Thời sự

Apple sẽ ra mắt iPhone 10 năm nay

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-01-19 19:39:43 我要评论(0)

Giới phân tích phỏng đoán rằng Apple sẽ không gọi tên chiếc iPhone ra mắt năm nay là iPhone 8 nữa màbxh v league 2023bxh v league 2023、、

Giới phân tích phỏng đoán rằng Apple sẽ không gọi tên chiếc iPhone ra mắt năm nay là iPhone 8 nữa mà sẽ đổi thành iPhone 10 nhằm đánh dấu sự kiện 10 năm ra mắt chiếc điện thoại này.

Từ trước tới nay,ẽramắtiPhonenăbxh v league 2023 tên gọi iPhone được tịnh tiến theo ký tự số, từ iPhone 3G tới iPhone 7. Thông lệ này có thể thay đổi vào năm kỷ niệm sinh nhật iPhone 10 tuổi. 

{ keywords}

Thực tế, việc thay đổi tên gọi sản phẩm không phải hiếm. Trước đây Microsoft cũng đã làm việc này với hệ điều hành Windows. Windows có phiên bản Windows 7, Windows 8 nhưng lại không có Windows 9 mà nhảy cóc lên hẳn Windows 10. 

Nếu iPhone tiếp tục giữ cái tên iPhone 8, đó sẽ là sự nhàm chán, chậm đổi mới, mặc dù chỉ là cái tên. Hầu hết fan hâm mộ Quả táo sẽ không thoải mái với điều này, bởi không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi bỏ ra 700-800USD cho một chiếc iPhone mới mà cảm thấy nó không phải là sản phẩm hoàn hảo nhất.

Ngoài ra, cũng có thêm một lý do nữa từ Samsung. Cả Apple và Samsung đều sử dụng kiểu đánh số cho sản phẩm, chẳng hạn iPhone 7 cạnh tranh trực tiếp với Galaxy S7, hay iPhone 8 cạnh tranh với Galaxy S8. 

Nhưng sang năm 2018 thì sao? Samsung sẽ ra mắt Galaxy S9, chẳng lẽ Apple lại mắc kẹt với kiểu đánh số tịnh tiến khi đó là iPhone 8S. 

Nguyễn Minh(theo BGR)

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Tại Hội nghị đối thoại Thủ tướng Chính phủ và doanh nghiệp, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch CMC đã đại diện cho các doanh nghiệp ngành ICT đóng góp tham luận hiến kế phục hồi kinh tế.

“Tuy nhiên, bài học từ đại dịch Covid-19 có thể tạo ra nhận thức mới cho toàn xã hội, biến thách thức thành cơ hội, đặc biệt là ngành CNTT nếu biết tận dụng. Thời điểm này, vai trò của CNTT được bộc lộ rõ nét và nổi bật hơn khi nó trở thành phương thức giúp xã hội thoát khỏi khó khăn do tác động tiêu cực của dịch bệnh. Dưới sự chỉ đạo thống nhất của Bộ TT&TT, đã có hàng ngàn doanh nghiệp CNTT tham gia vào công tác phòng chống dịch: ứng dụng CNTT giúp giảm thời gian truy vết các cá nhân liên quan đến ca bệnh Covid-19. Ví dụ như Viettel phối hợp cùng Bộ Y Tế ứng dụng giải pháp CNTT trong triển khai hoạt động tư vấn điều trị từ xa rất hiệu quả; VNPT giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo ứng dụng CNTT trong dạy học trực tuyến; VTV hỗ trợ dạy học qua truyền hình cho học sinh; VNPost mới đây ra mắt nền tảng Mã địa chỉ bưu chính số - Vpostcode nhằm giúp cho thương mại điện tử phát triển; CMC cùng Microsoft trợ giúp các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức làm việc từ xa, làm việc tại nhà – Work from Home, các cuộc hội họp theo hình thức online, giải quyết được khó khăn cho các cơ quan và doanh nghiệp khi thực hiện cách ly xã hội; các doanh nghiệp CNTT đã cung cấp nhân lực, các sản phẩm giải pháp CNTT cũng như miễn giảm hàng chục ngàn tỷ đồng thông qua các chương trình hỗ trợ miễn giảm giá dịch vụ Viễn thông và CNTT cho khách hàng. Việt Nam là một trong số ít nước tự chủ xây dựng được nhiều ứng dụng CNTT phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19”, ông Chính nhận định.

Trên cơ sở đó, ông Chính có 8 đề xuất kiến nghị lên Thủ Tướng, Chính phủ, cụ thể như cần đầu tư mạnh về chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số. Theo các chuyên gia của Tổ chức Nghiên cứu Khoa học - Công nghiệp khối Thịnh vượng chung (CSIRO), chuyển đổi số sẽ đem lại 1,1% tăng trưởng GDP mỗi năm, giúp Việt Nam lấy lại đà tăng trưởng do ảnh hưởng của dịch Covid.

Chủ tịch CMC cho rằng, Chính phủ cần đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán trực tuyến, triển khai nhanh cấp phép Mobile Money, đẩy nhanh sử dụng hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công quốc gia, thanh toán trực tuyến phí, lệ phí, thuế, nộp phạt xử lý vi phạm hành chính, đóng bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm y tế và các nghĩa vụ tài chính khác trong giải quyết thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh xây dựng hạ tầng số quốc gia: Chương trình chuyển đổi số quốc gia đặt ra mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử; kinh tế số chiếm 30% tổng sản phẩm quốc nội. Để làm được việc đó, Chính phủ, Bộ TT&TT và các doanh nghiệp CNTT Việt Nam cần phối hợp xây dựng hạ tầng số mạnh mẽ cho quốc gia, gồm: Hạ tầng cứng như 5G, kết nối, lưu trữ dữ liệu: Hạ tầng mềm như cơ sở dữ liệu quốc gia, dữ liệu mở và Hạ tầng thể chế, chính sách phù hợp với xã hội số.

"Chúng ta phải thúc đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn đầu tư công, ưu tiên đầu tư công trong lĩnh vực CNTT và chuyển đổi số trên tinh thần là giải ngân hết số vốn còn lại của năm 2019 và vốn kế hoạch năm 2020, không để dồn vào cuối năm. Điều này chúng tôi đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác nhận trong buổi làm việc của doanh nghiệp CNTT với Bộ. Chính phủ đóng vai trò tạo chính sách kích cầu thông qua việc Chính phủ đặt hàng các sản phẩm, dịch vụ CNTT cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ", ông Nguyễn Trung Chính nói.

Chủ tịch CMC đề nghị giảm 25% các loại thuế phí, trong đó có thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của người lao động nhằm kích cầu nhu cầu mua sắm đầu tư của người dân và doanh nghiệp. Miễn giảm thuế cho doanh nghiệp đầu tư vào chuyển đổi số nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào chuyển đổi số. Ông Chính bày tỏ tin tưởng Chính phủ sẽ tăng được nguồn thu thông qua chính sách cắt giảm này. Chính phủ cần cải cách triệt để các thủ tục hành chính như đơn giản hóa thủ tục, cắt giảm thời gian giải quyết, làm sao đúng như tinh thần chống dịch: nhanh, quyết liệt và hiệu quả. Chính phủ cũng quyết liệt thực hiện đưa mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT, là trung tâm dịch vụ số Digital HUB của khu vực Châu Á Thái Bình Dương - APAC.

 “Có thể nói, đại dịch Covid-19 đang tạo ra một “cú hích” cho chúng ta khởi tạo Cuộc sống số. Đây là thời cơ vàng cho ngành CNTT phát triển sâu rộng, tận dụng công nghệ số để tạo ra đột phá cho kinh tế số nói riêng và nền kinh tế nói chung”, ông Nguyễn Trung Chính nhấn mạnh.

TK

" alt="'Ưu tiên đầu tư công trong lĩnh vực CNTT và chuyển đổi số để phục hồi kinh tế'" width="90" height="59"/>

'Ưu tiên đầu tư công trong lĩnh vực CNTT và chuyển đổi số để phục hồi kinh tế'

Israel phat trien cong nghe phat hien noi doi qua chuyen dong co mat hinh anh 1

Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, các nhà khoa học Israel đã phát triển một công nghệ mới với độ chính xác lên tới 73% thông qua chuyển động của cơ mặt.

Thông báo của Đại học Tel Aviv (TAU) cho biết một nhóm các nhà nghiên cứu của trường do Giáo sư Yael Hanein thuộc Trung tâm Khoa học Nano và Công nghệ Nano cùng Giáo sư Dino Levy thuộc trường Quản lý Coller đứng đầu đã phát triển phương pháp trên.

Độ chính xác của phương pháp này cao nhất trong tất cả các phương pháp phát hiện nói dối hiện nay. 

Nghiên cứu dựa trên thành tựu mới từ phòng thí nghiệm của Giáo sư Hanein là các miếng dán mang điện cực giúp theo dõi và đo lường hoạt động của các cơ và dây thần kinh.

Công nghệ này đã được thương mại hóa với nhiều ứng dụng, chẳng hạn theo dõi giấc ngủ tại nhà và phát hiện sớm các bệnh thần kinh.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học sử dụng công nghệ trên để khám phá hiệu quả trong lĩnh vực phát hiện nói dối. Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã gắn miếng dán có các điện cực đặc biệt lên hai nhóm cơ trên mặt là cơ má gần môi và cơ trên lông mày.

Theo phương pháp này, các nhà nghiên cứu phân loại 2 nhóm nói dối khác nhau - nhóm có cơ má chuyển động khi nói dối và nhóm chuyển động lông mày. Kết quả cho thấy khả năng phát hiện nói dối đạt tới 73%.

Giáo sư Levy cho biết nghiên cứu mới này dựa trên lập luận các cơ trên mặt thay đổi khi nói dối.

Các nhà khoa học TAU hiện đang đẩy nhanh hoàn thiện giai đoạn thử nghiệm, xây dựng thuật toán và tìm cách loại bỏ việc sử dụng các điện cực.

Nhóm nghiên cứu tin rằng công nghệ mới có tác động lớn trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống khi các điện cực trong tương lai trở nên khá phổ biến và các phần mềm ghi hình có khả năng phát hiện nói dối dựa trên chuyển động của cơ mặt.

Theo Giáo sư Levy, các máy quay có độ phân giải cao có thể hỗ trợ đáng kể trong các trường hợp như hoạt động ngân hàng, cảnh sát thẩm vấn điều tra tội phạm, phát hiện nguy cơ an ninh tại sân bay hay phỏng vấn tuyển dụng trực tuyến.

Phương pháp phát hiện nói dối phổ biến nhất hiện nay là thông qua một thiết bị đo lường và ghi nhận các dấu hiệu vật lý như huyết áp, nhịp tim, nhịp thở trong quá trình hỏi đáp.

(Theo Vietnam+)

 

Thiên tài vật lý 11 tuổi bày tỏ nguyện vọng bất tử bằng công nghệ

Thiên tài vật lý 11 tuổi bày tỏ nguyện vọng bất tử bằng công nghệ

Laurent Simons, cậu bé 11 tuổi đến từ Bỉ vừa tốt nghiệp cử nhân tại Đại học Antwerp chuyên ngành vật lý với điểm cao ngất ngưởng 85/100. Điều đáng nói là cậu bé chỉ mất 1 năm hoàn thành chương trình so với thời gian 3 năm thông thường.

" alt="Israel phát triển công nghệ phát hiện nói dối qua chuyển động cơ mặt" width="90" height="59"/>

Israel phát triển công nghệ phát hiện nói dối qua chuyển động cơ mặt

Sở TT&TT, huyện Lập Thạch dẫn đầu về xây dựng chính quyền điện tử tại Vĩnh PhúcSở TT&TT Vĩnh Phúc xếp vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử tại các Sở, ban, ngành của Vĩnh Phúc năm 2019 (Ảnh minh họa: D.V)

UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa công bố xếp hạng ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2019.

Theo đó, việc đánh giá, xếp hạng được thực hiện theo 2 nhóm cơ quan, đơn vị gồm khối các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố trên địa bàn Vĩnh Phúc.

Sở TT&TT, huyện Lập Thạch dẫn đầu về xây dựng chính quyền điện tử tại Vĩnh Phúc
Xếp hạng ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử của các Sở, ban, ngành tại Vĩnh Phúc.

Cụ thể, trong 20 Sở, ban, ngành của tỉnh, với việc đạt tổng điểm 58,08/63, Sở TT&TT Vĩnh Phúc dẫn đầu về ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử. Bốn vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Ngoại vụ và Tài chính.

Với việc chỉ đạt được tổng điểm hơn 29 cho cả 2 nhóm tiêu chí đánh giá về điều kiện sẵn sàng và mức độ ứng dụng, Sở Công Thương, Thanh tra tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là 3 cơ quan xếp ở các vị trí cuối trong bảng xếp hạng ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử tại các Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019.

Sở TT&TT, huyện Lập Thạch dẫn đầu về xây dựng chính quyền điện tử tại Vĩnh Phúc
Xếp hạng ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử của UBND các huyện, thành phố tại Vĩnh Phúc.

Đối với 9 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, dẫn đầu về ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử năm 2019 là UBND huyện Lập Thạch, với tổng điểm đạt được là 90,69 điểm/138 điểm.

Các vị trí tiếp theo trong bảng xếp hạng lần lượt thuộc về UBND các huyện, thành phố: Vĩnh Tường, Tam Đảo, Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Yên, Sông Lô, Phúc Yên và cuối cùng là UBND huyện Tam Dương.

Trước Vĩnh Phúc, đã có nhiều địa phương như Điện Biên, Khánh Hòa, Hưng Yên, Cao Bằng, Phú Thọ, Hòa Bình... công bố kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử trong cơ quan nhà nước năm 2019.

Việc đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn nhằm giúp cho các tỉnh, thành phố thấy được thực trạng tại địa phương. Đây chính là thước đo định lượng rõ ràng về kết quả thực hiện các mục tiêu đã được đề ra tại các chương trình, kế hoạch CNTT; phục vụ cho công tác đánh giá kết quả thực hiện các chương trình, kế hoạch ứng dụng CNTT và hoạch định, xây dựng chính sách, chiến lược, chương trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của địa phương trong các giai đoạn tiếp theo.

Kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử cũng là căn cứ để lãnh đạo các Sở, ban, ngành cũng như các quận, huyện, thị xã trên địa bàn các tỉnh, thành phố xây dựng và thực hiện các biện pháp, giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế, từ đó nâng cao hiệu quả trong công tác ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử trong hoạt động của cơ quan, đơn vị.

M.T

Giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam: Nâng cao tinh thần chuyển đổi số quốc gia

Giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam: Nâng cao tinh thần chuyển đổi số quốc gia

Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2020 đã chính thức được khởi động. Ban tổ chức tiếp tục nhận hồ sơ đăng ký của các đơn vị đến hết ngày 30/6/2020.

" alt="Sở TT&TT, huyện Lập Thạch dẫn đầu về xây dựng chính quyền điện tử tại Vĩnh Phúc" width="90" height="59"/>

Sở TT&TT, huyện Lập Thạch dẫn đầu về xây dựng chính quyền điện tử tại Vĩnh Phúc