
Chủ tịch nước Lương Cường tham dự hội nghị. Ảnh: Văn phòng Tổng thống PeruBức tranh kinh tế toàn cầu tuy còn nhiều “mảng tối”, khó khăn, thách thức nhưng vẫn nổi lên không ít “vùng sáng” của thời cơ, vận hội:
Thứ nhất, xung đột địa chính trị, căng thẳng thương mại và bất ổn vĩ mô làm giảm triển vọng tăng trưởng toàn cầu, song các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương vẫn duy trì được đà tăng trưởng ổn định, tiếp tục là đầu tàu, là động lực tăng trưởng của thế giới.
Thứ hai, chủ nghĩa bảo hộ, đứt gãy chuỗi cung ứng, phân mảnh, phân cực đang gia tăng, song nhu cầu hợp tác, liên kết kinh tế quốc vẫn rất mạnh mẽ.
Thứ ba, khoảng cách phát triển và các vấn đề môi trường toàn cầu tiếp tục là những thách thức hàng đầu, tuy nhiên sự phát triển của các công nghệ đột phá, xu thế chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngày càng sâu rộng và toàn diện, đang mang đến nhiều giải pháp sáng tạo và cơ hội hợp tác.
Trong bối cảnh đó, để phát huy hơn nữa vai trò và đóng góp của APEC, tôi xin gợi mở một số định hướng lớn như sau:
Một là, tiếp tục thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, củng cố hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ. Kiến tạo và duy trì các liên kết kinh tế thông suốt. Tạo thuận lợi hơn nữa cho dòng chảy tài chính, công nghệ, tri thức và lao động xuyên biên giới. Hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng có sức chống chịu cao, bền vững, gắn với đẩy nhanh hiện thực hóa Tầm nhìn về Khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương.
Hai là, đẩy mạnh các chương trình hợp tác, sáng kiến về tăng trưởng bao trùm, công nghệ bao trùm. Lấy người dân làm trung tâm của quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Ưu tiên các giải pháp thu hẹp khoảng cách số, hỗ trợ các cộng đồng yếu thế ở vùng sâu, vùng xa được tiếp cận các công nghệ số và thành quả của đổi mới sáng tạo. Đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng xanh, hạ tầng số, hợp tác chia sẻ ứng dụng công nghệ mới trong xử lý các vấn đề toàn cầu, đặc biệt là biến đổi khí hậu.
" alt="Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 31"/>