Thời sự

Nhận định, soi kèo Swansea vs Sunderland, 22h00 ngày 14/12: Hạ gục Mèo đen

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-04-23 10:56:35 我要评论(0)

Nguyễn Quang Hải - 14/12/2024 09:02 Nhận định aa、、

ậnđịnhsoikèoSwanseavsSunderlandhngàyHạgụcMèođa   Nguyễn Quang Hải - 14/12/2024 09:02  Nhận định bóng đá giải khác

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Tại phiên họp quý I/2018 của Ban điều hành triển khai công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước vào ngày 16/3 vừa qua, thông tin về tình hình triển khai xây dựng khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, đại diện Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) cho biết, để hướng tới triển khai Chính phủ điện tử một cách đồng bộ, hiệu quả, tháng 5/2015, Bộ TT&TT đã ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 1.0.

Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 1.0 đã xác định và thống nhất Sơ đồ tổng thể Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử của quốc gia. Đây là căn cứ để cơ quan nhà nước các cấp xác định trách nhiệm, vị trí của mình trong sự phát triển Chính phủ điện tử đồng bộ của quốc gia. Bên cạnh đó, Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 1.0 còn làm căn cứ để các Bộ, cơ quang ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử chi tiết của mình, tiết kiệm thời gian và nguồn lực, đồng thời đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ.

Trên cơ sở Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và Kiến trúc Chính phủ điện tử chi tiết của các Bộ/ tỉnh, các cơ quan nhà nước có thể xây dựng, triển khai Kế hoạch ứng dụng CNTT theo lộ trình và trách nhiệm triển khai ở các cấp, bảo đảm sự kết nối, liên thông, chia sẻ, sử dụng lại thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin. Ngoài ra, các tổ chức khác cũng có thể tham khảo Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam để bảo đảm kết nối, liên thông, triển khai đồng bộ các hệ thống thông tin cùng với các cơ quan nhà nước trong phát triển Chính phủ điện tử.

Cũng theo đại diện Cục Tin học hóa, thời gian vừa qua, Bộ TT&TT đã đẩy mạnh việc đôn đốc, hướng dẫn các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử. Cùng với việc tổ chức các hội thảo khu vực trên cả nước để phổ biến, hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử (đối với các Bộ) và Kiến trúc Chính quyền điện tử (đối với các tỉnh, thành phố), Bộ TT&TT cũng đã ban hành văn bản hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử.

Trong thời gian qua, căn cứ vào nhiệm vụ của các Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định 1819 phê duyệt “Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020” và hướng dẫn của Bộ TT&TT, một số Bộ, ngành, tỉnh, thành phố cũng đã tổ chức nghiên cứu, hội thảo về xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử, Kiến trúc Chính quyền điện tử.

" alt="Hơn 30 bộ, ngành, địa phương đã ban hành kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử" width="90" height="59"/>

Hơn 30 bộ, ngành, địa phương đã ban hành kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử

Như chúng ta đã biết, thay vì sử dụng phần mềm bảo mật Denuvo như những tựa game khác trong thời gian gần đây, hãng phát triển Red Barrels lại lựa chọn giải pháp đặt niềm tin vào game thủ với Outlast 2 khi đem sản phẩm của mình phát hành trên cả GOG.com - một nền tảng hoàn toàn không có bất kì hình thức DRM nào.

Chỉ cần mua game trên cửa hàng của GOG, bạn sẽ có thể tải bản cài của game và cài ở bất kỳ đâu, thậm chí là trên những máy tính chưa cài đặt phần mềm quản lý game. Nói một cách ngắn gọn, bạn có thể chia sẻ game thoải mái, chơi bất kỳ đâu cũng được, cứ thích là có thể copy và chơi như một game bản quyền đích thực. Thế cho nên cũng có những kẻ trục lợi, tải game về và chia sẻ lên torrent và những trang web khác. Đó cũng là lý do, thậm chí bạn còn chẳng cần phải chờ đến khi tựa game được crack mới có thể chơi. Chỉ cần bộ cài game khi nó ra mắt là mọi chuyện được giải quyết.

Bất ngờ, chúng ta có một thể loại game mới: DRM-free. Chẳng cần crack, chẳng cần bỏ tiền mua game, thậm chí bạn có thể tải bản cài đặt của game về và cài vào máy tính chơi cực kỳ thoải mái, một điều xưa đến nay chưa từng có. Rốt cuộc đó là câu chuyện lòng tin, hay một cách quảng bá game đánh thẳng vào tính hiếu kỳ và tư duy nói chung của cộng đồng game thủ?

DRM là cái gì?

DRM là từ viết tắt của Digital Rights Management (Biện pháp quản lý bản quyền nội dung số). Đúng như tên gọi, đó là biện pháp để các nhà phát triển kiểm soát cách mà khách hàng sử dụng các phần mềm máy tính, trong trường hợp này là game. DRM được tạo ra khi nhà phát triển muốn ngăn cản người dùng sử dụng sản phẩm của họ theo những cách “không phù hợp”. Những cách đó có thể là cho bạn mượn đĩa game về cài trên máy tính của anh ta hay sao chép và cài đặt game bất hợp pháp.

DRM có khá nhiều dạng. Loại được biết tới nhiều nhất được gọi là SecuROM và nó được các hãng lớn như Electronic Arts cũng như Take-Two áp dụng. SecuROM bị các game thủ rất căm ghét vì nó vẫn sẽ tồn tại trên PC sau khi game đã được cài đặt và nó giới hạn số lần người chơi có thể cài game. Giải pháp nhiều năm về trước của Ubisoft cũng bị người chơi phản đối dữ dội.

Nó yêu cầu khách hàng luôn luôn giữ kết nối Internet trong quá trình chơi game, ngay cả khi đó chỉ là phần chơi đơn. Các cracker đã mất khoảng gần 1 tháng trước khi vượt qua được biện pháp này và tạo thành công server ảo ngay trên máy tính của người dùng.

Biện pháp DRM phổ biến nhất có thể tới từ dịch vụ Steam của Valve. Dịch vụ này yêu cầu tất cả các game đã download từ server của Valve phải được xác nhận là hợp pháp trước khi có thể chơi. Ngay cả biện pháp đang được Steam áp dụng cũng từng bị phản đối, thậm chí là bị kiện. Vào năm 2004, Valve đã phải ra tòa sau khi dùng loại DRM này cho tựa game Half-Life 2 của họ. Tuy nhiên giờ đây đa số người dùng đã chấp nhận cách kiểm soát này vì nó cũng không gây nhiều phiền phức cho họ.

Về bản chất, DRM là điều tốt vì nó giúp chống lại nạn đĩa lậu, mối đe dọa lớn nhất của ngành công nghiệp game. Dù nhiều người gặp khó khăn khi chơi và phản đối DRM nhưng thực chất, họ nên kết tội các cracker và những người thích chơi game mà không phải bỏ tiền.

Chính những người này mới là nguyên nhân dẫn tới các bất tiện, các phiền toái mà các khách hàng thực sự phải chịu đựng. Sự hạn chế về quyền sử dụng sản phẩm sau khi đã bỏ tiền ra mua, sự bực tức phải gánh lấy trong quá trình chơi vì những quy định ngặt nghèo, tất cả đều xuất phát từ các cracker và người dùng đĩa lậu.

GOG, ngã rẽ lạ của làng game

Có những người có ý thức và tin tưởng nhau tới mức bán game rồi không sử dụng công cụ gì quản lý nội dung số, cho phép bất kỳ ai đã mua game có thể copy bản cài vào USB rồi đem ra những máy khác chơi thoải mái.

Chỉ cần mua game trên cửa hàng của GOG, bạn sẽ có thể tải bản cài của game và cài ở bất kỳ đâu, thậm chí là trên những máy tính chưa cài đặt phần mềm quản lý game. Nói một cách ngắn gọn, bạn có thể chia sẻ game thoải mái, chơi bất kỳ đâu cũng được, cứ thích là có thể copy và chơi như một game bản quyền đích thực.

Thế cho nên cũng có những kẻ trục lợi, tải game về và chia sẻ lên torrent và những trang web khác. Giờ đây khi những game thủ có ý thức quan tâm hơn tới những nền tảng bán game không đi kèm với DRM, những nền tảng như GOG cũng phát triển mạnh hơn, đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều game hay ra mắt mà không có bất kỳ biện pháp bảo vệ bản quyền nào hỗ trợ. Đó cũng là lúc, rất nhiều game thủ Việt, những người không có điều kiện mua game bản quyền có thể nở nụ cười rất tươi!

Khi xét đến vấn đề bản quyền, rõ ràng những tựa game DRM free trên GOG chẳng thể nào được bảo mật tốt như những sản phẩm của các tập đoàn ngoài tiền ra chẳng còn gì khác (kể cả sự sáng tạo, tiếc thay). Hàng loạt những game indie hay bom tấn của các hãng game nổi tiếng dần góp mặt trên nền tảng GOG, cho phép người chơi tha hồ lựa chọn. Tuy không thể hùng hậu như Steam, nhưng game trên GOG cũng có không thiếu những cái tên hay, và chính việc không sử dụng DRM đã biến nền tảng của CD Projekt trở nên cực kỳ hot.

Hóa ra, chính vì sự đơn giản của GOG đã tạo ra một hiệu ứng tích cực trong cộng đồng game thủ. Thay vì những DRM cực mạnh, game thủ không có cảm giác đang chơi một tựa game của những tập đoàn tham lam, làm mọi cách moi tiền game thủ, mà thay vào đó là những hãng game thực sự biết quan tâm tới lợi ích của người chơi. Ấy là chưa kể, hoàn toàn có những người có thể download bản game miễn phí để chơi thử trước khi bỏ tiền mua game. Một cách quảng bá game khó lòng hoàn hảo hơn.

Theo GameK

" alt="Game bom tấn không cần crack vẫn chơi được: Sự thật là thế nào?" width="90" height="59"/>

Game bom tấn không cần crack vẫn chơi được: Sự thật là thế nào?

 Cục phó Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục PTTH&TTĐT) Lê Quang Tự Do cho rằng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội và người dùng cần phải chung tay, chia sẻ trách nhiệm cùng cơ quan quản lý nhà nước để lành mạnh hóa môi trường mạng.

Việt Nam hiện đang có hơn 35 triệu người sử dụng mạng xã hội (mạng XH), chiếm 37% dân số, với thời lượng trung bình khoảng 2 giờ 18 phút mỗi ngày. Bên cạnh những mặt tích cực không thể phủ nhận trong đời sống xã hội hiện đại, mạng XH cũng tạo ra những bất cập cho cá nhân người dùng và doanh nghiệp. Theo GS.TS. Phạm Quang Minh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Chương trình Nghiên cứu Internet và Xã hội (VPIS), Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, mạng XH đã bị lợi dụng trở thành công cụ miễn phí và vô hình mà bất cứ ai cũng có thể dùng để tấn công hay trục lợi từ những phát ngôn truyền bá bạo lực và thù hận (hate speech) đối với cá nhân và tổ chức. Tình trạng này đang ngày càng nghiêm trọng và đang tạo nên thách thức lớn tại Việt Nam.

{keywords}

Ông Lê Quang Tự Do phát biểu tại hội thảo.

Kết quả khảo sát của VPIS ghi nhận, 78% người được hỏi tại Việt Nam khẳng định từng là nạn nhân hoặc biết những trường hợp phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội. Trong đó, 61,7% người sử dụng mạng XH từng chứng kiến hoặc trở thành nạn nhân của những phát ngôn nói xấu, phỉ báng, bôi nhọ danh dự. Tỉ lệ này ở những nội dung vu khống, bịa đặt thông tin là 46,6%.

Nâng cao ý thức của người Việt khi sử dụng mạng XH

Phát biểu tại hội thảo “Phát ngôn gây thù ghét và các giải pháp hướng tới một môi trường mạng xã hội an toàn và phát triển bền vững”, do VPIS, Trường ĐHKHXH&NV và Cục PTTH&TTĐT phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 12/4, ông Lê Quang Tự Do, Cục phó Cục PTTH&TTĐT nhấn mạnh: "Thực ra, môi trường mạng XH bị vẩn đục chủ yếu là vì yếu tố dân sự, vì các hành vi giao tiếp, ứng xử chưa văn hóa trong môi trường mạng, cách sử dụng mạng XH chưa văn minh hoặc lợi dụng các diễn đàn công khai này để đả kích, nói xấu, bôi nhọ lẫn nhau. Vì vậy, việc lập lại trật tự, chấn chỉnh và tái lành mạnh hóa môi trường mạng XH có mục đích cao nhất là phục vụ người sử dụng".

Theo ông Lê Quang Tự Do, người Việt Nam nổi tiếng yêu nước, nhưng khi tham gia mạng XH, một số người đã vô tình làm hình ảnh đất nước xấu đi trong mắt bạn bè quốc tế. Ông lấy ví dụ về một bài hát của ca sĩ Sơn Tùng M-TP trên YouTube, trong khi khán giả nước ngoài bình luận rất văn minh, nhiều bạn trẻ Việt đã có những tranh luận thiếu lịch sự, thiếu văn hóa. Điều này có nguy cơ khiến bạn bè thế giới đánh giá tiêu cực về người VN.

Vì vậy, vị đại diện Cục PTTH&TTĐT đặt ra vấn đề phải làm sao nâng cao nhận thức của người sử dụng mạng XH ở VN, khơi dậy lòng yêu nước của người Việt gắn với thái độ giữ gìn hình ảnh của đất nước, dân tộc mình trên môi trường mạng.

Siết chặt quản lý mạng XH ở VN

Ông Lê Quang Tự Do cho biết, với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước, Bộ TT&TT đã ban hành các văn bản quy định, điều chỉnh và giám sát chặt các hoạt động cung cấp thông tin trên mạng XH ở VN. Trong đó, Thông tư 09/2014/TT-BTTT ngày 19/8 có nội dung quản lý hoạt động của các trang mạng XH trong nước. Các trang mạng XH ở nước ngoài khi vào VN sẽ phải tuân thủ Thông tư 382016/TT-BTTT ngày 26/12/2016 quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng xuyên biên giới. Cả hai thông tư này đều dựa trên một căn cứ chung là Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

{keywords}

Toàn cảnh hội thảo.

Đối với các trang mạng XH trong nước, Bộ đã có quy định quản lý rõ và rất nghiêm, yêu cầu các chủ dịch vụ phải đáp ứng được một loạt điều kiện mới được cấp phép. Một điều kiện quan trọng trong số đó là yêu cầu các doanh nghiệp, chủ cung cấp mạng XH trong nước phải thực hiện đăng ký, lưu trữ thông tin cá nhân của người dùng. Bên cạnh đó, họ cũng phải đảm bảo các trách nhiệm theo quy định, đặc biệt là phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước gỡ bỏ, ngăn chặn thông tin sai phạm kịp thời, trong vòng tối đa 3 tiếng đồng kể từ khi phát hiện sai phạm. Với các quy định như vậy, trong thời gian qua, Cục PTTH&TTĐT ghi nhận, hoạt động của các trang mạng XH trong nước tương đối tốt, nhìn chung tuân thủ các quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, việc quản lý các trang mạng XH nước ngoài cung cấp vào VN còn nhiều thách thức vì các quy định đối với những mạng XH này ở nước ngoài chưa đáp ứng được các đòi hỏi của VN. Thông tư 38 được Bộ TT&TT ban hành cuối năm 2016 do đó nhằm buộc các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cung cấp mạng XH vào VN thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật VN, đồng thời phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước của VN ngăn chặn, gỡ bỏ những thông tin bị nhà chức trách xác định là vi phạm pháp luật VN như tuyên truyền chống phá nhà nước VN; tuyên truyền, kích động bạo lực, thù hằn sắc tộc, tôn giáo, chia rẽ dân tộc; kích động khủng bố; xúc phạm nói xấu lẫn nhau; tung tin giả, thông tin bịa đặt, nói sai sự thật, ... theo quy định tại Khoản 1, Điều 5, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Nếu các trang mạng XH không chịu phối hợp với cơ quan quản lý VN trong việc thực hiện các quy định của pháp luật VN, nhà nước VN có quyền sử dụng các biện pháp, kể cả biện pháp kỹ thuật để gỡ bỏ những nội dung vi phạm này.

Xây dựng Bộ quy tắc ứng xử cho mạng XH Việt Nam

Do các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, thay đổi hình thức vi phạm liên tục, khó phát hiện; số lượng blog cá nhân của người sử dụng VN nhiều, khó thống kê, đánh giá; nhiều đơn vị vi phạm thiết lập mạng XH có hệ thống ở nước ngoài, sử dụng tên miền quốc tế để cung cấp xuyên biên giới vào VN, gây trở ngại, phức tạo cho việc xử lý trong bối cảnh lực lượng quản lý nhà nước cùng trang thiết bị, biện pháp kỹ thuật ngăn chặn còn nhiều hạn chế, ... Bộ trưởng Bộ TT&TT đã kêu gọi cộng đồng mạng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng XH và toàn xã hội chia sẻ trách nhiệm với các cơ quan nhà nước, cùng chung tay xây dựng một bộ quy tắc ứng xử để xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh.

Ông Lê Quang Tự Do đề xuất xây dựng "Bộ quy tắc ứng xử cho mạng xã hội Việt Nam" dựa trên Bộ quy tắc ứng xử của Liên minh châu Âu đã ký với 4 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng XH lớn trên thế giới là Facebook, YouTube, Twitter và Microsoft. Mục tiêu là xây dựng bộ quy tắc ứng xử được các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài vào VN chấp nhận trong khi người VN cũng cảm thấy phù hợp, tạo được sự đồng thuận của toàn xã hội.

Cùng quan điểm với đại diện Cục PTTH&TTĐT, tại hội thảo, nghiên cứu sinh tiến sĩ Lê Thị Thiên Hương từ ĐH Poitiers, Pháp chia sẻ một số giải pháp cho vấn nạn phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội tại Pháp. Theo bà Thiên Hương, giải pháp đầu tiên chính là đặt ra khuôn khổ luật pháp rõ ràng, cụ thể và nghiêm khắc cho phát ngôn trên mạng xã hội, không thể để mạng xã hội trở thành "vùng vô luật". Ví dụ tại Pháp, một nghị sĩ từng bị xử phạt 3.000 Euro vì cho bạn đăng phát ngôn thù ghét trên trang cá nhân của mình; một số người khác từng bị xử phạt khi có phát ngôn ủng hộ khủng bố hay kỳ thị sắc tộc trên mạng XH. Giải pháp khác, ở quy mô lớn hơn và hiệu quả hơn, đó chính là việc Ủy ban Châu Âu đã đưa ra một Bộ quy tắc ứng xử vào năm 2016, yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội đưa ra hàng loạt cam kết chống lại phát ngôn thù hận trên mạng tại châu Âu.

"Rõ ràng là ngoài các quy định pháp lí cụ thể và nghiêm khắc, các biện pháp nhằm vào việc xử lí nhanh chóng thông báo vi phạm, xóa nội dung vi phạm là điều cần thiết”, bà Thiên Hương nhấn mạnh. Song, bà Thiên Hương cũng cho rằng việc cấm phát ngôn thù hận trên mạng không phải là giải pháp “đủ”. Giáo dục chính là một trong những giải pháp bổ sung, và không kém phần quan trọng.

Chia sẻ quan điểm này, giáo sư Mans Svensson thuộc Viện Nghiên cứu Internet, Đại học Lund, Thụy Điển nói, bộ quy tắc ứng xử trên mạng XH nên đưa ra chuẩn mực để nhiều người ủng hộ hơn thay vì sử dụng quá nhiều chế tài xử phạt.

Tuấn Anh

" alt="DN, người dùng cần chung tay lành mạnh hóa môi trường mạng XH" width="90" height="59"/>

DN, người dùng cần chung tay lành mạnh hóa môi trường mạng XH