Sau khi đọc được bức thư "ghét học" trên VietNamNet, A. (nhân vật xin được giấu tên) chia sẻ rằng “em bác bỏ một quan điểm rằng chúng em học giỏi nhưng biết gì chuyện người lớn mà nói, họ tưởng chúng em hãy còn trẻ con, không hiểu chuyện xã hội”.
Phụ huynh đứng chờ con trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 tại TP.HCM (Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
Sự căng thẳng đang tới "dương vô cùng"
Theo A., việc nhà trường chịu áp lực vì một số học sinh trượt tốt nghiệp của khóa trước mà bắt học sinh khóa sau phải học tăng tiết lại có phần nào đó chưa thỏa đáng.
“Đầu tiên, việc học là chúng em học. Sao nhà trường chỉ hỏi ý kiến phụ huynh mà không hỏi ý kiến chúng em? Có câu hiểu con không ai bằng cha mẹ. Nhưng thử hỏi có bao nhiêu phụ huynh là giới trí thức hiểu chuyện, và bao nhiêu phụ huynh suốt ngày lo việc đồng áng chân lấm tay bùn. Họ thì làm sao hiểu được chúng em cần gì, thiếu gì trong học tập?”.
A. cho rằng rất nhiều phụ huynh đồng ý với nhà trường trong việc tăng tiết vì con mình kém. Một số phụ huynh khác không rõ thực hư, dù không hoàn toàn đồng ý cũng gật đầu.
“Họ lo cho con em họ, nhưng cái đó một phần là do hiệu ứng đám đông. Như thể giữa một rừng người tâm thần mà bạn cố tỏ ra bình thường thì bạn mới chính là người tâm thần” – A. nhận xét.
“Giáo viên vẫn bảo “Chúng tôi trực tiếp đứng lớp, chúng tôi hiểu các em cần gì, các em đi học tăng tiết đi, tôi bảo đảm điểm của các em được cao. Ở bên ngoài người ta cứ lên lớp dạy xong rồi thôi, sao quan tâm các em bằng chúng tôi được?”.
Nhưng em thấy một lớp 40 học sinh, giáo viên có thể quan tâm bằng một lớp năm bảy học sinh như lớp chũng em học luyện thi sao? Bản thân người dạy luyện thi đại học cũng là cả danh tiếng của họ nữa mà, họ dễ dàng mặc kệ học sinh như thế sao?”.
A. cũng liệt kê thời khóa biểu mà em đã từng trải qua trong năm học trước: Sáng 5h phải dậy, vệ sinh cá nhân xong, ăn sáng vội một chút, bỏ sách vở vào cặp rồi lên xe chạy tới trường cho kịp giờ. 11h ra khỏi lớp, về tới nhà cũng đã 11h30, ăn uống được một chút rồi phải đi nghỉ ngơi, 13h thì lại phải dậy để tăng tốc tới trường học tăng tiết.
“Nội bấy nhiêu đó thôi, 5 ngày liền là đã thấy mệt mỏi rồi” – A. nhớ lại những ngày tháng vất vả.
“Đó là chưa kể chúng em phải ở lại học thêm một môn gì đó, lượng kiến thức tăng tiết sao cho đủ thi đại học, sao cho đủ vào các trường đại học hàng đầu?
Giả dụ ra khỏi lớp lúc 19h, với lượng học sinh đông hơn cả ong vỡ tổ, có khi 10 phút sau chúng em mới ra được khỏi trường, về tới nhà thì đã 19h45. Lúc đó thời sự cũng hết rồi, muốn xem cũng không có để mà xem, thế thì bài nghị luận xã hội của môn Văn, chúng em làm thế nào?”.
Tiếp đó là ngồi vào bàn học ở nhà thì cũng đã 20h30, ôn bài làm bài cũ cũng đến 22h30.
“Nếu chúng em muốn đọc thêm tài liệu, làm thêm thì cũng chỉ được dăm ba bài. Lắm khi, các môn không thuộc khối thi đại học của em lại cho một loạt yêu cầu về nhà, thú thật là đầu óc em cũng chẳng nhồi thêm vào được nữa…”.
“Nói một cách tổng thể thì em thấy bản thân không còn thời gian để luyện tập thể thao, cũng không có thời gian để giải trí, xem một tập phim hay nghe một bản nhạc, như thế này thì làm sao gọi là phát triển toàn diện? Sự căng thẳng đang tiến dần tới ngưỡng dương vô cùng”.
“Trong một thế giới mà hằng ngày người ta lại càng đề cao sự năng động trong công việc… thì em học cũng ngồi, ăn cũng ngồi, đi xe đến trường cũng ngồi và một chuyện khác nữa cũng phải ngồi, như vậy có tốt không? Bệnh trĩ và béo bụng đang chờ đón tụi em ở phía trước”.
A. kể rằng em có một đứa bạn nhà vừa xa, gia cảnh lại nghèo, không dám về nhà nên ở lại trường để tiếp tục học tăng tiết. "Mọi chuyện tưởng chừng như bình thường nếu như không nhắc đến việc bạn ấy nhịn đói tới chiều vì chẳng có tiền mà mua thứ gì để lót dạ? Đói rã ruột, đói mốc miệng… Có hôm, em còn mở mắt không nổi, suýt nữa thì tông luôn một người đi đường…".
Thí sinh ôn lại bài trước giờ thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 tại TP.HCM (Nhân vật không liên quan tới bài viết) Ảnh Đinh Quang Tuấn |
Tại sao không bao giờ là “giảm”?
A. cho rằng cuộc sống là luôn phải tìm cho mình một thế cân bằng để đứng, em cũng phải cân bằng việc nhà và việc học, việc học và việc chơi.
A. băn khoăn “Tại sao tăng tiết mà không có động thái “giảm tiết” nào cho học sinh?".
“Ý em không phải là giảm số tiết mà là giảm yêu cầu của các môn phụ, quãng thời gian ấy và việc tăng tiết ít ra cũng có thể bù trừ, cho chúng em thêm ít thời gian cho cái mà thầy cô vẫn gọi là “tự học””.
Theo A., các nhà trường có thể thay đổi việc học tăng tiết để nếu học sinh có nhu cầu có thể hứng thú hơn, theo kiểu: Ở môn Toán, tập trung hướng dẫn học sinh cách trình bày các bài, các dạng toán sao cho chặt chẽ nhất, ngắn gọn nhất và tối ưu nhất; Sửa các lỗi sai thường gặp, cơ bản khi làm bài và có lẽ là cho thêm các bài khó tầm cỡ đại học.
Ở môn Lí Hóa: Cho thêm các công thức, hướng dẫn những thủ thuật, mẹo hay, hướng xử lí nhanh tối ưu để giải bài nhanh nhất, chính xác nhất; Hệ thống kiến thức giúp học sinh một tay theo từng dạng câu hỏi (ví dụ môn Hóa: các chất nào sau đây tác dụng được với X lập bảng).
Ở môn Anh: Hướng dẫn viết luận, làm bài đọc hiểu (bài chiếm số lượng điểm lớn), chia sẻ cho học sinh các nguồn mà bài đọc hiểu thường lấy.
A. cũng cho biết em còn một số mong muốn để trường học thật sự là ngôi nhà thứ hai đối với học sinh, vì thời gian học sinh ở trường bây giờ rất nhiều.
Thứ nhất, các giáo viên cần tâm lí hơn. “Xin các thầy cô đừng nói mạnh bạo, hung dữ khiến học sinh không những sợ, khó học mà còn dễ stress. Nhưng cũng đừng theo cách nói nhẹ nhàng mà cứ như cứa trong gan ruột, nói nhấn mạnh, lên xuống khiến chúng em phát hoảng”.
Thứ hai, giáo viên các môn không thi đại học giảm áp lực, yêu cầu cho học sinh. “Em đảm bảo là không những chúng em không khinh thường mà trái lại còn rất quý trọng”.
Ngoài ra, giáo viên hãy kể cho học sinh những câu chuyện, những ví dụ ngoài để học sinh thích thú hơn trong học tập, những em học lệch sẽ dễ học bài hơn.
Điều mong mỏi thứ ba của mỗi học sinh, theo A., đó là thầy cô khi dò bài đừng bao giờ hỏi “Ngày hôm qua em làm gì? Tuần trước em làm gì?”. Bởi vì, “Thưa cô, thưa thầy, chúng em còn phải học bài môn khác nữa”.
Mặt khác, giáo viên cũng từng là học sinh, cũng từng học văn chắc cũng biết từ cấp 2 môn Văn đã có bài “Nói giảm nói tránh”.
“Một thành quả của một học sinh thầy cô có thể nói là tốt, chưa đủ ý, sơ sài, cần chỉnh sửa, cập nhật thêm hay thậm chí dở ẹc nhưng xin đừng phán: “Bài của em không ra gì!”. Mục đích cuối cùng là tạo cho học sinh động lực thay đổi trong học tập, chứ không phải cho vào phản ứng hóa học một chất ức chế”.
Một giờ học “đáng sợ” khác, với A, là thể dục. “Em biết tập thể dục là yêu cầu của Bộ, nhưng tập trong một điều kiện vô cùng nắng thì hơi gay! Bất công hơn, thầy giáo ở trong mát điểu khiển, yêu cầu học sinh ra nắng đứng”.
A cho rằng việc học bị đẩy lên căng thẳng bởi ở nhà trường, giữa học sinh với các giáo viên bộ môn, với hiệu trưởng thực sự chưa hiểu nhau cần gì.
“Học sinh kém cần đậu tốt nghiệp. Học sinh trung bình cần đậu một trường cao đẳng chẳng hạn. Học sinh khá cần đậu một trường hạng trung. Còn một học sinh giỏi hiển nhiên phải biết vươn cổ ra xa ba ngàn thế giới.
Nhưng với hình thức tính điểm như hiện nay, một học sinh 8.0 chỉ cần thi mỗi môn 2 điểm là đậu tốt nghiệp, bằng tốt nghiệp đâu có xếp loại nên 5 điểm cũng như 9 điểm thôi!
Với số điểm 8.0, học sinh đó nhất định có thể thi 3 môn trong khối thi của mình vào khoảng 7 đến 8 điểm, vậy thì môn còn lại cũng không quá quan trọng nữa, huống hồ là các môn phụ khác…”.
Ban Giáo dục Báo Vietnamnet mở diễn đàn "Tại sao học sinh chán học?". Bạn đọc có ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ [email protected]. Xin chân thành cảm ơn. |
Phương Chi ghi
" alt=""/>'Việc học đang được đẩy căng tới ngưỡng dương vô cùng'Phi Phi theo nghề khi khái niệm trang điểm chuyên nghiệp mới du nhập vào thị trường giải trí Việt Nam. Theo anh, nghề có nhiều cấp độ trong đó, trang điểm mảng nghệ thuật là trang điểm nâng cao. Nó không chỉ yêu cầu có tay nghề cao mà đòi hỏi người makeup phải hiểu biết về lĩnh vực. Lối trang điểm này thường phóng đại để khán giả có thể nhìn thấy khuôn mặt và các đặc điểm trên khuôn mặt của người diễn viên. Qua đó, tạo ra hiệu ứng hình ảnh, truyền tải được tâm hồn, cá tính của nhân vật trong vở diễn.
Hầu hết những nghệ sĩ hàng đầu showbiz, như NSƯT Hoài Linh, Chí Tài, Phi Nhung, Việt Hương, Trấn Thành… Phi Phi đều đã làm mặt qua. Nhiều năm qua, anh luôn giữ thói quen đọc trước kịch bản để chọn cách hóa trang nhân vật, độ tuổi phù hợp. Nhờ sự kỹ tính ấy, các nghệ sĩ đều tin tưởng giao mặt cho anh để giúp họ tỏa sáng trên sân khấu.
Phi Phi quan niệm, dù makeup hóa trang nhưng vẫn phải thể hiện đúng hình ảnh của người nghệ sĩ. Chẳng hạn, Hoài Linh, Chí Tài giả gái khi bước ra mọi người vẫn phải nhận ra họ; hay Việt Hương trong vai bà lão nhem nhuốc vẫn đủ để khán giả bên dưới thấy rõ mặt cô… Phi Phi nói luôn muốn nghệ sĩ mình làm phải đẹp khi xuất hiện trước công chúng. Từ đôi bông tai của diễn viên đến dây chuyền, quần áo… mọi thứ đều phải chỉn chu nhất.
Phi Phi làm mặt cho nhiều nghệ sĩ nổi tiếng: NSƯT Vũ Linh, Hoài Linh, Phi Nhung, Như Quỳnh...
Anh nhận định, các nghệ sĩ makeup trong nước hiện nay có nhiều yếu tố thuận lợi để làm nghề. Họ trẻ trung, sáng tạo, tính thẩm mỹ cao và bắt kịp xu hướng thế giới. Tuy nhiên, môi trường để được đào tạo chuyên nghiệp bài bản hầu như rất ít, mà chủ yếu học theo cách nghề truyền nghề. Đây cũng là lý do tuổi thọ của nghề khá ngắn, chỉ khoảng trên dưới 10 năm vì không có nhiều cơ hội phát triển.
Mặt khác, một số người vẫn chưa hiểu đúng về nghề, dẫn đến những “ảo tưởng”. Vài cá nhân còn thổi phồng công việc này mang lại thu nhập hàng trăm triệu mỗi tháng, khiến nhiều bạn trẻ ồ ạt đăng ký học nghề. Nhưng khi bước vào, họ sớm vỡ mộng vì thực tế phũ phàng.
“Nhiều bạn trẻ tìm đến tôi vì muốn sớm kiếm được tiền, có danh tiếng. Tôi từ chối và bảo ngay với họ: Em đang bị ảo quá! Nếu dễ dàng thế cả làng makeup này đã thành tỷ phú cả rồi. Nói thế để thấy rằng công việc này vẫn đang bị nhiều người ngộ nhận sai”, Phi Phi chia sẻ.
Thời hoàng kim của Phi Phi là trong đầu thập niên 2000, mỗi ngày có thể chạy 3-4 đoàn phim, đỉnh điểm có khi đến 6-7 nơi. Có khoảng thời gian anh ngủ trên xe khách nhiều hơn ở nhà. Công việc quần quật từ sáng sớm đến khuya chỉ với một suy nghĩ duy nhất: kiếm tiền.
Phi Phi nói nghề này giúp mình có được nhiều thứ nhưng cũng đồng thời khiến anh mất đi sức khỏe. Việc tiếp xúc với bụi phấn, hóa chất từ keo xịt tóc… trong thời gian dài khiến những người make up dễ bị tổn thương phổi.
Những lần cày đến kiệt sức cũng khiến anh suýt phải trả giá bằng mạng sống. Năm 2012, khi nhận làm make-up cho đoàn phim điện ảnh Nhà có 5 nàng tiên, anh đột quỵ ngay trong ngày đầu bấm máy. Phi Phi được chuyển vào viện trong trạng thái tim ngừng đập. Các bác sĩ thực hiện các xét nghiệm, hội chẩn nhưng mãi không tìm ra được nguyên nhân bệnh. Sau cùng họ rút tủy mang đi kiểm tra và chẩn đoán làm việc quá sức, kháng thể bị yếu dẫn tới hôn mê.
Phi Phi được chuyển viện qua Singapore 2 tuần vì bệnh tình trở nặng. Khi trở về nước, anh tiếp tục được đưa vào phòng hồi sức. Trong suốt 6 tháng, anh nằm một chỗ, không thể đi lại. Từ một người có da có thịt, nam nghệ sĩ sụt mất 20 kg, cân nặng chỉ còn 45 kg.
“Nhìn trong gương tôi bật khóc vì không nhận ra chính mình. Chuỗi ngày đó tồi tệ và kinh khủng với một người trước nay chỉ biết đi làm. Khi đối diện lằn ranh sinh tử, tôi mới ngẫm ra bản thân quần quật kiếm tiền vì cái gì để rồi phải nằm trên giường bệnh lúc này?”, anh nhớ lại.
Lần chết hụt đó khiến Phi Phi ngộ ra nhiều điều. Anh chú ý hơn đến sức khỏe và dự tính giải nghệ. Thế nhưng nghệ sĩ Hoài Linh khi biết chuyện đã động viên nên tiếp tục làm việc. Câu nói của đàn anh: “Em có thể nghỉ ngơi rồi quay lại, trong nghề này chưa có ai thay thế được em”, khiến nghệ sĩ Phi Phi tiếp tục với công việc.
Sau này, Phi Phi gặp những bạn trẻ mê nghề. Anh luôn căn dặn họ dù làm nhiều nhưng phải giữ sức, tránh để rơi vào trạng thái kiệt sức. Một số trường hợp đều qua đời khi tuổi chỉ mới 30 khiến anh và nhiều đồng nghiệp không khỏi chạnh lòng.
Người kề cận danh hài Hoài Linh sớm hôm
Trang điểm vốn là công việc hậu trường nên phức tạp, nhiều điều tiếng. Phi Phi cho biết cũng không ít lần anh vướng phải những ồn ào từ những người xung quanh. Không ít lời đồn rằng anh chảnh choẹ, lấy lương cao và hay mắng chửi người khác. Ban đầu, anh phản ứng quyết liệt, tìm cách thanh minh. Nhưng dần dà, nam nghệ sĩ chọn cách im lặng vì tin những ai hiểu và quý mình sẽ tự biết phân biệt đúng sai.
Từng làm việc với hàng trăm nghệ sĩ, từ trẻ tới hàng gạo cội nhưng với Phi Phi, người anh kính nể và quý trọng nhất showbiz là Hoài Linh. Cả hai gắn bó từ thời điểm nam danh hài từ hải ngoại về Việt Nam hoạt động đến nay cũng hơn 20 năm. Có thời điểm anh kề cận nam danh hoài sớm hôm, chăm sóc cho Hoài Linh từng bữa ăn giấc ngủ.
Trong mắt Phi Phi, Hoài Linh giản dị, dễ gần nhưng rất khó tính. Dù ít bày tỏ, những người xung quanh đều hiểu ý anh, để tránh làm những việc không đúng.
Phi Phi cũng là người chứng kiến 2 khoảnh khắc đau khổ nhất trong cuộc đời Hoài Linh là khi Chí tài mất đột ngột và những ồn ào liên quan đến chuyện từ thiện miền Trung.
“Anh Linh luôn vững vàng bề ngoài nhưng bên trong là người nhạy cảm. Hôm anh Chí Tài đột tử, anh bình tĩnh lo hậu sự cho đàn anh. Khi về đến nhà, anh ngồi bật khóc nức nở như một đứa trẻ. Là người thân cận, tôi hiểu anh mình trải qua những gì. Anh không bao giờ than buồn khổ với bất kỳ ai”, Phi Phi kể.
Đến khi vướng vào vụ rắc rối tiền từ thiện, Phi Phi bảo đây là cú sốc khiến Hoài Linh suy sụp. Nam danh hài như trở thành một người khác, ít nói và hạn chế xuất hiện ở đám đông.
Phi Phi cho rằng, lỗi của Hoài Linh là vô tư, luôn nghĩ mọi người giống mình. Danh hài trước nay không quan tâm đến tiền bạc, chuyện chi tiêu, ăn uống trong nhà đều có người khác lo.
“Anh Linh nói thèm món ăn gì, thích bộ quần áo gì sẽ có người khác mua ngay hôm sau. Thu nhập rất cao nhưng anh chưa bao giờ quan tâm trong tài khoản mình có bao nhiêu tiền. Thời gian mắc bệnh nặng ở họng và đứng trước nguy cơ bị câm, anh dành gần nửa năm điều trị. Anh vô tư trong suy nghĩ và chính điều này đã khiến anh rơi vào cảnh khó giãi bày”, Phi Phi kể.
Không ít lần Phi Phi lên tiếng thanh minh, thậm chí cãi vã với cư dân mạng. Khi biết chuyện, Hoài Linh can ngăn, bảo: “Em có thể bịt miệng được một người nhưng không thể bịt miệng được tất cả. Chỉ cần em, mọi người xung quanh hiểu anh là được”. Nhờ chia sẻ của đàn anh, Phi Phi nhận ra và xem nhẹ hết mọi chuyện.
Hiện Phi Phi cũng bận rộn với công việc kinh doanh phòng trà cũng như nhận lời giảng dạy tại Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM. Với anh, còn làm nghề và sống được với đam mê, lo được cho bản thân và mẹ già đã là điều hạnh phúc. Ở tuổi ngoài 40, nam nghệ sĩ sống chậm, biết trân quý từng mối quan hệ.
Hoài Linh từng từ chối cát-sê quảng cáo rất caoTừng được hai đơn vị mời quảng cáo với cát-sê rất cao nhưng nghệ sĩ Hoài Linh từ chối." alt=""/>Nghệ sĩ trang điểm Phi Phi: Đột quỵ muốn bỏ nghề, được Hoài Linh động viênTrong tuyên bố, ông Nadella nhận xét Thái Lan có cơ hội vô song để xây dựng tương lai dựa trên AI, ưu tiên kỹ thuật số. Đồng thời, khoản đầu tư của Microsoft sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng trong khu vực công – tư của nước này.
Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin cho biết động thái của Microsoft là cột mốc quan trọng trong hành trình thực hiện tầm nhìn “Ignite Thailand”, cam kết mang đến các cơ hội mới cho tăng trưởng, đổi mới và thịnh vượng cho mọi người dân.
Đầu tư 2,2 tỷ USD vào hạ tầng đám mây và AI tại Malaysia
Ngày 2/5, Microsoft thông báo đầu tư 2,2 tỷ USD vào Malaysia, đánh dấu khoản đầu tư lớn nhất từ trước tới nay của hãng ở quốc gia Đông Nam Á. Số tiền được triển khai trong 4 năm tới và chi cho nhiều hạng mục, từ các dự án hạ tầng đám mây, AI, đào tạo AI, hợp tác với chính phủ đến hỗ trợ năng lực an ninh mạng.
Ông Nadella bày tỏ mong muốn có “hạ tầng đẳng cấp thế giới” ngay tại Malaysia để mọi tổ chức, nhà phát triển, startup trong và ngoài nước có thể sử dụng. Ông cho biết khoản đầu tư sẽ biến Malaysia thành trung tâm khu vực và công ty sẽ đào tạo 300.000 người dân Malaysia.
CEO Microsoft tiết lộ Malaysia có hơn 600.000 nhà phát triển và số người dùng nền tảng phát triển phần mềm GitHub tăng trưởng 20% mỗi năm. Microsoft mua lại nền tảng này năm 2018 với giá 7,5 tỷ USD.
Trên mạng xã hội, Thủ tướng Anwar Ibrahim nhấn mạnh khoản đầu tư của Microsoft thể hiện niềm tin vào nền tảng kinh tế vững chắc, chỉ thị chính sách rõ ràng cùng với ổn định chính trị và thân thiện với các nhà đầu tư của Malaysia.
(Theo CNBC, Nikkei)
" alt=""/>Ba ngày, Microsoft công bố ba thương vụ tỷ đô tại Đông Nam Á