Học sinh của trường Tiểu học Phan Bội Châu bị ngã văng khỏi xe ô tô trên đường đi học
Trước đó, ngày 16/8, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các địa phương tăng cường giải pháp bảo đảm an toàn học sinh khi sử dụng dịch vụ đưa đón bằng xe ô tô.
Đến nay, Bộ GD-ĐT mới nhận được 8 báo cáo của các tỉnh: Ninh Bình, Quảng Nam, Bến Tre, Bắc Giang, Cao Bằng, Gia Lai, Khánh Hòa, Thanh Hóa về kết quả triển khai việc rà soát, thống kê tình hình đưa đón học sinh bằng xe ô tô.
Bộ một lần nữa yêu cầu Sở GD-ĐT chưa nộp báo cáo triển khai các nội dung như chỉ đạo. Đồng thời, các địa phương tiếp tục kiểm tra, rà soát, báo cáo tổng hợp thực trạng sử dụng dịch vụ đưa đón học sinh, phối hợp với Ban An toàn giao thông, Sở Giao thông Vận tải rà soát việc thực hiện quy định pháp luật, hợp đồng vận chuyển đối với các trường và đơn vị kinh doanh vận tải.
Bộ yêu cầu các Sở tiến hành rà soát thông tin trên địa bàn với các mục sau: Tên trường; tổng số lượng xe nhà trường sử dụng đưa đón học sinh; số xe sử dụng đủ tiêu chuẩn theo quy định; số xe sử dụng không đủ tiêu chuẩn theo quy định; tỷ lệ xe do nhà trường hợp đồng; tỷ lệ xe do chủ thể khác điều hành và ghi chú.
Các Sở GD-ĐT báo cáo kết quả về Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên trước ngày 28/12.
Trường Giang
- Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; bố trí nhân viên tư vấn tâm lý học đường phù hợp thực tiễn của địa phương và bảo đảm không làm tăng biên chế.
" alt=""/>Sau nhiều sự cố, Bộ GDngười lao động cần phải không ngừng nâng cao năng lực, kỹ năng để thích ứng nhanh với sự thay đối
Tuy nhiên ông Cường cho rằng, thị trường lao động vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình phát triển. Đó là lao động chủ yếu vẫn còn làm việc trong khu vực nông nghiệp, phi kết cấu, năng suất thấp, nhiều rủi ro.
“Thị trường lao động Việt Nam vẫn ở trong tình trạng dư thừa lao động nông nghiệp, nông thôn với chất lượng cung lao động thấp; lao động không có trình độ chuyên môn chiếm tỉ lệ lớn. Mặc dù tỉ lệ thất nghiệp thấp nhưng tỉ lệ thiếu việc làm vẫn còn nghiêm trọng và số việc làm không bền vững chiếm tỉ trọng khá lớn”, ông Cường nêu.
Đặc biệt, theo ông Cường, hệ thống giáo dục, hướng nghiệp và đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, nhất là đối với lao động yêu cầu kỹ năng cao. Một bộ phận lớn người lao động chưa được bảo vệ trong thị trường; thị trường lao động bị phân mảng, có sự phân cách lớn giữa thành thị - nông thôn, vùng động lực phát triển kinh tế - vùng kém phát triển, lao động không có kỹ năng - có kỹ năng.
Nêu nguyên do về việc tình trạng nguồn lao động luôn biến động, chất lượng không cao, ông Cường cho rằng, một số ngành nghề còn thâm dụng nhân công giá rẻ với năng suất lao động thấp, tiêu biểu là các ngành công nghiệp như dệt may, da giày, chế biến thực phấm.
Đối với các nghề như cơ khí, điện tử, máy công nghiệp..., thời gian đào tạo lâu hơn và lao động ổn định hơn do có thu nhập cao hơn, tuy nhiên các doanh nghiệp thường phải đào tạo lại khi tuyến dụng bởi các cơ sở đào tạo thiếu hệ thống máy móc, công nghệ đồng bộ để trang bị kỹ năng thực tế cho học viên.
“Năng suất thấp, thiếu lao động tay nghề, trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng mềm khác đang khiến các lao động của Việt Nam yếu thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường lao động khi hội nhập”.
Lao động kỹ năng bậc trung vẫn có nguy cơ thất nghiệp
Ông Cường cho rằng, đối với Việt Nam, một quốc gia có xuất phát điểm, nền tảng, trình độ (công nghệ, nguồn nhân lực...) còn hạn chế, khi bước vào thị trường lao động sẽ gặp nhiều thách thức. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ sẽ không còn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Vì thế, 43 triệu lao động chưa qua đào tạo sẽ đứng trước nguy cơ không có cơ hội tham gia vào làm những công việc có mức thu nhập cao. Thiếu đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao nhất là một số ngành, lĩnh vực chủ lực của thời kỳ kỷ nguyên số như Bưu chính viễn thông, Công nghệ thông tin,…
Tỉ lệ thất nghiệp có thể gia tăng đặc biệt đối với nhóm lao động phổ thông và đối với lao động trong những ngành nghề có tính sản xuất đồng loạt như Dệt may gia công hay những ngành nghề có thể được tự động hoá, điều khiển được hành vi như Sản xuất chế tạo, Lắp ráp điện tử.
“Ngay cả các lao động có kỹ năng bậc trung vẫn có nguy cơ bị ảnh hưởng nếu như chậm trang bị kiến thức mới”, ông Cường cảnh báo.
Cuộc cách mạng cũng sẽ đẩy mạnh quá trình dịch chuyển từ sản xuất thâm dụng lao động sang thâm dụng tri thức và thâm dụng công nghệ. Do đó, ông Cường cho rằng, người lao động cần phải không ngừng nâng cao năng lực, kỹ năng để thích ứng nhanh với sự thay đối của sản xuất nếu như không muốn bị loại khỏi thị trường lao động, từ đó sẽ nâng cao chất lượng lao động nói chung.
Trường Giang
“Cơ cấu lao động theo bằng cấp phát triển lệch lạc khiến Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Thực trạng "thừa thầy thiếu thợ" là vấn đề nan giải mà Việt Nam sẽ phải đối mặt trong thời gian tới”.
" alt=""/>“Lao động Việt Nam vẫn yếu thế trong cuộc cạnh tranh của thị trường lao động”Đà Nẵng phấn đấu hỗ trợ đào tạo nghề cho 2.000 lao động nông thôn giai đoạn 2019-2020. |
Giai đoạn 2019 – 2020, TP Đà Nẵng phấn đấu sẽ hỗ trợ đào tạo nghề cho 2.000 lao động nông thôn, tăng tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề hằng năm từ 2 - 3%. Trong đó, đào tạo nghề nông nghiệp cho 500 lao động nông thôn.
Từ các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, hàng chục nghìn lao động nông thôn ở thành phố Đà Nẵng đã được đào tạo nghề, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Hải Nguyên
- Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hà Nội, năm 2019, toàn thành phố hỗ trợ đào tạo nghề cho hơn 16.000 lao động nông thôn.
" alt=""/>Đà Nẵng phấn đấu hỗ trợ đào tạo nghề cho 2.000 lao động nông thôn giai đoạn 2019