“Thời gian ở đây, tôi kết bạn được với nhiều người. Trong số đó, nhiều người bằng tuổi tôi và cũng vừa mới nghỉ việc. Họ cũng đến để trải nghiệm cuộc sống trong chùa”, Diêu Phân Phân nói.
Còn Lỗ Tử đã dành ba tháng ở tại chùa. Điều này minh chứng cho việc, thế hệ trẻ hiện nay sẵn sàng và cởi mở để khám phá những lối sống khác nhau.
“Chúng tôi cảm thấy tự do khi được sống tại đây. Hơn nữa, chúng tôi có thời gian suy nghĩ các vấn đề trong tương lai, sẽ đi con đường bản thân thích, thay vì chọn những gì xã hội yêu cầu”, cô nói.
Theo dữ liệu từ nhà cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến Trip.com, số lượt người đến chùa tăng lên 310% từ đầu năm 2023, trong đó thanh niên chiếm một nửa. Chùa Lạt Ma, ở Bắc Kinh là nơi được nhiều người tìm đến để cầu mong sự nghiệp phát triển. Đại diện nhà chùa cho biết, từ tháng 3 đến nay có khoảng 40.000 đến đây.
Nhiều người sẵn sàng chi 200 – 1.000 NDT (650.000 – 3,3 triệu đồng) để mua đồ cầu may, như vòng tay và vòng cổ, theo SCMP. Nhu cầu mua đồ cầu may lớn đến mức được bán trên các nền tảng mua sắm trực tuyến như Taobao và Xiaohongshu.
Hiện tượng thanh niên Trung Quốc đổ xô đến chùa thu hút sự chú ý của truyền thông. Liên quan đến vấn đề này, ông Điền Văn Chí - nhà bình luận của Nhật báo Bắc Kinh, cho rằng chúng ta nên thông cảm, cố gắng hiểu những áp lực người trẻ phải đối mặt. Đồng thời, tôn trọng những gì họ đang tìm kiếm.
“Cuộc sống hối hả với sự thay đổi trong xã hội đã tạo ra nhiều thách thức cho người trẻ đang lo lắng về sự nghiệp và hôn nhân, cũng như áp lực chăm sóc người lớn tuổi trong gia đình”, ông Điền Văn Chí đề cập đến khó khăn người trẻ Trung Quốc phải đối mặt.
Thất nghiệp, giới trẻ tìm đến nghề lạ
Trước sự biến chuyển của nền kinh tế, nhiều lao động trẻ của Trung Quốc rơi vào tình trạng thất nghiệp. Do đó, những ngành nghề như mai táng thú cưng, xếp hàng thuê hay bán hàng livestream… được nhiều người tìm đến.
Anh Trương, 23 tuổi, ở Bắc Kinh (Trung Quốc), cho biết đã làm nghề mai táng thú cưng được 4 năm. Người này tiết lộ thu nhập công việc khá cao.
“Công việc của tôi là lau sạch sẽ cho thú cưng. Sau đó, đưa chúng vào phòng chia tay để chủ vào tạm biệt. Đến đêm, tôi và đồng nghiệp đưa chúng đi hỏa táng”, người này nói.
Anh Trương cho biết nhiều người nghĩ nghề này không phổ biến. Tuy nhiên, hiện nay một số trường đại học có đào tạo chuyên ngành liên đến tang lễ nói chung. Mặc dù, chuyên ngành này không được nhiều người ưa chuộng, nhưng lại khá triển vọng những năm gần đây vì thu nhập cao.
Chi phí tổ chức tang lễ cho thú cưng tùy thuộc vào khu vực. Ở Bắc Kinh, dịch vụ này dao động từ 866-1.798 NDT (2,8-5,9 triệu đồng). Đối với Thượng Hải, chi phí dao động từ 664-1.900 (2,1-6,2 triệu đồng).
Một người trẻ khác, 29 tuổi, đã mở cơ sở hỏa táng cho thú cưng. Anh cho biết công việc kinh doanh lợi nhuận hàng tháng lên đến 150.000 NDT (495 triệu đồng), trung bình mỗi ngày thu về 5.000 NDT (16 triệu đồng).
So với ngành nghề khác, công việc này mang lại thu nhập ổn định không đòi hỏi trình độ người lao động cao. Do đó, đây là công việc được giới trẻ ở Trung Quốc lựa chọn.
Nhiều người trẻ gia nhập ngành công nghiệp livestream
Trương Kim Ngọc, 28 tuổi - cựu người mẫu, thạc sĩ quản lý thời trang dành 6 tiếng/ngày để bán hàng livestream và giải đáp thắc mắc của khách hàng.
Công việc này đang thu hút hàng triệu thanh niên Trung Quốc đối mặt với thất nghiệp. “Ngành này có tính cạnh tranh cao, nhưng nếu cố gắng kiên trì, chúng ta sẽ có kết quả tốt”, Trương Kim Ngọc chia sẻ.
Trương Kim Ngọc không phải là người duy nhất quyết tâm khởi nghiệp từ ngành này. Một cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 5 trên Sina Weibotrong 10.000 thanh niên, khoảng 60% mong muốn trở thành người có ảnh hưởng trên Internet hoặc bán hàng livestream.
Một số nhà phân tích cho rằng giới trẻ mong muốn tham gia ngành công nghiệp livestream là tín hiệu tích cực. Họ đang bước ra khỏi suy nghĩ truyền thống cử nhân tốt nghiệp ĐH phải tìm được việc trong cơ quan nhà nước hoặc công việc ở tập đoàn lớn.
Chuyên gia đánh giá giới trẻ đã cởi mở hơn khi tìm việc làm. Sự hiện diện của lao động trình độ học vấn cao sẽ cải thiện chất lượng chung của ngành công nghiệp livestream.
Lý giải tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc
Theo Goldman Sachs Researchgiải thích tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc cao kỷ lục do sự chênh lệch giữa những gì sinh viên được đào tạo và nhu cầu doanh nghiệp.
Trong báo cáo, nhà kinh tế Maggie Wei củaGoldman Sachs Research, cho rằng một trong những nguyên nhân thanh niên Trung Quốc thất nghiệp do thiếu kinh nghiệm làm việc.
“Việc thiếu kinh nghiệm có thể do ảnh hưởng bởi đại dịch, gây khó khăn cho các ngành dịch vụ có xu hướng cần nhiều lao động trẻ”, báo cáo nêu rõ.
Trước tình hình trên, ông Phó Lăng Huy - phát ngôn viên Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, cho biết đang tập trung tạo ra cơ hội việc làm cho thanh niên. “Chúng tôi đang nỗ lực đưa người trẻ tuổi vào “vị trí nổi bật” – đặc biệt là sinh viên mới tốt nghiệp và người bắt đầu kinh doanh”, ông nhấn mạnh.
Tính đến hiện tại, ông Phó Lăng Huy cho biết phần lớn sinh viên tốt nghiệp ĐH đã xác nhận điểm đến làm việc và tình hình việc làm nhìn chung ổn định. Ông thông tin thêm, tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ở Trung Quốc "cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái".
Phát huy tối đa tiềm năng của học sinh
Kỹ năng mềm luôn là “bài toán” được Asian School xây dựng trong chương trình học tập và rèn luyện của học sinh. Với đa dạng hoạt động ngoại khóa, các em có cơ hội khám phá bản thân, xác định sở thích và đam mê. Từ đó phát triển bản thân để trở thành một phiên bản tốt hơn.
Trong suốt năm học, Asian School liên tục xây dựng và tổ chức nhiều sân chơi bổ ích mang lại niềm yêu thích cho học sinh. Các sự kiện lớn trong và ngoài nước được tổ chức thường xuyên, giúp các em tìm hiểu về phong tục tập quán của các quốc gia, tích lũy kiến thức, hình thành phẩm chất của công dân toàn cầu. Có thể kể đến như: Tết Trung thu, Giáng Sinh, Tết Việt, Ngày hội Liên Hiệp Quốc, Ngày Tê giác Thế giới, Ngày Trái Đất, Tuần lễ phòng chống bắt nạt,…
Song song đó, học sinh còn được thể hiện tài năng của bản thân khi tham gia các sân chơi, cuộc thi về học thuật, nghệ thuật, thể thao như AHS Idol, Talent Seeking Contest, English Speaking Contest, Hội thao hệ thống,… để trau dồi và hoàn thiện các kỹ năng thuyết trình, tư duy phản biện, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, linh hoạt trong xử lý tình huống.
Bên cạnh đó, hệ thống câu lạc bộ được xây dựng với đa dạng lĩnh vực: thể thao, nghệ thuật, học thuật, báo chí truyền thông… giúp các em có cơ hội phát triển năng khiếu, sở trường. Đặc biệt vào cuối mỗi năm học, các thành viên câu lạc bộ sẽ được nhận giấy chứng nhận từ Nhà trường. Điều này sẽ trở thành một điểm cộng trong hồ sơ du học, giúp các em tăng cơ hội trúng tuyển vào các trường đại học lớn trên thế giới.
Với phương châm “Tâm hồn Việt Nam, giáo dục thế giới", các hoạt động thiện nguyện được tổ chức thường xuyên vào nhiều thời điểm trong năm học, thu hút đông đảo học sinh tham gia. Các em sẽ tự tay thực hiện từ bước lên kế hoạch đến công tác vận động quyên góp, chuẩn bị quà tặng và chương trình giao lưu nhằm chia sẻ yêu thương đến những hoàn cảnh kém may mắn. Qua đó, các em học được cách san sẻ với cộng đồng, đồng thời tự tích lũy thêm nhiều kỹ năng sống cho bản thân.
Theo đại diện Nhà trường, chương trình ngoại khóa đặc sắc tại Asian School chính là môi trường lý tưởng để mỗi học sinh hoàn thiện kỹ năng, tự tin thể hiện cá tính, phát triển bản thân. Từ những sân chơi này, nhiều thế hệ tài năng của Asian School đã tự tin ghi dấu ấn trên hành trình chinh phục tri thức mới, bước ra thế giới viết tiếp ước mơ.
Trường Quốc tế Á Châu thuộc Tập đoàn Giáo dục Quốc Tế Á Châu (GAIE) gồm: Trường Quốc tế Á Châu (Asian School), Viện nghiên cứu châu Á (IAS) và Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU). Thành lập từ năm 1999, GAIE được xem là hệ thống giáo dục tiêu chuẩn quốc tế từ tiểu học, trung học đến đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học đầu tiên và uy tín tại Việt Nam.
Đối với bậc Tiểu học (IPS) - Xét tuyển thẳng học sinh vào lớp 1 - Từ lớp 2 đến lớp 5: Xét tuyển kết quả học tập của học sinh (học lực từ khá trở lên, hạnh kiểm tốt) và Kiểm tra trình độ tiếng Anh để xếp lớp chương trình tiếng Anh quốc tế Đối với bậc Trung học (AHS) - Tuyển thẳng học sinh tốt nghiệp lớp 5 bậc Tiểu học Trường Quốc tế Á Châu - Xét tuyển kết quả học tập của học sinh (học lực khá trở lên, hạnh kiểm tốt) và kiểm tra trình độ tiếng Anh để xếp lớp chương trình tiếng Anh quốc tế đối với tất cả học sinh khác.
Bậc Tiểu học IPS: 0983 572 477 Bậc Trung học AHS: 0931 476 077 Email: admission@asianintlschool.edu.vn Website: www.asianintlschool.edu.vn |
Lệ Thanh
" alt=""/>Môi trường học tập năng động ở Asian SchoolRất nhiều độc giả cũng bày tỏ sự lo ngại về sự xuất hiện của bộ SGK do Bộ GD-ĐT biên soạn sẽ khiến chủ trương xã hội hóa SGK không đạt được. "Đã mất nhiều năm để xã hội hóa SGK như hiện nay, xin đừng quay lại nữa", "Trước đây, chúng ta lo lắng về sự độc quyền, giờ lại quay lại "độc quyền" kiểu khác hay sao?"... là những ý kiến gửi về VietNamNet.
Độc giả Ngụy Tâm Phước bày tỏ: "Các nhà xuất bản của các bộ SGK hiện cũng phải đã dựa trên một cái khung quy định của Bộ GD-ĐT để biên soạn sách, sau khi biên soạn còn phải kiểm duyệt chứ đâu phải muốn đưa cái gì vào cũng được. Do đó, việc đưa thêm một bộ SGK nữa chỉ để tham khảo là lãng phí và không cần thiết.
Biên soạn thêm một bộ sách nữa để dễ lựa chọn cho con em học càng không được. Có thấy giải đấu thể thao nào ban tổ chức cũng có một đội tham dự hay không?".
Trong khi đó, độc giả Nguyễn Quang Huỳnh thẳng thắn nhận xét: "Tôi nghĩ việc có thêm một bộ SGK gắn mác Bộ GD-ĐT là mang nhiều rủi ro hơn lợi ích. Chắc chắn, nếu có bộ sách này, các trường và ngay cả học sinh sẽ lựa chọn SGK của Bộ mà chưa chắc đã lựa chọn theo chất lượng thực tế.
Ngay cả hội đồng thẩm định chưa chắc đã khách quan trong việc đánh giá chất lượng bộ sách của Bộ biên soạn.
Chưa kể rủi ro lớn hơn là lặp lại thế độc quyền và thầy cô cũng như học sinh mất đi kỹ năng lựa chọn, sự chủ động và sáng tạo trong việc giảng dạy và học tập theo Chương trình 2018".
Theo độc giả này, có lẽ Bộ GD-ĐT nên cân nhắc soạn bộ sách đó sau năm 2025-2030.
"Để đánh giá hiệu quả của việc làm hiện tại cho thấu đáo hơn, để thị trường sách ổn định hơn, để các công ty biên soạn sách hiện tại ổn định và có tính cạnh tranh cao hơn. Đặc biệt, để kỹ năng lựa chọn sách, kỹ năng giảng dạy và học tập khi có nhiều đầu sách của thầy và trò tốt hơn" - anh Huỳnh đề xuất.
Chất lượng ở đội ngũ giảng dạy, không nằm trên cuốn SGK khổ lớn, in đẹp
Ở một dòng ý kiến khác, dù đồng tình với việc Bộ GD-ĐT nên biên soạn 1 bộ SGK, nhưng các độc giả lại có những góc nhìn khác nhau.
Một độc giả đưa ý kiến: "Từ lớp 1 đến lớp 12 toàn dạy những kiến thức cơ bản, cần gì phải nhiều bộ sách, trong khi nội dung cốt lõi không có gì thay đổi. Sự sáng tạo nằm ở người dạy học chứ không nằm ở SGK. Nhiều bộ sách chỉ khiến các giáo viên mất thêm thời gian tìm hiểu, tập huấn, soạn, chỉnh sửa lại giáo án mỗi khi đổi bộ sách khác.
Cái cần ở đây là cần giảm tải những kiến thức giảng dạy, xác định cái gì thực sự cần cái gì không rồi từ đó dành thêm thời gian cho những tiết ngoại khoá, các hoạt động tư duy sáng tạo. Việc đổi mới chương trình dạy chỉ cần thiết ở bậc đại học khi mà kiến thức, các kỹ năng xã hội cần thiết cho công việc thay đổi liên tục".
"Nên có một bộ SGK của Bộ GD-ĐT biên soạn, ngân sách nhà nước chi ra mua bản quyền, làm bản điện tử cung cấp miễn phí trong toàn quốc. Việc này sẽ giảm gánh nặng chi phí xã hội, giảm đi lãng phí vô cùng to lớn: đầu năm mua giá cao, cuối năm bán giá giấy vụn 2.000/kg" - một độc giả khác đưa quan điểm.
"Khi có SGK điện tử miễn phí, học phí có thể tăng thêm bằng 2/3 giá SGK hiện tại. Nguồn thu này đưa vào phụ cấp, bồi dưỡng cho lực lượng giáo viên để họ tăng thu nhập, cải thiện đời sống, ổn định tinh thần, tâm huyết với nghề. Khi đó, cả xã hội tập trung vào lo cho lực lượng giáo viên.
Chất lượng giáo dục là nằm ở đội ngũ giảng dạy chứ không nằm trên cuốn SGK khổ lớn, chất lượng in đẹp" - vị này khẳng định.
Độc giả Đỗ Quang cho rằng nên có một bộ SGK dán nhãn Nhà nước, đưa lên mạng cho học sinh thoải mái khai thác, đỡ được tiền mua sách.
"Kiến thức phổ thông cũng chỉ cần kiến thức phổ cập trong bộ sách đó là ổn rồi. Sáng tạo gì thêm nên dành cho đổi mới giáo trình ở các trường đại học, đó mới là tư duy cốt lõi cho đổi mới giáo dục.
Mọi người cứ ríu rít với SGK bộ nọ bộ kia, nhưng theo tôi tình trạng giáo viên đang quá thiếu mới là mối lo lớn".
Phân tích sâu hơn, độc giả Phạm Văn Hoan cho rằng: "Nên chăng cần đánh giá khách quan, sau đó nếu cần thiết - dù đau xót - vẫn phải làm lại Chương trình Giáo dục phổ thông. Khi đó nên biên soạn 1 bộ SGK do Bộ GD-ĐT chủ trì, các NXB đấu thầu cung cấp.
Mặc dù nói Chương trình Giáo dục phổ thông là pháp lệnh, SGK chỉ là tài liệu tham khảo, nhưng chỉ đúng với các nền giáo dục phát triển. Hệ thống đào tạo giáo viên của họ rất tốt, do đó năng lực của giáo viên mới đủ để không phụ thuộc sách giáo khoa. Còn ở Việt Nam chưa được như vậy.
Học phương Tây, nhưng cũng cần biết các điều kiện đảm bảo thực hiện được như họ. Đó là giáo viên, cơ sở vật chất và ý thức hệ của người dân về bằng cấp cũng như cách sử dụng con người theo tiêu chí nào...
Hiện nay, mình đang giải quyết các ngọn. Chương trình Giáo dục phổ thông thay đổi, nhưng chưa đào tạo giáo viên theo sự thay đổi đó. Cơ sở vật chất của các trường phục vụ giảng dạy còn rất nghèo nàn. Trong chương trình, nhiều môn học có nhiều nội dung không cần thiết, làm chương trình nặng thêm.
Do đó, về cơ bản có thể thấy rằng Chương trình Giáo dục phổ thông hiện nay chưa phù hợp, cần thay đổi vấn đề là thời điểm nào?".