Hãy tưởng tượng một ngày nào đó,ềntảngBlockchainsẽtạoracácAItốthơnbằngcáchcungcấpdữliệuchấtlượđỗ thị hà bạn bước chân vào một cửa hàng gần nhà và nhân viên bán hàng ngay lập tức cho bạn những sản phẩm bạn đang cần, đúng với kích thước, khẩu vị mà bạn yêu thích trong khi bạn còn chưa kịp yêu cầu bất cứ thứ gì.
Theo VentureBeat, đó là những gì mà Ai hứa hẹn sẽ làm được trong tương lai. Thách thức hiện tại đối với các doanh nghiệp nhỏ không phải là chi phí cho công nghệ AI – chúng càng ngày càng có những mức giá vô cùng phải chăng và dễ tiếp cận hơn. Chúng ta đang dần vượt qua các rào cản ban đầu khi cung cấp đủ cho các AI những dữ liệu chất lượng cao về khách hàng để chúng bắt đầu học và áp dụng nó cho hệ thống. Rất ít nhà bản lẻ có thể nhận ra khách hàng của họ trên nhiều kênh và thiết bị mà thường dựa vào những dữ liệu do bên thứ 3 cung cấp, nhưng những dữ liệu đó không thể cung cấp đủ những thông tin cần thiết về những sản phẩm mà khách hàng đang muốn tìm. Hơn nữa, hầu hết các nhà bán lẻ chỉ xử lí được một phần nhỏ những dữ liệu về nhu cầu của khách hàng, và những dữ liệu đó là chưa đủ để AI có thể hoạt động tốt.
Đó là lí do mà công nghệ Blockchain phải thay đổi. Sự đổi mới quan trọng của nó là tạo ra một cơ sở dữ liệu được mở và sắp xếp sẵn, nhưng với sự kiểm soát nghiêm ngặt về bảo mật. Người mua hàng có thể ủy quyền cho tất cả các cửa hàng mà họ muốn cộng tác để đóng góp dữ liệu mua hàng của mình cho hệ thống ghi chép nhằm bảo vệ sự riêng tư của người tiêu dùng lẫn các nhà bán lẻ.
Ngày nay, các nhà bán lẻ các mặt hàng second hand vẫn rất khó cạnh tranh khi hệ thống AI của các công ty như Amazon tiếp cận khách hàng với những lời khuyên như "Bây giờ bạn đã mua một chiếc váy đen, bạn không cần một chiếc váy màu đỏ nữa?" và thế là họ làm lung lay những quyết định của khách hàng, khiến cho một số nhà bán lẻ quy mô nhỏ phải chịu thiệt thòi.
Nếu Blockchain có một cuốn thông tin ghi chép ghi lại tất cả những dữ liệu mua sắm, một cửa hàng bán giày có thể tự gửi mail cho bạn để đề xuất một đôi giày mà bạn đang cần, dù cho nó được bán ở một cửa hàng khác. Hay trong một cửa hàng bán quần áo, nhân viên có thể dùng ứng dụng để xem những dữ liệu trang phục của khách hàng để cung cấp những sự lựa chọn tốt nhất cho họ.
Nhưng, gần đây, khi chúng ta nghe rất nhiều về việc những thông tin dữ liệu chúng ta ủy quyền cho Facebook bị lộ ra ngoài cho để phục vụ cho những hành vi bất chính. Vậy dựa vào đâu để có thể đặt niềm tin vào một cơ sở dữ liệu khổng lồ tương tự, nơi mà các dữ liệu mua sắm được ủy thác hoàn toàn? Dựa vào việc Blockchain đảo ngược cán cân quyền lực, đưa người tiêu dùng lên vị trí kiểm soát, thay vì doanh nghiệp như trước đây.
Mỗi người mua hàng sẽ ủy quyền cho việc bổ sung dữ liệu mua hàng của họ vào chuỗi dữ liệu. Và mỗi một khách hàng sẽ có quyền kiểm soát truy cập và khóa các dữ liệu này lại, chỉ hiển thị cho những đối tượng được phép. Và nếu thực tế là như vậy, thì các nhà bán lẻ sẽ không thể truy cập vào cơ sở dữ liệu của người dùng mà chỉ có hệ thống AI của họ mới có khả năng truy cập tạm thời, sau đó lấy các dữ liệu cần thiết và kết hợp các dữ liệu này với dữ liệu hàng hóa của các nhà bán lẻ để cung cấp các đề xuất phù hợp trong thời gian thực. Khi bạn sẵn sàng trao quyền truy cập vào dữ liệu của mình cho các nhà bán lẻ để cung cấp những sự lựa chọn thích hợp hơn, bạn có thể làm điều đó. Còn nếu không, dữ liệu của bạn là hoàn toàn riêng tư.
Khi bạn muốn trao quyền truy cập dữ liệu của mình cho các nhà bán lẻ, họ sẽ thu thập được nhiều dữ liệu một cách toàn diện hơn, và những dữ liệu đó được duy trì cập nhật bởi người dùng. Và điều này sẽ giúp tăng lượng dữ liệu có sẵn để cung cấp cho AI, tất nhiên, nó sẽ giúp tăng độ chính xác của các đề xuất.
Hệ thống dữ liệu khách hàng này cũng có thể tạo ra một luồng dữ liệu cải tiến cho hệ thống máy tự học: vòng lặp phản hồi. Người mua hàng sẽ dễ dàng chỉ ra rằng các khuyến nghị từ AI có giá trị gì cho họ hay không, tạo ra các tín hiệu phản hồi ngược lại cho AI, từ đó nó có thể điều chỉnh để cải thiện độ chính xác. Tất nhiên, các hệ thống bản lẻ hiện tại đều có mục yêu cầu phản hồi, nhưng bằng phương pháp phản hồi của Blockchain, cơ sở dữ liệu sẽ trở nên ngày một hoàn chỉnh hơn.
Có một lợi ích mà rất ít người nhận thấy được từ việc dùng các cơ sở dữ liệu Blockchain cho AI – rằng Blockchain là bất biến, không ai có thể thay đổi các cơ sở dữ liệu của nó. Tức là các mô hình AI có thể truy cập và hoàn toàn tin tưởng xuất xứ của những phần tử dữ liệu. Nếu trong trường hợp nó chỉ ra rằng có một nguồn dữ liệu không đáng tin cậy, Blockchain sẽ theo dõi và gỡ bỏ.
Với Blockchain, chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới của hệ thống AI, một hệ thống hữu ích hơn rất nhiều. Ngành công nghiệp sẽ phải nhường chỗ cho hệ thống trí tuệ nhân tạo này, và nó sẽ giúp cuộc sống của chúng ta trở nên phong phú, an toàn và thuận tiện hơn.