XEM CLIP:
Vì vậy, các trường tư thục đồng loạt có kiến nghị chung: giữ nguyên quy định về Hội đồng quản trị trường tư thục trong Điều 53 Luật Giáo dục hiện hành, thay cho Khoản 3 Điều 56 Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi; thay Điều 100 của Dự thảo bởi Điều 67 Luật Giáo dục hiện hành.
Ông Khang cho biết, con tim ông “đã vui trở lại” bởi sự lo lắng, trăn trở của những ngày qua cuối cùng cũng đã được giải tỏa. (Ảnh: Thúy Nga)
Trước những kiến nghị này, tại buổi làm việc với các cơ sở giáo dục tư thục để lắng nghe ý kiến góp ý, thảo luận, GS Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Uỷ ban cho rằng, những bức xúc tại hội thảo ngày 8/5 có thể xuất phát từ những điểm hiểu lầm tại các điều trong bản dự thảo.
Giải thích về Khoản 3 Điều 56, ông Bình cho biết, các nhà đầu tư chỉ quan tâm tâm tới mục 3.a) là quy định cho các trường tư thục, hội đồng trường "bao gồm đại diện nhà đầu tư, thành viên trong và ngoài trường do hội nghị nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp".
Theo nội dung mục này, nhà đầu tư hoặc những ai góp vốn hoàn toàn có thể quyết định thành phần của hội đồng trường.
Tuy nhiên, "dấu chấm phẩy"(;) đặt cuối mục 3.a) lại chính là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư hiểu lầm rằng đoạn ghi dưới mục 3.b): “Thành viên trong trường gồm có các thành viên đương nhiên là bí thư cấp ủy, chủ tịch công đoàn, đại diện ban chấp hành đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là người học của trường (nếu có), hiệu trưởng; thành viên bầu là đại diện giáo viên và người lao động do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường bầu;
Thành viên ngoài trường là đại diện lãnh đạo nhà quản lý, nhà giáo dục, doanh nhân, cựu học sinh do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường bầu;" cũng dành cho cả mục 3.a) và dẫn đến sự bức xúc.
Ban soạn thảo ghi nhận điều này và đã có sự điều chỉnh. Cụ thể, để chuẩn về văn bản, ban soạn thảo sẽ thay dấu "chấm phẩy" (;) bằng dấu "chấm"(.).
GS Phan Thanh Bình cũng lưu ý thêm, các nhà đầu tư cần đọc kỹ Điều 49 của Dự thảo, trong đó tại mục trách nhiệm, quyền hạn của nhà đầu tư có ghi nhà đầu tư có quyền "bầu hoặc cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên bầu của hội đồng trường”.
Với mục này, hội đồng trường hoàn toàn thuộc quyền quyết định của nhà đầu tư. Do vậy các nhà đầu tư không cần lo lắng về việc “không giữ được quyền sở hữu và điều hành”.
Còn về những thắc mắc xoay quanh điều 100, giải thích từ “pháp nhân nhà trường”, Phó chủ nhiệm Ủy ban pháp chế cho biết, ban soạn thảo có ý tưởng tới đây, các nhà đầu tư sẽ phải thành lập công ty để sở hữu và quản lý trường.
Công ty này sẽ phải xin mở trường và chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp, luật đầu tư. Sau khi luật này được thông qua và có hiệu lực, những nhà đầu tư nào muốn thành lập trường trước hết phải thành lập công ty, thuyết minh điều kiện và sẽ có một bộ phận thẩm định. Nếu đạt yêu cầu đề ra, công ty ấy sẽ được trao quyết định mở trường.
Như vậy lịch sử để lại có những trường không có công ty hoặc theo kiểu “con sinh trước, bố sinh sau” sẽ cần phải có lộ trình về thời gian để chuyển đổi.
Ông Bình cho biết, Chính phủ sẽ có nghị định chỉ đạo chấp nhận chuyển mã số thuế của các trường sang công ty nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong quá khứ. Pháp nhân nhà trường lúc này chính là các công ty. Do vậy, các nhà đầu tư không cần lo lắng việc bị tước bỏ quyền sở hữu.
Thúy Nga
-Ông Nguyễn Xuân Khang nói rằng mình đã thức trắng đêm nghiên cứu, và nếu có chuyện xảy ra thì ông sẽ... "có mặt ở cầu Thăng Long".
" alt=""/>Lo lắng được giải tỏa, hiệu trưởng Marie Curie không cần “nhảy cầu”Kinh tế số là trụ cột chuyển đổi số quốc gia
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhận định, tỉ trọng đóng góp của kinh tế số vào GDP của Việt Nam ngày càng tăng, tỉ trọng kinh tế số tăng từ 11,91% năm 2021 lên mức 14,26% trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 đạt khoảng 14,96%.
Báo cáo thường niên kinh tế số e-Conomy SEA do Google và Temasek nghiên cứu, công bố tốc độ tăng trưởng kinh tế số Việt Nam năm 2022 đạt 28%, dẫn đầu trong các quốc gia Đông Nam Á. Năm 2022, có hơn 1.400 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có doanh thu từ thị trường nước ngoài, tăng gần 20% so với năm 2021. Hạ tầng số được tăng cường đầu tư, nhiều nền tảng số tiếp tục được phát triển.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, điểm sáng trong phát triển xã hội số tại các địa phương trong 6 tháng đầu năm 2023, một số tỉnh đã có số lượng tài khoản thanh toán được mở tại các ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác đã vượt mức dân số bình quân của tỉnh, có thể kể đến như: Thái Nguyên, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Nông, Long An, Kiên Giang.
Ngân hàng nỗ lực tham gia xây dựng kinh tế, xã hội số
Trên hành trình xây dựng “điểm sáng” phát triển xã hội số tại các địa phương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đóng góp hơn 20 triệu khách hàng sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán, hơn 15 triệu khách hàng dùng dịch vụ điện tử, luôn tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình kinh doanh mới nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng trên cơ sở hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ ngân hàng số đột phá. Từ năm 2022, Agribank triển khai dịch vụ ngân hàng số (Agribank Digital) tích hợp các ứng dụng công nghệ hiện đại. Khách hàng có thể đăng ký và sử dụng trực tuyến các dịch vụ ngân hàng trên cơ sở định danh, xác thực bằng công nghệ sinh trắc học gồm cả khuôn mặt và vân tay.
Trong những năm qua, Agribank đã ứng dụng các công nghệ tiên tiến, giải pháp mới vào hoạt động thanh toán nhằm tăng tốc độ thanh toán, tăng cường an toàn, bảo mật dịch vụ, gia tăng trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng như xác thực sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt); thanh toán qua mã QR; giải pháp chấp nhận thanh toán linh hoạt trên thiết bị di động... mang lại trải nghiệm mới cho khách hàng. Agribank cũng hợp tác với doanh nghiệp Fintech để triển khai ứng dụng thanh toán di động, ví điện tử, cổng thanh toán…, qua đó cho phép khách hàng dễ dàng thực hiện giao dịch thanh toán hàng ngày (trả tiền taxi, điện, nước, viễn thông, học phí, viện phí, chuyển tiền...) từ điện thoại, máy tính có kết nối Intetnet mà không cần đến phòng giao dịch ngân hàng; tạo thuận lợi cho khách hàng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa được tiếp cận dịch vụ tài chính.
Để có được kết quả trên, Đảng ủy, Hội đồng thành viên, Ban Điều hành, cấp ủy các cấp, người đứng đầu đơn vị xác định việc chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi về nhận thức, từ đó dần đưa chuyển đổi số hiện diện trong quản trị điều hành và mọi hoạt động của Agribank thông qua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước xây dựng môi trường làm việc trực tuyến; chú trọng phát triển cung cấp sản phẩm dịch vụ trực tuyến phục vụ khách hàng, đối tác, góp phần tạo điều kiện, giảm chi phí và tiết kiệm thời gian đi lại cho người dân và doanh nghiệp trong giao dịch thanh toán.
Thông qua Diễn đàn, Agribank không chỉ giới thiệu mà còn mang đến nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng giàu tiện ích, đem lại giá trị thiết thực đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của khách hàng, đóng góp vào quá trình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam.
Đồng thời, Agribank cùng các đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực cùng quy tụ về Diễn đàn nhằm đóng góp và chia sẻ đường hướng, chính sách, kinh nghiệm thực tiễn và các khuyến nghị để thúc đẩy tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh theo hướng đổi mới sáng tạo; sớm hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế số và xã hội số của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã đề ra, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian tới.
Agribank hiện là ngân hàng thương mại duy nhất do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ; tổng tài sản đạt trên 1,89 triệu tỷ đồng; nguồn vốn đạt trên 1,71 triệu tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,44 triệu tỷ đồng, trong đó luôn dành 70% dư nợ đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn - nông dân. |
Lệ Thanh
" alt=""/>Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số đầu tiên tại Việt Nam