Quy mô cũng như vị trí khu đất nghiên cứu dự án đầu tư xây dựng sân bay Gò Găng mới được xác định theo đề nghị của Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Cụ thể, khu đất dự tính xây sân bay rộng 148,5ha, toạ lạc tại đảo Gò Găng, xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu.
Khu đất có vị trí phía Đông Bắc giáp đường Vũng Tàu – Gò Găng – Long Sơn; phía Tây Nam giáp Vịnh Gành rái; phía Đông Nam giáp đường quy hoạch và phía Tây Bắc giáp sông Chà Và.
UBND tỉnh giao Ban quản lý dự án Giao thông khu vực Cảng Cái Mép – Thị Vải liên hệ với các sở ngành liên quan tổ chức khảo sát, nghiên cứu dự án; báo cáo, đề xuất UBND tỉnh quyết định. Các sở ngành địa phương căn cứ trách nhiệm quản lý hướng dẫn thủ tục về quy hoạch xây dựng, đất đai và hình thức đầu tư dự án theo quy định.
Theo quy hoạch, sân bay Gò Găng là 1 trong 8 khu chức năng thuộc dự án Khu đô thị mới Gò Găng, TP. Vũng Tàu. |
Việc di dời sân bay Vũng Tàu sang Gò Găng nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2006 – 2015 và quy hoạch chung xây dựng TP. Vũng Tàu đến năm 2020.
Sân bay Vũng Tàu hiện hữu tại phường 9, TP. Vũng Tàu có quy mô 172ha nhưng diện tích thực dùng cho sân bay chỉ 125ha. Hoạt động bay tại sân bay này chủ yếu dùng cho các loại máy bay trực thăng phục vụ ngành dầu khí và vận chuyển quân sự.
Sân bay hiện hữu do Công ty dịch vụ bay Miền Nam quản lý và khai thác, tuy nhiên được đánh giá không phát huy hết thế mạnh du lịch của tỉnh, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại ngày càng cao của người dân lẫn nhà đầu tư.
Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, công tác di dời sân bay Vũng Tàu được quy hoạch từ năm 2005, đến nay các yêu cầu về cơ sở hạ tầng giao thông đã được đầu tư hoàn chỉnh, cần thiết nhanh chóng thực hiện di dời.
Cuối năm 2019, liên danh Tổng Công ty Đầu tư Văn Phú – Invest và Công ty CP Đầu tư VCI đã có đề nghị xin được nghiên cứu, lập quy hoạch và đề xuất dự án đầu tư tại khu đất sân bay cũ thuộc TP. Vũng Tàu.
Về vị trí dự kiến xây dựng sân bay Vũng Tàu mới, Gò Găng là hòn đảo nhỏ thuộc xã đảo Long Sơn, cách TP.HCM 90km và cách trung tâm TP. Vũng Tàu chỉ 3km. Những năm gần đây, đảo Gò Găng còn được biết đến là địa điểm du lịch thú vị với nguồn thuỷ hải sản phong phú và bãi tắm đẹp.
- Thuộc dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Sân bay quốc tế Long Thành, dự án hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại hai khu tái định cư đang bị chậm tiến độ.
" alt=""/>Bà Rịa – Vũng Tàu tính xây sân bay rộng 250ha trên đảoRỗi lúc nào cho con đi bơi lúc đó
Cho con đi bơi và học bơi là việc làm rất đáng khích lệ của các bậc phụ huynh, nhất là trong bối cảnh tai nạn đuối nước xảy ra khá nhiều hiện nay, trong đó tỷ lệ đuối nước chủ yếu xảy ra ở những đối tượng không biết bơi. Tuy nhiên đi bơi và học bơi như thế nào, vào thời điểm nào cũng là việc các bậc phụ huynh cũng cần phải cân nhắc.
Thực tế không ít trường hợp tranh thủ ngày cuối tuần hoặc tranh thủ những lúc nhàn rỗi, bố mẹ cho con đi tập bơi, sau đó con bị ốm và phải nhập viện điều trị, như vậy không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tốn kém thêm kinh phí.
Chị Thu Hoài (Đại Mỗ - Từ Liêm – Hà Nội) mỗi tuần chỉ xin nghỉ được 2 buổi chiều, tranh thủ thời gian nghỉ đó chị về sớm cho con đi học bơi. Tuy nhiên mới chỉ đi được buổi đầu tiên, con chị đã lăn ra ốm và phải điều trị mất vài ngày vì sốt và viêm đường hô hấp cấp.
Theo đó, dù trời nắng rất to nhưng do thời quỹ thời gian có ít nên 2 giờ chiều là hai mẹ con chị Hoài đã khăn gói ra bể để học bơi. Là buổi học đầu tiên và có mẹ đi cùng, nên dù đã hết thời gian 1 tiếng, nhưng con gái chị Hoài vẫn đòi chơi thêm 1 tiếng nữa.
Kết quả là, sau gần 2 tiếng học bơi và nô đùa dưới nước, cộng thêm nhiệt độ cao và trời nắng…chỉ sau 1 buồi đi học bơi, con gái chị Hoài đêm hôm đó đã sốt gần 40 độ và phải ra trạm y tế phường nhờ can thiệp lúc nửa đêm. Cũng từ đó, việc học bơi của con chị Hoài cũng gián đoạn vì sợ lại bị ốm.
Những trường hợp như chị Hoài không phải là hiếm gặp hiện nay, nguyên nhân là do các phụ huynh bị gò bó về thời gian. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia việc cho con đi bơi như vậy là phản khoa học và không mang lại hiệu quả cao.
BS Vũ Thị Thu Thủy – Trưởng khoa Khám bệnh và Hồi sức Cấp cứu (Bệnh viện Thể thao Việt Nam) cho rằng, thời gian lý tưởng để cho trẻ bơi lội đó là buổi sáng từ 6 giờ đến 8 giờ sáng, còn buổi chiều là khoảng 17 đến 18 giờ 30 phút. Lý do là trong khoảng thời gian này nước bể sẽ không còn nóng vì ánh nắng mặt trời chiếu xuống. Thứ hai là thời điểm đó khi đi tắm cơ thể con người ít phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, và ánh nắng lúc này không còn gay gắt nữa.
“Các bậc phụ huynh tuyệt đối không cho trẻ đi tắm vào khoảng thời gian giữa trưa hay khi trời còn nắng gắt, bởi khi đó không những cơ thể bị mất nước, kiệt sức mà còn dễ bị cảm nắng, và nhiều hệ lụy khác đến sức khỏe”, BS Thủy khuyến cáo.
Trước khi cho trẻ học bơi cần tắm trắng làm quen nước. |
Chủ quan với tai nạn nước giật
Một tai nạn hay nói cách khác là sai lầm nữa mà nhiều người đi tắm hoặc đi bơi ở bể bơi rất hay mắc phải đó là tình trạng nước giật. Thậm chí có người khi bị nước giật nhưng không biết mình bị làm sao.
Ví dụ như trường hợp của bạn Đinh Thành Trung khi ra bể bơi Khu Liên hợp thể thao Quốc Gia (Mỹ Đình), vẫn thói quen như mọi khi đó là thay quần áo bơi và nhảy từ trên cầu xuống nước. Tuy nhiên, hôm đó không hiểu vì lý do gì người Thành Trung cứng đơ như kiểu chuột rút toàn thân. Rất may Trung được mọi người ở bể phát hiện kịp thời và tiến hành sơ cứu, sau đó đưa vào Bệnh viện Thể thao để thăm khám lại.
Trao đổi với phóng viên về hiện tượng nước giật khi đi bơi hoặc đi tắm sông, hồ BS Vũ Thị Thu Thủy cho biết, đây là tai nạn và là một dạng ngạt nước thường hay xảy ra. Điều đáng nói tai nạn này không chỉ xảy ra đối với người không biết bơi, mà nhiều người biết bơi nhưng chủ quan nên vẫn bị như thường.
“Đây là một dạng ngạt nước (nước giật, sốc nước) do ngất khi tiếp xúc với nước. Theo đó có 3 dạng thường hay xảy ra tình trạng ngất dưới nước, đó là chấn thương do sức ép vào vùng thượng vị, nhãn cầu và vùng sinh dục. Đôi khi cũng xảy ra trong tình trạng người bơi gập hoặc ưỡn quá mức đốt sống cổ.
Thứ hai là nguyên nhân do nhiệt hoặc chênh lệch nhiệt. Ở nguyên nhân này thì chia thành hai nhóm đó là sốc nhiệt (do nhiệt độ tăng làm giảm mạch, giảm thể tích tuần hoàn) và nhóm thứ hai chính là nước giật (làm co mạch đột ngột, gây tăng đột ngột thể tích tuần hoàn về tim).
Cuối cùng là ngất do do dị ứng, loại này rất hiếm gặp và chủ yếu là những người có bệnh lý bẩm sinh hoặc do quá sợ hãi”, BS Thủy phân tích.
Để đề phòng nước giật, BS Thủy cho biết: “Cách đề phòng rất đơn gian, nhưng mọi người thường hay bỏ qua. Thứ nhất như tôi đã nói ở trên, mọi người không nên đi tắm khi nhiệt độ ngoài trời quá cao. Điều đặc biệt lưu ý là khi đi tắm ở hồ bơi hay ngoài thiên nhiên chúng ta phải tắm tráng (làm quen với nước) trước cho cơ thể thích ứng sau đó mới hoạt động bơi lội. Nếu bỏ qua giai đoạn này, nhảy thẳng xuống vùng nước sâu rất dễ bị nước giật”.
(Theo Eva.vn)
" alt=""/>Kinh nghiệm cho con đi học bơiThực tế, không ít chị em bỏ qua các vấn đề này. Một số chị em hay chia sẻ với nhau rằng: “Đợt này công việc khiến mình bị stress quá, dẫn đến kinh nguyệt cũng thất thường, tháng có, tháng không, tháng sớm, tháng muộn, không còn đều như trước nữa. Nhưng chắc qua đợt này sẽ lại ổn thôi”; hay “Đợt vừa rồi mình có lỡ uống thuốc tránh thai nên chắc bị ảnh hưởng phần nào. Tháng sau chắc sẽ bình thường ngay.” Một số khác thì mặc định đó là do gen, vì thế hệ đi trước như các bà, các mẹ, các chị cũng vậy nên mình như vậy cũng là bình thường, không có gì đáng lo.
Theo các chuyên gia y tế, kinh nguyệt của mỗi người thường có chu kỳ, số lượng và đặc điểm nhất định. Sự rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở mỗi giai đoạn của phụ nữ như: dậy thì, mãn kinh, mang thai, sinh con và cho con bú do rối loạn nội tiết. Tuy nhiên có những rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh nguy hiểm nên chị em không nên chủ quan.
Chị N.M.P chia sẻ chị rất hối hận vì đã chủ quan khi bị rối loạn kinh nguyệt: “Từ khi dậy thì kinh nguyệt của mình đã thất thường rồi, mình cũng lo lắng sau này sẽ ảnh hưởng đến việc sinh con nhưng mẹ với các bác mình bảo đều không phải lo đâu vì ngày trước họ cũng thế. Cứ bình chân như vại cho đến khi mình lấy chồng năm 29 tuổi, sau gần 3 năm mình vẫn chưa thể có em bé, đi khám mới biết mình bị buồng trứng đa nang, phải can thiệp nhiều biện pháp may ra mới có thể có em bé và phải rất giữ gìn vì mình cũng nhiều tuổi rồi”.
Chị D.T.M cho biết từ lúc bị rối loạn kinh nguyệt lúc nào chị cũng thấy khó chịu trong người, hay cáu gắt, mệt mỏi và không còn mặn mà gì trong chuyện vợ chồng nữa.
Để phòng tránh các căn bệnh phụ khoa, chuyên gia khuyến cáo chị em cần chủ động theo dõi sức khỏe, khám định kỳ, bên cạnh đó cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lý, tập thể dục thường xuyên, giữ tâm lý luôn thoải mái, không lạm dụng thuốc tránh thai, các chất kích thích; có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ cải thiện rối loạn kinh nguyệt.
Thấu hiểu nỗi lòng thầm kín của phái đẹp và mong muốn mang đến giải pháp hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ Việt Nam, Công ty Cổ phần phát triển dược Vesta đã nghiên cứu và sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe LadyCare V. Sản phẩm được bào chế từ những dược liệu quý như bạch đồng nữ, hương phụ, ich mẫu, ngải cứu, đảng sâm, phục linh, bạch truật, cam thảo… cùng bột Nam việt quất (nguyên liệu nhập khẩu Naturex Mỹ), chiết xuất bụp giấm… giúp hỗ trợ hoạt huyết, hỗ trợ điều kinh, hỗ trợ làm giảm tình trạng khí hư, bạch đới, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh ở phụ nữ. Sản phẩm được phân phối độc quyền bởi Công ty Cổ phần Dataki Việt Nam Địa chỉ: Tầng 8, tòa nhà Sannam, số 78 phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội https://www.ladycarev.com.vn/ Không sử dụng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |
(Nguồn: Công ty Cổ phần Dataki Việt Nam)
" alt=""/>Làm gì khi ‘kỳ đèn đỏ’ thất thường?