Nguồn cơn những khoản lỗ khổng lồ của các ông lớn thương mại điện tử
Các ông lớn ngành TMĐT vẫn đang báo lỗ lớn. Ảnh minh họa: Internet |
Theồncơnnhữngkhoảnlỗkhổnglồcủacácônglớnthươngmạiđiệntửtennis hom nayo Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM), tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử (TMĐT) năm 2017 đạt trên 25%. Nếu tiếp tục giữ đà tăng trưởng này, quy mô thị trường sẽ đạt 13 tỉ USD vào năm 2020. Hàng loạt ông lớn tham chiến hay nhận các khoản đầu tư khổng lồ cho thấy sự hấp dẫn của miếng bánh này.
Đầu năm 2018, JD.com đã chính thức công bố khoản đầu tư 44 triệu USD vào nền tảng B2C hàng đầu Việt Nam Tiki.vn. Đây cũng là khoản đầu tư lớn nhất của VNG vào một công ty liên kết được thể hiện trên báo cáo tài chính. Ngay sau đó, (3/2018) Alibaba mua lại Lazada đã nâng tổng vốn đầu tư vào Tập đoàn lên 4 tỷ USD. Trong khi đó, công ty mẹ của Shopee là SEA mặc dù vẫn thua lỗ nhưng vẫn tiếp tục đầu tư vào sàn TMĐT này.
Cơn sốt TMĐT đã kéo theo thị trường hậu cần đông đúc và cạnh tranh với hơn 50 nhà cung cấp tính đến năm 2017, từ các dịch vụ chuyển phát nhanh truyền thống như Viettel Post, EMS và VNPost đến các công ty khởi nghiệp như giaohangnhanh, supership và giaohangtietkiem, và công ty quốc tế như DHL, Grab Express và Lazada Express...
Tuy nhiên TMĐT lại không phải là miếng bánh dễ ăn. Thị trường TMĐT Việt Nam đã dần định hình với những tay chơi lớn như Lazada, Tiki, Shopee hay Sendo. Đây được coi là một cuộc chơi “đốt tiền” của các đại gia khi mà biên lợi nhuận thấp và các chi phí liên quan đến bán hàng, logistics, khuyến mãi thu hút người dùng… lại rất lớn.
Thực tế cho thấy, các ông lớn đều đang báo lỗ và vẫn tiếp tục phải đổ tiền để duy trì vị trí của mình trên thị trường. Vậy những khoản lỗ này thực sự đến từ đâu? Cùng xem xét 4 yếu tố tạo nên cơ cấu vận hành, quyết định thành bại của một sàn TMĐT để thấy rõ điều này.
Đối với một sàn TMĐT, CNTT được xem là yếu tố tiên quyết giúp tạo nên những trải nghiệm mua sắm cho khách hàng cũng như giúp người bán quản lý gian hàng, tối đa lợi nhuận. Ngoài tư duy hệ thống, một nguồn vốn lớn để duy trì các ứng dụng công nghệ là điều sống còn đối với sàn TMĐT.
Cơ chế, chính sách dành cho người bán và người mua để thu hút họ tham gia giao dịch trên sàn: Các sàn TMĐT gần đây liên tục đổ tiền cho các chương trình chiến dịch marketing, khuyến mại giờ vàng, trợ giá hay tạo nên các combo mua hàng... Việc "đổ" một lượng tiền khổng lồ để hút khách hàng và nhà cung cấp là một việc hoàn toàn dễ hiểu. Đây là cách chiếm lĩnh thị phần mà hầu hết các sàn TMĐT hiện nay đang áp dụng tại thị trường Việt Nam.