Một bản báo cáo bạch vềngành công nghiệp Blockchain được Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin của Trung Quốc công bố, cho thấy ngành công nghiệp Blockchain trong nước đã tăng trưởng “theo cấp số nhân” vào năm 2017, theo một thông cáo báo chí của Bộ này ngày 21/5.
Báo cáo dài 157 trang cho thấy có 178 công ty khởi nghiệp blockchain mới đã ra mắt tại Trung Quốc vào năm 2017, nâng tổng số lên 456 doanh nghiệp. So với năm 2016 có 136 startup, tăng gấp 3 lần so với sự tăng trưởng của 2 năm trước đó.
Báo cáo cũng cho thấy năm 2017 là năm đầu tư cao điểm vào công nghệ blockchain cho đến hiện nay, với 100 trong tổng số 249 sáng kiến tài trợ vốn cho các startup blockchain được báo cáo trong năm 2017, nhiều hơn tất cả được báo cáo trong giai đoạn 2014 – 2016. Đáng chú ý, riêng 68 sáng kiến tài chính mới đã được báo cáo trong quý đầu tiên của năm 2018.
Bản báo cáo tổng quan tuyên bố rằng: “công nghệ blockchain đã tăng lên đến mức của một chiến lược khoa học và công nghệ quốc gia”, lưu ý rằng chính sách của Trung Quốc và khung pháp lý cho blockchain đã được “cải thiện dần dần”. Báo cáo của Bộ cũng tuyên bố rằng lĩnh vực mới đang “thúc đẩy” sự phát triển của các ngành công nghiệp truyền thống bằng cách “giảm chi phí và nâng cao hiệu quả”.
" alt=""/>Trung Quốc: Năm 2017 là năm đầu tư cao điểm trong ngành công nghiệp BlockchainTuổi thơ của Yến không lý tưởng để một đứa trẻ có thể can đảm ước mơ. Ba mẹ Yến qua đời khi em còn rất bé. Yến sống cùng bà trong căn nhà lụp xụp ở xóm thuyền Gạch Ông, Quận 7. Phải vừa học vừa làm để kiếm sống, nghĩ về ước mơ tương lai là điều dường như hoang đường với Yến - cho đến khi em gặp nhà làm phim, nhà hoạt động xã hội người Mỹ Leslie Wiener.
“Cháu là một nhà thiết kế tuyệt vời”, Leslie khen ngợi khi thấy bé gái 10 tuổi có thể sáng tạo những ngôi nhà đồ chơi từ giấy rác và bao bì đã qua sử dụng. Chính câu nói đó đã giúp Yến biết và hướng về “thiết kế” như điều hiếm hoi em dám mơ ước cho tương lai của mình.
![]() |
Năm bà mất, Hoàng Yến trở nên cô độc giữa cuộc đời. Nhưng nội lực trong em thì ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ. Các giáo viên tình nguyện và mạnh thường quân không khỏi ấn tượng với cô bé gầy gò, đen nhẻm nhưng vô cùng siêng năng, ham học này. Em được tài trợ để theo học một khóa ngắn về thiết kế, giúp em đặt những viên gạch đầu tiên trong hành trình xây dựng ước mơ của mình.
Đó cũng là thời điểm Hoàng Yến gặp cô Phoenix Hồ, Chuyên viên Tư vấn hướng nghiệp tại RMIT Việt Nam lúc bấy giờ, và được cô động viên ứng tuyển cho Học bổng Chắp cánh ước mơ của RMIT Việt Nam.
“Em đạp xe ngang qua RMIT Việt Nam nhiều lần nhưng chưa bao giờ dám dừng lại để ngắm nhìn, huống chi là ước mơ được học tại đây”, Hoàng Yến kể lại: “Em chỉ cần có cơ hội được học, thì dù là ở đâu, em cũng trân trọng và cố hết sức”.
Câu chuyện của Yến và những phẩm chất đáng quý của em đã thuyết phục được hội đồng xét duyệt học bổng tại RMIT Việt Nam, và suất học bổng toàn phần là đòn bẩy giúp cô gái nhỏ giàu nghị lực bắt đầu hành trình mới với những đổi thay đầy cảm hứng.
" alt=""/>Nữ sinh chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện RMIT nuôi khát vọng thiết kế cho cộng đồngCuộc khủng hoảng dữ liệu Cambridge Analytica được xem là cuộc khủng hoảng lớn nhất của Facebook, nhưng có vẻ như nó thậm chí không để lại một vết trầy xước nào cho công ty.
Theo tiết lộ của công ty nghiên cứu ComScore, lượng sử dụng Facebook thực sự tăng lên sau cơn bão Cambridge Analytica. Theo đó, những người dùng tại Mỹ sử dụng Facebook trên di động đã tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 188,6 triệu người trong tháng Tư, đúng khi vụ bê bối gây nhiều khó khăn cho Facebook. Thời gian dành cho Facebook cũng tăng lên. Biểu đồ dưới đây đã cho thấy rõ điều đó.
![]() |