![]() |
Rồi cơ hội cũng đến với tôi. Một dự án phim truyền hình nổi tiếng sắp được bấm máy, đang trong giai đoạn tuyển diễn viên. Người quen nói với tôi, nếu làm quen với phó đạo diễn, tôi sẽ có khả năng nhận được vai nữ chính, mà như vậy thì cơ hội nổi tiếng trong tầm tay.
Thông qua nhiều mối quan hệ, tôi đã tiếp cận được phó đạo diễn, và đúng như kế hoạch, tôi sẵn sàng "đổi tình lấy vai diễn", rồi nhận được vai thứ chính trong bộ phim. Tôi bắt đầu được biết đến và nhận lời mời đi đóng vài vai nhỏ trong các bộ phim lớn.
Nhưng tôi chưa thể hài lòng được. Nhiều người trong nghề mách bảo, tôi phải có "đại gia" chống lưng và phải có hẳn một dự án quảng bá hình ảnh cho mình thì mới nổi tiếng được như ý. Thế là từ đó, tôi bắt đầu kế hoạch "săn đại gia" cho mình.
Tôi thường cùng các bạn "chân dài" của mình lui tới những buổi tiệc chiêu đãi, sự kiện sang trọng. Nhưng cuối cùng tôi nhận ra, "bẫy" đại gia không dễ như tôi tưởng. Họ không chỉ hướng đến các cô gái chân dài mà còn có tri thức và nghề nghiệp "sang trọng" một chút. Nhưng trong tay tôi hầu như chưa có gì, kể cả cái bằng tốt nghiệp cấp ba, hành trang chỉ có vài vai phụ trong phim. Chỉ có cách là sống dưới sự bảo trợ của các đại gia đã có gia đình và cần một chân dài để làm “bình bong”.
Chị bạn thân trong nghề khuyên tôi nên hướng sự chú ý đến các đại gia đứng tuổi và đã có vợ, dần dà sẽ tính tiếp. Rồi, tôi bắt đầu ngắm đến Ph, anh là một doanh nhân trong ngành sắt thép, tôi quen Ph. trong một sự kiện của công ty Ph., và tôi đi ké bạn bè đến.
Điều lý tưởng nhất của Ph đối với tôi là không những anh có đủ tiêu chí của một đại gia, mà còn… có một người vợ bệnh đã nhiều năm. Vài cuộc gặp vờ như tình cờ, vài lần hẹn hò, tôi trở thành tình nhân của Ph.
Quen Ph., tôi bắt đầu một cuộc sống mới, với ngôi biệt thự nhỏ xinh đẹp ở ngoại ô thành phố, những bữa tiệc sang trọng (và đường hoàng hơn, không phải đi "ké" bạn bè), xe hơi hạng sang và tiền bạc rủng rỉnh. Nhưng dù đã có tiền, có sự giúp đỡ từ một đạo diễn bạn Ph., nhưng tôi cũng chỉ đóng thêm được vài vai diễn nữa, tên tuổi vẫn làng nhàng.
Tôi bắt đầu tính đến con đường khác, nghĩa là chiếm Ph. làm của mình. Tôi bắt đầu đánh tiếng để vợ Ph. Biết mối quan hệ của chúng tôi. Một ngày, người vợ yếu đuối của Ph. gọi cho tôi, hẹn tôi gặp mặt.
Chị không đẹp lắm, khuôn mặt hiền hiền, người xanh xao vì thường đau ốm. Chị ta bảo Ph. trước giờ có quen ai chỉ qua đường thôi, mong tôi để yên cho Ph., vì tôi cũng có tai tiếng, sợ ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của Ph.
Càng nghe, tôi càng bực chị ta. Tôi tuyên bố thẳng thừng: Đời này mạnh được yếu thua, nếu chị không giữ nổi Ph. thì tôi sẽ giành anh Ph. về phía mình. Tôi làm nghệ thuật, mà giới này thì bao giờ chẳng có đồn thổi? Tôi đẹp, tôi có chút tiếng tăm, chẳng hơn người bệnh tật thường xuyên như chị hay sao?
Rồi, mặc dù Ph. đã rất cẩn thận, nhưng tôi vẫn để có thai với Ph. Ph. biết, có chút bực mình vì bị "úp sọt", nhưng sau đó là mừng, vì Ph. chỉ có một đứa con gái duy nhất, còn đứa con tôi mang trong bụng là con trai.
Với nhiều chiêu, trò cuối cùng tôi cũng khiến vợ chồng Ph. ly hôn. Bụng đã to, không thể có một cái đám cưới hoành tráng như mong muốn. Nhưng tôi đã trở thành phu nhân tổng giám đốc, cuộc đời đã bước sang một trang mới huy hoàng.
Nhưng mọi thứ chẳng như tôi mong muốn. Vốn quen với những cuộc chơi, tôi giờ đây phải khoá chân ở nhà chăm sóc con, và phải chăm luôn đứa con gái riêng của Ph., trong khi Ph. vắng nhà suốt vì những bữa nhậu, chiêu đãi, những chuyến công tác triền miên.
Con lên năm tuổi, tôi đã chứng kiến không biết bao lần Ph. tay trong tay với các chân dài khác. Ghen tuông, đau khổ rồi tôi cũng dần dà chấp nhận, vì biết chẳng qua là Ph. vui chơi chốc lát thôi.
Năm 2012, tôi phát hiện Ph. đang cặp với một sinh viên học trường nghệ thuật, cô này xinh đẹp và bắt đầu có chút tiếng tăm nhờ tham gia các cuộc thi âm nhạc truyền hình. Ph. đang bảo trợ cho cô ta.
Không giống các cô bồ trước của Ph., lần này tôi thấy Ph. có vẻ si mê cô ta, thường công khai cùng cô ta đến các bữa tiệc. Ph. cũng bỏ tiền cho cô ta làm album. Tôi đã trực tiếp tìm gặp cô ta để hăm doạ, thậm chí năn nỉ, nhưng chỉ nhận được câu: Có giỏi thì giữ chồng, còn không giữ được thì để tôi giữ cho. Cô ta làm tôi giật mình, như nhìn thấy lại mình năm năm về trước, lúc cướp Ph. khỏi tay người vợ cũ.
Tôi bắt đầu tìm lại bạn bè cũ, tham gia các cuộc vui để quên nỗi buồn khi thấy Ph. ngày một si mê nhân tình. Có những đêm về, Ph. đánh tôi thẳng tay vì nghe mùi bia rượu thuốc lá trên người tôi. Chuyện gì đến cũng đã đến. Ph. làm đơn ly hôn. Tôi đau đớn thấy mình trắng tay.
Sau phiên toà, con tôi để cho Ph. nuôi vì tôi không có gì trong tay. Số tiền ít ỏi Ph. cho chỉ đủ mua một căn hộ chung cư nhỏ xíu để đi về. Không nghề nghiệp, tuổi và nhan sắc chẳng còn đủ trẻ để lên sàn diễn, tôi theo bạn bè đi hát phòng trà...
Hàng đêm, tôi chạy sô qua các tụ điểm, nhận vài trăm mỗi đêm chỉ đủ tiền mua sắm quần áo và chi xài hàng ngày. Tương lai mờ mịt, chẳng biết sẽ ra sao.
Những giấc mơ của tôi đã tắt. Tôi đã trả giá cho sự bất chấp của mình.
(Theo PLVN)
" alt=""/>Hồi ký một chân dài làm gái bao cho đại giaGió Lào quê tôi đã đi vào thơ văn. Ông Nguyễn Tuân mô tả: Cái gió nóng khiến cho con đực không muốn gần con cái; Nhà thơ Trần Mạnh Hảo thì viết: “Ôi gió Lào thổi cong sông Lam”; Hoàng Đình Hòa, bạn học thời đại học của tôi mới tháng trước đây cũng có câu thơ khá điển hình: “Gió thổi cong cả đáy ao sau làng”…
Gió nóng thế, khiếp thế mà sao dân Nghệ tôi cứ gần gũi nó, nhớ nó… Chẳng thấy ghét bỏ gì. E cũng vì gió đã gắn với “quê mình” thì sao bỏ được!
“Thương quê mình xứ Nghệ miền Trung đất khô cằn”
“Đi xa càng nhớ về, khổ đau càng muốn về”…
Sáng qua, đang ngồi chuyện trò với một bạn vốn là một trò cũ, anh ta tâm sự: “Xa quê lâu lắm rồi, nhớ quá Thầy ạ!”. Lời tâm tình trùng với lời một câu hát khiến tôi tự nhiên xao động, vội vào Google tìm nghe nghệ sĩ Hồng Năm hát bài “Thương về xứ Nghệ” rồi ngồi ngẩn ngơ, mắt cay xè, nghĩ về bạn bè đang xa quê sống ở những vùng đất dù “đáng sống” đến mấy cũng thiếu mất hai chữ "quê hương" mà khi vào tuổi hoàng hôn người ta thường da diết nhớ…
Quê tôi là vùng chiêm trũng, nhưng ngày trước, khi chưa có hệ thống mương máng dẫn nước sông La về, đến mùa gió Nam ruộng đồng khô cạn, nứt nẻ lọt cả bàn chân. Lũ trẻ chúng tôi thường chọn thửa ruộng to, gốc rạ được cắt sát hơn để làm sân đá bóng.
Quả bóng chỉ là tấm vải rách cuộn trong đó một mớ lá chuối khô rồi dùng dây chằng, bó lại. Vậy mà nhiều hôm cả lũ dưới nắng chiều cứ thi nhau quyết đấu cho đến khi khát khô khốc họng mới chịu giải lao chạy vào cái giếng bên đàng quan đầu làng tranh nhau vục nước uống. Thuở ấy sao mà chúng tôi ham chơi đến vậy.
Nghèo quá, thiếu quá nên đói khát cả trò chơi thì phải. Một lần tôi và thằng bạn trong xóm vì có nhiệm vụ bồng em không biết tính sao bèn rủ nhau ra cánh đồng trước làng bê những tảng đất cày ải quây lại thành cái chuồng đủ để nhốt em vào đó rồi cùng lũ bạn chia quân đánh trận giả. Vũ khí đủ mọi hình thù được mô phỏng theo sách đều do 2 đội quân tự tạo.
Thanh long đao của Quan Vân Trường là bẹ chuối to được cắt thành hình cái đao buộc chặt vào một đoạn ống nứa làm cán. Bát xà mâu của Trương Dực Đức cũng được trau chuốt thành hình ngoắt ngoéo ở đầu cho thật giống.
Giáo của Triệu Tử Long, kiếm của Hứa Chử… thì quá đơn giản rồi. Hai bên dàn quân xông trận đánh nhau quên hết nắng gió. Bên nào thua trận bị bắt làm tù binh thì “viên đại tướng” cũng biết ngẩng cao đầu mà thét: “Đại trượng phu được chết nơi chiến trường da ngựa bọc thây còn có gì ân hận nữa. Cứ chặt đầu đi. Ta quyết không hàng phục!”.
Chỉ tội 2 đứa em chơi chán trong cái chuồng đất, khóc ngất vì 2 thằng anh còn mải làm tướng, cháy đỏ như gấc dưới ánh nắng tháng năm thiêu đốt giữa cánh đồng trơ trọi.
Mùa hè với lũ trẻ chúng tôi là mùa vui chơi, mùa nghịch quậy đủ tất tật các trò. Và gắn với nơi nào cũng gió. Gió Nam thổi rất sớm và cũng dừng rất muộn.
Nhiều đêm đã khuya, dưới trăng vẫn thấy những rặng tre oằn mình bẻ cong xuống sát đất. Những bụi chuối giữa hè lá rách te tua trông thật tội nghiệp. Có người nói rằng, gió nóng miền Trung là gió dữ.
Có lẽ dữ hay lành còn tùy ở con người đối xử với nó. Mẹ tôi nói: Mùa này được cái thích là đố có thứ gì mốc hỏng được. Đỗ, lạc trong chum cứ khô giòn như trên nồi rang, quần áo lúc nào cũng thơm mùi nắng.
Chỉ khổ nỗi chiếc khăn mặt cũ vắt ở sợi dây trước nhà dùng lau cho em nhỏ bị gió thổi khô cứng như một tấm mo cau có gai, đụng vào người đau điếng. Chiếc khăn ấy cầm một góc có thể dựng đứng lên như chiếc bìa các-tông trên tay.
Gió thổi phờ phạc cả mặt mày. Gió làm rạp khô những bụi cây bờ cỏ trong tháng nắng kéo dài không một hạt mưa. Nhiều ao sâu hết nước, gió thổi cong cả lớp bùn đáy ao khiến những con lươn, con chạch cuối cùng cũng phải trườn lên chịu chết.
Loài đỉa thì chui sâu xuống lòng đất tránh nóng. Nắng gió đến vậy mà người dân quê tôi vẫn muôn đời nay còng lưng cày cuốc. Cày cuốc trong nhọc nhằn. Cày cuốc và chờ đợi…
Tôi về quê và lại đi qua cánh đồng ù ù gió Nam thổi rát. Những đống rạ được người nông dân gom lại thành một lớp dày trải trên mặt đất để đốt làm tro bón ruộng.
Ngọn lửa trong nắng chiều được gió Nam thổi lộng vào bùng lên dữ dội. Họ bình tâm đốt lửa và dường như không chút sợ hãi gì những cơn gió nóng đang thúc ngọn lửa lồng lên giữa cánh đồng bát ngát...
Giữa đỉnh gió Lào 2023.
Nguyễn Trung Ngọc
Sở dĩ Sở VH&TT Hà Nội phạt đơn vị này là do không thông báo nội dung “Coca -Cola - Mở lon Việt Nam - Trúng vàng mỗi ngày” đến Sở và bảng quảng cáo đã làm mất mỹ quan an toàn xã hội. Ngay sau khi đoàn thanh tra yêu cầu, đơn vị thực hiện quảng cáo sản phẩm cho Coca Cola đã tháo dỡ biển vi phạm và hứa không tái phạm.
Bảng quảng cáo tại 45 Nguyễn Lương Bằng là bảng được cấp phép quảng cáo đến tháng 11/2019, tuy nhiên, vị trí đắc địa này đã được các DN quảng cáo mua đi bán lại.
![]() |
Đơn vị phụ trách treo biển quảng cáo của Coca-Cola bị phạt 25 triệu đồng vì vi phạm luật quảng cáo tại số nhà 45 Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội |
Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, trên cổng thông tin Bộ VHTT&DL, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Ninh Thị Thu Hương cũng cho biết: “Việc gắn chữ “lon” như cách của Coca-Cola mà không có danh từ, trạng từ ở phía sau như “ở Việt Nam”, “tại Việt Nam… là phản cảm, thiếu thẩm mỹ vì tên gọi Việt Nam không thể tùy tiện sử dụng với mục đích quảng cáo, gắn với các slogan một cách thiếu trang trọng như vậy”.
Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở cũng bày tỏ như thông tin đã được nêu rõ tại 3 văn bản, cụm từ được nhãn hàng Coca - Cola sử dụng trong chiến dịch quảng cáo lần này “Mở lon Việt Nam” hoàn toàn không rõ nghĩa, không đảm bảo thông tin rõ ràng của nội dung quảng cáo với sản phẩm, hàng hóa được quảng cáo theo quy định đã được nêu rõ trong Luật Quảng cáo.
Cục Văn hoá cơ sở ra văn bản, yêu cầu Sở VHTT&DL các tỉnh, TP chấn chỉnh hoạt động quảng cáo của Coca-cola. Dòng chữ "Mở lon Việt Nam" được cho là có dấu hiệu quảng cáo thiếu thẩm mỹ và vi phạm thuần phong mỹ tục.
Ngay sau đó, Công ty Coca-Cola Việt Nam đã nhanh chóng thay đổi cụm từ “Mở lon Việt Nam” thành “Cơ hội trúng vàng mỗi ngày” cho chương trình khuyến mãi của sản phẩm Coca-Cola Việt Nam trên truyền hình và các phương tiện quảng cáo khác. Theo cam kết của Công ty, hiện quy trình đang được diễn ra nhanh chóng, toàn bộ nội dung quảng cáo trên tất cả các kênh truyền hình, kỹ thuật số và 70% bảng hiệu quảng cáo ngoài trời đã được cập nhật nội dung mới. Quy trình vẫn đang được tích cực diễn ra nhằm đảm bảo sự thay đổi sẽ hoàn tất trong tuần đầu tháng 7/2019.
Tình Lê
Bộ VHTT&DL cho rằng cụm từ "Mở lon Việt Nam" của Coca-Cola bị cho là có dấu hiệu quảng cáo thiếu thẩm mỹ, vi phạm thuần phong mỹ tục.
" alt=""/>Đơn vị quảng cáo 'Coca