当前位置:首页 > Thời sự > Soi kèo phạt góc Newcastle vs Tottenham, 20h00 ngày 23/4 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Như đưa tin trước đó, em Trần Công Trịnh là trụ cột chính, kiếm tiền trả nợ ngân hàng cho gia đình. Nghiệt ngã ập đến vào đêm ngày 11/11, khi đang trên đường về nhà trọ, em bị ngã xe máy dẫn đến đa chấn thương, chấn thương sọ não.
![]() |
Đại diện báo VietNamNet trao tiền bạn đọc ủng hộ đến hoàn cảnh của em Trịnh |
Gần 2 tháng nằm trong phòng cấp cứu, Trịnh phải trải qua 4 lần phẫu thuật, 2 lần mổ sọ não và 2 lần mổ chân với những chi phí vô cùng tốn kém. Trong khi đó, hoàn cảnh em vô cùng khó khăn. Cha mẹ ly hôn, số nợ vay ngân hàng cho ba anh em đi học đến nay vẫn chưa trả hết nợ.
Sau khi hoàn cảnh của em Trần Công Trịnh được đăng tải trên báo VietNamNet, nhiều độc giả trong và ngoài nước đã bày tỏ sự quan tâm. Trở lại thăm em lần này, PV VietNamNet đã trao tận tay số tiền 10.100.000 đồng của bạn đọc ủng hộ qua quỹ báo. Gia đình cũng chia sẻ, ngoài số tiền nhận trên thì cũng có nhiều nhà hảo tâm đến tận bệnh viện động viên giúp đỡ em.
Anh Trần Trung Trực, anh trai của Trịnh xúc động gửi lời cảm ơn đến Quý bạn đọc cùng báo VietNamNet đã giúp đỡ: “Lúc này em không biết lấy gì để đền đáp tấm chân tình của mọi người đã dành cho em trai em. Nhờ vậy mà em Trịnh có thêm điều kiện để trang trải các chi phí điều trị”
Anh Trực cho biết thêm, Trịnh vừa được chuyển lên Khoa Thận lọc máu 2 ngày, đã tỉnh lại không còn hôn mê như lúc đầu. Hiện tại, chi phí mỗi ngày cả thuốc điều trị lẫn lọc máu vẫn còn ở mức hơn 1 triệu đồng/ngày.
Phạm Bắc
Vừa tốt nghiệp Đại học Công nghiệp và nhận được việc làm ổn định ít ngày, tai nạn bất ngờ ập đến với em Trần Công Trịnh. Hiện em đang trong tình trạng nguy kịch, phải giành giật sự sống từng ngày.
" alt="Em Trịnh được ủng hộ 10 triệu đồng, tiếp tục cần tiền lọc máu"/>Em Trịnh được ủng hộ 10 triệu đồng, tiếp tục cần tiền lọc máu
Trong buổi học online mới đây theo thời khóa biểu của nhà trường, cô T. bật máy để kết nối với học trò như thường lệ. Thế nhưng, khi vừa bật máy tính lên, cô giáo trẻ khiếp vía khi thấy qua màn hình ở đầu bên kia là nguyên cả một bàn thờ.
Trấn tĩnh sau phen hú vía, cô gọi tên thì thấy cậu học trò lớp 2 đáp lời. Hỏi ra mới biết học sinh vào phòng thờ của nhà để có được không gian yên tĩnh.
Do đợt nghỉ học kéo dài, bố mẹ cậu quyết định đưa cả 2 anh em về nhà ông bà. Đến giờ học ngày hôm đó, anh học thì các em nhỏ nghịch quấy gây ồn ào. Qua điện thoại, mẹ cậu bảo tìm một phòng nào đó yên tĩnh mà học.
Kết quả, cậu bé lớp 2 hồn nhiên tìm chỗ và kết nối với cô giáo với hình ảnh đặt camera hướng về phía sau là bàn thờ. Cô giáo phải nhắn phụ huynh để tìm cách giúp con quay máy ra hướng khác để tiếp tục buổi học.
Đó là một trong rất nhiều tình huống khiến cô giáo không nhịn nổi cười mỗi khi nghĩ lại.
Dạy học trực tuyến. Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Cô giáo Đ.T.C. (giáo viên một trường tiểu học tại Bình Dương) chia sẻ do đối tượng học sinh tiểu học còn nhỏ nên phải nhờ đến sự hỗ trợ của phụ huynh khi kết nối. Nhưng cũng vì điều này mà cô gặp một số tình huống khó xử. Có lần đang kiểm tra kết nối thì bên kia phụ huynh học sinh chăm chú nhìn rồi nói oang oang: "Thấy cô rồi, cô giáo của con trẻ và xinh gái quá. Thảo nào con về nhà toàn khoe cô xinh đẹp, đẹp hơn cả mẹ".
"Lúc đó tôi rất ngại nhưng vẫn phải giả vờ không biết và tiếp tục công việc. Nhưng cũng thầm nhắc bản thân mỗi buổi dạy online ở nhà cũng cần chỉn chu đầu tóc, trang phục", cô Đ.T.C kể.
Bản thân cô cũng xác định dạy trực tuyến không ở trên lớp nhưng cũng như có người dự giờ - là các phụ huynh. "Mình cũng chú ý giảng bài sao cho dễ nghe, dễ hiểu. Đây cũng là thử thách với giáo viên khi dạy mà phụ huynh học sinh cũng có thể nghe thấy".
Thầy Vũ Hoàng Sơn (giáo viên Trường Tiểu học Bình Hòa, quận Bình Thạnh, TPHCM) cũng gặp không ít tình huống bi hài từ ngày bắt đầu triển khai dạy học hình thức online.
“Khi mới bắt đầu dạy, mình phải làm clip hướng dẫn các phụ huynh tải và cài đặt phần mềm, tạo tài khoản, cài đặt trên máy tính hoặc điện thoại. Mà phải hướng dẫn rất chi tiết từng bước, gửi cho nhóm Zalo của lớp. Có phụ huynh xem xong một lần hiểu ngay và thực hiện được luôn, nhưng cũng có nhiều phụ huynh không làm được và cứ réo tên thầy liên tục trên nhóm. Có trường hợp, phụ huynh làm không được, mình hẹn đến nhà cài giúp. Nhưng hôm chạy xe đến thì phụ huynh ra bảo “Thầy ơi, tôi làm xong rồi mà quên nhắn lại”, thầy Sơn kể.
Khi dạy, thầy Sơn thường đặt chế độ quan sát nên khi học sinh rời khỏi vị trí sẽ có tín hiệu báo. Nhưng có lần một học sinh rời vị trí học lâu quá không quay lại, máy tính của thầy thông báo liên tục.
“Tôi đang định gọi cho phụ huynh nhắc nhở về ý thức của con thì em đó chạy vào. Hỏi đi đâu vậy, thì học trò nói đói quá ra đầu ngõ mua bánh mì mà ngoài đó đông quá nên phải chờ”.
Tuy nhiên, ngày một quen với phương thức, nên anh Sơn thấy việc dạy online thậm chí còn khỏe và vui hơn vì học sinh trao đổi với nhau và trao đổi với giáo viên tự nhiên và nhiều hơn.
![]() |
Học sinh học trực tuyến tại nhà. Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Chị Thanh Hoa (quận Thanh Xuân, Hà Nội) ngày nào cũng phải kè kè ngồi bên cậu con trai lớp 2 để hỗ trợ và xử lý những trục trặc trong suốt quá trình học nên cũng chứng kiến đủ tình huống dở khóc dở cười.
“Có vài hôm bị lỗi thoát đường link, các con nháo nhào vì vào lớp học sao không thấy cô đâu. Hoặc khi các con đang học thì bên phía cô giáo bị lỗi thoát thì cả lớp lại nhao lên tìm cô. Học trực tuyến nhưng các con vẫn quen kiểu nói chuyện riêng nên đôi khi chat với nhau trong cửa sổ chung như nói chuyện trên lớp và bị cô nhắc nhở. Thỉnh thoảng, có bạn nào phát biểu buồn cười hoặc muốn nói gì, các bạn cũng chê nhau luôn trong đó”, chị Hoa kể.
Vì học sinh còn nhỏ nên cũng đủ trò nghịch ngợm. “Các bạn hay kích nhau ra khỏi lớp học và thỉnh thoảng lớp lại um sùm lên vì một bạn bị kích ra khỏi lớp”.
Cũng vì thế mà, theo chị Hoa, cô giáo ngoài dạy học còn liên tục nhiệm vụ nhắc học sinh không kích đẩy các bạn ra khỏi lớp học, và yêu cầu ai bị phát hiện sẽ không cho tham gia tiếp.
Bỗng dưng chuyển qua học trực tuyến, nhiều gia đình không đủ đủ máy tính nên đành chấp nhận cảnh bố mẹ lên cơ quan làm việc những ngày được phép linh động làm việc tại nhà, đơn giản là để nhường 2 máy cho 2 con.
"Mình thường phải đến cơ quan làm việc, vì nhà cả 2 đứa con đều học online vào buổi chiều. Chưa kể, chiều nào mẹ cũng phải đi lại rón rén trong nhà. Bởi mở cái ngăn đá tủ lạnh lấy túi thức ăn cũng bị chúng ý kiến vì tiếng túi ni lông sột soạt làm ảnh hưởng", chị Q.H - một phụ huynh quận Hoàn Kiếm chia sẻ.
Nhà chỉ có một máy tính xách tay nhưng chồng vẫn phải làm việc, từ ngày trường yêu cầu học trực tuyến, chị Thúy Hằng (quận Hà Đông, Hà Nội) phải hỏi khắp nơi để mượn máy tính cho con. May mắn cho chị là trước khi nghĩ đến chuyện đi mua máy đã mượn được một laptop từ người em họ.
Con lớp 7 độ tuổi bắt đầu có những tò mò khám phá trên mạng, những ngày con học trực tuyến chị Hằng tâm sự lâm vào cảnh “con học thì mẹ cũng học”. Chị chia sẻ, cứ con học thì mẹ lại phải ngồi trông vì “cứ hở ra là dễ mò vào chơi game, nghe nhạc...”.
Bà mẹ này, cũng như bao phụ huynh khác, hy vọng dịch bệnh sớm qua đi, để con được quay trở lại trường học cùng thầy cô và các bạn một cách bình thường.
Thanh Hùng
- Vì dịch Covid-19 mà không chỉ học sinh học trực tuyến, giờ đây, cuộc họp phụ huynh của lớp 6A11 Trường THCS Dịch Vọng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cũng được chuyển sang hình thức này.
" alt="Những tình huống dở khóc dở cười khi dạy học trực tuyến"/>Cùng với quyết định cho nghỉ học, kế hoạch đào tạo năm học 2019-2020 của các trường cũng được thay đổi.
Theo đó, kế hoạch đào tạo học kỳ II của Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM bắt đầu từ ngày 4/5 - 5/9. Kế hoạch đào tạo học kỳ II của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM sẽ bắt đầu từ ngày 4/5- 27/9.
Các trường đào tạo tất cả các môn học với đầy đủ khối lượng giảng dạy trên lớp theo đúng chương trình để đảm bảo chất lượng dạy học cho học viên, sinh viên.
Đo thân nhiệt ở KTX ĐH Quốc gia TP.HCM (Ảnh: Hoàng Nam) |
Cũng theo thông báo của nhà trường, nếu tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp và kéo dài, nhà trường sẽ tiếp tục có phương án phù hợp để dời kế hoạch học kỳ II, đồng thời giữ vững nguyên tắc đảm bảo chất lượng và khối lượng giảng dạy theo đúng chương trình đào tạo cho học viên và sinh viên.
Hiện Trường ĐH Công nghệ TP.HCM có khoảng 25.000 sinh viên; Trường ĐH Kinh tế - Tài chính có hơn 8.000 sinh viên.
Trong thời gian nghỉ học, toàn trường được yêu cầu nghiêm túc thực hiện theo đúng các hướng dẫn và khuyến cáo của Chính phủ, Bộ Y tế về việc phòng chống dịch bệnh Covid-19 nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
Đối với thầy cô tham gia làm việc tại trường được khuyến cáo đeo khẩu trang trong khi làm việc.
Nhà trường bố trí đo thân nhiệt hàng ngày, tiến hành vệ sinh, khử khuẩn thường nhật tòa nhà và các biện pháp vệ sinh phòng ngừa khác.
Lê Huyền
- Có hai giáo viên mắc Covid-19 nên một trường học ở TP.HCM cho toàn bộ nhân viên làm việc tại, nhà đồng thời yêu cầu những người đã tiếp xúc tự cách ly tại nhà.
" alt="Hơn 30.000 sinh viên ở TP.HCM nghỉ học đến tháng 5 tránh dịch Covid"/>Hơn 30.000 sinh viên ở TP.HCM nghỉ học đến tháng 5 tránh dịch Covid
Nhận định, soi kèo Getafe vs Real Madrid, 2h30 ngày 24/4: Kẻ ngáng đường
Để góp phần tham gia giải quyết khó khăn chung, Trường ĐH FPT quyết định trích từ Quỹ đầu tư phát triển hơn 80 tỷ đồng để hỗ trợ 20% học phí các tháng kỳ Summer (từ tháng 5/2020 đến hết tháng 8/2020) cho sinh viên ĐH và CĐ.
Tỷ lệ hỗ trợ học phí cho các chương trình liên kết là 10%, phần hỗ trợ bổ sung nếu có sẽ được thông báo sau khi thống nhất được với các đối tác liên kết nước ngoài.
Với những gia đình sinh viên có điều kiện không cần đến phần hỗ trợ này, kinh phi hỗ trợ của nhà trường sẽ được chuyển cho Quỹ quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Thanh Hùng
- Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) vừa thông báo sẽ tổ chức cho sinh viên nộp và bảo vệ khoá luận tốt nghiệp bằng hình thức trực tuyến.
" alt="Trường ĐH FPT dành hơn 80 tỷ đồng hỗ trợ sinh viên trong dịch Covid"/>Trường ĐH FPT dành hơn 80 tỷ đồng hỗ trợ sinh viên trong dịch Covid
Phải đến trận thứ 3 khoác áo Sevilla, tiền đạo người Pháp mới được hưởng niềm vui trọn vẹn, với pha kết thúc chính xác nhằm góc xa, từ đường kiến tạo của Papu Gomez.
Sút tung lưới Dinamo Zagreb, Martial ăn mừng đầy phấn khích. Đây được xem là bàn thắng giải tỏa những áp lực mà chân sút 26 tuổi đang phải đối diện, sau khi nhận nhiều lời chỉ trích thời gian qua.
|
Martial lần thứ ba ra sân dưới màu áo mới |
|
Tiền đạo người Pháp ghi bàn ấn định chiến thắng 3-1 cho đội nhà |
* Đăng Khôi
" alt="Martial sướng điên đảo ghi bàn đầu tiên cho Sevilla"/>Bé Hà Minh Quân đã đủ tiền phẫu thuật. |
Một mạnh thường quân chứng kiến hoàn cảnh gia đình đã đưa bé tới bệnh viện. Để được điều trị, bé Hà Minh Quân vẫn cần lắm sự chia sẻ của cộng đồng, bởi khi đến bệnh viện, trong người chị Cà Dách, mẹ bé chẳng có đồng nào. Hỏi gì chị cũng lắc đầu bảo "không biết, không có".
May mắn đã mỉm cười khi một hoa hậu biết được đã quyết định tặng bé 50 triệu đồng. Ngay sau đó, bé Hà Minh Quân đã được phẫu thuật. Hôm nay tình trạng của bé đã khá hơn nhiều, có thể đi tiêu một phần qua hậu môn mới”.
Bé Quân trước khi được phẫu thuật tạo hình hậu môn. |
Đang ăn dở chiếc bánh mì vừa xin được, thấy chúng tôi, chị Cà Dách gọi với theo, vui mừng thông báo: “Quân được mổ rồi, vẫn đang được theo dõi trong phòng cấp cứu. Bé đã ổn hơn hằng ngày vẫn phải nong tạo hình hậu môn".
Hy vọng với sự chia sẻ của bạn đọc, bé Hà Minh Quân sẽ nhanh chóng hồi phục được xuất viện về nhà.
Đức Toàn
Sinh ra không có hậu môn, bác sĩ phải đặt hậu môn tạm cho bé Hà Minh Quân, chờ ngày phẫu thuật. Thế nhưng mẹ em quá nghèo, việc lo cho con đang là điều không thể..
" alt="Bé Hà Minh Quân đã được phẫu thuật"/>