Ben Armstrong cảm thấy nội tâm day dứt khi anh nhận ra cần phải dừng công việc kinh doanh mà anh và nhiều người khác đã làm nhiều năm nay. Armstrong là một trong các người có ảnh hưởng liên quan đến tiền mã hóa (crypto) được xem nhiều nhất trên YouTube. Kênh của anh – BitBoy Crypto – thu hút hơn 1,ốihậnmuộnmàngcủanhữngYoutuberăntiềnquảngcáerling haaland5 triệu người theo dõi. Anh được các công ty tiền số trả tiền để giới thiệu sản phẩm mới cho người xem. Đó là một điều hối tiếc vì nó khiến chính khán giả của anh bị thiệt hại nặng nề.
Mùa thu năm 2020, Armstrong thông báo hợp tác với dự án tiền số DistX, gọi đây là đồng tiền số đáng tin cậy nhất. Ý tưởng của DistX là ngăn chặn nạn lừa đảo tiền mã hóa song cuối cùng, nó lại là một trò lừa không hơn không kém. Những người phát triển dự án đã chơi trò “rút thảm” – thổi giá lên cao rồi biến mất đột ngột, bỏ lại các nhà đầu tư ngây thơ. Đồng tiền này đã giảm 99% giá trị, chỉ còn chưa tới 1 xu.
Ben Armstrong trong một buổi ghi hình cho kênh YouTube BitBoy Crypto. (Ảnh: CNBC) |
Armstrong cho biết, anh từng kiếm được hơn 30.000 USD cho một video quảng bá, bao gồm cả video quảng cáo DistX và dễ dàng kiếm hơn 100.000 USD/tháng chỉ từ quảng cáo. Dù vậy, hiện nay Armstrong thấy bản thân có trách nhiệm với những tổn thất của người theo dõi.
Anh ngừng công việc này từ tháng 1 nhưng ở ngoài kia, các KOL khác vẫn tiếp tục hoạt động trong thị trường béo bở. CNBC phát hiện có nhiều người như vậy. Hồi đầu năm, một người bí ẩn đã đăng danh sách 44 tài khoản YouTube chuyên quảng cáo cho tiền số cùng thù lao của họ. Một số nhận được tới 65.000 USD cho mỗi video.
Theo Armstrong, anh đã dùng tiền kiếm được từ quảng cáo cho DistX để bồi thường cho những người theo dõi mình sau khi đồng coin bị sập. Anh đặc biệt thấy tội lỗi vì đã quảng cáo dày đặc về nó trên kênh của mình.
DistX không phải dự án duy nhất anh quảng cáo đã giảm mạnh giá trị. Sau khi các dự án như Ethereum Yield, Cypherium và MYX Network thất bại, anh xóa các video quảng bá trên kênh.
Khi CNBC tiếp cận các KOL có trong danh sách, một số nói rằng thù lao bị thổi phồng, một số chia sẻ họ kiếm được tối thiểu 1.000 USD mỗi video. Không giống với Armstrong – người nói rõ video nào được tài trợ, vài KOL không tiết lộ điều đó trong video.
Joe Rotunda, Giám đốc bộ phận Hành pháp của Ủy ban Chứng khoán bang Texas, cho biết, ông nhìn thấy nhiều video quảng cáo trá hình cho các dự án lừa đảo. Ông và nhóm các nhà quản lý gần đây đệ trình các hành động chống lại hai sòng bạc trong metaverse. Câu lạc bộ sòng bạc Flamingo và Câu lạc bộ Sòng bạc Sand Vegas bị cáo buộc cố gắng lừa đảo các nhà đầu tư nhỏ lẻ bằng cách bán chứng khoán chưa đăng ký.
Ông và cộng sự đã phát hiện các hoạt động lừa đảo trên metaverse nhờ vào các video quảng cáo của KOL trên YouTube. Theo nhà chức trách, Câu lạc bộ Sòng bạc Flamingo đã tuyển dụng các nhân vật tham gia và trả tiền để quảng cáo sản phẩm trên kênh YouTube. Những tin nhắn trên một nền tảng chat phổ biến chỉ ra một trong các KOL đã “mang về rất nhiều nhà đầu tư nhờ các video của mình”.
Các hoạt động quảng cáo khả nghi không chỉ diễn ra trên YouTube. Vào tháng 5, Ủy ban Đạo đức Hạ viện thông báo điều tra Thượng nghị sỹ Madison Cawthorn do nghi ngờ quảng bá tiền số bất hợp pháp. Ông đã mua từ 100.000 đến 250.000 USD đồng “Let’s Go Brandon”, chụp ảnh với đồng sáng lập của coin trên Instagram, đồng thời bình luận tích cực, khiến giá coin tăng thêm 75%. Ông đã bán coin ngay khi lập đỉnh, trong khi chỉ trong vài tuần, giá trị đồng coin giảm mạnh.
Armstrong chia sẻ, quyết định ngừng nhận tiền quảng cáo đã trút gánh nặng trên vai anh vì từ nay anh có thể đăng video thoải mái. Song, anh hiểu vì sao những người khác vẫn tiếp tục, đó là một cách tốt để xây dựng việc kinh doanh.
Ông Rotunda cho rằng, khi mối quan tâm đến tiền số và metaverse càng tăng, các vụ lừa đảo cũng tăng theo. Các nhà chức trách cần phải tập trung vào các giao dịch tài sản kỹ thuật số vì có nhiều tội ác chưa được phát hiện. “Thứ chúng ta thấy chỉ là phần nổi của tảng băng chìm”, ông nói.
Du Lam (Theo CNBC)
Tỷ phú tiền số CZ kiện Bloomberg tội phỉ báng
Ngày 25/7, Changpeng Zhao (CZ) - tỷ phú sáng lập Binance - đâm đơn kiện nhà xuất bản tạp chí Bloomberg Businessweek tại Hong Kong vì bản dịch bài báo mô tả ông điều hành “đường dây Ponzi”.