-
Nhận định, soi kèo Getafe vs Barcelona, 03h00 ngày 19/1: Barca bật chế độ “hủy diệt”
-
Đưa kinh nghiệm thực tế vào giảng dạy
Chia sẻ về cơ duyên đến với nghề khắc tỉa, trang trí món ăn, anh Dũng cho hay: “Mình vốn thích hội hoạ và từ nhỏ được theo phụ mẹ làm nghề nấu ăn nên sau khi tốt nghiệp THPT mình quyết định học ngành Chế biến món ăn của Trường Cao đẳng Du lịch Huế. Mình đặc biệt ấn tượng, đam mê với nghề cắt tỉa rau củ nghệ thuật và theo học chuyên sâu”.
Năm 2016 sau khi tốt nghiệp, anh Dũng vừa đi làm vừa học thêm về nghề cắt tỉa, trang trí món ăn. Ngoài việc học các kỹ thuật, kinh nghiệm từ thầy cô, anh Dũng cho rằng điều quan trọng phải chăm chỉ tự rèn luyện. Để cắt tỉa sản phẩm thành thạo, sắc nét như bây giờ anh Dũng đã trải qua quãng thời gian ngồi hàng tiếng đồng hồ luyện tập từ những chi tiết nhỏ nhất.
Với nhiệt huyết và mong muốn được chia sẻ về công việc thú vị mà mình theo đuổi, năm 2017 anh Dũng tham gia giảng dạy tại Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh.
Theo Anh Dũng, sự khác biệt của giáo viên giáo dục nghề nghiệp là ngoài giảng dạy kiến thức chuyên môn còn phải truyền đạt kỹ năng thực hành, hướng dẫn sao cho học viên làm được.
“Ngoài lý thuyết thì trong đào tạo nghề khi giáo viên “cầm tay chỉ việc”, cùng làm và thực hành với học sinh mới đạt được hiệu quả. Bản thân các thầy cô phải luôn nỗ lực đổi mới sáng tạo, tham giảng dạy nhưng không ngừng trau dồi, học hỏi cái mới từ thực tiễn để truyền tải tới học sinh”.
Với suy nghĩ đó, cuối năm 2019 anh Dũng quyết định tạm dừng công việc giảng dạy một thời gian để tập trung nâng cao tay nghề trình độ cao và tham gia các cuộc thi về trang trí ẩm thực. Cùng trong thời gian này, anh 2 lần giành được huy chương Đồng trong cuộc thi cuộc thi cắt tỉa rau, củ, quả do Hội đầu bếp miền Trung tổ chức và Top Chef 2019 tại TP. HCM.
Năm 2020, anh Dũng quay lại với giảng đường. Nhờ có thêm nhiều trải nghiệm mà bài giảng của anh trở nên sinh động hơn, trang bị cho học sinh nhiều kỹ thuật điêu khắc tinh tế.
Nghề triển vọng trong tương lai
Trong bài dự thi Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2021, đại diện cho Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh, anh Dũng lựa chọn trình bày bài giảng về “cắt tỉa hoa hồng nâng cao”. Để chuẩn bị cho phần thi, anh và các học viên đã luyện tập và thực hành hơn 2 tháng. Phần thi ngoài tích hợp giảng lý thuyết và thực hành trực quan anh còn sử dụng các mô hình sản phẩm, trình chiếu powerpoint để diễn giảng nội dung một cách sinh động.
“Mình lựa chọn bài giảng về cắt tỉa hoa hồng vì đây là mô hình có tính ứng dụng cao và đòi hỏi nhiều kỹ năng khó trong tạo hình nghệ thuật trang trí món ăn. Ngoài ra còn đòi hỏi các học viên phải thật sự khéo léo, tỉ mỉ mới thực hiện được”.
Bài thi diễn ra trong 60 phút. Với tác phong giảng dạy chuyên nghiệp cùng sản phẩm bắt mắt, anh Dũng giành được giải Ba trong hội thi.
“Đây là dấu ấn đặc biệt tạo động lực để một giáo viên trẻ như mình cố gắng hơn trong quá trình giảng dạy, đào tạo nghề sắp tới. Mình hi vọng có thể truyền được hết những kinh nghiệm, đam mê để đào tạo đội ngũ học sinh, sinh viên vững tay nghề” - anh Dũng nói.
Theo anh Dũng, nghề cắt tỉa và trang trí món ăn có nhiều triển vọng trong thời gian tới do tiêu chí để đánh giá món ăn không chỉ ở hương vị mà còn yêu cầu về cả hình thức và trình bày. Hiện nay, các bạn theo học chuyên nghiệp về cắt tỉa còn rất ít hoặc chỉ mới dừng lại ở trang trí cơ bản. Vì vậy trong thời gian tới nhu cầu với người làm nghề cắt tỉa, trang trí món ăn khá rộng mở.
Ngọc Linh
Cô giáo gần 30 năm lên lớp với... dùi đục
Gần 30 năm qua, cô Phạm Thị Thu Hương, giảng viên Trường CĐ Công nghệ, Kinh tế và Chế biến lâm sản đã quen với việc đôi tay chai sần vì phải cầm dùi đục lên lớp hướng dẫn học sinh chạm khắc gỗ.
" alt="Kỹ năng cắt tỉa hoa hồng của thầy giáo Hà Tĩnh giành giải toàn quốc"/>
Kỹ năng cắt tỉa hoa hồng của thầy giáo Hà Tĩnh giành giải toàn quốc
-
1. Bạn đọc Lê Mạnh Tuấn gửi đơn kêu cứu khẩn cấp ngày 18/5 đến báo VietNamNet. Theo đó, bố của BĐ là ông Lê Văn Tề ở xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đã ủy quyền cho BĐ tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên về việc không nhất trí với quyết định giải quyết tranh chấp đất đai số 824/QĐ-CT ngày 13/8/2008. Cụ thể, gia đình ông Tề đã nhiều đời nay cư trú hợp pháp, thừa kế trực hệ nhiều đời trên thửa đất thổ cư có diện tích 6 miếng ở giữa thôn Nội Thượng, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, gọi tắt là phần đất số 1. Ngoài ra trong thời kỳ cải cách ruộng đất gia đình ông đã mua thêm đất liền kề, gọi tắt là phần đất số 2. Từ năm 2006 đến nay, gia đình ông xảy ra tranh chấp đất với họ Lê thôn Nội Thượng, dù đã được chỉ đạo giải quyết nhiều lần song vẫn chưa thỏa đáng. Cuộc sống gia đình ông chịu nhiều áp lực, rất mong các cơ quan chức năng có thẩm quyền sớm giải quyết dứt điểm.
|
Ảnh minh họa |
2. BĐ Vũ Văn Giáp, Nguyễn Thị Diệu Huyền và Đặng Thị Hương, Nguyễn Ngọc Thanh là những người mua căn hộ thuộc dự án Trung tâm thương mại dịch vụ, văn phòng và chung cư tại 105 đường Chu Văn An, phường Yết Kiêu, quận Hà Đông (Hà Nội) gửi đơn đề nghị thanh tra ngày 14/5 về việc các bạn đọc nhận thấy có dấu hiệu sai phạm của chủ đầu tư dự án trên. Cụ thể "chưa nghiệm thu, bàn giao nhà ở theo quy định đã cho khách hàng đến nhận nhà ở, gây mất an toàn tính mạng, tài sản cho khách hàng”. Theo đơn, các BĐ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra Dự án để đảm bảo an toàn và quyền lợi hợp pháp cho người mua nhà.
3. BĐ Trần Văn Túy ở xã Văn Giang, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương gửi đơn đề nghị ngày 18/5, trình bày về việc: Ngày 31/3/209, BĐ điều khiển chiếc xe khách gặp tai nạn ở thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương). Hơn 1 năm sau, cụ thể ngày 13/5/2010, BĐ nhận văn bản kết luận điều tra về vụ án nhưng vẫn không nhất trí với văn bản thể hiện. Từ đó dẫn đến việc không phản ánh trung thực bản chất nội dung vụ việc, sai lệch trong quá trình điều tra. Hiện tại, BĐ đã mãn hạn tù và trở về quê sinh sống, song vẫn oan ức và muốn được xét xử đúng người, đúng tội. Vì vậy, BĐ làm đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, nghiên cứu.
4. BĐ là công ty Cổ phần Địa ốc Hồng Phát gửi thư cảm ơn ngày 28/4 đến báo VietNamNet. Nhờ báo VietNamNet tìm hiểu, phản ánh, chỉ ra những sai phạm nghiêm trọng của một số cơ quan hữu quan gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp, lên tiếng để công luận hiểu rõ hơn về doanh nghiệp mà vụ việc của BĐ đã được tiếp nhận xử lí. BĐ tiếp tục kiến nghị lãnh đạo Bộ Tư pháp khẩn trương kết luận vụ việc giải quyết khiếu nại của công ty Hồng Phát đồng thời chấm dứt việc ngăn chặn báo chí phản ánh theo đúng quy định pháp luật.
5. BĐ Bùi Xuân Mão ở phường Hà Phong, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục gửi đơn ngày 25/5/2010. Nội dung BĐ Xuân Mão khiếu nại về việc Bí thử Đảng ủy – Chủ tịch HĐND phường “chỉ đạo kỷ luật 2 Đảng viên cao tuổi (một người 58 tuổi Đảng, 81 tuổi đời, một người 40 tuổi Đảng, 76 tuổi đời) tại Chi bộ K6A, phường Cao Phong”. Sau khoảng thời gian chờ đợi giải quyết đơn khiếu nại, nay BĐ làm đơn đề nghị các cơ quan trực tiếp giải quyết dứt điểm trong thời gian sớm nhất, tránh để đơn kéo dài đến đại hội các cấp trong thời gian tới.
6. Các BĐ Lê Thạch Bàn, Phạm Phú Chù, Lê Văn Chi ở thôn 1, xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên gửi đơn tố cáo ngày 20/5. Nội dung nhóm cán bộ xã Xuân Quan làm việc trong thời gian từ năm 1979 đến năm 2016 có hành vi để lại 112ha 06 đất trái pháp luật, thu hoa lợi từ năm 1993 đến nay. BĐ đề nghị có biện pháp xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.
7. Bạn đọc Vũ Thị Minh Thủy thường trú số 9 Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nhiều lần gửi đơn, mới nhất đề ngày 22/5/2020. Nội dung: BĐ Minh Thủy tiếp tục khiếu nại Văn bản số 848/TB-UBND ngày 24/7/2017 của UBND TP Hà Nội thông báo cho BĐ Minh Thủy về việc không thụ lý giải quyết tố cáo do “nội dung tố cáo trên không đủ điều kiện để thụ lý giải quyết”. BĐ Minh Thủy cũng khiếu nại một số văn bản của Thanh tra, Sở Xây dựng, Xí nghiệp QL và PT nhà quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội về việc quản lý, sử dụng nhà số 9 Hàng Trống. Đề nghị các cơ quan chức năng Thanh tra TP và CT TNHH Một thành viên Quản lý và phát triển nhà Hà Nội khẩn trương xem xét giải quyết vấn đề này như UBND TP đã giao tại Văn bản số 9643/VP-ĐT ngày 10/12/2018.
8. BĐ Nguyễn Ngọc Hưng ở xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội gửi đơn tố giác. Nội dung năm 2008 UBND tỉnh Hà Tây ra quyết định thu hồi 116,6 ha đất nông nghiệp của hai xã Đồng Quang và Nghĩa Hương để thực hiện dự án nhà vườn sinh thái nông nghiệp công nghệ cao xã Đồng Quang. Từ đó “một kịch bản làm sai hồ sơ giấy tờ văn bản nhằm chiếm đoạt khu ruộng Ao Cá quỹ đất 1 theo Nghị định 64/NĐCP của nhân dân thôn Dương Cốc với diện tích cả quỹ đất công hơn 25 ha với số tiền giải ngân là 17.753.621.000 đồng”. Theo BĐ Đài THANTV Bộ Công an đã về điều tra và lập 3 phóng sự điều tra ngày 27, 28, 29, tuy nhiên từ đó đến nay không có một cơ quan nào vào cuộc điều tra làm rõ. Nay BĐ gửi đơn tố giác mong sự việc được giải quyết.
9. BĐ Hà Võ gửi đơn tố cáo qua email. Nội dung: BĐ tên Võ Thị Thu Hà, là giáo viên trường THPT Trần Hưng Đạo, thị trấn Đăk Mil, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông. BĐ tố cáo Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo- thị trấn Đăk Mil- Tỉnh Đăk Nông có hành vi sai phạm, trái với quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, BĐ kính đề nghị thanh tra Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Đăk Nông, và các cơ quan Sở ban ngành có thẩm quyền với tinh thần thượng tôn pháp luật, công bằng, khách quan, công khai, và minh bạch xác minh nội dung tố cáo trên.
10. BĐ Phạm Văn Chung email [email protected] gửi các bài viết “Không nên để tòa án xét xử… chính mình, Hạn chế trong công tác cán bộ, Thay đổi thói quen về nếp sống văn hóa sau dịch, Xử lý trách nhiệm các công trình lãng phí”. BĐ Đỗ Văn Nhân email [email protected] gửi các bài viết “Đấu giá biển số xe: Nên làm ngay, Tránh lạm dụng các hình thức xử phạt đối với học sinh, Bảo vệ trẻ em trước tác hại của thuốc lá, Cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê là hợp lòng dân”. Xin cảm ơn các bạn đọc đã đóng góp ý kiến.
Ban Bạn đọc
" alt="Hồi âm đơn thư bạn đọc cuối tháng 5/2020"/>
Hồi âm đơn thư bạn đọc cuối tháng 5/2020
-
Luật sư tư vấn:
Di chúc được hiểu là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Trong trường hợp di chúc được lập hợp pháp, những người được hưởng di sản thừa kế được đứng ra yêu cầu chia thừa kế theo di chúc. Vậy trường hợp không có di chúc thì ai là người có quyền đứng ra yêu cầu chia thừa kế? Đây cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm khi chia thừa kế.
|
Ảnh minh họa |
Căn cứ theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 về Người thừa kế theo pháp luật như sau:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Như vậy, theo quy định trên khi không có di chúc để lại, những người thuộc cùng một hàng thừa kế sẽ được thừa kế phần di sản bằng nhau, đồng thời có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế ngang nhau trong trường hợp những người này được xác định là người thừa kế hợp pháp.
Về thứ tự quyền ưu tiên yêu cầu chia thừa kế đầu tiên theo thứ tự hàng thừa kế quy định trong Bộ luật Dân sự nêu trên. Nếu trong trường hợp không còn ai thuộc hàng thừa kế thứ nhất, thì những người thuộc hàng thừa kế thứ hai có quyền yêu cầu chia thừa kế ngang nhau.
Ngoài ra, cần chú ý về thời hiệu yêu cầu chia thừa kế, pháp luật quy định từng khoảng thời gian cụ thể đối với bất động sản, động sản là khác nhau. Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 về thời hiệu thừa kế:
“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này…”.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Làm thủ tục khai nhận thừa kế ở đâu?
- Người thân chúng tôi mới mất, có để lại tài sản thừa kế cho các con nhưng chưa biết khai nhận thừa kế ở đâu và thủ thục thế nào? Xin tư vấn giùm chúng tôi.
" alt="Người có quyền yêu cầu thừa kế"/>
Người có quyền yêu cầu thừa kế
-
Siêu máy tính dự đoán Everton vs Tottenham, 21h00 ngày 19/1
-
Theo dự thảo hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án 89 của Bộ Tài chính mới công bố, mức học phí tối đa được cấp cho giảng viên làm nghiên cứu sinh tiến sĩ là 25.000 USD/năm. Mức chi sinh hoạt phí từ 390 USD - 1.300 USD/tháng.
Ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ cấp cho người học trong thời hạn theo quyết định phê duyệt của Bộ trưởng GD-ĐT, tối đa không quá 4 năm (48 tháng) đối với người học tiến sĩ và không quá 2 năm (24 tháng) đối với người học thạc sĩ. Trong thời gian tạm dừng học tập, nghiên cứu, người học không được nhận kinh phí hỗ trợ.
Các khoản hỗ trợ bao gồm: học phí, sinh hoạt phí, vé máy bay, bảo hiểm y tế bắt buộc (với ứng viên làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài); học phí, hỗ trợ tham dự hội nghị, hội thảo, hỗ trợ công bố quốc tế... (với giảng viên làm nghiên cứu sinh toàn thời gian trong nước)...
>>> Dự kiến các mức cho cho giảng viên học thạc sĩ, tiến sĩ theo Đề án 89
Chia sẻ với VietNamNet, PGS Nguyễn Xuân Hoàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, đánh giá sau nhiều chính sách thì mức dự chi cho giảng viên đi học tiến sĩ ở nước ngoài như vậy là quá tuyệt vời.
“Có thể nói đây một chế độ rất tốt mà Đảng và Nhà nước hướng tới và ưu tiên cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”- ông Hoàn nói.
Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, khẳng định với mức hỗ trợ này chắc chắn sẽ có sức hút cũng như có động lực tốt để giảng viên tham gia đông đảo và nhiều nguồn lực cùng tham gia để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực hiện tại.
|
Mức chi cho giảng viên học tiến sĩ theo Đề án 89 đã tăng mạnh so với mức chi của Đề án 911 |
Một trưởng phòng đào tạo ở TP.HCM nhìn nhận: “Phần lớn người Việt Nam hiện đi học ở nước ngoài theo diện có học bổng, trong đó học bổng chiếm khoảng 25%, 50%, 75%, 100% học phí. Theo tiến trình thì học phí sẽ tăng, như vậy dự kiến mức chi này chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của người học nhưng phần nào giúp đỡ người học khi học tập ở nước ngoài”.
Vị này cho hay, nếu được thông qua thì mức hỗ trợ này của nhà nước cũng đã thu hút được những người tài nhưng không có điều kiện đi nước ngoài làm tiến sĩ.
Anh Huỳnh Lưu Đức Toàn, giảng viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, hiện đang làm nghiên cứu sinh với học bổng toàn phân tại WHU - Otto Beisheim School of Management – Cộng hoà Liên bang Đức tiết lộ nếu không có học bổng thì học phí để làm nghiên cứu sinh của anh sẽ khoảng 5.000 Euro/năm; Với 4 năm học, mức học phí sẽ là khoảng 20.000 Euro. Khoản sinh hoạt phí cho ăn uống rất tiết kiệm cũng tầm khoảng 800 Euro/tháng. Các khoản cho hội thảo hay nộp hồ sơ bài báo khoảng 1.000 Euro/năm. Như vậy khoản chi phí cho mỗi năm ít nhất cũng tầm 15.000 Euro (khoảng gần 400 triệu đồng).
“Tôi nghĩ chi phí để đi làm nghiên cứu sinh nước ngoài cũng tuỳ thuộc vào trường học. Trường càng “xịn” thì học phí càng đắt đỏ. Trường tôi làm nghiên cứu sinh ở Đức thuộc dạng tư thục và khá đắt. Nếu không có học bổng chắc chắn tôi sẽ không đủ tiền để theo học”- anh Toàn nói.
Theo anh Toàn, dự kiến mức hỗ trợ mà Bộ Tài chính đưa ra như thế này là khá tốt. Còn việc có thu hút được người đi học hay không thì cũng tuỳ động lực và mục tiêu của mỗi người. Việc nhận hỗ trợ từ nhà nước không có gì ngại ngần và cũng sẽ giúp nhiều người được đi du học hơn, với điều kiện khi nhận hỗ trợ đi học phải có trách nhiệm về để công tác. Việc tìm học bổng riêng không phải ai cũng làm được.
“Mức hỗ trợ này cho nghiên cứu sinh ở nước ngoài nếu biết gói gém và lựa chọn thì sẽ ổn. Tuy nhiên với điều kiện người học đừng cào bằng mà nên chọn trường phù hợp. Điển hình như Trung Quốc, họ chi nhiều cho người học ra nước ngoài làm nghiên cứu sinh với các trường khá “xịn”. Còn với những trường không nằm trong top 100 thế giới thì mức hỗ trợ sẽ khác nhau”- anh Toàn nói.
Trong khi đó, TS Phùng Minh Tuấn - thành viên hội đồng cố vấn tạp chí kinh doanh ĐH Harvard, cho rằng ông ủng hộ mức hỗ trợ này, tạo điều kiện dành toàn thời gian cho các nghiên cứu sinh, học viên học tập và rèn luyện. Tuy nhiên, theo TS Tuấn, các trường ĐH cần chủ động trên cơ chế tự chủ hợp tác quốc tế với các đối tác nước ngoài và trong nước để đào tạo, chia sẻ gánh nặng tài chính với nhà nước.
“Giai đoạn 2010-2019 nhờ hợp tác cấp trường với nhiều đại học trên thế giới mà tôi được cử đi du học do học bổng của đối tác, có thời điểm tôi có hơn 100 đồng nghiệp là giảng viên học tập tại Đài Loan theo học bổng cấp trường, góp phần đào tạo nguồn lực giảng viên mà không phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước” - ông Tuấn cho biết.
Lê Huyền
" alt="Tối đa 3,5 tỷ đồng cho 1 suất học tiến sĩ nước ngoài theo đề án 89: Các trường đại học nói gì?"/>
Tối đa 3,5 tỷ đồng cho 1 suất học tiến sĩ nước ngoài theo đề án 89: Các trường đại học nói gì?
-
Luật sư tư vấn:
Để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất và thửa đất đã được cấp sổ đỏ, khi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp bị sai thông tin địa chỉ, người dân có quyền đề nghị cơ quan đã cấp sửa lại theo quy định của pháp luật.
|
Ảnh minh họa |
Thứ nhất: Trường hợp nào được sửa thông tin
Căn cứ Khoản 1 Điều 106 Luật đất đai 2013 quy định các trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính giấy chứng nhận đã cấp có sai sót:
Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;
Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.
Như vậy, trong trường hợp sổ đỏ của bạn ghi sai thông tin địa chỉ thì bạn có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đính chính lại.
Thứ hai: Thủ tục đính chính thông tin khi sổ đỏ ghi sai địa chỉ
Theo Điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, khi Sổ đỏ bị sai thông tin thì thực hiện thủ tục đính chính theo các bước sau:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ giấy tờ
- Bản gốc Sổ đỏ đã cấp
- Đơn đề nghị đính chính sổ đỏ (áp dụng trong trường hợp phát hiện sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất).
Trường hợp do lỗi của cơ quan cấp Sổ thì chỉ cần nộp bản gốc Sổ đỏ đã cấp và yêu cầu cơ quan đó sửa lại thông tin.
Bước 2. Nộp hồ sơ
Hộ gia đình, cá nhân là người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp hồ sơ cho Văn phòng đăng ký đất đai để được đính chính.
Bước 3. Xử lý yêu cầu đính chính
- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra; lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót;
- Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào Sổ đỏ đã cấp có sai sót; đồng thời chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Bước 4. Trả kết quả
Văn phòng đăng ký đất đai trao Sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân.
Thời gian đính chính thông tin
- Thời hạn thực hiện do UBND cấp tỉnh quy định nhưng không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
- Sau khi có kết quả đính chính thông tin Sổ đỏ thì phải trả Sổ cho hộ gia đình, cá nhân trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Đất đã được cấp sổ đỏ, chia lại có được không?
Ông nội tôi có 3 người con trai. Bố tôi là con cả và được ông cho thừa hưởng mảnh đất 200m2, đã cho bố em đứng tên trong sổ đỏ.
" alt="Sai thông tin địa chỉ trên sổ đỏ có sửa được không?"/>
Sai thông tin địa chỉ trên sổ đỏ có sửa được không?
-
Năm 2017 em vay 1 người vài 3 lần nhưng khi trả, em ko lấy giấy viết tay vay nợ về. Chỉ lần cuối cùng em mới lấy giấy viết tay gần nhất về. Nhưng giờ họ lại tìm thấy giấy vay nợ cũ và họ lại đòi nợ em tiếp. Bây giờ em phải làm gì để bảo vệ việc mình đã hoàn trả nợ vay?
Luật sư tư vấn:
Hợp đồng vay tài sản được Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể tại Mục 4 chương XVI, theo đó, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
|
Ảnh minh họa |
Theo quy định tại Luật này, nghĩa vụ trả nợ của bên vay được quy định như sau: bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Về chấm dứt hợp đồng được quy định tại Điều 422 Bộ luật này, theo đó, hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định.
Như vậy, trong trường hợp của bạn là hợp đồng vay tài sản cụ thể tài sản ở đây là tiền, bạn có nghĩa vụ phải hoàn trả số tiền vay theo thỏa thuận trong hợp đồng, khi đã thực hiện hoàn trả tiền theo đúng nghĩa vụ trong hợp đồng thì hợp đồng được hoàn thành. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, bạn cần chứng minh nghĩa vụ trả tiền của mình đã được thực hiện bằng giấy biên nhận tiền hoặc có người làm chứng việc bạn trả tiền cho bên cho vay.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Cho vay nặng lãi khó lòng đòi nợ
Một người vay tôi số tiền 80 triệu đồng với lãi suất 5%/tháng. Trong mấy tháng đầu họ trả lãi đúng hẹn nhưng một thời gian sau, họ không trả nữa và có ý định trốn đi nơi khác.
" alt="Trả nợ nhưng quên lấy lại giấy vay"/>
Trả nợ nhưng quên lấy lại giấy vay