-Nguyễn Thị Mỹ Linh (sinh năm 1989) và em trai Nguyễn Thanh Phong (sinh năm 1993) cùng tốt nghiệp thủ khoa Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM). Cả hai cùng là giảng viên Trường ĐH Quốc tế.Chị bảo vệ tiến sĩ tuổi 26, em ra trường trước 1 học kỳ
Mỹ Linh vừa tốt nghiệp ĐH đã dành được học bổng tiến sĩ toàn phần tại Trường Queensland University of Technology (Úc) và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ lúc mới 26 tuổi. Hiện tiến sĩ trẻ này đang giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh.
|
Hai chị em Mỹ Linh và Thanh Phong
|
Còn Thanh Phong tốt nghiệp ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp với mức điểm 90,2/100. Hiện là trợ giảng của khoa.
Đạt kết quả cao nhưng Phong cho biết, trước đây hai chị em học hai hướng khác nhau. Được chị gái định hướng Phong quyết tâm vào học cùng trường với chị. “Khi chị Linh là sinh viên, chị bảo em cố gắng vào học cùng trường. Bản thân em cũng thấy đây là ngôi trường tốt nên em thi vào đây”– Phong cho biết.
Mục tiêu Phong đặt ra cho bản thân khi kết thúc năm thứ nhất ĐH là hoàn thành sớm khóa học để học lên cao học. Trong quá trình học vượt, để tiết kiệm thời gian Phong cố gắng làm nhiều việc cùng lúc. Ngay cả lúc đi thực tập tại Intel VietNam, Phong cũng tranh thủ đăng kí học thêm 3 môn và làm luận văn tốt nghiệp sớm. Nhờ nỗ lực Phong tốt nghiệp sớm hơn một học kỳ và đi học thạc sĩ trước khi làm lễ tốt nghiệp. Hiện tại Phong đặt ra mục tiêu học xong thạc sĩ sẽ “săn” học bổng học lên tiến sĩ.
Trong khi đó với cô gái trẻ Mỹ Linh, dành học bổng tiến sĩ ở tuổi 22 là cả quá trình định hướng ngay từ đầu.
“Vào ĐH em rất bỡ ngỡ vì trường dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Nhưng thầy cô chỉ dạy sinh viên rất nhiệt tình. Thầy cô cũng hướng dẫn cách xin học bổng. Trước hết em đặt mục đích phải làm giảng viên ĐH. Muốn vậy phải học tốt.
Ngoài thời gian trên lớp em đăng kí học thêm các lớp bổ trợ ngoại ngữ. Cuối khóa tập trung làm luận văn tốt nghiệp thật tốt. Luận văn của em được đánh giá cao và được xuất bản. Sau đó, em gửi luận văn qua Úc xin học bổng. Nhiều chuyên gia Úc nói “ở Việt Nam có một luận văn chất lượng như vậy”nên cho học vượt. Nếu không em phải học theo tuần tự vì chưa có kinh nghiệm nghiên cứu” – Mỹ Linh chia sẻ quá trình dành học bổng tiến sĩ.
Trở thành giảng viên trẻ, Linh cho biết bản thân còn ít kinh nghiệm nhưng cô tích lũy, tự học và học hỏi các giảng viên khác nên ít bỡ ngỡ khi đứng lớp. “Khi vướng vấn đề gì em hỏi các thầy cô có kinh nghiệm. Ưu điểm của người trẻ là năng động, dễ hòa nhập với sinh viên nên dạy rất cởi mở. Em vừa đứng lớp vừa học hỏi thêm”
Còn Phong thỉnh thoảng được đứng lớp cũng có quan điểm như chị gái. Còn trẻ, khoảng cách sinh viên như những người bạn với nhau.
Câu chuyện hai thủ khoa
Ở ĐH Quốc tế, Linh và Phong được mệnh danh cặp chị em có chiều cao khủng. Thanh Phong cao 1.82m còn Mỹ Linh cũng không kém khi đạt 1,74m. Hai chị em được thừa hưởng gen cao từ bố mẹ. Bố cao trên 1.80m còn mẹ em cao gần 1.70m. Trước đây Phong và Linh cùng học Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (Thủ Đức, TP.HCM). Lớn lên hai chị em học chung một trường ĐH. Hiện tại cả hai làm việc tại chính ngôi đã học.
“Hai chị em lớn lên cùng nhau, học cấp ba cùng nhau, hồi sinh viên đi học cũng đèo nhau, giờ đi làm cũng vậy”- Phong hóm hỉnh và nói “may mắn chưa ai nghĩ là đôi tình nhân".
Phong hạ quyết tâm: "Khi nào học lên chắc em phải chọn trường khác chị”
Linh thích đọc sách, đi shopping, yêu màu hồng, thích lên mạng xem các video hài hước. Ngược lại Phong thích màu xanh lá cây, thích lên mạng chơi game. Nhưng cả không bao giờ ăn thịt mỡ.
Trong mắt Linh cậu em trai là người thông minh nhưng mê chơi game. “Phong rất thông minh và nhanh. Trong học tập Phong chỉ cần học một chút nhưng đạt điểm cao. Làm nhiều việc cùng lúc nhưng vẫn làm tốt. Điểm em không thích là Phong hay chơi game, từ nhỏ đã chơi lớn lên cũng chơi. Dù sao học cũng tốt nên chấp nhận được”- tiến sĩ trẻ nhận xét về em trai.
|
Mỹ Linh nhận bằng tiến sĩ ở tuổi 26 |
Còn đối với Phong, Linh là người chị tài năng, tuy không xinh lắm nhưng so với hotgirl (10 điểm) cũng được 7,5 điểm. “Chị Linh đặt ra mục tiêu gì đều làm hiệu quả, chị rất giỏi lên kế hoạch và quản lý thời gian. Chị ấy cũng tự lập. So với hotgirl chắc chị ấy cũng được 7,5/10 điểm vì cao, khuôn mặt cũng dễ nhìn. Nhưng làm gì sai tính cách chị hơi khó chịu chút”
Cùng là đồng nghiệp hai chị em có cơ hội học hỏi lẫn nhau. Phong học ở Linh cách giao tiếp. Khi cần viết bài luận, cậu sẽ nhờ chị kiểm tra chính tả, cấu trúc câu vì Linh có vốn ngoại ngữ phong phú và có ba năm kinh nghiệm ở nước ngoài . Còn Phong cũng giúp chị xử lý số liệu, các vấn đề liên quan đến tin học.
Trong thời gian làm việc ở trường nếu có chuyện muốn gặp nhau hai chị em sẽ nhắn tin, gọi điện trước. Trước mặt mọi người Phong sẽ gọi Linh là chị. “Nhưng trước mặt sinh viên nếu cần gặp em sẽ nói “cho anh gặp cô Linh” - Phong nói.
Hai thủ khoa cho biết, thỉnh thoảng hai chị em cũng cãi nhau khi cùng tranh luận một vấn đề nào đó. Nhưng chỉ một thời gian ngắn lại làm hòa. Thường thì Phong sẽ được chị ưu ái.
" alt="Chuyện của hai chị em thủ khoa là giảng viên đại học"/>
Chuyện của hai chị em thủ khoa là giảng viên đại học
Theo phản ánh của báo chí trước đó, trong lúc quay một cảnh cho MV mới tại Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam vào ngày 24/2, vì thiếu đạo cụ, ekip nhóm rapper có tên “LOCOBoiz” đã lấy sách vở từ trong ngăn bàn của học sinh ra đốt.Sáng hôm sau, khi đến lớp, nhiều học sinh thấy mình bị mất sách vở. Các em cũng cho biết nhóm rapper này đến trường không xin phép và đột nhập vào trường để quay MV.
|
Hình ảnh được cho là đốt sách trong MV |
Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu Giám đốc Sở GD-ĐT chỉ đạo kiểm tra, làm rõ thông tin dư luận phản ánh, từ đó xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định pháp luật, chuyển cơ quan công an điều tra xử lý nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.
Lãnh đạo UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm tập thể cá nhân có liên quan đến vụ việc. Sở GD-ĐT báo cáo Thành ủy, UBND TP kết quả kiểm tra, xử lý trước ngày 20/3, đồng thời thông tin trả lời báo chí theo quy định.
Trước đó, một số học sinh lớp 10 Chuyên Sử, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đã lên mạng tố cáo nhóm rapper có tên “LOCOBoiz” đốt sách vở của các em để quay MV.
Sau hành động phản cảm trên, Richchoi đưa ra lời xin lỗi một cách cợt nhả: “Mình cũng muốn xin lỗi vì đã đốt tài liệu học tập của các em như đốt vàng mã. Chỉ là mình muốn các bạn giảm bớt áp lực học tập thôi. Hồi cấp 3 thỉnh thoảng mình cũng mang sách vở đi hóa vàng”.
Chỉ đến khi bị lên án mạnh mẽ, nhóm rapper trên mới lên tiếng giải thích cụ thể hơn. Nhóm này cho rằng họ phải bỏ tiền thuê địa điểm và cũng "không có chuyện đốt sách, không đụng đến sách vở” do đã đốt đạo cụ mình chuẩn bị sẵn.
Trao đổi với Infonet, bà Lê Thị Oanh – Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam cho biết: “Về vấn đề thuê phòng học, tôi có thể khẳng định nhà trường không cho thuê. Còn có hay không việc nhóm nhạc vào đốt sách vở của học sinh nhà trường thì đó chỉ là thông tin. Hiện cơ quan chức năng đang làm việc và chưa có kết luận”.
Trong khi đó, chia sẻ trên Báo Thanh niên, ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho rằng đây là một sự việc đáng tiếc.
"Hiệu trưởng cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà trường. Kể cả lỗi do bảo vệ thì hiệu trưởng cũng phải có trách nhiệm vì là người đứng đầu. Bên cạnh đó, cần phải giải thích cho học sinh và cha mẹ hiểu nguyên nhân, bản chất của sự việc để học sinh ổn định tâm lý, tiếp tục yên tâm học tập, không có những bức xúc không đáng có", ông Dũng nói.
Thúy Nga (Tổng hợp)
"Chỉ có một bộ sách giáo khoa là điều đáng tiếc!"
Việc có nhiều SGK không ảnh hưởng gì đến việc đảm bảo chất lượng sách, chất lượng dạy và học, thậm chí còn tốt hơn lên bởi có cạnh tranh tích cực.
" alt="Chủ tịch Hà Nội yêu cầu làm rõ vụ rapper đốt sách học sinh trường Amsterdam"/>
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu làm rõ vụ rapper đốt sách học sinh trường Amsterdam
Việc nhà báo bị đánh có làm lung lay tinh thần các sinh viên báo chí sắp ra trường?
|
Phạm Kiều Hương Ly |
Phạm Kiều Hương Ly, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền:Ngay khi chọn học tôi đã xác địnhnghề nhà báo khá nguy hiểm. Tôi rất ngưỡng mộ những người dấn thân vìnghề nghiệp, nhưng khi đọc những tin tức như thế này tôi cũng thấy hoangmang. Gia đình tôi cũng sợ khi tôi theo nghề này, thậm chí còn bảo là có khi khôngcho làm nữa. Nhưng nếu đam mê lớn hơn tôi sẽ vẫn theo đuổi nghề báo.Thầy cô trong trường cũng đã đề cập tới vấn đề này và cũng nói tớicác biện pháp phòng tránh, nhất là với phái nữ, như học võ, mang theonhững trang bị tự vệ cá nhân...
|
Nguyễn Thị Hà |
Nguyễn Thị Hà, sinh viên K57 Khoa Báo chí, Trường ĐH Khoa học xã hội vàNhân văn, ĐHQG Hà Nội: Tôi cảm thấy rất bất bình khi đọc những tin tứcvề nhà báo bị hành hung. Tôi mong pháp luật sẽ có những biện pháp xử lýnghiêm đối với hành vi bạo hành nhà báo. Nói đọc những tin như vậy không sợ thì không phải,mình làm nghề nên cũng cảm thấy sợ. Nhưng bảo là sợ mà thay đổi nghềmình đã chọn thì không.Tôi sẽ vẫn tiếp tục theo đuổi nghề nghiệp này.
|
Nguyễn Đoàn Đình Bổng |
Nguyễn Đoàn Đình Bổng, sinh viên K32 Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Hiện tượng nhà báo hị hành hung không mới ở cả thế giới và Việt Nam, thậm chí đã có không ít nhà báo bị sát hại. Bản thân đang theo con đường viết báo nên tôi cũng có lo lắng. Nhưng nghề nào cũng có nguy hiểm nhất định, tôi sẽ cố gắng để tránh nguy hiểm tới bản thân và liên lụy tới gia đình.
Trong quá trình học, khi đi viết bài tôi cũng từng bị đe dọa, dù mới chỉ ở mức độ nhẹ. Một lần tôi đi viết về ô nhiễm sông Đáy ở “xóm thùng phi”. Vừa tới đầu xóm tôi đã bị hai thanh niên sấn tới dọa dẫm. Lúc đấy cũng khá hoang mang vì chưa chuẩn bị cho tình huống như vậy.
Một lần khác tôi viết về hiện tượng bảo vệ ở một bãi xe giữ chìa của những người quên rút khóa và bắt phải chuộc. Tôi thấy đây là việc vô lý nên đến tìm hiểu. Khi tôi chụp ảnh cây cột treo chìa khóa, một bảo vệ lao ra túm lấy ống kính và đe dọa. Sau khi giằng co máy ảnh của tôi bị rơi và hỏng. Nhưng cũng may có một số người đến can ngăn...
Vấn đề nhà báo bị hành hung này được nhắc đến rất nhiều trong các mônchuyên ngành, nghiệp vụ. Các thầy khuyên rằng lúc mới đi làm chưa nêntheo các đề tài quá gai góc, nhạy cảm. Khi có kinh nghiệm rồi sẽ làm tớicác vụ phức tạp.
|
Nguyễn Thị Hiền |
Nguyễn Thị Hiền, sinh viên K32 Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đọcnhững tin này tôi thấy bình thường ở chỗ nó không tác động gì tới tâm lý hay quan điểm về nghề nghiệp của tôi. Trong quá trình đi viết bài, tôi đãbị dọa rồi. Lần đó tôi đi làm tin về rác thải ở khu công nghiệp bên BắcNinh, khi đang chụp ảnh thì có vài người ra dọa nếu không đi sẽ đánh.
Có một lần trường tôi mời khách về nói chuyện, diễn giả có nói một câu là“khó quá thì bỏ qua”. Tôi thích làm điều tra. Sau những việc như thếnày, sau này ra làm nghề tôi sẽ phải cẩn thận hơn nhiều.
Ngân Anh ghi
" alt="Nhà báo bị đánh, sinh viên báo chí có lung lay?"/>
Nhà báo bị đánh, sinh viên báo chí có lung lay?