Vì sao người ta dành 3 tỷ giờ để học làm game thủ?
Theo một khảo sát mới đây cho thấy, các game thủ trên toàn thế giới đang dành khoảng 3 tỷ giờ mỗi tuần cho việc chơi game online và trong một thập kỷ tới, con số này sẽ là 21 tỷ giờ mỗi tuần. Đây là một con số khổng lồ. Có rất nhiều nguyên nhân lí giải vì sao số lượng game thủ và số thời gian chơi game lại gia tăng mạnh mẽ như vậy. Một trong số đó nằm ở việc những trò chơi trực tuyến giúp con người có thể làm được những việc mà họ không thể đạt tới ngoài đời thực.
Ví như World of Warcraft (WOW), trò chơi trực tuyến ăn khách nhất hiện nay, bất cứ game thủ khi tham gia thế giới ảo Azeroth, họ cũng có cảm giác bị lôi cuốn mạnh mẽ vào cuộc phiêu lưu. Thế giới trong WOW không có nạn thất nghiệp, không có sự phân biệt chủng tộc hay bất công. Mỗi khi game thủ phải làm một nhiệm vụ nào đó, họ sẽ nhận được sự trợ giúp của hàng trăm nghìn người chơi khác. Chính điều này đã lý giải vì sao các game thủ lại có thể dành tới 5.93 triệu giờ để khám phá lục địa Azeroth huyền bí.
Tiến sĩ Jane, người có 10 năm nghiên cứu về game online, đưa ra một thống kê khá lí thú, do một nhà nghiên cứu thuộc Đại Học Carnegie Mellon công bố: Ở một quốc gia có văn hóa game mạnh, trung bình một thanh niên dành khoảng 10.000 giờ kể từ khi bắt đầu chơi game online tới năm 21 tuổi. Con số này tương đương với lượng thời gian đi học của một trẻ em ở Mỹ (tính từ năm lớp 5 đến khi tốt nghiệp trung học) là 10.080 giờ. Như vậy, các thanh thiếu niên chơi game có hai quãng thời gian giáo dục song song, vừa học kiến thức ở trường, vừa học hỏi các yếu tố cần thiết để trở nên một game thủ cừ khôi. Học thuyết 10.000 giờ để thành công của Malcom nói rằng, nếu chúng ta sử dụng đủ 10.000 giờ học tập một bộ môn nào đó, học thật nỗ lực, đến năm 21 tuổi, chúng ta sẽ rất tinh thông bộ môn đó.
Bà Jane cho biết: khi tôi làm luận án tiến sỹ về vấn đề game online tôi đã băn khoăn với câu hỏi: tại sao khi chơi game chúng ta “hay” hơn chính chúng ta ở ngoài đời? Chữ “hay” tôi nói ở đây, nghĩa là có động lực để làm những điều lớn lao, biết bắt tay, biết hợp tác với mọi người. Tôi cho rằng khi hòa mình vào thế giới game, chúng ta đều “sống” bằng một phiên bản khác của chính chúng ta - phiên bản chất lượng nhất. Con người trong game của chúng ta lúc ấy sẵn sàng giúp đỡ bạn bè ngay khi họ nhờ vả, sẵn sàng mạnh dạn đối mặt với thử thách đến cùng, sẵn sàng đứng dậy sau mỗi thất bại để nỗ lực thêm lần nữa.
4 yếu tố tích cực của game online
" alt=""/>Game online ở góc nhìn tích cực