当前位置:首页 > Thế giới > Hướng dẫn cách tăng tốc mạng WiFi, 3G và 4G trên điện thoại Android 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo U19 Latvia vs U19 Tây Ban Nha, 21h00 ngày 25/3: Khó có bất ngờ
Quán bánh mì tấp nập lúc 22h đêm (Video: Như Khánh)
Tiệm bánh mì có không gian nhỏ gọn, không trưng bày cầu kỳ, chỉ có tấm biển hiệu in dòng chữ “Bánh mì cô Điệp” cùng một chiếc bàn inox nhỏ đặt phía trước thềm. Trên bàn xếp đầy đủ, ngăn nắp các nguyên liệu tươi ngon để dồn bánh mì như pa tê, bơ, chả, thịt nguội, thịt ba rọi, chà bông, xíu mại, rau sống, nước sốt. Tất cả đều do gia đình bà Điệp tự làm, để đảm bảo về chất lượng.
"Tôi chú trọng từ gia vị. Chẳng hạn như bột ngọt, bột nêm đều được chọn mua ở nơi uy tín, vì nếu mua hàng giá rẻ tràn lan, không nhãn mác thì không đảm bảo an toàn cho người ăn. Tất cả nguyên liệu khác nhập về từ sáng sớm, đảm bảo bán hết trong ngày, không bao giờ để sang ngày mới”, bà Điệp chia sẻ.
Tiệm bánh mì của bà Điệp mở bán từ 6-7 giờ sáng đến 24 giờ đêm mỗi ngày. Gần chục thành viên trong gia đình bà Điệp thay nhau đứng bán vào các buổi sáng, trưa, chiều, tối. Trước các khung giờ cao điểm, bánh mì được dồn để sẵn mới kịp bán.
Giá bánh mì ở đây khoảng 12.000 đồng – 25.000 đồng mỗi ổ. Có khách khó khăn chỉ mua ổ 7.000 đồng, chủ tiệm cũng vui vẻ bán. Theo lời bà Điệp, trung bình từ 6 giờ đến 10 giờ sáng sẽ bán 600 ổ. Từ 10 giờ đến 2 giờ chiều khoảng 200 ổ. Thời gian còn lại quán bán thêm khoảng 700 ổ. Trung bình mỗi ngày, tiệm bánh mì của bà Điệp bán từ 1500-2000 ổ.
“Tôi bán cho đủ khách, từ trẻ đến già, người khó khăn đến người có điều kiện. Nhiều khi họ khó khăn quá chỉ còn có vài nghìn thì tôi cũng bán hoặc cho luôn. Như ổ 7.000 đồng, ổ này có pa tê và bơ, cũng đủ ấm bụng người ta.
Các nguyên liệu ở tiệm cũng truyền thống và đơn giản như những nơi khác thôi, nhưng cái quan trọng là chất lượng thực phẩm và thái độ của mình với khách. Tôi luôn căn dặn các cháu phải vui vẻ, niềm nở, tôn trọng bất kỳ khách nào mua bánh mì", bà Điệp tâm sự.
Như món bơ ở tiệm, bà chọn loại dầu làm bơ để phần bơ thành phẩm không quá ngấy nhưng vẫn béo, thơm. "Đặc biệt là loại dầu tôi dùng không làm người ăn bị khó tiêu hoá như những loại dầu ăn thông thường”, bà Điệp cho hay.
Đồng hồ điểm 22 giờ đêm, chủ lò bánh mì vẫn đang giao thêm cho tiệm 2 rổ lớn bánh mì nóng hổi, mỗi rổ khoảng 120 chiếc, phục vụ quán bán từ giờ đến 12 giờ khuya. Bánh mì sau khi giao sẽ được tiệm hâm nóng liên tục trong một cái lò than ở phía bên dưới quầy nguyên liệu.
“Không phải nơi nào cũng hâm nóng vỏ bánh mì thế này, tiệm mình làm thế để ổ bánh mì luôn được ấm nóng, giòn và thơm. Khách ăn cũng sẽ bắt miệng hơn nhất là vào buổi đêm thế này”, chị Thuý , người cháu phụ bà Điệp bán bánh mì hơn chục năm nay chia sẻ.
Bạn Bùi Thị Ái (SN 2002, Bình Tân) tranh thủ tạt vào tiệm mua vài ổ bánh mì để lót bụng đêm sau khi tan học về muộn. “Mình thích bánh mì của cô, vỏ bánh mì lúc nào cũng ấm nóng, phần thịt dồn thì tươi, ngon mà giá cũng hợp lý. Nhưng đôi khi chan hơi ít nước nên bị khô một chút. Nhìn chung thì quán thân thiện, dễ thương lắm”, thực khách này chia sẻ.
Tiệm bắt đầu nhận bánh mì và các loại thịt tươi từ 5 giờ sáng, sau đó bà Điệp cùng các con, các cháu bắt đầu chuẩn bị nguyên liệu để kịp bán. Như với thịt nguội, bà Điệp cho biết mình dùng khuôn để ép thịt và dùng máy để bào mỏng, làm như thế miếng thịt vừa mịn, vừa đẹp mắt mà còn vừa ăn, không quá dày cũng không quá mỏng. Thay vì cắt nhỏ chả và thịt nguội như nhiều nơi khác thì bà chọn cách cắt miếng hình chữ nhật theo chiều dài của bánh mì để dàn đều nguyên liệu.
Ở tuổi 73, bà Điệp vẫn minh mẫn và yêu nghề truyền thống của gia đình. Bà theo mẹ bán bánh mì từ năm 10 tuổi, cũng là người duy nhất trong gia đình 13 con nối nghiệp nghề bánh mì của mẹ. Bà Điệp hạnh phúc vì cô con gái duy nhất của mình cũng theo nghề ấy. Giờ đây, nhìn con gái, các cháu trong nhà thay nhau phụ trông coi tiệm, giữ gìn nghề, bà Điệp an tâm.
"Tôi nói thật là bán bánh mì dễ giàu lắm. Giờ cho tôi bán bánh mì nuôi 10 đứa con ăn học tôi cũng chịu, tuy có cực đó nhưng tôi thích và đam mê dữ lắm”, bà Điệp khẳng định đầy tự tin.
"Mấy chục năm qua tôi đều đi ngủ vào lúc 2 giờ sáng, vì trông con cháu buôn bán xong lại phải tính tới các nguyên liệu, đồ dùng cho ngày bán mới. Chỉ khi xong xuôi hết tôi mới yên tâm đi ngủ. Vậy nên nhiều khi huyết áp tăng nhưng cũng phải ráng, yêu cái nghề này quá rồi thì biết làm sao được”, bà Điệp tâm sự.
Võ Như Khánh
Quán bánh mì 40 năm tuổi ở TP.HCM: Giá rẻ, đông tới nửa đêm, ngày bán 1500 ổ
Đến với Trạm Hoàng Hôn, đúng như cái tên, thực khách có cơ hội chiêm ngưỡng trọn vẹn khoảnh khắc hoàng hôn buông xuống, nhuộm đỏ cả bầu trời, tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng lãng mạn và ấn tượng.
Được thiết kế theo phong cách mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên, quán sử dụng nhiều vật liệu gỗ và cây xanh để tạo nên một không gian và thoải mái. Khu cà phê ngoài trời mang phong cách phóng khoáng, thiết kế trẻ trung. Giữa không gian rộng rãi, thoáng đãng, những chiếc ghế lười được bố trí cho khách tiện nằm thư giãn, ngắm view thị trấn mộng mơ.
Tối đến, bếp lửa sẽ được thắp lên để sưởi ấm giữa khí trời se lạnh, hòa cùng âm nhạc thư giãn với playlist “lofi chill” sẽ là trải nghiệm đáng nhớ khi đến Tam Đảo. Hơn cả một quán cà phê, Trạm Hoàng Hôn mong muốn mang đến sân chơi, kết nối mọi người và trao gửi những cảm xúc tích cực.
Mỗi ngày, Trạm Hoàng Hôn có thể đón tiếp khoảng 700 – 800 khách. Đây không chỉ là địa điểm lý tưởng để ngắm hoàng hôn hay “săn” mây kỳ vĩ mà còn phù hợp để tụ tập bạn bè, tổ chức những buổi hẹn hò lãng mạn hoặc đơn giản là tìm kiếm một không gian yên tĩnh để thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.
“Thật khó để thưởng hoàng hôn một cách trọn vẹn nếu thiếu đi một tâm hồn rộng mở và sẵn sàng buông bỏ những điều tiêu cực. Đến với Trạm Hoàng Hôn, bạn có thể tạm gác lại những lo âu, mệt nhoài trong cuộc sống và “dọn dẹp” tâm hồn để đón chờ những điều mới mẻ sắp tới”, đại diện quán café bày tỏ.
(Nguồn: Trạm Hoàng Hôn)
" alt="Nghỉ lễ 30/4"/>Tờ báo Sydney Morning Herald viết: “Bạn muốn dễ dàng nhớ bo la lot là gì? Hãy nghĩ nó là món 'thịt bò trong lá'. Món ăn truyền thống này của Việt Nam có tên chính xác là “Thịt bò nướng lá lốt”, người nước ngoài thường gọi tắt là bò lá lốt.”
Trong bài viết, tác giả Ben Groundwater cũng mô tả cách để làm được món này: “Để chế biến món ăn này, thịt bò được băm nhỏ rồi được trộn với các loại gia vị như hẹ, tỏi, tiêu đen, đường, nước mắm, dầu hào, bột ngọt, trước khi cuộn trong lá lốt và nướng. Tuy nhiên, ngon nhất là nướng trên than củi.
Sau đó, người Việt rắc lạc rang cùng rau thơm lên những miếng bò cuốn lá lốt thơm ngon, chấm với nước mắm pha cay nồng gọi là mắm nêm. Sự hòa quyện giữa vị ngọt, mặn, chua… cùng vị thoang thoảng mùi khói, món “Thịt bò nướng lá lốt” của Việt Nam đích thị là một trong những món tuyệt vời nhất hành tinh ”.
Tờ báo Úc cho biết, món bò lá lốt có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam. Theo tác giả bài viết, người dân Sydney muốn thưởng thức món bò lá lốt ngon có thể đến nhà hàng Gia Dinh ở khu Marrickville. Nếu ở Melbourne, hãy thử món này tại Viet Kitchen ở khu Footscray. Nếu ở Brisbane, có thể đến quán Mister Bui Banh Mi.
Món bò lá lốt ở một số nhà hàng Úc thường được dịch là “thịt bò bọc lá trầu” (beef wrapped in betel leaves), nhưng thực ra đây không phải là lá trầu mà do sự nhầm lẫn bởi người dịch không phân biệt được đâu là lá trầu (betel), đâu là lá lốt (piper sarmentosum), một phần bởi hai loại lá này có hình dáng tương đối giống nhau. Loại lá có hương vị tinh tế hơn được dùng cuốn bò là lá lốt có tên khoa học "piper sarmentosum", đôi khi được gọi là trầu hoang.
Báo Úc khen món bò nướng lá lốt của Việt Nam ‘ngon nhất hành tinh’
Cá lăng nướng và lẩu cá lăng là hai món ngon hút khách ở Đắk Nông (Ảnh: Mỹ Lan Quán)
Nếu có dịp du lịch Đắk Nông, du khách có thể tìm và thưởng thức các món đặc sản thơm ngon từ cá lăng sông Sêrêpốk tại một số nhà hàng địa phương như Điền Trang Hoa Mai 2 (đường Điện Biên Phủ, phường Nghĩa Trung, TP. Gia Nghĩa), Nhà hàng Tây Nguyên (530 Tôn Đức Thắng, phường Nghĩa Thành, TP. Gia Nghĩa, Đắk Nông),…
Canh thụt là món đặc sản độc đáo, lạ miệng của bà con dân tộc M’Nông và người Mạ ở tỉnh Đắk Nông. Món ăn này được chế biến từ các nguyên liệu “cây nhà lá vườn” đặc trưng của vùng đất này như lá bép (hay còn gọi là lá nhíp), đọt mây, cà đắng với các loại cá suối.
Sở dĩ có tên gọi là canh thụt bởi trước đây, người dân địa phương khi đi làm thường nấu canh trong những ống tre, ống nứa mọc trong rừng. Khi nấu, họ phải dùng đũa khuấy đều các nguyên liệu cho chín mềm.
![]() | ![]() | ![]() |
Khi chín, canh thụt sẽ có độ đặc sánh và dẻo khá lạ miệng. Thực khách nếm thử một miếng sẽ cảm nhận được vị đắng, cay, bùi, béo… hòa quyện vào nhau (Ảnh: Thị Lam, Nguyễn Thị Vui)
Hiện nay, món canh thụt của người Đắk Nông được nhiều thực khách biết đến và thưởng thức. Để phù hợp với khẩu vị mọi người, bà con nơi đây còn kết hợp canh thụt với các nguyên liệu khác như lòng non, sườn heo, cá hộp…
Món canh chua kiến vàng được bà con dân tộc Ê-đê ở xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút (Đắk Nông) sáng tạo và lưu truyền suốt nhiều năm nay.
Kiến vàng thường sinh sống trên các cành cây, làm tổ ở những nơi cao. Đến mùa mưa, người dân địa phương lại đi “săn” kiến vàng vì thời điểm này chúng bắt đầu làm tổ và đẻ trứng.
Để làm được món canh này, ngoài kiến vàng, người ta còn kết hợp với các nguyên liệu khác như tôm, cá, cua sông, hoa “djam tang”, ngò gai, củ nén. Thay vì dùng lá giang hay me như các món canh chua ở vùng miền khác, người Ê-đê sử dụng kiến vàng giúp món ăn có vị chua lạ miệng hơn, ai ăn một lần cũng nhớ mãi.
Giống như một số tỉnh thành khác ở khu vực Tây Nguyên, heo tại Đắk Nông cũng được người dân địa phương chăn thả tự nhiên nên ít mỡ, da mỏng, thịt dày, mềm và có độ ngọt dịu, khi chế biến có mùi thơm.
Cách tẩm ướp, chế biến đặc biệt cũng là bí quyết giúp món thịt heo rẫy ở vùng đất này càng thêm hút khách hơn. Theo đó, trước khi nướng, người ta phải quét một lớp hỗn hợp mạch nha, nước cốt chanh lên bề mặt thịt heo. Cách này giúp thịt sau khi nướng vừa có mùi thơm, vừa có màu sắc bắt mắt.
Ngoài các món ăn kể trên, vùng đất Đắk Nông còn nổi tiếng với nhiều loại cà phê, hạt tiêu và trái cây khác, du khách có thể lựa chọn và mua về làm quà cho bạn bè, người thân khi du lịch nơi đây như cà phê Đức Lập, hạt tiêu Đắk N’rung, bơ sáp Đắk Mil,…
Phan Đậu
" alt="Top 4 đặc sản Đắk Nông thơm ngon lạ miệng"/>Bụng to
Mỗi ngày, thận lọc 200 lít chất lỏng và thải ra khoảng 1,5 lít nước tiểu. Thận thu thập các chất thải, chẳng hạn như urê và creatinine, đồng thời đưa các vitamin, axit amin, glucose và hormone vào máu.
Khi thận bị suy yếu, các độc tố có hại và chất lỏng dư thừa sẽ lưu lại trong cơ thể, bao gồm cả bụng. Một số người có thể nhầm lẫn đây là tình trạng đầy bụng do ăn uống. Nhưng đó thực thế là triệu chứng suy thận cấpvà mạn tính.
Lưỡi sưng
Y học cổ truyền Trung Quốc coi trọng việc chẩn đoán bệnh dựa trên lưỡi vì bộ phận này phản ánh tình trạng sinh lý và bệnh lý của cơ thể. Các triệu chứng ở miệng được quan sát thấy ở 90% bệnh nhân mắc bệnh thận. Bệnh nhân có thể bị viêm miệng, viêm lưỡi gây sưng, đau.
Theo Thư viện Y tế Klarity, các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thận còn có khô miệng, lưỡi có vị kim loại, chảy máu nướu, sưng tuyến nước bọt và tăng tích tụ cao răng.
Những triệu chứng trên là kết quả của sự tích tụ chất thải độc hại xảy ra khi thận không thể lọc máu đúng cách.
Nhưng bất kể là suy thận hay căn bệnh nào, bạn không thể chỉ dựa vào một triệu chứng mà cần xem xét các biểu hiện khác. Nếu thận hư, người bệnh thường sợ lạnh, tay chân lạnh, đầu gối đau nhức, tinh thần uể oải, chi dưới sưng, quầng thâm mắt rõ rệt, gót chân đau, đi tiểu nhiều lần, thường xuyên vào ban đêm.
Suy thậnđể lại nhiều biến chứng nặng nề. Bởi vậy, bạn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa như thiết lập lối sống lành mạnh, duy trì cân nặng chuẩn, theo dõi huyết áp, hạn chế dùng đồ uống có cồn như rượu, bia, chất kích thích.
Chế độ ăn hằng ngày cũng đóng vai trò quan trọng như giảm lượng muối, đạm, dầu mỡ; uống đủ nước.
Ngoài ra, mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ hằng năm. Với người có bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, cần theo dõi chặt chẽ, tuân thủ việc điều trị để tránh nguy cơ suy thận.
PC-Covid là nền tảng duy nhất để phòng, chống dịch. Nền tảng này sẽ liên thông với VNEID và Sổ Sức khỏe từ ngày 20/10, để phục vụ công tác phòng chống dịch cũng như cuộc sống của người dân.
" alt="Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng về hệ thống tiêm chủng phòng Covid"/>Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng về hệ thống tiêm chủng phòng Covid