Ngoài ra, các thương hiệu còn lại cũng giảm nhẹ như Peugeot với các mẫu Peugeot 2008, Peugeot 3008, Peugeot 5008, Peugeot Traveller giảm 20-40 triệu đồng; KIA, Mazda, Ford... cũng không đứng ngoài cuộc đua với nhiều dòng xe giảm giá dao động từ 10-60 triệu đồng.
Để thuyết phục khách mua xe, có không ít các đại lý hợp tác với ngân hàng, bảo hiểm để xây dựng chính sách hỗ trợ lãi suất thấp cho khách hàng với mức chỉ 8%-10%/năm, giảm khá mạnh so với mức 12%-15%/năm mà khách hàng phải chịu trước đó.
Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), toàn thị trường chỉ tiêu thụ được 17.314 xe, giảm mạnh 51% so với tháng trước đó và giảm 44% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số chạm đáy, trong khi đó sức mua chững lại là nguyên nhân chính khiến các hãng phải lao vào cuộc đua giảm giá với hy vọng cải thiện tình hình kinh doanh.
Khách Việt vẫn thờ ơ
Bất chấp nỗ lực tung giảm giá, tặng quà của các hãng xe, sức tiêu thụ của thị trường ô tô hiện nay đang ở mức thấp.
Chia sẻ với PV, chị Nguyễn Kim Huệ, nhân viên kinh doanh một đạt lý xe Hyundai ở Hà Nội cho biết, mỗi ngày chỉ có lác đác vài khách gọi điện tham khảo giá, giảm 30-40% so với thời điểm đầu năm ngoái.
"Chúng tôi quảng bá việc giảm giá xe trên nhiều nền tảng mạng xã hội nhưng lượng khách hàng tương tác rất ít. Gần đây, khắp các diễn đàn, mọi người truyền tai kinh tế sắp tới sẽ càng khó khăn, họ khuyên nhau chuyện vung tiền mua xe thời điểm này là không hợp lý. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức mua xe trên thị trường hiện tại", chị Huệ bày tỏ.
"Một số khách thích mẫu Santa Fe, canh me chờ cơ hội giảm giá để mua. Thế nhưng, khi mẫu xe hot này giảm sâu hơn trăm triệu thì gặp khó về vấn đề vay trả góp vì lãi suất khá cao. Họ suy đi tính lại rồi quyết không mua", chị Huệ kể.
Tại một đại lý xe Ford ở Hà Nội, tình hình kinh doanh cũng không mấy khả quan khi lượng khách đến hỏi mua xe rất ít. Anh Trần Thanh Tùng, Phó trưởng Phòng Kinh doanh đại lý này cho biết, sức mua xe từ đầu năm đến nay vẫn khá chậm.
"So với cùng kỳ năm ngoái, hoạt động bán hàng của đại lý đang giảm khoảng 20-30%, hoạt động dịch vụ giảm khoảng 15-20%. Trong khi đó, lượng xe đời cũ 2022 tại đại lý hiện vẫn tồn kho khá lớn. Thời điểm này, các đại lý chịu áp lực lớn vì nếu không bán hết mẫu xe đời 2022 thì ôm lỗ bởi xe số VIN 2023 đang được tung ra", anh Tùng cho hay.
Anh cho biết, nhiều dòng xe hot như Ford Everest, Explorer, Ranger đời 2022 hiện đang được giảm giá khá hấp dẫn nhưng khách hàng tỏ ra thờ ơ.
"Khách mua xe phần lớn đều vay trả góp qua ngân hàng. Với tình hình này, nếu lãi suất ngân hàng vẫn cao cho đến hết năm sau có thể sẽ khiến thị trường ô tô ế ẩm kéo dài. Kể cả, giờ lãi suất có giảm thì khách hàng vẫn cân nhắc thiệt hơn khi mua xe vào thời điểm này bởi họ sợ tạo thêm gánh nặng tài chính. Tình hình sắp tới sẽ khó khởi sắc", anh Tùng nhìn nhận.
Với đà tiêu thụ ì ạch đầu năm, giới kinh doanh ô tô lo ngại, doanh số năm 2023 có thể giảm sâu so với năm ngoái. Mục tiêu tăng quy mô thị trường để tăng nội địa hoá rất khó đạt được.
Với các chủ đề ‘Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết’, ‘Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng', chương trình ‘Tháng công nhân, tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024’ tiếp tục là một điểm nhấn trọng tâm trong phong trào công nhân viên chức và hoạt động công đoàn các cơ quan, đơn vị. Đồng thời, chương trình cũng thể hiện sự quan tâm của cấp ủy đảng, chuyên môn trong việc chung tay chăm lo, bảo vệ và phát huy vai trò của đoàn viên, người lao động.
Tại lễ phát động, thay mặt Ban chấp hành Công đoàn TT&TT Việt Nam, Phó Chủ tịch Trần Vũ Hà đề nghị các công đoàn trực thuộc tổ chức thực hiện hiệu quả các hoạt động ‘Tháng công nhân, tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024’; định kỳ gặp gỡ, lắng nghe và đối thoại với công nhân, giải quyết kịp thời những vấn đề đoàn viên, người lao động quan tâm, bức xúc, trong đó tập trung cải thiện điều kiện lao động, xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc.
Cùng với đó, quan tâm công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Trong đó, chú trọng công nhân và người lao động trực tiếp sản xuất có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức thăm hỏi, tặng quà động viên tinh thần để họ an tâm công tác, gắn bó lâu dài với đơn vị, doanh nghiệp.
Các công đoàn trực thuộc Công đoàn TT&TT Việt Nam cũng được yêu cầu tiếp tục phát động và triển khai sâu rộng thiết thực, hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên, công nhân viên chức lao động. Các phong trào cần tập trung gồm có: ‘Lao động giỏi, Lao động sáng tạo’, ‘Ứng dụng công nghệ số để làm việc tốt hơn, đổi mới, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động công đoàn’.
Đồng thời, cần kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua ‘Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động', quan tâm tạo điều kiện cho đội ngũ an toàn vệ sinh viên tại cơ sở; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 10c của Tổng liên đoàn về ‘Nâng cao hiệu quả công tác an toàn vệ sinh lao động của tổ chức công đoàn trong tình hình mới’...
“Phát huy thành tích đã đạt được thời gian qua, tôi đề nghị mỗi đoàn viên, người lao động không ngừng nỗ lực, đổi mới sáng tạo đóng góp sức mình cùng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024”, ông Trần Vũ Hà nhấn mạnh.
Trong khuôn khổ lễ phát động, Công đoàn TT&TT Việt Nam cũng đã đánh giá kết quả triển khai các hoạt động chăm lo đoàn viên, người lao động và công tác an toàn vệ sinh lao động trong năm ngoái; tôn vinh, khen thưởng các tập thể đã có thành tích xuất sắc trong phong trào ‘Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động’ năm 2023.
Bên cạnh đó, Ban tổ chức còn tặng 300 phiếu mua hàng trị giá 200.000 đồng/phiếu cho 300 đoàn viên công đoàn, công nhân lao động, tặng 30 phần quà cho 30 người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Một điểm nhấn của lễ phát động ‘Tháng công nhân, tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024’ vừa được Công đoàn TT&TT Việt Nam tổ chức là các gian hàng sản phẩm tiêu dùng thiết yếu trực tiếp và ‘Phiên chợ công nhân’ trên sàn thương mại điện tử Buudien.vn của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam - Vietnam Post.
Cụ thể, bên cạnh việc tổ chức các gian hàng trưng bày sản phẩm để phục vụ nhu cầu trải nghiệm, mua sắm của các đoàn viên, người lao động TT&TT trực tiếp tại lễ phát động, trong ngày 3/5, đông đảo đoàn viên, người lao động ngành TT&TT trên cả nước có thể tham gia ‘Phiên chợ công nhân’ qua sàn Buudien.vn.
Theo đại diện VietNam Post, đơn vị chọn cung cấp tại ‘Phiên chợ công nhân’ hơn 100 mặt hàng, tập trung vào hàng gia dụng, chăm sóc sức khỏe, thực phẩm..., với chính sách ưu đãi từ 30 - 50% cho các đoàn viên, người lao động trong ngành.
Từ cuối tháng 3/2024, Vietnam Post đã đổi tên sàn thương mại điện tử Postmart thành Buudien.vn, và định hướng phát triển sàn này thành nền tảng thương mại điện tử chuyên sản phẩm nông, lâm, thủy sản Việt Nam. Tuy vậy, để thuận tiện cho người dùng, hiện tại 2 trang Postmart.vn và Buudien.vn đang được duy trì song song.
Cùng với việc đổi thương hiệu, Vietnam Post cũng đặt mục tiêu trong năm 2024 sẽ đưa 100% các hộ sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trên toàn quốc lên sàn Buudien.vn; đồng thời, đưa tối thiểu 5.000 sản phẩm nông, lâm, thủy sản Việt Nam đạt tiêu chuẩn, chất lượng lên Buudien.vn để giúp người tiêu dùng có đa dạng các sự lựa chọn, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số vào hoạt động công đoànTheo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, thay đổi cách vận hành, ứng dụng trợ lý ảo, nền tảng số nhiều hơn sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn các cấp." alt=""/>Mở phiên chợ online cho người lao động TT&TT cả nước trên sàn Buudien.vnĐịnh Long là một trong 2 xã xây dựng mô hình “3 không” đầu tiên của huyện Yên Định, đó là: Không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công, không dùng tiền mặt trong một số các dịch vụ thiết yếu và không cần tiếp xúc trực tiếp với chính quyền.
Ngay sau khi được huyện triển khai, xã Định Long đã xây dựng kế hoạch, thành lập ban chỉ đạo CĐS, giao nhiệm vụ cho từng thành viên. Bên cạnh đó, thực hiện tuyên truyền qua hệ thống phát thanh, trang thông tin điện tử, các hội nghị, tập huấn...
Với phương châm đi từng ngõ gõ từng nhà, các thành viên của ban CĐS đã thành lập tổ công tác lưu động cài đặt định danh điện tử và chữ ký số về từng thôn; phối hợp với các ngân hàng mở tài khoản, tạo mã QR cho 250 tiểu thương tại chợ Bản và 100 cửa hàng kinh doanh.
Đồng thời, thành lập “Tổ công nghệ số cộng đồng” hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số, hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đăng ký tham gia các sàn thương mại điện tử, mở tài khoản thanh toán điện tử, sử dụng nền tảng số, công nghệ số để quảng bá sản phẩm...
Hiện nay, hệ thống đăng nhập tập trung đã được triển khai; 100% các văn bản được tạo lập trên môi trường mạng, 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền được tiếp nhận và xử lý trên phần mềm một cửa điện tử; các văn bản, tài liệu đuợc chuyển lên nhóm zalo của xã, 100% hộ dân có hồ sơ sức khỏe...
Được ví như “tai mắt” của chính quyền, lực lượng công an Nhân dân, 80 camera giám sát an ninh đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong tham gia giao thông, thu dọn rác...
Trong phát triển nông nghiệp, nhiều mô hình sản xuất trong nhà màng, nhà lưới đã chú trọng đầu tư lắp đặt hệ thống tưới tự động, máy móc hiện đại, các trang trại chăn nuôi quy mô lớn đã đầu tư hệ thống ăn, uống nước tự động, hệ thống cảm biến để kiểm soát nhiệt độ chuồng nuôi, theo dõi chăm sóc đàn vật nuôi trên máy tính hoặc qua màn hình tivi...
Ông Nguyễn Đăng Ngọc, Chủ tịch UBND xã cho biết: Thực hiện các mô hình CĐS đã góp phần làm tăng sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp.
Hiện nay, trên địa bàn xã các giao dịch thanh toán với cơ quan chính quyền trong việc trả phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính, thanh toán viện phí, học phí, dịch vụ điện, nước... đã khá phổ biến với người dân.
Yên Định là một trong những địa phương đi đầu về thực hiện CĐS trên 3 trụ cột chính “chính quyền số, kinh tế số, xã hội số”.
Thực tế cho thấy, tại các xã đã có nhiều chương trình, mô hình CĐS sáng tạo, phù hợp với thực tế, như: thôn thông minh, chữ ký số cá nhân; thứ hai ngày không viết, thứ 6 ngày không hẹn; truyền thanh thông minh; chợ 4.0; ứng dụng mã QR để tra cứu thông tin giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa và trả kết quả...
Hiện, toàn huyện có 799 mắt camera an ninh được lắp đặt tại 20 xã, thị trấn; 27 điểm cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông đã trở thành điểm tư vấn, hỗ trợ triển khai các dịch vụ chuyển đổi số; 149 tổ công nghệ số cộng đồng; 12/17 sản phẩm OCOP đã đưa lên sàn thương mại điện tử postmart.vn...
Bên cạnh đó, các xã, thị trấn đã có chuyên trang, chuyên mục CĐS trên cổng thông tin điện tử đạt tỷ lệ 96,15%; hạ tầng viễn thông được xây dựng và phát triển đảm bảo kết nối thông suốt với 168 điểm phát phục vụ các hoạt động sinh hoạt cộng đồng của người dân tại nhà văn hóa, điểm di tích...
Những kết quả đạt được trong quá trình CĐS của huyện Yên Định đã mang lại nhiều tiện ích thiết thực trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Thời gian tới, huyện tiếp tục nhân rộng mô hình “3 không”; khuyến khích các địa phương tiếp tục những sáng kiến hay trong xây dựng các mô hình CĐS.
Bên cạnh đó, các ngành, đoàn thể, địa phương tiếp tục tập huấn, hướng dẫn cho các thành viên tổ công nghệ số cộng đồng về các nền tảng số; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc CĐS, cũng như lộ trình xây dựng chính quyền số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số của huyện thời gian tới.
Theo Lê Ngọc(Báo Thanh Hóa)
" alt=""/>Yên Định (Thanh Hóa) nhân rộng mô hình chuyển đổi số