọc thủng” mặt trận, hãng tin Nga nhận định. Ngoài ra, lựa chọn thực tế duy nhất của Kiev là tiến hành cuộc tấn công từ một hướng cụ thể và không báo trước.

Các địa điểm tiềm năng để thực hiện phản công của quân đội Ukraine bao gồm Kherson, Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng, hoặc Zaporozhye. Ngoài ra, các lực lượng vũ trang Ukraine có thể cân nhắc tấn công những ngôi làng ở vùng Kursk, Bryansk và Belgorod. Tuy nhiên, RT cho rằng, thách thức chính đối với Ukraine là cuộc tấn công lớn đầu tiên, và thậm chí là nỗ lực huy động lực lượng có thể làm mất thế trận, và dẫn tới phá hỏng toàn bộ kế hoạch phản công.

RT dẫn nguồn tờ New York Times cho hay, giao tranh ở khu vực Bakhmut thuộc miền đông Ukraine trong mùa đông năm nay đã làm cạn kiệt nguồn dự trữ đạn dược, và dẫn đến thương vong nặng nề cho một số đơn vị có kinh nghiệm chiến đấu.

Tuy nhiên, giới chức quân sự Mỹ nhận định vẫn có khả năng quân đội Ukraine sẽ tạo ra bất ngờ. Bởi Ukraine đang được trang bị xe tăng của châu Âu, và xe bọc thép chở quân của Mỹ, cũng như có các đơn vị mới được Mỹ, NATO huấn luyện và trang bị vũ khí.

Theo các tài liệu mật của Lầu Năm Góc bị rò rỉ trên mạng, Ukraine có kế hoạch sử dụng 12 lữ đoàn chiến đấu với khoảng 4.000 quân mỗi lữ đoàn trong chiến dịch phản công. Mỹ và các đồng minh đã giúp huấn luyện 9/12 lữ đoàn. Ngoài ra, những nước ủng hộ Ukraine dự kiến sẽ cung cấp thông tin tình báo cho đợt phản công của Ukraine. 

Nhiều vụ nổ xuất hiện ở Ukraine, Nga cấm sử dụng máy bay không người lái

Nhiều vụ nổ xuất hiện ở Ukraine, Nga cấm sử dụng máy bay không người lái

Cảnh báo không kích đã được ban bố ở nhiều khu vực trên lãnh thổ Ukraine, bao gồm cả thủ đô Kiev, trong sáng nay (4/5)." alt="Liệu chiến dịch phản công của Ukraine có thành công?" width="90" height="59"/>

Liệu chiến dịch phản công của Ukraine có thành công?

Một sinh viên hỏi, ông có buồn lắm không? Có rơi nước mắt không khi người bạn mấy chục năm rong ruổi cùng mình qua quãng đời cùng cực đã không còn nữa? Ông chỉ thở dài và lắc đầu.

“Tôi chưa từng rơi nước mắt kể từ khi bà ấy ốm nặng cho đến sau khi bà ấy qua đời. Thế nhưng tôi phải mất một năm để quên được tiếng gọi: “Ông ơi” vào mỗi buổi chiều tà. Bà ấy đi làm về sẽ ngồi ở con đê trước mặt kia và gọi như vậy”, người đàn ông khắc khổ, đôi mắt đã đục mờ hướng về phía con đê.

Ông là Nguyễn Văn Thảo (84 tuổi, quê Nam Định).  

{keywords}
Ông Nguyễn Văn Thảo (84 tuổi) hiện sống đơn độc trên con thuyền cũ kỹ ở bãi giữa sông Hồng.

Khoảng những năm đầu của thập niên 90, ông bán nước trên một vỉa hè nhỏ của thành phố Nam Định và bất ngờ gặp bà Trần Thị Xuân - người phụ nữ với gương mặt đầy suy tư. Ông không hỏi bà về hoàn cảnh, bà cũng không hỏi ông về gia đình. Họ giao tiếp và hiểu nhau qua ánh mắt.

“Thế rồi bà ấy đồng ý đi cùng tôi, góp gạo thổi cơm chung với tôi từ lần gặp đó”, ông Thảo nhớ và kể lại bằng giọng chậm rãi.

Hai ông bà từng đưa nhau đi nhiều nơi, làm nhiều nghề khác nhau nhưng cuối cùng họ chọn con thuyền trong xóm nổi ở bãi giữa sông Hồng (khu vực gần cầu Long Biên, Hà Nội) làm nơi neo đậu cuộc đời mình.

Hàng ngày, trên chiếc thuyền cũ kỹ, ông Thảo làm đồ chơi dân gian rồi mang đi bán ở các cổng trường, khu công viên trên địa bàn Hà Nội. 6h tối, ông lại về cơm nước chờ bà Xuân đi nhặt và bán đồng nát về.

{keywords}
Đồ chơi dân gian hình các con vật được ông Thảo làm từ những tấm bìa carton cứng.

Cuộc sống của cặp vợ chồng chưa từng có hôn lễ cứ thế trôi qua. Ông không nhận mình có một tình yêu đẹp, lãng mạn và khiến người ta ngưỡng mộ như trong những câu chuyện cổ tích. Nhưng ông chắc chắn gần 30 năm chung sống bên nhau, hai ông bà chưa một lần to tiếng.

“Tôi bị bệnh tim còn bà ấy cao huyết áp. Chúng tôi không có con chung nhưng cả hai cứ nương tựa vào nhau. Lúc tôi mệt thì bà ấy chăm, lúc bà ấy ốm thì tôi phục vụ. Người này nói một lời người kia đã hiểu đủ ý nên chưa bao giờ chúng tôi to tiếng với nhau”, ông Thảo nói.

Vốn ốm đau bệnh tật liên miên, ông Thảo từng nghĩ sẽ là người “đi trước” vợ. Nhưng rồi một ngày bà Xuân bỗng phát bệnh nặng và yếu dần...

“Đó là một buổi chiều cách đây chừng 6 năm. Bà ấy nôn ói liên tục. Tôi đưa bà ấy đi viện cùng tất cả tài sản là 17 triệu đồng. Khi tiêu hết số tiền ấy, tôi buộc phải đưa bà về thuyền”, ông Thảo nhớ lại.

Từ đó, hai ông bà cầm cự với nhau bằng số thuốc do các mạnh thường quân cứu giúp. Nhưng thuốc đó cũng chẳng đủ để bà Xuân hồi phục sức khỏe nên việc kiếm tiền duy trì cuộc sống gia đình phụ thuộc phần lớn vào ông.

“Tôi lo cho bà ấy nên lúc nào cũng phải ở cạnh, vừa chăm sóc, vừa cặm cụi làm đồ chơi dân gian. 3h chiều tôi mới rời khỏi thuyền đi bán hàng. 6h tối lại có mặt ở nhà để cơm nước, phục vụ bà”, ông Thảo kể.

{keywords}
Kể từ khi người bạn đời rời khỏi trần thế, sức khỏe ông Thảo kém hẳn đi.

4 năm sau ngày đi viện, bà qua đời. Ông Thảo vẫn nhớ, lúc đó, ông chỉ kịp gọi hàng xóm rồi ngất đi.

Những người trong xóm nổi phải chia nhau người đưa ông Thảo đi viện, người lo ma chay cho bà Xuân.

“Lúc bà ấy mất, tôi không có một xu trong người nên mọi việc lo toan, mai táng đều nhờ vào chính quyền địa phương, hàng xóm và mạnh thường quân”, người đàn ông lớn tuổi nói giọng chậm rãi.

Lúc ông từ viện trở về, thấy phần mộ của bà đã yên vị ở sau khuôn viên miếu Hai cô - một ngôi miếu nằm gần khu vực gầm cầu Long Biên. Ông Thảo mới thở phào: “Vậy là, bà ấy đã được an nghỉ ở một nơi tốt đẹp”.

Khi trở về con thuyền quen thuộc, ông Thảo lại nhớ người bạn đời của mình đến cồn cào: “Từng vị trí bà ấy hay nằm, hay ngồi cứ in đậm trong tâm trí tôi. Rồi đi đâu đó, thấy bóng dáng ai giống bà ấy, tôi lại giật mình”.

Nhiều sinh viên, khách du lịch, mạnh thường quân đi qua đê, thấy ông Thảo ngồi ngẩn ngơ ở cửa thuyền nên ghé vào.

Họ giúp đỡ người đàn ông già yếu này bằng cách mua những đồ chơi dân gian do ông làm ra như: con rùa, con rồng, con rắn, con heo... bằng bìa carton và ở lại nói chuyện cho ông đỡ buồn. Nhưng khi một mình ông Thảo lại đau đáu nỗi xót xa với người vợ quá cố.

"Sống với bà ấy hơn 20 năm, lúc bà ấy gần qua đời, tôi mới biết bà ấy cũng có một nỗi khổ tâm giống tôi. Sinh ra 4 người con vì lý do khó nói nên đến cuối đời vẫn không dám nhận bất cứ ai... ".

"Đôi lúc thấy con, bà ấy còn cụp nón xuống để chúng không nhận ra mình... rồi khi mất cũng chỉ nhờ vào những người không thân thích", ông Thảo ngậm ngùi.

Ông Thảo bảo gần đây, một vài người của trung tâm bảo trợ và nhà tình thương đề nghị đón ông Thảo về, lo cho ông đến hết cuộc đời nhưng ông còn đắn đo.

"Bà ấy mất đi khi nỗi khổ tâm chưa được giải tỏa. Vì vậy dù thế nào, tôi cũng muốn hương khói, thăm nom mộ bà ấy đến hết 3 năm cho trọn vẹn nghĩa tình... ”, ông Thảo khẽ hướng đôi mắt đục mờ về phía ban thờ, nơi có di ảnh người đàn bà đã rời xa ông 2 năm về trước.

Cụ ông Sài Gòn chải tóc cho người bạn đời trong tiệm áo cưới

Cụ ông Sài Gòn chải tóc cho người bạn đời trong tiệm áo cưới

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày cưới, cặp vợ chồng ở TP.HCM đã chụp bộ ảnh kỉ niệm đám cưới vàng khiến người xem xúc động.

" alt="Cuộc đời xót xa của cụ ông trên con thuyền cũ kỹ giữa sông Hồng" width="90" height="59"/>

Cuộc đời xót xa của cụ ông trên con thuyền cũ kỹ giữa sông Hồng