Được xây dựng bám sát cốt truyện của của những tựa game kiếm hiệp, các chiến tướng trong Tân Võ Lâm cũng được phân chia theo hệ thống Ngũ Hành.
Dù được tạo hình theo phong cách chibi mới mẻ, lôi cuốn nhưng dàn chiến tướng trong Tân Võ Lâm vẫn giữ được đặc tính, sức mạnh quen thuộc. Bộ kỹ năng của mỗi tướng cũng là những tuyệt kỹ lừng trong kiếm hiệp Kim Dung và cũng từng “làm mưa làm gió” trong rất nhiều tựa game kiếm hiệp. Nhân Kiếm Hợp Nhất, Vô Hình Độc, Lôi Động Cửu Thiên, Thiên Hạ Vô Cẩu… tất cả sẽ góp mặt trong những trận chiến khốc liệt của Tân Võ Lâm.
Lựa chọn nào cho game thủ?
Mỗi chiến tướng trong Tân Võ Lâm đều là cao thủ đệ nhất trên giang hồ sở hữu những kỹ năng, sở trường riêng biệt. Chính vì thế, việc lựa chọn cho mình năm chiến tướng tham gia chinh phục các thử thách trong Tân Võ Lâm thực sự là bài toán khó với không ít người chơi.
Bên cạnh hệ thống Ngũ Hành, các game thủ Tân Võ Lâm còn phải quan tâm đến thuộc tính chiến đấu của từng chiến tướng trong tay. Cổ Bách, Huyền Từ, Từ Đại Nhạc… sở trường cận chiến, có thể gánh team ở hàng đầu. Chung Linh Tú, Hà Linh Phiêu, Đạo Thanh Chân Nhân… là những tướng tầm trung, công thủ toàn diện. Đường Bất Nhiễm, Yên Hiểu Trái… có khả năng công kích tầm xa, vô cùng lợi hại ở hàng sau.
Băng sát, độc sát, làm chậm, phục hồi sinh lực… những hiệu ứng kỹ năng độc đáo trong dòng game võ lâm tiếp tục được kế thừa trong Tân Võ Lâm. Biết tận dụng hợp lý những hiệu ứng đặc biệt có thể giúp game thủ dễ dàng lấy yếu đánh mạnh, chuyển bại thành thắng chỉ trong chớp mắt. Tích lũy nộ khí, xuất chiêu kịp thời chính là chìa khóa thắng lợi trong mỗi trận chiến của Tân Võ Lâm.
Từ Đại Nhạc, Cổ Bách, Đường Bất Nhiễm hay Chung Linh Tú sẽ trở thành chiến thần bất bại trong Tân Võ Lâm? Băng Tâm Tiên Tử, Thiên Địa Vô Cực hay Ngạo Tuyết Tiêu Phong sẽ xứng danh tuyệt chiêu đệ nhất? Tất cả sẽ phụ thuộc vào tài năng và bản lĩnh của mỗi game thủ, những bậc thầy chiến thuật nắm giữ trong tay quyền sinh sát trong thế giới Tân Võ Lâm.
Tân Võ Lâm – một thế giới võ lâm mới trên mobile chính thức khai mở từ ngày 20/12. Chỉ sau 3 ngày đã có 4 máy chủ được khai mở để phục vụ người chơi với những cái tên quen thuộc như Thái Sơn, Hoa Sơn, Vu Sơn, Trường Giang.
Trải nghiệm ngay Tân Võ Lâm tại: http://tvl.360game.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/tanvolamvng/
" alt=""/>Điểm qua hệ thống tướng quen thuộc của Tân Võ Lâm
Hội nghị được tổ chức với mục đích nhằm nâng tầm giá trị quảng cáo của các publisher (người/nhà xuất bản nội dung trực tuyến) trong nước, đã thu hút hơn 100 đại biểu là tổng biên tập báo điện tử uy tín, lãnh đạo website lớn, và nhà phát triển ứng dụng tại Việt Nam.
Giá bi bét vào hạng nhất thế giới
Tại hội nghị, ông An Ly, đại diện Công ty Netlink cho biết: Dự tính ngân sách digital marketing (quảng cáo số) của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ đạt 70 tỷ USD năm 2016. Tuy nhiên, hơn 50% ngân sách quảng cáo dành cho thị trường Châu Á – Thái Bình Dương đang được đổ vào Trung Quốc.
"Đáng buồn là Việt Nam vẫn chưa được nằm trên bản đồ digital marketing của thế giới. Một số top brand (thương hiệu hàng đầu thế giới) đang tiêu tiền khá hạn chế tại Việt Nam, chưa thực sự để mắt đến thị trường Việt Nam. Ngân sách quảng cáo của top brand đổ vào Việt Nam chưa nhiều nên giá quảng cáo CPC ở Việt Nam đang nằm trong top gần như thấp nhất thế giới", ông An Ly chia sẻ.
Theo tìm hiểu của ICTnews, bảng thống kê xếp hạng CPC Google Adsense tính trung bình theo từng quốc gia công bố năm 2015 cho thấy, Việt Nam xếp hạng 72 với mức giá chỉ là 0,03 USD, trong khi Indonesia 0,04 USD, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Nga, Hàn Quốc, Thái Lan đều 0,05 USD, Malaysia 0,08 USD, Singapore 0,30 USD, Úc 0,48 USD...
Trao đổi với ICTnews tại hội nghị sáng 7/9, một publisher "bật mí" giá trị trung bình trên 1 click (CPC) tại Việt Nam hiện nay chỉ khoảng 1.000 đồng.
Bà Gaby Hiền, một chuyên gia mobile app và game tại thị trường Việt Nam cũng nhận định: "Giá quảng cáo của thị trường Việt Nam khá thấp. Ở, Mỹ CPM (cost per 1.000 impressions - trả tiền theo mỗi 1.000 lần hiển thị) là khoảng 4 USD, nhưng ở Việt Nam nhiều khi chưa bằng ½. Giá trị người dùng ở nước họ lớn nên họ sẵn sàng bid (đặt giá thầu quảng cáo) giá cao hơn, trong khi người dùng Việt Nam thường không chịu trả tiền".