|
TS Kidong Park phát biểu tại lễ mít tinh hướng ứng ngày Thế giới không thuốc lá sáng nay |
Khói thuốc lá chứa tới 7.000 chất độc hóa học, trong đó hàng trăm chất cực độc như axeton (chất tẩy có trong sơn móng tay), amoniac... giết chết 8 triệu người trên thế giới mỗi năm, trong đó có 1 triệu nạn nhân vô tội do hút thuốc lá thụ động.
Hít phải khói thuốc thụ động độc hại không kém người hút thuốc. Theo nghiên cứu của WHO, khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc đang cháy chứa chất độc nhiều gấp 21 lần so với khói thuốc thở ra. Lượng khói thuốc người hút thuốc thải ra không khí xung quanh cao gấp 5 lần lượng khói hít vào.
Do đó người không hút thuốc nhưng làm việc thường xuyên trong môi trường có khói thuốc có thể hít vào lượng khói thuốc tương đương với hút 5 điều thuốc một ngày và tăng hơn 30% nguy cơ mắc ung thư phổi.
Đáng lưu ý, những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 22 lần trong đời so với những người không hút thuốc.
Ngoài ra, hút thuốc lá còn gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Cứ 5 người hút thuốc thì một người sẽ mắc COPD trong đời. Hút thuốc lá làm tăng hơn gấp đôi nguy cơ chuyển từ bệnh lao tiềm ẩn sang bệnh lao hoạt động.
Nếu cha, mẹ hút thuốc cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ trẻ em. Bị hít khói thuốc thụ động là nguyên nhân gây các bệnh về phổi đối với trẻ em, khi trưởng thành tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường xuyên khi còn nhỏ.
Theo WHO, trên toàn cầu, ước tính mỗi năm có tới 165.000 trẻ em chết trước 5 tuổi do nhiễm trùng đường hô hấp dưới vì hút thuốc thụ động gây ra.
Tại Việt Nam, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, gần 97% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá.
|
Hút thuốc lá làm tăng 22 lần nguy cơ mắc ung thư phổi. Tại Việt Nam, tỉ lệ tỉ vong do mắc ung thư phổi lên đến gần 90% |
Trong suốt nhiều năm, ung thư phổi luôn là ung thư có số ca mắc và tử vong lớn nhất tại nước ta. Đến năm 2018, theo số liệu của WHO, số ca mắc mới ung thư phổi ở Việt Nam xếp thứ 2, sau ung thư gan với gần 24.000 ca mắc mới, tuy nhiên có tới hơn 21.000 tử vong (tỉ lệ tử vong gần 88%).
“Bộ Y tế muốn gửi đến những người hút thuốc thông điệp: Hãy bỏ thuốc lá ngay hôm nay, ngừng hút thuốc sớm là phương pháp hiệu quả nhất giúp ngăn ngừa và làm chậm sự phát triển của bệnh tật do việc hút thuốc. Chúng ta hãy cùng chung tay cùng xây dựng cuộc sống không khói thuốc để bảo vệ sức khoẻ cho chính bản thân mình, cho gia đình và cho cộng đồng”, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến kêu gọi.
Hiện 63 tỉnh, thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tác hại của thuốc lá, nhiều cơ quan, đơn vị đã đưa nội dung của phòng chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hàng năm, đưa quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị; đưa tiêu chí không hút thuốc tại nơi làm việc vào tiêu chuẩn thi đua khen thưởng của công chức, viên chức, tổ chức lễ ký cam kết thực hiện xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá...
Ngày Thế giới Không Thuốc lá năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới lựa chọn chủ đề “Thuốc lá và các bệnh về phổi”.
|
3 cầu thủ của ĐTQG là đại sứ truyền thông cho chương trình phòng chống tác hại thuốc lá |
Thông qua chủ đề này, Tổ chức Y tế thế giới muốn thông tin tới cộng đồng hậu quả của việc sử dụng thuốc lá với sức khỏe con người, đặc biệt là các bệnh về phổi, đồng thời kêu gọi các quốc gia có những hành động kịp thời nhằm giảm nguy cơ tử vong do các bệnh về phổi liên quan đến sử dụng thuốc lá.
Cầu thủ Quang Hải, thủ môn Bùi Tiến Dũng, hậu vệ Đoàn Văn Hậu được chọn là 3 đại sứ truyền thông cho chương trình phòng chống tác hại thuốc lá năm 2019.
Thúy Hạnh
Trẻ nhất Việt Nam, nam sinh 17 tuổi chết vì ung thư phổi
Mắc ung thư phổi từ khi mới 15 tuổi, dù được điều trị nhiều biện pháp tích cực nhưng bệnh nhân đã tử vong 2 năm sau đó.
" alt="Khói thuốc lá 95 triệu người Việt tiếp xúc hàng ngày làm tăng 22 lần mắc ung thư phổi"/>
Khói thuốc lá 95 triệu người Việt tiếp xúc hàng ngày làm tăng 22 lần mắc ung thư phổi
Mới đây, thông tin Bộ Y tế đề xuất cho F0 làm việc trực tuyến và F1 đi làm trực tiếp đã nhận nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người bày tỏ sự lo ngại, khi F1 đi làm thì nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng rất cao. Tuy nhiên, không ít người dân, đặc biệt là lao động tự do tán thành ý kiến này. |
Nhiều người lao động cho rằng, quy định cách ly tại nhà đối với F1 nên có sự linh động trong từng trường hợp. |
Chị Trần Hà (nhân viên văn phòng tại Hà Nội) chia sẻ, bản thân là F1 và đang có triệu chứng ho, rát họng nên chị chủ động báo với lãnh đạo rồi làm việc tại nhà, tự theo dõi tình trạng sức khỏe. Chị Hà cho rằng, việc F1 có thể đi làm hay không phụ thuộc vào khả năng bị nhiễm bệnh và quy định của cơ quan, doanh nghiệp. Theo quan điểm của chị, nếu F1 không có triệu chứng thì vẫn có thể đi làm.
Chung ý kiến với chị Hà là chị Hải Thanh (sản phụ đang sống tại Thanh Hóa). Chị Thanh hiện cũng đang là F1 và tự cách ly ở nhà. Chị Thanh chia sẻ: “Tôi khá lo lắng vì là đang mang thai, nếu không may bị nhiễm Covid-19 thì ảnh hưởng đến em bé. Còn F1 có nên đi làm trực tiếp, tôi nghĩ rằng nếu đã tiêm vắc xin thì tùy thuộc vào sức khỏe và công việc của mình để quyết định”.
Trong khi đó, anh Lê Ru B. (lái xe công nghệ tại TP.HCM) quả quyết nên cho F1 đi làm. “Trải qua đợt dịch năm ngoái, cùng với việc đẩy mạnh tiêm vắc xin thì tỉ lệ tử vong còn rất ít. Hơn thế, mấy tháng giãn cách xã hội khiến chúng tôi kiệt quệ tiền bạc rồi. Vì vậy, dù là F1 thì tôi cũng mong muốn được đi làm để lo cho cuộc sống thường ngày”, anh B. giãi bày.
|
Trên xe của anh Lê Ru B. lúc nào cũng có một chai nước xịt khuẩn. |
Anh Nguyễn Chí A. (công nhân xây dựng tại Lâm Đồng) chia sẻ, khi F0 trong cộng đồng tăng nhanh, việc vô tình tiếp xúc rồi trở thành F1 trở nên khá phổ biến. Hai người bạn chung nhà trọ của anh A. cũng đã lần lượt trở thành F1. Tuy nhiên, sau khi xét nghiệm nhanh âm tính và không có triệu chứng bệnh thì họ đã đi làm bình thường.
“Chúng ta chỉ biết là F1 khi được F0 thông báo. Tuy nhiên, không phải F0 nào cũng thành thật, và F1 nào cũng bị lây nhiễm, cho nên việc ở nhà cách ly đối với F1 sẽ là lãng phí thời gian, tiền bạc. Thay vì vậy, hãy để cho F1 đi làm, yêu cầu đảm bảo thực hiện đúng 5K để tự bảo vệ mình, cũng như mọi người xung quanh”, anh A. cho biết.
Khánh Hòa
Đề xuất F0, F1 có thể đi làm trong thời gian cách ly
Bộ Y tế vừa có ý kiến đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét về việc cho người nhiễm SARS-CoV-2 (F0) và trường hợp tiếp xúc gần (F1) được đi làm trong thời gian cách ly.
" alt="F1 đi làm trực tiếp"/>
F1 đi làm trực tiếp
Chị Nguyễn Thị Thùy Trang là điều dưỡng trưởng, công tác tại Khoa Phục hồi chức năng tổn thương tủy sống (Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp) tại TP.HCM). Chị phải xa nhà gần 4 tháng để hoàn thành nhiệm vụ.Con nhỏ đếm từng ngày chờ mẹ về
Cùng với công việc của một điều dưỡng trưởng tại bệnh viện, chị còn tham gia công tác lấy mẫu cộng đồng và tiêm ngừa vắc xin ở các địa phương. Khi số lượng ca nhiễm trong cộng đồng ngày càng tăng, sợ bị lây nhiễm rồi ảnh hưởng tới người thân, chị cùng một số đồng nghiệp khác quyết định ở lại bệnh viện.
|
Chị Trang ấn tượng lần đi lấy mẫu Covid-19 tại chợ Bình Điền. 1 giờ sáng, cả đoàn mới lên xe về bệnh viện. |
|
Trong đợt đi tiêm vắc xin tại Long An, những tấm áo ướt đẫm vì phải mặc đồ bảo hộ giữa thời tiết nắng nóng. |
Chị Trang tâm sự: “Khoảng ngày 20/6/2021, tôi gửi lại 2 con nhỏ cho em gái chăm sóc, vì chồng đi làm xa. Cứ hi vọng rằng chỉ mất một thời gian là có thể khống chế được dịch, nhưng không ngờ sau đó là các chỉ thị giãn cách kéo dài đến tận tháng 9”.
Thời điểm ấy, con trai lớn của chị vừa học hết lớp 5 đã có thể tự lập và hiểu chuyện nên không đòi mẹ. Thế nhưng, cậu con trai út còn nhỏ, chưa từng phải xa mẹ quá 2 ngày nên nhiều đêm khóc đòi mẹ, chẳng chịu ngủ. Có những đêm chị Trang gọi điện về, vừa giải thích, vừa dỗ dành con trai, rồi chị cũng ứa nước mắt vì thương con, và vì lo lắng.
Dù vậy, đầu tháng 10, thành phố chuyển sang trạng thái “bình thường mới”, chị Trang cũng chưa thể về nhà. Chị cùng đồng động của mình thực hiện nhiệm vụ đi tiêm vắc xin ở các địa phương, tiếp xúc nhiều bà con, chị vẫn lo ngại cho sự an toàn của các con mình.
|
Chị Trang hướng dẫn một người dân đi tiêm vắc xin ngừa Covid-19. |
|
Những ngày xông pha nơi đầu chiến tuyến khiến chị luôn nhắc nhở bản thân phải thực hiện nghiêm túc 5K. |
Xoay vần với những công việc chuyên môn lẫn chống dịch, chị chẳng nhớ nổi ngày tháng, cho đến khi vừa bước chân vào nhà, con trai nhỏ thỏ thẻ với chị: “Mẹ, mẹ đi tới 108 ngày”.
“Lúc đó, tôi không cầm được nước mắt. Xót cho các con mình, và cho những đứa trẻ mà đồng nghiệp mình phải gửi lại để đi chiến đấu với dịch bệnh. Con trai út của tôi khá nhạy cảm. Từ sau lần đó, con sợ tôi lại đi lâu ngày, nên con học thuộc cả lịch trực của mẹ”, nữ điều dưỡng nghẹn ngào.
Mong sao giữ vững “thành quả” âm tính
Trong suốt cuộc chiến, chị Trang phải bắt gặp rất nhiều sự mất mát, đau đớn đến tột cùng. Có những thời điểm trực cấp cứu, số lượng nhân viên y tế có hạn, mà xe cứu thương vẫn ùn ùn kéo về. Không đủ giường, bệnh nhân phải nằm trên những chiếc ghế xếp đặt tạm ngoài hành lang. Rồi những bệnh nhân trở nặng quá nhanh, cảm giác lực bất tòng tâm đè nặng đôi vai của những nhân viên y tế.
“Có thời gian mà gần như ca trực nào tôi cũng khóc. Mất mát nhiều quá”, chị tâm sự.
|
Chị Trang lo lắng khi dịch bệnh đang bùng phát trở lại. |
|
Tấm thiệp mùng 8/3 viết vội lúc nửa đêm của con trai út khiến chị "tan chảy" vì hạnh phúc. Chị càng mong mỏi bình an đối với gia đình và cộng đồng. |
Chưa kể, thời điểm tháng 8, khi các bệnh viện đều quá tải, người bác hơn 80 tuổi của chị Trang cũng bị nhiễm SARS-CoV-2 nhưng không có bệnh viện nào nhận. Công việc quá bận, chị chỉ kịp thuê bình oxy và nhờ gửi thuốc kháng sinh. Đến tận nửa đêm mới có thời gian rảnh, chị gọi điện về nhà thì hay tin bác mất rồi. Bởi vậy, chị chưa từng thả lỏng bản thân trước kẻ thù vô hình này.
Điều mà chị Trang cảm thấy may mắn và được an ủi nhất là cho đến nay, gia đình chị vẫn giữ được sức khỏe ổn định. Dù rằng, chị vẫn không thể hết lo lắng vì những đứa trẻ đã đi học trực tiếp. Mỗi ngày, chị đều dặn dò các con thực hiện nghiêm quy định 5K để phòng, chống dịch bệnh.
Chị Trang chia sẻ: “Thời điểm này dịch lại đang bùng. Ở bệnh viện chúng tôi đã có những nhân viên tái nhiễm lần 2, mà trong đó, có những anh chị bị lây từ người thân. Chúng ta đều đã biết về hậu quả đáng sợ của đợt dịch năm ngoái. Dù đã được tiêm vắc xin nhưng cũng không nên chủ quan, hậu Covid-19 cũng rất đáng sợ”.
Ngày 8/3, nhận được tấm thiệp viết vội của con trai út khiến chị "tan chảy" vì hạnh phúc: "Tặng mẹ nhân dịp 8/3. Chúc mẹ càng xinh đẹp". Chị càng mong rằng, gia đình cùng cả cộng đồng sẽ khỏe mạnh, bình an, để không còn cảnh mất mát, và những đứa trẻ không còn phải xa cha mẹ.
Khánh Hòa
Nữ bác sĩ và ký ức đứng giữa nhà xác nghe báo tin mừng
Tiến sĩ, bác sĩ Dư Thị Ngọc Thu, Bệnh viện Chợ Rẫy nhớ lại hôm ấy, sau khi người hiến tạng được tẩm liệm, chuẩn bị về quê nhà, điện thoại chị vang lên: "Chị Thu ơi, tim bệnh nhân nhận tạng đập rồi".
" alt="Nữ điều dưỡng bật khóc vì câu nói của con trai sau gần 4 tháng đi chống dịch"/>
Nữ điều dưỡng bật khóc vì câu nói của con trai sau gần 4 tháng đi chống dịch