Tranh cãi về tương lai của Van Nistelrooy ở Man Utd
Hôm qua (4/11),ãivềtươnglaicủaVanNistelrooyởthethao24/7 HLV Van Nistelrooy đã khẳng định quyết tâm ở lại Man Utd. Ông cho biết sẵn sàng làm trợ lý HLV cho Ruben Amorim, chứ không rời khỏi Old Trafford để làm công tác huấn luyện ở một CLB khác.

Nhiều cầu thủ Man Utd muốn giữ chân Van Nistelrooy (Ảnh: Sky Sports).
Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ, HLV Ruben Amorim là người quyết định tương lai của Van Gol. Ông sẽ mang theo ba trợ lý Carlos Fernandes, Adelio Candido, Emanuel Ferro, cùng với HLV thủ môn Jorge Vital và HLV thể lực Paulo Barreira.
Chỉ tới ngày 11/11, khi HLV người Bồ Đào Nha chính thức tiếp quản "ghế nóng" của Man Utd, tương lai của HLV Van Nistelrooy mới được xác định. Từ giờ tới thời điểm đó, huyền thoại người Hà Lan vẫn dẫn dắt Quỷ đỏ thêm hai trận đấu nữa gặp PAOK (Europa League) và Leicester City (Ngoại hạng Anh).
Câu chuyện tương lai của HLV Van Nistelrooy là chủ đề tranh cãi. Tờ Telegraph cho rằng HLV Ruben Amorim không nên giữ Van Gol. Ánh hào quang và tầm ảnh hưởng rất lớn của Van Nistelrooy ở Man Utd có thể che mờ và lấn lướt những nỗ lực của HLV người Bồ Đào Nha. Giả sử hai người không có chung tầm nhìn, nội bộ Man Utd sẽ gặp bất lợi.
Tuy nhiên, theo tờ Sky Sports, nhiều cầu thủ Man Utd muốn giữ chân HLV Van Nistelrooy. Một nguồn tin nội bộ của Man Utd tiết lộ: "Van Nistelrooy được đánh giá cao về phong thái làm việc. Cách hành xử của ông ấy cũng rất chuyên nghiệp".

Các chuyên gia cho rằng việc giữ chân một người có tầm ảnh hưởng quá lớn như Van Nistelrooy không phải là điều tốt với HLV Ruben Amorim (Ảnh: Eurosport).
Cựu danh thủ Liverpool, Jamie Carragher, cho rằng việc giữ chân Van Nistelrooy lâu dài không có lợi cho Man Utd. Ông nói: "Tôi nghĩ các cầu thủ không có quyền quyết định Van Nistelrooy ra đi hay ở lại Man Utd, đặc biệt là khi thái độ của họ trong những năm gần đây không tốt.
Nếu đây là CLB gặt hái được thành công lớn thì ý kiến cầu thủ mới cần được cân nhắc. Đừng để vai trò của các cầu thủ quá lớn, đặc biệt là ở Man Utd.
Có lẽ, HLV Ruben Amorim chỉ nên giữ Van Nistelrooy cho tới hết mùa giải này. HLV người Bồ Đào Nha cần một thời gian để hiểu rõ CLB. Về lâu dài, việc giữ chân Van Nistelrooy ở lại Man Utd không phải là điều tốt".
(责任编辑:Thể thao)
下一篇:Nhận định, soi kèo Lecce vs Como, 20h00 ngày 19/4: Trụ hạng thành công
Giá xăng ngày 14/11 tăng hay giảm?
Minh Huyền
(Dân trí) - Giá xăng dầu tại kỳ điều hành ngày 14/11 được dự báo sẽ giảm theo xu hướng thế giới với mức giảm khoảng 200-400 đồng/lít.
Theo kế hoạch, liên Bộ Công Thương, Bộ Tài chính sẽ điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ vào ngày mai (14/11).
Lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối phân phối xăng dầu phía Nam cho biết sau kỳ điều hành trước, giá dầu thô quay đầu giảm liên tục.
Ngày 12/11, giá xăng dầu nhập khẩu trên thị trường Singapore ở mức 82,87 USD/thùng với xăng RON 95, giảm hơn 1,5 USD/thùng so với tuần trước; xăng RON 92 ở mức 76,91 USD/thùng, giảm gần 2 USD/thùng. Vì vậy, nhiều khả năng giá xăng trong nước cũng sẽ quay đầu giảm trong kỳ điều hành này.
Cụ thể, giá xăng dự kiến giảm khoảng 200-300 đồng/lít, trong khi đó, dầu diesel có thể giảm khoảng 300-400 đồng/lít. Trường hợp liên Bộ Công Thương, Bộ Tài chính trích Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm ít hơn.
Tương tự, chủ một doanh nghiệp phân phối xăng dầu tại miền Bắc cũng dự báo giá xăng dầu sẽ giảm trong kỳ điều hành ngày mai. Chiết khấu xăng dầu ngày 13/11 ở nhiều kho đã lên mức khoảng 1.200-2.100 đồng/lít.
Nếu đúng như dự báo, giá xăng trong nước sẽ giảm trở lại chỉ sau một phiên tăng. Hiện, giá nhiên liệu này vẫn ở mức thấp nhất hơn 3 năm qua, tương đương thời điểm tháng 6/2021. Từ đầu năm đến nay, xăng tăng 21 lần, giảm 23 lần. Dầu diesel có 20 lần tăng và 23 lần giảm.
Dư địa quỹ bình ổn giá xăng dầu của một số doanh nghiệp đầu mối vẫn ghi nhận mức dương lớn do nhiều kỳ điều hành không sử dụng quỹ. Số dư quỹ tính đến cuối quý II là 6.061 tỷ đồng, giảm 18 tỷ đồng so với quý liền trước và là quý giảm thứ 5 liên tục. So với cuối năm 2023, số dư quỹ này giảm gần 600 tỷ đồng.
Ở kỳ điều hành gần nhất ngày 7/11, cơ quan điều hành quyết định tăng 340 đồng/lít với xăng E5 RON 92, lên 19.740 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 350 đồng/lít, lên 20.850 đồng/lít. Tương tự, dầu diesel tăng 770 đồng/lít lên 18.910 đồng/lít; dầu hỏa tăng 460 đồng/lít, lên mức 19.290 đồng/lít. Trong khi đó, dầu mazut giảm 70 đồng/kg, về 16.390 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, sau khi OPEC giảm dự báo về tăng trưởng nhu cầu dầu, đồng USD mạnh lên và sự thất vọng đối với kế hoạch kích thích kinh tế mới nhất của Trung Quốc đã khiến giá dầu lao dốc. Theo dữ liệu của Trading Economics, 10h ngày 13/11, giá dầu WTI giao dịch ở mức 68,45 USD/thùng, giảm 2,75% so với tuần trước; tương tự, dầu Brent cũng ở mức 72,23 USD/thùng, giảm 2,21%.
" alt="Giá xăng ngày 14/11 tăng hay giảm?" />Lỡ kế hoạch vận hành KRX, chứng khoán vẫn tăng mạnh
Mai Chi
(Dân trí) - Hệ thống KRX đã chưa thể đi vào vận hành như kế hoạch trong ngày 25/12, cơ quan chức năng cũng chưa lên tiếng về sự chậm trễ này. Dẫu vậy, chứng khoán vẫn bật tăng.
Thị trường chứng khoán có phiên khởi đầu tuần mới (25/12) với diễn biến tăng mạnh của các chỉ số. Đà tăng được thiết lập và duy trì từ đầu đến cuối phiên.
VN-Index đóng cửa tại mức giá cao nhất phiên, tăng 14,6 điểm tương ứng 1,32% lên 1.117,66 điểm; VN30-Index tăng 14,41 điểm tương ứng 1,31%. HNX-Index tăng 1,18 điểm tương ứng 0,52%. UPCoM-Index tăng nhẹ 0,08 điểm tương ứng 0,09%.
Thanh khoản thị trường đạt 659 triệu cổ phiếu tương ứng 15.150 tỷ đồng trên HoSE và 54 triệu cổ phiếu tương ứng 1.044 tỷ đồng trên HNX.
Hơn 700 cổ phiếu đạt được trạng thái tăng giá trong phiên 25/12 (Nguồn: VDSC).
Số mã tăng giá áp đảo với 705 mã, 17 mã tăng trần so với 218 mã giảm, 19 mã giảm sàn. Trong đó, rổ VN30 có đến 29 mã tăng giá.
Thị trường tăng điểm tích cực bất chấp những lo ngại về việc hệ thống công nghệ thông tin KRX nhiều khả năng không vận hành đúng tiến độ. Ít nhất là cho đến hết phiên giao dịch ngày 25/12, Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) vẫn chưa có thông tin chính thức nào về vấn đề trên.
Trong một động thái mới nhất, HoSE có văn bản thông báo đến các công ty chứng khoán thành viên về việc kiểm thử đợt cuối cùng (FAT) của dự án công nghệ thông tin KRX trong 3 ngày 22-24/12.
Theo thông báo của HoSE, các công ty chứng khoán tiếp tục kiểm thử các chức năng nghiệp vụ đảm bảo hoạt động giao dịch chứng khoán như một ngày giao dịch bình thường. Các công ty báo cáo kết quả kiểm thử, báo cáo lỗi (nếu có phát sinh) và báo cáo kết quả kiểm thử giai đoạn FAT từ 20/11 đến 24/12 cho HoSE vào ngày 25/12.
Theo kế hoạch công bố trước đó, giai đoạn FAT diễn ra trong giai đoạn 6/11-1/12, giai đoạn chuẩn bị đưa hệ thống vào vận hành (go live) từ 11 đến 25/12 và sau đó, hệ thống dự kiến vận hành từ hôm nay (25/12).
Như vậy, đến thời điểm này kế hoạch vận hành hệ thống KRX vẫn chưa thể theo kế hoạch đề ra.
Dù đón nhận tin không mấy tích cực nhưng thị trường hôm nay cổ phiếu chứng khoán vẫn tăng giá tốt, nhiều mã đóng cửa ở mức cao nhất phiên. APG tăng 4,5%; TVB tăng 3,7%; VDS tăng 2,1%; TVS; HCM, VIX, VND, ORS, VCI, FTS, CTS đều nhuốm sắc xanh.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn phát huy tốt vai trò trong việc dẫn dắt thị trường. MSN tăng mạnh tới 5,4%; PLX tăng 2,5%; GAS tăng 2,4%; VHM tăng 2,2%; VRE tăng 2%.
Trong nhóm thực phẩm và đồ uống, cổ phiếu HAG tiếp tục được giao dịch mạnh, khớp lệnh 22,4 triệu đơn vị, tăng 1,9% lên 13.750 đồng.
Ngoại trừ EIB điều chỉnh nhẹ, hầu hết cổ phiếu ngân hàng tăng giá nhưng mức tăng không vượt quá 2% trên HoSE. VPB tăng 1,9%; BID tăng 1,8%; CTG tăng 1,7%. Dù vậy, sự đồng thuận của cổ phiếu ngân hàng cũng đã góp phần giúp thị trường có một phiên đầu tuần thuận lợi.
Cổ phiếu HVN của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines sau khi đón nhận tin vui bất ngờ cuối tuần trước thì hôm nay được mua vào mạnh, tăng trần lên 11.750 đồng và trắng bên bán. HoSE đã đưa HVN ra khỏi diện cảnh báo kể từ 26/12 do đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 vào ngày 16/12.
" alt="Lỡ kế hoạch vận hành KRX, chứng khoán vẫn tăng mạnh" />Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi và nỗi lo nhà đầu tư bị làm khó
Kiều Diễm
(Dân trí) - Theo nhiều chuyên gia kinh tế, việc sửa Luật Chứng khoán cần phải được xem xét với tinh thần tôn trọng thị trường trái phiếu - kênh huy động vốn quan trọng nhất cho doanh nghiệp.
Nếu mang nặng tính hành chính như nhiều đề xuất trong Dự thảo, mạch máu của nền kinh tế có khả năng sẽ bị đứt gãy.
Quy định cực đoan để… tránh bị đổ lỗi?
Trong dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi, một trong những đề xuất nóng được Bộ Tài chính nêu lên là điều kiện để các nhà đầu tư chuyên nghiệp đầu tư trái phiếu phát hành riêng lẻ. Các cá nhân phải tham gia đầu tư chứng khoán tối thiểu 2 năm, giao dịch tối thiểu 10 lần/quý trong 4 quý gần nhất. Ngoài ra, mức thu nhập phải tối thiểu 1 tỷ đồng/năm trong 2 năm gần nhất.
Quy định này khiến không ít nhà đầu tư cảm thấy ngạc nhiên bởi với rào cản này, rất nhiều nhà đầu tư sẽ bị gạt ra khỏi thị trường một cách vô lý.
Quy định về điều kiện để các nhà đầu tư chuyên nghiệp đầu tư trái phiếu phát hành riêng lẻ đang gây tranh luận (Ảnh minh họa: Hữu Khoa).
Ông Nguyễn Minh Thuyên (Hà Nội), người đã có gần 10 năm trong lĩnh vực đầu tư trái phiếu, tỏ ra bức xúc bởi những điều kiện hoàn toàn không có cơ sở và không phù hợp với thực tế.
"Tôi có xu hướng nắm giữ lâu dài nên sẽ ít có giao dịch thường xuyên. Như vậy tôi cũng trong diện không được tham gia thị trường. Quan trọng hơn là cách đặt ra rào cản như trên đang hạn chế quyền tự do và chủ động đầu tư của nhà đầu tư", nhà đầu tư này lên tiếng.
Là người theo dõi thị trường tài chính nhiều năm, chuyên gia kinh tế, TS Đinh Thế Hiển cho rằng cách đặt vấn đề như trên mang nặng tính "hành chính" và dường như để tránh… đổ lỗi khi có những vấn đề tiêu cực xảy ra với nhà đầu tư. Theo ông, đề xuất này nếu được thực hiện sẽ khiến trái phiếu, chứng khoán mất đi vai trò là thị trường mà ai cũng có thể tham gia.
Ông cũng cảnh báo, nhà đầu tư cá nhân đang nắm giữ khoảng 25-30% khối lượng trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường. Trong khi đó, nhu cầu vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế là rất lớn, lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Không loại trừ khả năng, nhiều nhà đầu tư có thể sẽ rút khỏi thị trường nếu điều kiện trên được áp dụng. Thị trường vốn bởi thế sẽ lộ ra khoảng trống hàng nghìn tỷ đồng để cung cấp cho các lĩnh vực. "Khi mạch máu bị teo tóp thì hậu quả là cơ thể không thể phát triển một cách bình thường được", vị chuyên gia so sánh.
Không để mạch máu của nền kinh tế bị triệt tiêu
Ở phía khác, giới chuyên gia cũng chỉ ra một trong những điểm cần xem xét trong dự thảo là yêu cầu tổ chức phát hành "phải có tài sản đảm bảo hoặc được bảo lãnh ngân hàng theo quy định của pháp luật, ngoại trừ trường hợp tổ chức tín dụng chào bán trái phiếu là nợ thứ cấp thỏa mãn các điều kiện để được tính vào vốn cấp 2 và có đại diện người sở hữu trái phiếu theo quy định của Chính phủ" (Khoản 4 điều 1 dự thảo Luật).
Đây cũng là vấn đề nóng đã được bàn luận trong phiên họp thẩm định dự thảo được Bộ Tư pháp tổ chức ngày 9/9. Đại diện Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam chỉ ra thực tế, các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh hiệu quả, tình hình tài chính tốt có thể thực hiện các khoản vay nợ tín chấp, phát hành trái phiếu không có bảo đảm.
Đại diện Hiệp hội khẳng định, quy định bắt buộc trên thực tế không giúp sàng lọc các tổ chức phát hành có chất lượng. Ngược lại, yêu cầu này sẽ tạo rào cản lớn, trực tiếp làm giảm nguồn cung trái phiếu ra công chúng, bao gồm cả trái phiếu của những doanh nghiệp đầu ngành, có thể huy động vốn tín chấp, không có bảo đảm.
Góp ý thêm về nội dung này, TS Đinh Thế Hiển chỉ ra, trái phiếu doanh nghiệp là sản phẩm đa dạng với các hình thức như: trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu có lãi suất cố định hoặc biến đổi, trái phiếu kèm chứng quyền, trái phiếu có tài sản đảm bảo hoặc không có tài sản đảm bảo… Việc đưa ra điều kiện bắt buộc phải có tài sản đảm bảo sẽ hạn chế thị trường thậm chí là gây triệt tiêu, làm mất vai trò là kênh đầu tư của trái phiếu.
Lên tiếng về dự thảo Luật Chứng khoán, giới chuyên gia chỉ ra thêm không ít quy định cần xem xét như quy định tổ chức tư vấn phải chịu trách nhiệm liên đới về tính chính xác, trung thực, đầy đủ và hợp lệ của các tài liệu; tổ chức kiểm toán phải chịu trách nhiệm về tính hợp lý của các số liệu báo cáo (Khoản 1 điều 1 dự thảo Luật).
Hay, khoản 16 điều 1 dự thảo Luật hiện đang đề xuất quỹ đại chúng chỉ được đầu tư tối đa 15% giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó và 35% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán đang lưu hành của các công ty trong cùng một nhóm có quan hệ sở hữu với nhau…
Góp ý chung, TS Đinh Thế Hiển cho rằng, việc sửa luật cần phải được xem xét với tinh thần tôn trọng thị trường trái phiếu - kênh huy động vốn quan trọng nhất cho doanh nghiệp. "Thực tiễn khoa học và thế giới có rất nhiều để chúng ta tham khảo. Cần tránh những quy định cực đoan, đưa ra chỉ để đối phó", ông nhấn mạnh.
" alt="Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi và nỗi lo nhà đầu tư bị làm khó" />Maybank tăng hợp tác chiến lược với ABBANK, phát triển bán lẻ và số hóa
Tiến Thịnh
(Dân trí) - Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) và cổ đông chiến lược nước ngoài - Malayan Banking Berhad (Maybank) đã tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ thỏa thuận tăng cường hợp tác chiến lược.
Theo đó, nội dung Biên bản ghi nhớ thỏa thuận các nguyên tắc để các bên cùng hợp tác xây dựng và triển khai các dự án tư vấn nâng cao hiệu quả hoạt động của ABBANK, nhất là trong giai đoạn chuyển đổi, bao gồm nhưng không giới hạn ở các lĩnh vực ngân hàng SME, ngân hàng bán lẻ và số hóa, các lĩnh vực khác phù hợp trong hoạt động kinh doanh của hai bên.
Ông Dato' Khairussaleh Ramli - Chủ tịch, Tổng giám đốc tập đoàn, ngân hàng Maybank, và đại diện ABBANK, ông Vũ Văn Tiền - Phó Chủ tịch HĐQT - ký kết Biên bản ghi nhớ thỏa thuận.
Trong suốt 16 năm đồng hành, Maybank đã gắn kết chặt chẽ cùng ABBANK với vai trò cổ đông chiến lược thông qua nhiều hoạt động thúc đẩy hợp tác cùng phát triển. Sự kiện lần này đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hai bên thông qua việc ký kết Biên bản ghi nhớ thỏa thuận tăng cường hợp tác chiến lược. Qua đó phát đi thông điệp cam kết của cả hai bên trong việc thắt chặt quan hệ hợp tác, đặc biệt trong bối cảnh ABBANK đang tiến hành các công tác chuyển đổi toàn diện, hướng tới mở ra những cơ hội phát triển mới trong tương lai cho cả ABBANK và Maybank.
Trước đó, ABBANK và Maybank cũng thường xuyên có những hợp tác về nguồn vốn và các giao dịch tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, cũng như tổ chức các buổi hội thảo để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm phát triển các mảng ngân hàng bán lẻ, Digital Banking (ngân hàng số) và mảng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Đây là những lĩnh vực Maybank có kinh nghiệm và thế mạnh trên thị trường, phù hợp với định hướng chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ của ABBANK. Trong nhiều năm qua, mối quan hệ hợp tác giữa hai bên cũng đã được thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác như tín dụng, quản lý rủi ro, hoạch định chiến lược…
Chia sẻ trong buổi lễ ký kết, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuyển đổi số toàn diện nhằm phát triển ngân hàng về quy mô và hiệu quả, đồng thời tăng cường công tác bảo mật, an ninh an toàn dữ liệu.
Đồng hành cùng ABBANK, Maybank dành nhiều sự hỗ trợ giá trị cho ngân hàng trong việc định hướng ngân hàng bán lẻ, phát triển bền vững và quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế.
Bày tỏ kỳ vọng đối với việc tăng cường hợp tác chiến lược của hai bên nhằm đạt được các mục tiêu chuyển đổi, ông Vũ Văn Tiền, đại diện HĐQT ABBANK, chia sẻ: "Hội đồng quản trị dành sự ưu tiên cao nhất cho chương trình chuyển đổi của ABBANK. Việc đầu tư cho phát triển ứng dụng công nghệ là quan trọng và cần thiết, nhưng yếu tố quyết định vẫn là con người, từ lãnh đạo cấp cao đến mọi nhân viên cần có tư duy đổi mới và làm chủ công nghệ. Vì vậy, phát triển con người là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng Maybank với bài học thành công và kinh nghiệm thực tiễn sẽ đồng hành và cử chuyên gia sang hỗ trợ ABBANK nâng cao năng lực đội ngũ, đáp ứng các yêu cầu của chuyển đổi và đạt được thành công".
Hiện ABBANK tiến hành chuyển đổi toàn diện, tập trung vào việc tăng hiệu quả kinh doanh, phát triển các sản phẩm ngân hàng bán lẻ.
Ông Dato' Khairussaleh Ramli, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tập đoàn, ngân hàng Maybank, cũng bày tỏ: "Maybank mong muốn hỗ trợ ABBank trong các lĩnh vực chuyên môn có liên quan để giúp ABBANK hiện thực hóa các chiến lược và mục tiêu chuyển đổi của mình. Bán lẻ, SME và số hóa là những lĩnh vực mà Maybank đã đạt được tiến triển tốt, đặc biệt trong khuôn khổ chương trình chuyển đổi M25+ mà chúng tôi đang thực hiện".
Đồng hành cùng ABBANK trên vai trò cổ đông chiến lược từ 2008 đến nay, Maybank là ngân hàng hàng đầu Malaysia và là một trong những định chế tài chính hàng đầu ở Đông Nam Á, hiện diện tại các trung tâm tài chính toàn cầu.
Ngân hàng Maybank cung cấp đa dạng các sản phẩm và giải pháp tài chính bao gồm ngân hàng thương mại bán buôn và bán lẻ, ngân hàng Hồi giáo, ngân hàng đầu tư và bảo hiểm. Hiện nay, Maybank đang sở hữu 16,4% vốn điều lệ ABBANK.
" alt="Maybank tăng hợp tác chiến lược với ABBANK, phát triển bán lẻ và số hóa" />Chủ tịch nước gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC
Chủ tịch nước Lương Cường đã gặp Tổng Bí thư Chủ tịch Trung Quốc, Tổng thống Hoa Kỳ, Thủ tướng Malaysia, Thủ tướng Singapore, Thủ tướng Australia, Thủ tướng Canadavà Phó thủ tướng Nga.
Chủ tịch nước Lương Cường với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 31 với chủ đề "Trao quyền. Bao trùm. Tăng trưởng" (Ảnh: TTXVN).
Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 15/11 theo giờ địa phương, bên lề Hội nghị Cấp cao APEC 2024 tại Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã gặp Tổng Bí thư Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong, Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Phó thủ tướng Nga Alexei Overchuk.
Tại cuộc gặp với Tổng Bí thư Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Lương Cường trân trọng chuyển lời thăm hỏi chân thành của Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định Việt Nam coi việc phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của Việt Nam.
Chủ tịch nước chúc mừng những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình trong hơn 10 năm "thời đại mới" và nhất là từ sau Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc đến nay.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình gửi lời cảm ơn và thăm hỏi chân thành và lời chúc mừng tốt đẹp tới Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí Lãnh đạo chủ chốt Việt Nam; chúc mừng đồng chí Lương Cường được Quốc hội Việt Nam tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch nước; khẳng định Trung Quốc luôn coi quan hệ với Việt Nam là hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng; ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV và trân trọng mời Chủ tịch sớm thăm Trung Quốc vào thời gian thích hợp.
Hai bên bày tỏ vui mừng và đánh giá cao những tiến triển tốt đẹp trong quan hệ hai Đảng, hai nước thời gian qua, nhất là sau các chuyến thăm rất thành công của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam tháng 12/2023 và chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tháng 8/2024.
Trao đổi với Tổng thống Hoa Kỳ, Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định Việt Nam coi Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược và vui mừng hai bên đã đạt nhiều kết quả tích cực sau một năm triển khai khuôn khổ Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Chủ tịch nước đánh giá cao vai trò lãnh đạo và những đóng góp của Tổng thống Biden cho sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong những năm vừa qua.
Tổng thống Joe Biden bày tỏ vui mừng được gặp Chủ tịch nước Lương Cường, đồng thời, chúc mừng Chủ tịch nước trên cương vị mới và khẳng định Hoa Kỳ coi trọng quan hệ với Việt Nam cũng như ủng hộ một nước Việt Nam "mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng."
Chia sẻ với Thủ tướng Malaysia, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị và Đối tác Chiến lược Việt Nam - Malaysia.
Nhân dịp này, Chủ tịch nước đã gửi lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Quốc vương và Hoàng hậu Malaysia.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim chúc mừng Chủ tịch nước Lương Cường trên cương vị mới, khẳng định Việt Nam là đối tác rất quan trọng của Malaysia tại khu vực.
Thủ tướng Malaysia đề nghị hai bên tiếp tục củng cố và đưa quan hệ lên tầm cao mới thông qua việc mở rộng và làm sâu sắc các lĩnh vực hợp tác.
Với Thủ tướng Singapore, Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị hai bên tiếp tục phát huy các cơ chế hợp tác trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, quốc phòng - an ninh, văn hóa - giáo dục, khoa học công nghệ, giao lưu nhân dân.
Thủ tướng Lawrence Wong chúc mừng Chủ tịch nước Lương Cường trên cương vị mới, khẳng định Việt Nam là đối tác lớn của Singapore trong ASEAN, nhất trí với Chủ tịch nước Lương Cường về việc đẩy mạnh hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược đối với quan hệ hai nước.
Tại cuộc gặp với Thủ tướng Australia, Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ triển khai hiệu quả Chương trình Hành động của Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Australia giai đoạn 2024-2027.
Thủ tướng Anthony Albanese chúc mừng Chủ tịch nước Lương Cường được Quốc hội Việt Nam bầu làm Chủ tịch nước; tái khẳng định Australia coi trọng vai trò, vị thế của Việt Nam; cho biết đến nay đã 4 lần thăm Việt Nam, trong đó chuyến thăm đầu tiên của mình tới Việt Nam là năm 1986.
Nhân dịp này, Thủ tướng Albanese trân trọng mời Chủ tịch nước Lương Cường thăm Australia vào thời điểm phù hợp.
Hai bên nhất trí sẽ tiếp tục tăng cường tin cậy chính trị, duy trì trao đổi đoàn cấp cao, các cấp và các cơ chế hợp tác song phương đều đặn, hiệu quả, đặc biệt là trong khuôn khổ Liên hợp quốc, APEC và ASEAN.
Trao đổi với Thủ tướng Canada, Chủ tịch nước Lương Cường trân trọng cảm ơn Canada đã hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi.
Hai nhà lãnh đạo hài lòng nhận thấy quan hệ Việt Nam - Canada phát triển mạnh mẽ, cùng nhấn mạnh quyết tâm phối hợp tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa trên cơ sở cùng tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi.
Thủ tướng Trudeau chúc mừng Chủ tịch nước Lương Cường được bầu giữ cương vị Chủ tịch nước, cho biết nhiều đoàn quan chức cấp cao và doanh nghiệp Canada đã đến Việt Nam để tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư cũng như trong các lĩnh vực mới, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…
Trong khi đó, Phó Thủ tướng Nga Alexei Overchukn cho biết Nga ưu tiên phát triển quan hệ với Việt Nam ngày càng thực chất, hiệu quả trên tinh thần quan hệ truyền thống hữu nghị và tương xứng tiềm năng của hai nước.
Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định luôn coi trọng quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Liên bang Nga.
Hai bên nhất trí đấy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế - thương mại, năng lượng, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, du lịch…
Tại các cuộc gặp, các nhà lãnh đạo đều khẳng định tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương và các cơ chế đa phương mà Việt Nam và các bên là thành viên, trong đó có APEC./.
Theo www.vietnamplus.vn" alt="Chủ tịch nước gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC" />
- ·Siêu máy tính dự đoán Barca vs Celta Vigo, 21h15 ngày 19/4
- ·Văn Đức tự tin xuất ngoại như Công Phượng, Xuân Trường
- ·Giá bản quyền cao ngất, King’s Cup 2019 có thể không được phát sóng ở Việt Nam
- ·Nam Á Store khai trương cơ sở mới tại 249 Kim Mã với nhiều ưu đãi hấp dẫn
- ·Soi kèo góc Ipswich Town vs Arsenal, 20h00 ngày 20/4
- ·Giá vàng đồng loạt giảm, đứt chuỗi ngày lập đỉnh liên tiếp
- ·Bầu Đức có động thái, cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai đột biến giao dịch
- ·Minh bạch việc coi AI phục vụ sự thịnh vượng, hạnh phúc của con người
- ·Nhận định, soi kèo Varazdin vs Hajduk Split, 23h45 ngày 18/4: Không dễ cho khách
- ·Chứng khoán hụt mốc 1.300 điểm, "cổ phiếu vua" khuấy đảo thị trường
Dẹp biển báo trông giữ xe trên công trường tại rừng Rú Chá
Cao Tiến
(Dân trí) - UBND thành phố Huế khẳng định chính quyền địa phương chưa tổ chức thu tiền trông giữ xe, nhưng việc cấm người dân, du khách đưa phương tiện vào khu rừng nguyên sinh ngập nước Rú Chá là phù hợp.
Gần đây, tại hai điểm đầu đường dẫn vào khu rừng ngập nước Rú Chá, xã Hương Phong, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, đã xuất hiện các biển báo "cấm xe vào Rú Chá".
Đồng thời, ở đầu phía bắc của khu rừng, UBND xã Hương Phong đã cắm bảng thông báo "nơi giữ xe" với mức giá quy định 1.000 đồng/lượt cho xe đạp và 2.000 đồng cho xe đạp điện và xe máy.
Bảng thông báo nơi trông giữ xe do UBND xã Hương Phong cắm tại công trường đang xây dựng (Ảnh: Cao Tiến). Khu vực đặt bảng trông giữ xe là công trường dự án Hạ tầng phát triển du lịch nông thôn - du lịch sinh thái cộng đồng tại Rú Chá - Cồn Tè, do UBND xã Hương Phong làm chủ đầu tư. Tại đây, đất, đá và vật liệu xây dựng ngổn ngang, khi mưa xuống, cả khu vực trở thành một bãi bùn lầy lội.
Một số người dân và du khách khi đến tham quan Rú Chá, khu rừng ngập nước nguyên sinh duy nhất bên phá Tam Giang, đã bày tỏ sự thắc mắc về tình trạng này.
Trả lời báoDân trí, bà Hoàng Thị Bích Ngọc, Phó Chánh Văn phòng HĐND và UBND thành phố Huế, cho biết, thành phố đã làm việc với UBND xã Hương Phong. Địa phương này khẳng định chưa tổ chức việc thu tiền trông giữ xe cho du khách vào tham quan khu vực Rú Chá.
Ngày 7/12, theo ghi nhận thực tế của phóng viên Dân trí,UBND xã Hương Phong đã dẹp bỏ bảng thông báo nói trên.
Biển báo cấm xe vào rừng Rú Chá (Ảnh: Cao Tiến). Về việc cấm phương tiện vào Rú Chá, đại diện UBND thành phố Huế cho biết, xã Hương Phong thực hiện theo đúng quy định của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.
Theo bà Bích Ngọc, phạm vi đề án rừng ngập mặn Rú Chá rộng gần 22ha, có phần diện tích thuộc phân khu nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai.
Việc UBND xã Hương Phong cấm các phương tiện giao thông cơ giới vào Rú Chá nhằm bảo vệ rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh thái, cảnh quan, môi trường; đồng thời đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách đến tham quan, thưởng ngoạn cảnh đẹp tại khu vực này.
Rú Chá là khu rừng ngập nước nguyên sinh duy nhất trên phá Tam Giang - Cầu Hai (Ảnh: Cao Tiến). Liên quan đến khu rừng ngập nước bên phá Tam Giang, ông Đồng Sỹ Toàn, Trưởng phòng Kinh tế thành phố Huế, cho biết, thành phố đang triển khai đề án mô hình sinh thái du lịch cộng đồng tại Rú Chá - Cồn Tè.
Đề án sẽ xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ phát triển du lịch tại Rú Chá, như nhà điều hành, cổng chào, biển báo chỉ dẫn, nhà xe, khu trưng bày sản phẩm địa phương, nhà vệ sinh, khu vực nuôi, đánh bắt thủy sản, hình thành các điểm check-in, chèo thuyền,…
Theo ông Toàn, các hạng mục đầu tư bằng nguồn vốn nông thôn mới (hơn 3 tỷ đồng) đã được triển khai thi công. Trong năm 2024, đơn vị thi công sẽ hoàn thành nội dung lắp đèn chiếu sáng, hệ thống cấp nước, chỉnh trang sân bãi xe, bến thuyền, bố trí ghế ngồi, cây xanh và thảm cỏ.
Các hạng mục đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách thành phố Huế (hơn 2 tỷ đồng) đang triển khai thi công, gồm xây dựng cổng chào, nhà điều hành kết hợp dịch vụ, bố trí ghế ngồi, lắp đặt bảng chỉ dẫn, biển báo; chỉnh trang đường dạo, cảnh quan xung quanh khu vực nhà điều hành.
" alt="Dẹp biển báo trông giữ xe trên công trường tại rừng Rú Chá" />Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục hạ lãi suất cho vay
Huỳnh Anh
(Dân trí) - Ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho biết ngân hàng Nhà nước đang triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, trong đó tập trung vào hạ lãi suất cho vay.
Chiều nay (7/9), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, đã chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8.
Tại họp báo, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú thông tin đến nay, dư nợ tín dụng tăng trưởng 7,15%, trong khi mục tiêu đặt ra là 15% trong năm nay.
Theo ông Tú, tăng trưởng tín dụng sẽ mở rộng đầu tư, từ đó góp phần tăng trưởng nền kinh tế. Chính vì vậy, NHNN đang triển khai nhiều giải pháp, trong đó tập trung hạ lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay những khoản mới trung bình hiện nay là 6,23%, giảm 0,86% so với cuối năm ngoái. Lãi suất huy động là 3,84%, tăng 0,23%, ở mức nhỏ với một số ngân hàng thương mại nhỏ.
Phó Thống đốc NHNN đánh giá rằng lãi suất huy động tăng nhưng lãi suất cho vay giảm, điều đó cũng đồng nghĩa các ngân hàng thương mại đã chia sẻ với doanh nghiệp rất nhiều. Mặc dù tiền gửi phải tăng lên để trả lãi suất cao hơn cho người gửi nhưng tiền cho vay lại giảm thì chênh lệch đầu vào đầu ra sẽ thu hẹp.
Cùng với đó, tỷ giá duy trì rất ổn định. Theo Thống đốc Đào Minh Tú, điều này phản ánh mức mất giá của đồng tiền mới chỉ có 1,5%, thấp hơn rất nhiều các nước khác.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói về khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 15% (Ảnh: VGP).
Lãnh đạo NHNN khẳng định rằng sau khi thực hiện Luật tổ chức tín dụng mới, NHNN đã tinh gọn rất nhiều thủ tục, điều kiện cho các ngân hàng thương mại có căn cứ pháp lý để đẩy mạnh việc cho vay.
NHNN cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong hoạt động tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho cả người vay cũng như người cho vay; tập trung dòng tiền vào những lĩnh vực trọng tâm, lĩnh vực ưu tiên, ưu đãi theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Cùng với đó, NHNN sẽ tiếp tục tăng quy mô các gói vay ưu đãi, như gói tín dụng cho ngành lâm sản, thủy sản dự kiến tăng lên 50.000 - 60.000 tỷ đồng, thay vì 30.000 tỷ đồng như ban đầu.
Gói tín dụng cho nhà ở xã hội 140.000 tỷ cũng sẽ tiếp tục tăng ưu đãi, lãi suất giảm bớt, trước đây là 2% thì nay giảm thêm 1% nữa thành 3%, thời hạn kéo dài từ 5 năm lên 10 năm để giúp người mua nhà có điều kiện tiếp cận cũng như giải ngân tích cực gói này.
Phó Thống đốc NHNN nhấn mạnh rằng với con số dư nợ tín dụng đến thời điểm hiện nay, NHNN tin tưởng mức tăng trưởng tín dụng sẽ đạt mục tiêu 15% vào cuối năm và tiếp tục góp phần cho mục tiêu tăng trưởng nền kinh tế từ 6,5-7%.
" alt="Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục hạ lãi suất cho vay" />Ninh Bình lý giải việc "cắt" hơn 38ha rừng cho doanh nghiệp
Thái Bá
(Dân trí) - Theo giải trình của UBND tỉnh Ninh Bình, việc chuyển đổi mục đích sử dụng 38,17ha rừng sang mục đích khác để làm hành lang an toàn khai thác mỏ, không thăm dò, khai thác khoáng sản trên diện tích này.
Liên quan đến việc Ninh Bình chuyển mục đích sử dụng 38,17ha rừng tự nhiên cho doanh nghiệp, báo cáo của UBND tỉnh nêu rõ, chủ trương này đã được địa phương giải trình với các bộ, ngành, trước khi Bộ NN&PTNT trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Khu vực khai thác mỏ của Nhà máy xi măng Duyên Hà ở Ninh Bình (Ảnh: Thái Bá).
Theo báo cáo của UBND tỉnh Ninh Bình, dự án đầu tư công trình khai thác mỏ đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng cho dây chuyền 2 Nhà máy xi măng Duyên Hà (Công ty TNHH Duyên Hà) được tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư năm 2014 và thực hiện khai thác năm 2016.
Báo cáo lý giải, trong quá trình khai thác mỏ đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng, Nhà máy xi măng Duyên Hà phải sử dụng vật liệu nổ nên có nguy cơ ảnh hưởng đến khu vực rừng giáp ranh.
"Để đảm bảo việc khai thác mỏ đá đúng quy định, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và đúng quy định của pháp luật về lâm nghiệp, việc chuyển đổi mục đích sử dụng 38,17ha rừng sang mục đích khác để làm hành lang an toàn khai thác mỏ là rất cần thiết và cấp bách", báo cáo nêu rõ.
Đường vào khu vực khai thác đá vôi làm nguyên liệu xi măng của Nhà máy xi măng Duyên Hà (Ảnh: Thái Bá).
Giải trình với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Ninh Bình khẳng định, việc chuyển mục đích sử dụng diện tích rừng với mục tiêu làm hành lang an toàn khai thác mỏ, không thực hiện thăm dò, khai thác khoáng sản trên phần diện tích này.
Liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường, UBND tỉnh Ninh Bình cho biết, Công ty TNHH Duyên Hà đã nộp Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án và đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
UBND tỉnh Ninh Bình cũng đã rà soát sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của thành phố Tam Điệp, qua đó làm rõ chỉ tiêu sử dụng đất rừng phòng hộ của dự án.
Bộ NN&PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình rà soát, làm rõ sự phù hợp của dự án với Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia.
Nhà máy xi măng Duyên Hà được cấp 38,17ha rừng tự nhiên, không được thăm dò, khai thác khoáng sản trên diện tích này (Ảnh: Thái Bá).
Vấn đề này được UBND tỉnh Ninh Bình giải trình, diện tích 38,17ha rừng đề nghị chuyển mục đích sử dụng đã được tỉnh điều chỉnh ra ngoài Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng (giai đoạn 2013-2020) để chuyển cho các nhà máy xi măng khai thác nguyên liệu.
Sau khi kiểm tra, rà soát các hồ sơ, đầy đủ ý kiến thẩm định và đề nghị của các bộ, ngành, Bộ NN&PTNT đã có báo cáo đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện Dự án đầu tư công trình khai thác mỏ đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng cho dây chuyền 2 Nhà máy xi măng Duyên Hà.
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành quyết định chuyển mục đích sử dụng 38,17ha đất rừng sang dự án đầu tư công trình khai thác mỏ đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng cho dây chuyền 2 Nhà máy xi măng Duyên Hà.
" alt="Ninh Bình lý giải việc "cắt" hơn 38ha rừng cho doanh nghiệp" />
- ·Nhận định, soi kèo Reims vs Toulouse, 22h15 ngày 20/4: Phong độ trái ngược
- ·Điều gì khiến giá xăng giảm 2 phiên liên tục?
- ·Nhu cầu mua sắm thiết bị gia dụng làm mới không gian sống tăng mạnh
- ·Tranh Đông Hồ hút hồn người Nga
- ·Soi kèo góc Rennes vs Nantes, 1h45 ngày 19/4
- ·Phát sinh diễn biến vụ Trương Mỹ Lan, cổ phiếu Novaland ra sao?
- ·Cổ phiếu đại gia buôn thép chủ nợ của Novaland, Hòa Bình đột ngột tăng trần
- ·Muốn biết tổng thống tiếp theo của Mỹ, hãy nhìn thị trường chứng khoán?
- ·Nhận định, soi kèo Leicester City vs Liverpool, 22h30 ngày 20/4: Khó lường
- ·Lãi kép và bài học làm từ thiện hàng tỷ USD ở tuổi 94 của Warren Buffett