Thời gian qua,ảngBìnhchủđộngứngphóvớibiếnđổikhíhậuphòngtránhthiêbong da ngoai hang anh cùng với công tác quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, vấn đề quản lý, bảo vệ môi trường cũng được chú trọng, tăng cường, qua đó góp phần đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư của địa phương.
Đặc biệt, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét. Chất lượng thẩm định, đánh giá tác động môi trường thường xuyên được quan tâm nâng cao; hoạt động kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải, thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, quản lý ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản được tăng cường đẩy mạnh, thực hiện nghiêm túc đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước. Các điểm nóng về ô nhiễm môi trường cơ bản đã được kiểm soát, xử lý; đồng thời từng bước khắc phục được tình trạng gây ô nhiễm môi trường tại khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, bệnh viện, nơi công cộng, khu vực nông thôn, miền núi.
Một buổi làm việc của UBND tỉnh Quảng Bình với Ban Quản lý Dự án Môi trường và Biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới (Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Quảng Bình)
Thực hiện chủ trương này, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu là đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với từng lĩnh vực. Trong đó có thể kể đến thành phố Đồng Hới với chiến lược lồng ghép các hoạt động tương ứng của Kế hoạch hành động vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; củng cố và tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về biến đổi khí hậu; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng và phát triển nguồn nhân lực trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, hoạt động thanh, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh của cử tri, người dân, báo chí cùng công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường cũng đã được chính quyền địa phương quan tâm thực hiện tốt với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, tiếp tục từng bước đưa pháp luật về tài nguyên và môi trường đi vào đời sống, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước.
Thời gian tới, UBND tỉnh Quảng Bình sẽ tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai; coi trọng việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường; quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước, khoáng sản theo nguyên tắc thị trường; xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin về đất đai, tài nguyên, môi trường; thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch khoáng sản; phát triển quỹ đất, đẩy mạnh đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn thu ngân sách; ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường, cạn kiệt nguồn nước; nâng cao chất lượng đánh giá tác động môi trường đối với các dự án; kiểm soát chặt chẽ, xử lý nguồn thải, thực hiện việc phân loại rác thải tại hộ gia đình; khuyến khích, thu hút nhà đầu tư cung cấp dịch vụ thu gom, xử lý, tái chế chất thải; phát huy nhà máy xử lý rác thải hiện có; tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường.
Song song với đó, địa phương cũng xây dựng, thực hiện tốt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai; xây dựng hệ thống những giải pháp căn cơ, bài bản để chủ động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt trong điều kiện biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại; đồng thời bố trí nguồn chi ngân sách thích đáng, kết hợp xã hội hóa các nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường, phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, nhất là các loại hình thiên tai như bão mạnh, lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán…
Điệp Lưu
Phối hợp phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu trong vùng Thủ đô
Nghị định quy định về cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô để thi hành các quy định của pháp luật về Thủ đô chính thức có hiệu lực từ ngày 5/12.