|
|
Lâu đài Himeji được hoàn thành vào đầu thế kỷ 17, mang kiến trúc thời phong kiến Nhật Bản.
Nơi đây được biết đến như kho báu của Nhật và là Di sản thế giới, vôi trắng được quét khắp lâu đài nên còn được gọi là "Lâu đài Heron trắng" vì nó giống với một con chim lớn đang bay.
*Heron: là một loài chim lớn, họ Diệc, nổi tiếng ở Nhật.
2. Lâu đài của Hiệp sĩ Rhodes, Hy Lạp
Tòa tháp thời trung cổ - nằm trên đảo Rhodes ở biển Aegean, Hy Lạp, được xây dựng theo kiến trúc Gothic. Nơi đây ẩn chứa nhiều di tích từ Hy Lạp cổ đại và thời kỳ đầu của Kitô giáo.
3. Lâu đài Neuschwanstein, Đức
Kiệt tác xứ Bavaria là hình ảnh thu nhỏ của một lâu đài Đức, được dựng lên vào cuối những năm 1800 theo lệnh của vua Ludwig II.
Quốc vương xứ Bavaria đã chỉ đạo các kiến trúc sư thiết kế một thứ gì đó phản ánh vở opera của Richard Wagner và những lý tưởng lãng mạn của thời Trung cổ - giống như Lâu đài Người đẹp ngủ trong rừng của Disneyland nhưng có dãy An-pơ phủ tuyết và đồng bằng Bavaria trải rộng bên dưới.
4. Lâu đài Segovia, Tây Ban Nha
Là một trong những lâu đài nổi tiếng nhất ở châu Âu, tọa lạc trên một vùng đất hẹp, được xây dựng bằng đá.
Kiến trúc như một pháo đài La Mã này đã tồn tại hàng trăm năm. Lâu đài thời trung cổ nguyên mẫu với một hào nước sâu, cầu rút, tháp bảo vệ tròn và một tòa nhà kiên cố, cũng như các phòng hoàng gia được trang trí xa hoa.
Lâu đài Segovia nổi tiếng nhất trong giai đoạn là nhà của Nữ hoàng Isabella và Vua Phillip II trước khi hoàng gia chuyển đến Madrid.
5. Cung điện Pena, Bồ Đào Nha
Khi phong trào Lãng mạn càn quét khắp châu Âu thế kỷ 19, Pena được xây dựng trên một đỉnh đồi gần Sintra, Bồ Đào Nha.
Được ủy quyền bởi vua Ferdinand II trên khu vực của một tu viện đổ nát dành riêng cho Trinh nữ Pena. Lâu đài là sự pha trộn những gam màu rực rỡ của các phong cách lịch sử khác nhau bao gồm các chi tiết về kiến trúc Gothic, Moorish và Phục hưng.
6. Pháo đài Amber
Được xây dựng vào đầu thế kỷ 17, Pháo đài Amber tọa lạc trên một đỉnh đồi gần Jaipur. Quần thể cung điện được bao quanh bởi các thiết kế tinh tế khác như Hội trường khán giả Hoàng gia, Hội trường Niềm Vui.
7. Aït Benhaddou, Ma-rốc
Tòa thành bằng bùn khổng lồ ở rìa sa mạc Sahara, phim trường nhiều bộ phim và chương trình truyền hình nổi tiếng bao gồm "Game of Thrones," "Gladiator" và "The Man Who Would Be King."
Các nhà nghỉ theo phong cách Berber cung cấp chỗ ở cho du khách đến các chỗ nghỉ chân với kiến trúc nguyên thủy được xây dựng vào thế kỷ 17 và cũng là một điểm dừng qua đêm cho các đoàn lữ hành qua lại giữa Marrakech và Sudan.
8. Lâu đài Kalmar, Thụy Điển
Được xây dựng vào lúc suy yếu của thời Viking, Lâu đài Kalmar bắt nguồn từ một tòa tháp phòng thủ từ thế kỷ 12.
Bốn thế kỷ sau, Vua Gustav và các con trai đã biến Kalmar thành một nơi ở hoàng gia lộng lẫy và giống như ngày nay vào năm 1592.
Ngoài các triển lãm, hoạt động vui chơi và các tour du lịch có hướng dẫn, lâu đài được bảo tồn tốt nhất của Scandinavia còn có các sự kiện đặc biệt như chương trình đa phương tiện Van Gogh, mở cửa đến tháng 11 năm 2019.
9. Lâu đài San Felipe del Morro, Puerto Rico
Tòa thành Tây Ban Nha thế kỷ 16 này là một trong những công trình kiến trúc ấn tượng nhất ở vùng biển Caribbean.
Từ năm 1962, El Morro và Castillo San Cristóbal (pháo đài lớn nhất do người Tây Ban Nha xây dựng ở bán cầu tây) đã trở thành một phần của Di tích lịch sử quốc gia San Juan. "Cánh đồng lửa" đầy cỏ trước lâu đài hiện đang vô cùng nổi tiếng với những buổi dã ngoại và vui chơi.
10. Cung điện Topkapi, Thổ Nhĩ Kỳ
Mặc dù được gọi là cung điện nhưng khu phức hợp Topkapi rộng lớn của Istanbul mang tất cả các đặc điểm của một tòa lâu đài cổ điển: các chi tiết phòng thủ, tường thành kiên cố, cổng ra vào cứng cáp và một dinh thự hoàng gia của các vị vua.
11. Lâu đài Edinburgh, Scotland
Tọa lạc trên một ngọn núi lửa cổ đại ở cuối Royal Mile, lâu đài Edinburgh ghi nhận là tòa lâu đài bị tấn công nhiều nhất ở Anh với ít nhất 26 vụ trong suốt vòng đời 1.100 năm của nó.
Các buổi hòa nhạc, sự kiện lịch sử và các màn trình diễn vũ khí là một trong số nhiều sự kiện được tổ chức trong suốt cả năm bên trong các bức tường thành.
12. Lâu đài Vianden, Luxembourg
Lâu đài Vianden được xây dựng trên địa điểm của một pháo đài La Mã cổ đại bảo vệ đế chế khỏi cuộc xâm lược man rợ, lâu đài được xây dựng từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14.
Các khía cạnh pha trộn của thiết kế Romanesque, Gothic và Phục hưng. Lễ hội hàng năm lớn nhất của Vianden là một lễ hội thời trung cổ vào tháng Tám với cuộc đấu của các hiệp sĩ, các nghệ sĩ biểu diễn và nghệ nhân.
Xuân Nguyễn (Theo CNN)
Chuyện bất ngờ, khó tin ở ngôi nhà 2 tỷ USD đắt nhất thế giới
Ngôi nhà đắt giá nhất thế giới mang tên Antilia có giá trị "vỏn vẹn" 2 tỷ USD với 600 nhân viên phục vụ được lấy cảm hứng từ hòn đảo huyền thoại giữa Đại Tây Dương.
" alt="Các lâu đài hoành tráng nhất thế giới ẩn giấu những bí mật ít người biết"/>
Các lâu đài hoành tráng nhất thế giới ẩn giấu những bí mật ít người biết
Rốt ráo hoàn thành công việc năm cũSáng nay 5/8, con gái chị Thu Hằng (quận Ba Đình, Hà Nội) đang học lớp 4 Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương có lịch kiểm tra cuối năm môn Lịch sử và Địa lý bằng hình thức trực tuyến.
Trước đó, tối ngày 3/8, và sáng ngày 4/8, bé đã hoàn thành các bài kiểm tra cuối năm môn Tiếng Anh và Khoa học cũng bằng Google form. Hai môn Toán và Tiếng Việt được xếp lịch thi tới tận ngày 5/8.
|
Lịch kiểm tra trực tuyến cuối năm của học sinh khối 4 Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, Hà Nội |
Chị Hằng cho biết khi đợt dịch Covid-19 bùng phát vào tháng 5, lớp con chị chưa kịp thi môn nào đã phải nghỉ học.
“Tưởng rằng học sinh có thể trở lại trường vào ngày 10/7 thì con sẽ thi, không ngờ lại nghỉ học tiếp. Đến cuối tuần trước, cô giáo mới cho họp phụ huynh và thông báo lịch kiểm tra cuối năm cho các con”.
Việc học sinh Hà Nội phải dừng đến trường suốt từ đầu tháng 5 và nghỉ hè từ ngày 15/5 đến nay đã khiến nhiều phụ huynh bối rối. Nhiều trường tổ chức cho học sinh thi trực tuyến hoặc tiếp tục chờ đợi.
Tuy nhiên, khi cả tháng 7 đã qua mà ngày trở lại trường của học sinh vẫn bỏ ngỏ, Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương cùng rất nhiều các trường công lập và cả tư thục trên địa bàn Hà Nội đã phải gấp rút cho học sinh kiểm tra cuối học kỳ bằng hình thức trực tuyến để có thể “chốt sổ” năm học 2020-2021.
Một câu chuyện khá lạ cũng được nhắc tới trong mấy ngày qua là nhiều học sinh lớp 5 trong khi chưa hoàn thành năm học cũ đã bắt đầu bước vào học lớp 6 ở các trường tư thục. Nguyên do là các trường tư thục được thực hiện theo Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT, được bổ sung thời gian học tập không quá 4 tuần/năm so với các trường phổ thông công lập cùng cấp học. Thế nên, nếu các trường công tựu trường vào 1/9, thì trường tư được phép cho học sinh học trước 4 tuần – tức là từ 1/8.
Trong khi đó, do dịch Covid-19 bùng phát phức tạp, đến đầu tháng 8, TP.HCM mới quyết định điều chỉnh thời gian tuyển sinh lớp 1 và lớp 6. Theo đó, thời gian tuyển sinh lớp 1 và lớp 6 sẽ kết thúc trước ngày 19/8.
Cũng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, TP.HCM quyết định hoãn đợt thi vào lớp 10 hồi đầu tháng 6.
Sau một thời gian lần chần “chờ thi”, nhưng với tình hình dịch bệnh căng thẳng của thành phố, ngày 3/8 UBND TP.HCM phải “chốt” các phương thức xét tuyển vào lớp 10 năm 2021. Dự kiến tới ngày 20/8 mới công bố kết quả.
Bắc Ninh cũng từng là điểm nóng về dịch Covid-19 nhưng nhiều ngày qua đã không phát sinh ca bệnh mới trong cộng đồng. Vì vậy, mới chỉ cách đây 1 tuần - ngày 28/7, Sở GD-ĐT Bắc Ninh có văn bản đề nghị UBND tỉnh xem xét, cho phép học sinh không thuộc diện F0, F1, F2, không ở những nơi bị phong tỏa hoặc thực hiện cách ly xã hội được trở lại trường để hoàn thành năm học 2020-2021.
Tuy nhiên, UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ cho phép học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố trở lại trường để hoàn thành kiểm tra, đánh giá cuối năm học 2020-2021.
Khai giảng online?
Còn 1 tháng nữa mới tới ngày khai giảng, nhưng với tình hình hiện nay, một lễ khai giảng online là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Chị Thanh Thúy (Quận 1, TP.HCM) có con năm nay lên lớp 2 tại Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm bày tỏ sự lo lắng.
“Năm ngoái, con vào lớp 1 học theo chương trình mới nhưng thời gian đầu cũng rất vất vả dù được đến trường. Năm nay, với tình hình dịch bệnh, tôi cho rằng đến thời điểm 5/9 học sinh vẫn khó lòng trở lại trường. Mà nếu vẫn khai giảng, các con sẽ phải học trực tuyến sẽ rất khó cả cho giáo viên, học sinh lẫn phụ huynh vì lại tiếp tục triển khai sách lớp 2 mới”.
Anh Tuấn Anh (Quận 12, TP.HCM) có con vào lớp 6 cũng rất băn khoăn: “Năm nay, học sinh lớp 6 sẽ học theo chương trình và SGK mới. Các con lại vừa chuyển cấp, trường lớp mới, bạn bè, thầy cô mới mà chỉ gặp nhau trên máy tính thì rất buồn”.
|
Học sinh TP.HCM trong ngày khai giảng năm học 2020-2021. Ảnh: Thanh Tùng |
Mặc dù vậy, nhiều giáo viên và phụ huynh tỏ ra bình tĩnh. Chị Mai Thanh (Mỹ Đình, Hà Nội) chia sẻ chị và con đã chuẩn bị sẵn tâm thế cho việc học online.
"Mình cũng biết là học online có điểm hạn chế, nhưng không phải không có ưu điểm. Dịch bệnh thế này là điều chả ai muốn, nhà trường và thầy cô cũng rất tâm huyết để dạy dỗ cho các con, để soạn 1 bài giảng, để nghĩ ra 'trò' tương tác với các con trên lớp, các thầy cô cũng vất vả lắm. Nhìn vậy nên mình và con cũng phải cố gắng" - chị Thanh nói.
Còn anh Tiến (Ba Đình, Hà Nội) có con học lớp 7 và lớp 3 thì hoàn toàn ủng hộ khi trường tư mà con anh theo học đã bắt đầu tổ chức học online từ tháng 8. Theo anh Tiến, vì làm việc ở nhà nên bố mẹ cũng phần nào hỗ trợ thêm được cho các con, còn hơn để bọn nhỏ chúi mũi vào máy tính, ti vi, ipad...
Bản thân anh Tiến cũng xúc động vì sự hỗ trợ của các giáo viên.
"Tôi thấy cô giáo chủ nhiệm, giáo viên toán, tiếng Anh... rất vất vả, để ý các con từng li từng tí. Ở lớp con gái nhỏ, cô giáo chia ca, rồi xen lẫn bài học là nhiều trò chơi khá sinh động như Chiếc nón kỳ diệu khiến con và các bạn khá là vui vẻ. Có lúc xem con học, tôi bất ngờ vì không như tưởng tượng của mình là ôm máy tính học rất chán. Vì vậy, theo tôi nghĩ quan trọng là nhà trường phân bổ thời gian hợp lý và giáo viên chịu khó để có phương pháp tốt" - anh Tiến nói.
Ở Quảng Trị, ông Bùi Mạnh Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Trưng Vương (TP Đông Hà) xác nhận trường đã tổ chức dạy online.
“Dạy cho học sinh lớp 1, học sinh ngồi học nhưng phụ huynh ngồi một bên để hướng dẫn cách dạy cho các em. Phụ huynh biết cách đánh vần sẽ biết cách dạy để dạy lại. Cách học này để chuẩn bị đối phó lỡ tình hình dịch kéo dài" - ông Dũng nói. Theo ông Dũng, những học sinh không tham gia học online sẽ được dạy bù khi đến trường học trực tiếp.
Một hiệu trưởng ở Nam Từ Liêm cho hay, bà và đồng nghiệp tất nhiên cũng không tránh khỏi những lo lắng, đặc biệt với lứa học sinh vào lớp 1, lớp 6 và lứa học sinh cuối cấp (lớp 9, lớp 12). Tuy nhiên, thầy cô, gia đình, học sinh đều cần cố gắng để thích nghi với điều này.
"Phụ huynh cần bình tĩnh, phối hợp với nhà trường để hướng dẫn, hỗ trợ cho các con. Sau 2 năm học online vì dịch Covid-19, nhìn chung các nhà trường và giáo viên đã thích nghi và có kinh nghiệm, sử dụng thiết bị công nghệ thành thạo hơn, điều chỉnh phương pháp giảng dạy nên không còn bỡ ngỡ như trước" - vị hiệu trưởng này nói.
Hôm qua (4/8), Bộ GD-ĐT đã có văn bản ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Theo đó, Bộ GD-ĐT quy định một số mốc thời gian cụ thể như: Thời gian tựu trường sớm nhất vào ngày 1/9, riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất từ ngày 23/8; Thời gian tổ chức khai giảng vào ngày 5/9/2021...
Theo công văn này, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên cho phù hợp với thực tiễn của địa phương.
Phương Chi
Gần 50 tỉnh, thành công bố lịch tựu trường năm học mới
Các địa phương sẽ cho học sinh tựu trường sớm nhất vào ngày 1/9. Riêng đối với lớp 1, thời gian tựu trường sớm nhất từ ngày 23/8.
" alt="Chưa thi xong học kỳ II đã tất bật lo khai giảng"/>
Chưa thi xong học kỳ II đã tất bật lo khai giảng
Bất ngờ...Ngay trước vòng 4 V-League 2022, HLV Park Hang Seo công bố danh sách 28 cầu thủ chuẩn bị cho 2 trận còn lại tại vòng loại World Cup 2022 diễn ra cuối tháng 3 này.
Nhìn vào danh sách tuyển Việt Nam được thuyền trưởng người Hàn Quốc triệu tập rõ ràng không xa so với những gì mà giới chuyên môn dự đoán bởi vẫn sử dụng nhóm các cầu thủ quen thuộc trong nhiều năm qua.
|
Schmidt Adriano (áo trắng, vàng) là bất ngờ lớn nhất mà HLV Park Hang Seo triệu tập lần này |
Tuy nhiên, nói thế chẳng có nghĩa HLV Park Hang Seo không thay đổi, vì danh sách vừa công bố có một vài gương mặt rất mới như thủ môn Tuyên Quang, Schmidt Adriano (Topenland Bình Định) và Văn Vĩ (Hà Nội FC).
Những cái tên này là sự ngạc nhiên lớn, đơn giản bởi vị trí của các tân binh được gọi lần này không phải quá thiếu thốn đối với chiến lược gia người Hàn Quốc lẫn tuyển Việt Nam vào thời điểm hiện tại.
Ngoài những cái tên nằm ngoài dự đoán từ giới chuyên môn, thuyền trưởng người Hàn Quốc cũng triệu tập trở lại những cái tên không thật mới nhưng vắng mặt ở các lần tập trung trước gồm Tuấn Anh, Hải Huy hay Tuấn Mạnh...
Với việc tạo ra một vài sự bất ngờ nho nhỏ này từ HLV Park Hang Seo, người hâm mộ đang hy vọng tuyển Việt Nam tiếp tục tạo ra sức bật mới trong đợt tập trung lần này.
... hợp lý
Việc V-League 2022 khởi động chậm chạp và chưa bắt nhịp đúng lộ trình với nhiều trận đấu phải hoãn lại vì Covid-19 khiến HLV Park Hang Seo thực sự vất vả trong việc tìm kiếm nhân tố mới bổ sung cho tuyển Việt Nam.
Thế nên việc thuyền trưởng người Hàn Quốc có thể chọn và điền 6/28 tân binh cho tuyển Việt Nam lúc này cũng là đáng mừng và... hợp lý trong bối cảnh nhiều cựu binh chưa tìm lại được phong độ đỉnh cao.
|
Nhưng cũng đành hài lòng do HLV Park Hang Seo không có nhiều đường tính toán |
Ngoài ra, sự thiếu hụt nơi hàng phòng ngự vì chấn thương của Văn Hậu, Trọng Hoàng, Duy Mạnh, Đặng Văn Lâm cũng mở ra cơ hội hay nói chính xác hơn là buộc HLV Park Hang Seo phải lấp chỗ trống nơi khu vực thi đấu này. Vì vậy Tuyên Quang, Schmidt và Văn Vĩ được triệu tập lên tuyển Việt Nam cũng dễ hiểu.
Nhắc lại rằng, trong thời điểm mà V-League chỉ có thể tổ chức được vài vòng đấu trước khi tạm nghỉ, việc HLV Park Hang Seo chưa thể làm mới một cách toàn diện tuyển Việt Nam cũng là không quá ngạc nhiên.
Vậy nên, tạm tin vào sự lựa chọn hay vui “nhè nhẹ” với những gì mà chiến lược gia người Hàn Quốc làm tới lúc này, còn phía trước đương nhiên vẫn là cuộc cách mạng khác đang chờ HLV Park Hang Seo thực hiện. Bởi nó là bản lề cho tuyển Việt Nam nhằm hướng đến chức vô địch AFF Cup 2022, hay xa hơn là World Cup 2026.
M.A
Danh sách tuyển Việt Nam: Thầy Park gọi cầu thủ Việt kiều
HLV Park Hang Seo chính thức chốt danh sách tuyển Việt Nam đấu Oman, Nhật Bản, vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á.
" alt="Tuyển Việt Nam cú đảo hàng bất ngờ của HLV Park Hang Seo"/>
Tuyển Việt Nam cú đảo hàng bất ngờ của HLV Park Hang Seo