Bản đồ Covid-19 tại Senegal. (Ảnh: UNV) |
Dưới đây là 8 lĩnh vực mà công nghệ đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống Covid-19:
Chống tin giả
Tin giả, xuyên tạc về số ca nhiễm, nghi nhiễm, phương pháp điều trị, chẩn đoán, vaccine, thuốc, chính sách của chính phủ… gây xáo trộn và bất an cho người dân. Nó có thể dẫn đến hỗn loạn trên diện rộng, đổ xô tích trữ mặt hàng thiết yếu, thổi giá, bạo lực trên đường phố, phân biệt đối xử, thuyết âm mưu… Để giảm thiểu thông tin sai lệch, các công ty như Google, Facebook, YouTube phải nỗ lực không mệt mỏi để hướng dẫn mọi người truy cập nguồn tin chính thống, được kiểm chứng do WHO hay chính quyền địa phương công bố. Bằng cách cung cấp thông tin chính xác đến mọi người, họ sẽ biết được nên làm gì một cách đúng đắn.
Tìm phương án cứu chữa
Khi dịch bệnh mới ập đến, câu hỏi đầu tiên nảy ra trong đầu mọi người là có thuốc nào để chữa trị hay có vaccine nào để phòng tránh không. Thế giới đang tuyệt vọng tìm cách làm chậm tốc độ lây lan của virus corona và phương pháp điều trị hiệu quả. Công nghệ giúp quá trình đó diễn ra nhanh hơn.
Trí tuệ nhân tạo (AI) vai trò quan trọng trong gợi ý các thành phần của một vaccine nhờ hiểu sâu sắc về cấu trúc protein của virus, giúp các nhà nghiên cứu y khoa đào bới vô số tài liệu liên quan với tốc độ chưa từng có. Các nhóm tại Viện nghiên cứu Allen, Google DeepMind đã phát triển những công cụ AI, chia sẻ bộ dữ liệu và kết quả tìm kiếm. Vào tháng 1, Google DeepMind giới thiệu AlphaFold, hệ thống hiện đại có khả năng dự đoán cấu trúc 3D của một protein dựa trên trình tự di truyền của nó. Trong khi đó, Đại học Texas và Viện Y tế Quốc gia Mỹ sử dụng kỹ thuật sinh học phổ biến để tạo ra bản đồ quy mô nguyên tử 3D đầu tiên về protein đột biến.
|
Ứng dụng truy vết trên smartphone giúp điều tra dịch tễ nhanh hơn và đưa ra cảnh báo kịp thời. (Ảnh: ICTworks) |
Tăng khả năng truy vết và minh bạch khi chia sẻ dữ liệu
Trong dịch bệnh, điều quan trọng là phải thông báo rõ ràng cho người dân, đảm bảo họ sử dụng các biện pháp phòng dịch thích hợp. Một số nhóm đang sử dụng các công nghệ thịnh hành như di động, AI… để cung cấp bức tranh rõ nét về tình hình dịch bệnh.
Chẳng hạn, Microsoft Bing giới thiệu bản đồ Covid-19 tương tác, cung cấp tin tức dịch bệnh trên diện rộng. Sixfold công bố bản đồ live xuyên biên giới cho xe tải để giúp mọi chuỗi cung ứng tại châu Âu nhận biết được sự chậm trễ trong thời gian giao hàng.
Các nền tảng mạng xã hội như TikTok phối hợp với WHO để giúp người dùng nhận biết thông tin đúng, kịp thời. Chuyên gia WHO cũng livestream để giải đáp thắc mắc của mọi người.
Trung tâm chỉ huy dịch bệnh Đài Loan (CECC) kết hợp dữ liệu y tế với dữ liệu di chuyển để tạo một hệ thống theo dõi, cảnh báo thời gian thực. Ví dụ, hệ thống tự động gửi cảnh báo trong quá trình thăm khám lâm sang nếu họ từng di chuyển tới vùng dịch. Tại Ấn Độ, các nhà mạng như Jio, BSNL, Airtel… thay thế nhạc chờ bằng các thông điệp nâng cao nhận thức về Covid-19.
Theo dõi bằng nhận diện gương mặt và dữ liệu lớn
Khi kiểm soát dịch bệnh, phân tích dữ liệu lớn giúp nhanh chóng xác định người nhiễm bệnh, kết nối với họ và điều tra dịch tễ. Công nghệ nhận diện gương mặt cùng với dữ liệu có thể nhận ra một người ngay cả khi họ đeo khẩu trang.
Những công nghệ như vậy đã hỗ trợ theo dõi di chuyển của người đang trong thời gian cách ly. Camera giám sát tích hợp nhận diện gương mặt sẽ phát hiện ai vi phạm quy định và ra ngoài dù đang phải cách ly.
Đánh giá và dự đoán rủi ro nhờ AI
AI ngày càng cấp thiết với y tế ngày nay. Mô hình dự đoán và phân tích dữ liệu dựa vào AI cho phép các chuyên gia y tế hiểu sâu sắc hơn về các loại bệnh. Với AI, họ có thể dự báo chính xác hơn về tốc độ lây lan, thuốc và điều trị. Giới nghiên cứu dễ dàng tìm ra những báo cáo liên quan, dẫn đến kiến thức hay cách tiếp cận mới để xử lý khi bùng dịch.
Các công cụ đánh giá rủi ro dựa tển AI được thiết kế để tránh sự nhầm lẫn giữa các triệu chứng của bệnh nhân cảm lạnh thông thường, cúm hay Covid-19; có cần xét nghiệm hay không và nếu cần thì phải thực hiện xét nghiệm nào.
Chẳng hạn, Baidu phát triển giải pháp AI để sàng lọc hiệu quả lượng lớn dân số, phát hiện thay đổi trong thân nhiệt khi họ di chuyển. Hệ thống có thể kiểm tra khoẳng 200 người/phút mà không làm gián đoạn lưu thông. Những công nghệ như vậy có thể được triển khai tại các khu vực đông đúc, bệnh viện, ga tàu, sân bay… để xác định người bệnh nhanh chóng, cách ly họ trước khi lây nhiễm cho nhiều người hơn.
|
Robot giao hàng của Meituan. (Ảnh: Tech In Asia) |
Giao hàng không tiếp xúc nhờ xe tự động, drone và robot
Xe tự lái, drone, robot đều có tác dụng vào thời điểm con người cần tránh tiếp xúc với nhau. Xe tự lái được dùng để chuyên chở người bệnh giữa các cơ sở y tế mà không cần mạo hiểm mạng sống của người khỏe mạnh. Robot dùng để chuyển phát hàng hóa, thực phẩm, khử trùng bệnh viện, tuần tra trên đường phố. Drone dùng để giao đồ ăn, theo dõi dân cư, chuyên chở kit xét nghiệm, thuốc đến địa điểm cách ly, dùng camera ảnh nhiệt để xác định người nhiễm virus, phun thuốc khử trùng…
Công nghệ hỗ trợ theo dõi nhiệt độ
Súng nhiệt kế không dây và các thiết bị đo thân nhiệt hồng ngoại khác đang ngày càng thông dụng. Chúng được dùng tại các chốt kiểm soát ở văn phòng, sân bay, khách sạn, ga tàu, cửa hàng và khu vực công cộng. Những công nghệ này hỗ trợ đo thân nhiệt từ xa, rất hữu ích khi chỉ ra được người nào cần khám kỹ hơn. Theo dõi thân nhiệt tự động kết hợp với nhận diện gương mặt giúp quá trình diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.
Công nghệ làm việc từ xa hỗ trợ giãn cách xã hội
Khi dịch bệnh hay các thảm họa khác đe dọa giới kinh doanh, làm việc từ xa bảo đảm doanh nghiệp tiếp tục hoạt động bình thường, ngay cả trong thời điểm giãn cách xã hội. Những công nghệ cho phép truy cập an toàn vào dữ liệu, ứng dụng doanh nghiệp, cuộc họp ảo, hội nghị đám mây, thực tế ảo/tăng cường… đều phổ biến. Làm việc từ xa chính là “phép màu” của công nghệ, là một trong các giải pháp tuyệt vời nhất hỗ trợ con người trong giãn cách.
Ngày nay, hiểm họa lớn nhất với toàn thế giới chính là đại dịch, một loại virus truyền nhiễm có sức tàn phá khủng khiếp, giết hại nhiều người. Rõ ràng, chúng ta chưa được chuẩn bị cho dịch bệnh như Covid-19. Khi công nghệ ngày một tiến bộ theo cấp số nhân, con người và xã hội cũng cần tăng tốc để thích ứng với nó và đầu tư vào các hệ thống công nghệ, chuẩn bị cho một kịch bản tương tự trong tương lai. Sau khi dịch Covid-19 qua đi, một điều rõ nhất rút ra được là công nghệ thông tin, từ AI tới robot, sẽ giúp kiểm soát dịch bệnh, chống lại tình trạng y tế khẩn cấp một cách kịp thời, có hệ thống và bình tĩnh.
Du Lam (Tổng hợp)
Tái kích hoạt tổ thông tin đáp ứng nhanh giúp phân tích dữ liệu về dịch Covid-19
Một trong những nhiệm vụ chính của Tổ thông tin đáp ứng nhanh của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 là giúp Ban chỉ đạo, Bộ Y tế phân tích thông tin, dữ liệu, ý kiến chuyên gia về tình hình dịch.
" alt="8 'đòn bẩy' công nghệ thông tin chống dịch Covid"/>
8 'đòn bẩy' công nghệ thông tin chống dịch Covid
|
Honda Super Cub 1968 độ khủng,“biển tứ quý 6” rao bán 100 triệu gây xôn xao |
Anh Huỳnh Tấn Công (sinh năm 1981, ngụ tại Tp.Hồ Chí Minh) đã độ lại chiếc Honda Cub 1986 với theo phong cách cá tính của những dân chơi Nhật Bản.
Chia sẻ với phóng viên Xe Vietnamnet, anh cho biết: “Chiếc Honda Super Cub đời 1986 này được tôi mua khoảng đầu năm 2019. Ban đầu, tôi định chỉ sơn phết cho sạch sẽ, thêm vài món đồ chơi cho xe tạo điểm nhấn nhưng càng "dọn xe" càng bị nghiền. Tôi bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về cách chơi của các anh em ở Việt Nam và Nhật Bản và nảy sinh cảm hứng muốn độ lại".
"Đến nay, sau 1 năm, chiếc Cub đã trải qua nhiều lần độ để có được ngoại hình như hiện nay", anh Công nói.
|
Honda Super Cub đời 1986 trước (phía trên) và sau khi độ (phía dưới). |
So với nguyên bản, ngoại hình xe đã có vài sự thay đổi. Cụ thể, màu sơn nguyên bản của xe đã được thay đổi. Nhìn từ phía trước các chi tiết mặt nạ, chóa đèn pha, đèn xi nhan được độ lại tạo những ấn tượng đầu tiên.
Ở phía sau, phần yên sau xe được thay thế với phần baga xe nguyên bản thành chi tiết ốp, yên xe của phiên bản Cubra, một phiên bản hàng hiếm của dòng xe Cub.
Anh Công chia sẻ thêm : “Những món phụ tùng được độ trên xe được tôi sưu tầm từ nhiều nguồn. Có cái đặt mới, có cái mua lại qua người quen, trong đó có chi tiết sản xuất giới hạn (hàng Limited) phải thông qua đấu giá trong các nhóm cùng đam mê dòng Super Cub mới được. Ví dụ chi tiết như ống xả thương hiệu Takegawa Track Road Cacbon. Ngoài ra còn nhiều chi tiết phụ tùng đồ chơi khác được đặt mua từ Nhật Bản, hay đặt thợ gia công CNC."
|
Ống xả thương hiệu Takegawa Track Road Cacbon. |
Cụ thể, một loạt chi tiết đắt giá của thương hiệu Takegawa được chủ nhân sử dụng như : Cụm đồng hồ chính, đồng hồ đo tua máy và nhiệt độ nhớt (nằm dưới động cơ), gù tay lái, càng thắng, tay thắng, bao tay, cần đạp khởi động, gác chân v.v. góp phần tạo điểm nhấn và tăng giá trị cho xe.
Hệ thống giảm xóc sau của xe cũng thay bằng phuộc Takegawa Bilet đặt hàng từ Nhật Bản. Bánh xe với phần niềng thương hiệu Execl, căm xe nova kết hợp cùng một số chi tiết được anh Công đặt thợ gia công CNC góp phần tạo sự cứng cáp, cải thiện khả năng vận hành cho xe.
Về vận hành, chủ nhân không can thiệp đến phần công suất động cơ xe. Chiếc xe vẫn giữ nguyên bản động cơ 4 kỳ 1 xy-lanh dung tích 49cc cho công suất 4,5 mã lực. Tuy nhiên, chi tiết động cơ cũng được thay thế các chi tiết trang trí, như phần lốc máy (lốc máy mang cá) thương hiệu Takegawa cùng chi tiết đồng hồ nhiệt độ nhớt, cũng của thương hiệu này.
Cuối cùng, điểm ấn tượng nhất là chiếc Honda Super Cub 1968 mang biển số khá đẹp “76 - HA 6666” . Đối với dân chơi sim hoặc biển số đẹp, số tiến lên (số sảnh), tứ quý (4 số giống nhau), ngũ quý (5 số giống nhau) mang ý nghĩa phong thủy tốt lành, thể hiện sự thăng tiến, phát triển, đi lên của con người nên được nhiều người ưa chuộng. Những tấm biển này được săn lùng với giá "khủng".
Sau hàng loạt các trang bị bổ sung trên, chiếc Honda Super Cub 1968 tuy 52 tuổi nhưng đã trở nên hiện đại và đẹp long lanh như xe mới. Hiện tại, anh Công rao bán chiếc xe trên với giá 100 triệu đồng.
Dương Tuấn
Khám phá xe máy điện đơn giản và đa năng nhất thế giới
Cake Osa có thể đạt vận tốc tối đa 120 km/h với bộ pin 2,5 kWh. Chiếc xe có thể chạy được trên đường nhựa lẫn đường off-road gồ ghề.
" alt="Honda Super Cub 1968 “biển tứ quý 6” rao giá 100 triệu gây xôn xao"/>
Honda Super Cub 1968 “biển tứ quý 6” rao giá 100 triệu gây xôn xao
Zhang Bin cười cay đắng, nói rằng anh mất khả năng phán đoán thị trường. Zhang Bin đã tham gia vào việc mua bán xe ô tô cũ trong hơn hai thập kỷ. Trước Tết, anh vẫn tìm mua và bán xe, nhưng khi dịch bệnh leo thang, Zhang Bin chưa thấy cửa ra cho công việc của mình. Theo thông lệ, cửa hàng mở cửa mùng 5 Tết, nhưng bây giờ đã phải hoãn vào cuối tháng 2, hoặc sang đầu tháng 3, và cũng không có gì chắc chắn.
"Một mặt, tôi phải thông báo việc nối lại công việc. Mặt khác, không ai đến mua xe trong tình cảnh này." Zhang nói rằng việc tìm mua xe cũ về bán cũng chẳng biết bao giờ được nối lại. |
Quang cảnh một khu chợ xe cũ khi chưa có dịch bệnh, người đi xem tấp nập |
Zhang Bin dù chỉ là một ông chủ của cửa hàng buôn xe nhỏ nhưng là một ví dụ điển hình cho giới kinh doanh ô tô cũ tại đất nước tỷ dân. Gần đây, một khảo sát do Hiệp hội đại lý ô tô Trung Quốc công bố cho thấy, tính đến ngày 13/2/2020, trong số 318 công ty ô tô cũ được hiệp hội khảo sát, chỉ có 32 nơi mở cửa kinh doanh trở lại, chiếm 10,84%. Ngoài ra, có 50 công ty điều chỉnh lại nhân viên, chiếm 17,13% và 72,03% còn lại tạm ngừng kinh doanh.
Chiếm 79% lý do tạm ngừng kinh doanh là do quy định của chính quyền địa phương về thời gian đóng cửa dập dịch. Dù tạm nghỉ nhưng không vì thế mà áp lực tài chính của giới kinh doanh xe cũ giảm đi.
Quy mô cửa hàng của Zhang Bin không lớn. Hiện tại, anh có 30-50 xe, công ty có hơn 10 nhân viên và chi phí hàng tháng khoảng 200.000 đến 300.000 nhân dân tệ. "Áp lực lớn nhất là tiền thuê cửa hàng, thường chiếm 20% -30% tổng chi phí của chúng tôi, đó là điều không thể tránh khỏi," Zhang Bin nói.
Gần đây, nhiều tập đoàn bất động sản đã đưa ra chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, công ty thuê mặt bằng bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Tuy nhiên, phần lớn các hỗ trợ này là ở các trung tâm mua sắm hay khu công nghiệp. Với những người kinh doanh ô tô cũ, việc thuê địa điểm thường giao dịch cá nhân với các chủ nhà. Ngoài tiền thuê mặt bằng, lương nhân viên cũng chiếm đến 30% chi phí. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, lương nhân viên chủ yếu liên quan đến hiệu quả bán hàng nên khi tạm nghỉ, giới chủ showroom cũng giảm bớt phần nào gánh nặng.
Lo lắng nhất chính là số lượng xe tồn kho, tương đương với khoản vay cũng “treo” lơ lửng.
Zhang Bin kể rằng anh vẫn cảm thấy may mắn vì đã giảm quy mô kinh doanh từ năm ngoái khi “đánh hơi” thấy dấu hiệu đi xuống của thị trường xe cũ. Một năm trước, quy mô hàng tồn kho của Zhang Bin vào khoảng 100 chiếc, bao gồm các mẫu siêu sang, nhưng trong nửa cuối năm ngoái, anh bắt đầu kiểm soát hàng tồn ở mức 30-50 xe và tập trung vào các mẫu xe từ trung cấp đến cao cấp.
"Thị trường ô tô cũ đã gần đến mức bão hòa. Trong vài năm qua, có quá nhiều người tham gia và lợi nhuận ngày càng thấp hơn,” Zhang nói. Theo những điều chỉnh như vậy, số tiền vay của Zhang Bin từ các tổ chức tài chính cũng đã giảm đi rất nhiều.
Trên thực tế, phán đoán của Zhang Bin không phải là không có lý. Theo thống kê, năm 2019, có khoảng 15 triệu giao dịch xe đã qua sử dụng ở Trung Quốc, tăng 7,96% so với cùng kỳ. Trong ba năm qua, tốc độ tăng trưởng của ngành này là 11,46%, 19,33% và 10,33%. Xu hướng ngày một giảm dần.
|
Chợ xe ế ẩm, tồn kho, thiếu nguồn cung mới là những nỗi lo của dân buôn xe cũ |
Trong bối cảnh khó khăn chung chưa tìm thấy hy vọng từ thị trường xe cũ ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các mô hình kinh doanh nhỏ có nhiều khả năng tồn tại hơn, nhưng vẫn còn áp lực khác.
Luo Lei, phó tổng thư ký Hiệp hội đại lý ô tô Trung Quốc, nhận định rằng các đại lý xe cũ chủ yếu là các quy mô đầu tư nhỏ hơn so với các ngành sản xuất khác, nhưng đang gặp phải những khó khăn chưa từng thấy khi dịch bệnh kéo dài.
"Rất khó để các đại lý xe hơi này vay được tiền từ ngân hàng, và họ thường thông qua các công ty tài chính và các khoản vay tư nhân, khiến chi phí đầu tư cao hơn," Luo Lei nói. "Không có doanh thu, không có thu nhập, mất mát này là một gánh nặng lớn."
Sun Shaojun, một người môi giới bán xe hơi, nói rằng thời gian này nhiều đại lý xe cũ đã kết nối với anh để tìm người mua. “Họ đã khá tự tin trong ngành này nhiều năm trước, nhưng giờ thì không như vậy,” anh nói.
Đối với Zhang Bin, anh hiện chỉ cầu nguyện cho “mọi hoạt động bình thường càng sớm càng tốt". "Sẽ ổn thôi nếu chúng tôi có thể mở cửa vào tháng 3.”
Đình Quý (theo Sohu)
Công nghiệp ô tô Trung Quốc rơi vào khủng hoảng vì virus corona
Ngành công nghiệp ô tô thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng đang phải đối đầu với những tổn thất vô cùng to lớn do virus corona gây ra trong thời gian qua.
" alt="Điêu đứng vì virus corona, 72% công ty ô tô cũ ở Trung Quốc tạm ngừng kinh doanh"/>
Điêu đứng vì virus corona, 72% công ty ô tô cũ ở Trung Quốc tạm ngừng kinh doanh