- Phụ huynh tự chuẩn bị nội dung bài dạy, đứng trên bục giảng để thiết kế một giờ học. Đó là những trải nghiệm mới mẻ trong “Ngày đồng cảm” của các bậc phụ huynh Trường phổ thông liên cấp Tuệ Đức (Hà Nội) thông qua một giờ trải nghiệm đứng lớp như giáo viên.Chuẩn bị cả tuần cho một tiết dạy
Buổi sáng ngày 20/11, lớp 3A1 có hai tiết học với chủ đề “Môi trường” và “Cách xử lý khi có mâu thuẫn với bạn bè”.
Giờ học hôm nay khác hẳn những ngày thường lệ.
Toàn bộ học sinh sẽ được tham gia vào một tiết học ngoài trời. Thay vì cô giáo chủ nhiệm đứng lớp, người dẫn dắt trong tiết học này là chị Đào Thu Hường, phụ huynh của học sinh Bảo Châu.
Giờ học diễn ra đầy hào hứng với các hoạt động ngay tại sân bóng của trường.
Từng tốp học sinh sẽ được tham gia tìm hiểu về trái đất, cùng trải nghiệm sự nóng lên toàn cầu thông qua các hoạt động nhóm.
Để thiết kế tiết học 45 phút này, chị Hường phải mất một tuần xây dựng bài giảng.
Đây cũng là lần đầu tiên chị được trực tiếp tham gia vào một giờ học của con trên trường.
|
Học sinh hứng thú tham gia hoạt động làm việc nhóm |
Hai năm trước, chị Hường từng cho con theo học tại một trường công lập trên địa bàn quận Đống Đa.
“Tuy nhiên, tại ngôi trường con theo học trước đây không có nhiều cơ hội cho phụ huynh được tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp như thế này. Do vậy mình cũng hồi hộp lắm!” – Chị Hường chia sẻ cảm xúc ngay trước tiết dạy.
Là người làm việc trong lĩnh vực môi trường, chị Hường lựa chọn vấn đề hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu để giới thiệu tới các con.
Lĩnh vực này, theo chị Hường, có phần hơi khô khan và nặng so với khả năng tiếp nhận của học sinh lớp 3.
“Vì vậy mình phải dành một tuần để tìm hiểu cách các con tiếp cận kiến thức và xây dựng bài giảng làm sao cho thật sự lôi cuốn. Mình nghĩ rằng cách thu hút học sinh tốt nhất là tổ chức các hoạt động nhóm. Khi các con vận động bằng tay chân, sự tập trung của các con sẽ dồn vào hoạt động đó. Nhờ vậy, dù ít hay nhiều các con cũng sẽ nắm bắt được một số từ khóa sau khi bài học kết thúc. Mặc dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng mình vẫn gặp phải khó khăn trong việc truyền tải nội dung bài giảng tới toàn bộ gần hai chục học sinh. Qua đó mới thấy khâm phục các cô giáo biết nhường nào”.
Tiết học về môi trường kết thúc, các học sinh của lớp 3A1 tiếp tục tham gia vào bài dạy với chủ đề “Cách xử lý khi có mâu thuẫn với bạn bè”.
Thông qua các tình huống giả định, phụ huynh Nguyễn Thị Uyên Lan đã giúp các bạn nhỏ được nhập vai và đưa ra cách giải quyết trong những tình huống cụ thể.
Thay vì ngồi tĩnh lặng nghe cô giáo giảng bài, bé Hà Linh hào hứng hòa mình vào các tình huống cùng cậu bạn chung bàn.
“Hôm nay con cảm thấy giờ học rất vui. Con hi vọng lần sau bố mẹ con cũng có thể tham gia để dạy những tiết học như thế này”.
“Có đồng hành mới cảm thông với áp lực giáo viên”
Không chỉ riêng lớp 3A1, các phụ huynh tại 13 lớp học khác cũng hào hứng tham gia trải nghiệm với vai trò giáo viên của con trong một tiết học.
Bất kỳ lĩnh vực nào mà phụ huynh am hiểu cũng có thể đưa vào bài giảng của mình.
“Ngày đồng cảm” được cô hiệu trưởng Phạm Thị Tâm giới thiệu, đó là dịp để phụ huynh và giáo viên có thể gắn kết với nhà trường.
Trong ngày này, một phụ huynh hiểu rõ về việc trồng rau sạch có thể hướng dẫn học sinh cách trồng và chăm sóc cây; một phụ huynh giỏi nấu ăn có thể hướng dẫn học sinh cách làm các loại bánh đơn giản; một phụ huynh là kỹ sư, bác sĩ có thể dạy các con về những vấn đề tâm sinh lý của trẻ,…
“Nhờ vậy, học sinh có cơ hội được học thêm những kỹ năng, kiến thức đa dạng mà chương trình học tại trường chưa chắc đã có. Ngoài ra, hoạt động này còn giúp các con nhận thức được để trở thành con người hoàn thiện thì việc học không chỉ dừng lại ở kiến thức trên trường mà cần đón nhận từ nhiều nguồn khác nhau”.
Chị Nguyễn Thị Uyên Lan tham gia vào bài dạy với chủ đề “Cách xử lý khi có mâu thuẫn với bạn bè”
Chia sẻ về lý do tham gia vào lớp học này, chị Nguyễn Thị Uyên Lan cho biết, mong muốn của chị là biết con mình học như thế nào và nhận lại được những gì qua mỗi tiết học trên trường.
Kết thúc giờ dạy, bản thân chị cũng phải thừa nhận “trẻ con bây giờ học không còn giống như bố mẹ chúng ngày xưa nữa”.
“Thực sự, có đồng hành mới cảm thông được với áp lực của giáo viên. Ngoài những áp lực về cái nhìn của xã hội đối với nghề giáo thì khi bước chân lên bục giảng, các thầy cô còn phải chịu những áp lực vô hình ngay từ phía phụ huynh. Ngoài ra, việc truyền đạt kiến thức tới 20 học sinh cũng không phải điều dễ dàng. Mình chỉ dạy hai đứa con ở nhà đôi khi cũng phải “phát hoảng”. Trong khi các cô phải quản lý tới 20 học sinh thì việc tiếp cận với tất cả các con cũng là một thử thách thực sự khó khăn”.
Còn chị Đào Thu Hường chia sẻ: “Một tiết học 45 phút phải cần đến một tuần chuẩn bị mới thấy hết sự vất vả của thầy cô trong suốt 8 tiếng làm việc trên lớp. Bản thân mình sau thời gian dạy trải nghiệm mới nhận thấy rằng nghề giáo thực sự quá khắc nghiệt. Nếu không có một trái tim rộng, các cô giáo khó có thể vượt qua được các tình huống và bao dung được với những lỗi lầm của các con”.
Thúy Nga
Những lớp học ở Sài Gòn đón chào phụ huynh tới dự
Có một ngôi trường ở TP.HCM từ 3 năm nay đã “mở cửa” cho phụ huynh vào xem tận giờ học, bữa ăn của các con. Để những việc diễn ra sau cánh cổng trường không còn là sự bí ẩn, xa cách.
" alt="Nhập vai giáo viên, phụ huynh chia sẻ áp lực đứng lớp"/>
Nhập vai giáo viên, phụ huynh chia sẻ áp lực đứng lớp
-Là Thủ đô nhưng trật tự xây dựng ở Hà Nội thuộc hàng "nhộm nhoạm" nhất cả nước. Phố cũ lộn xộn đã đành, các khu phố mới, khu đô thị mới vừa hình thành cũng đã mang một bộ mặt... không khác gì phố cũ. Một trong những thủ phạm lớn nhất của hiện tượng này chính là sự thiếu trách nhiệm, thiếu năng lực và tắc trách của lực lượng thanh tra xây dựng Hà Nội.Người dân vẫn kêu rằng, ở Hà Nội, đổ một đống cát trong ngõ là lúc sau đã có thanh tra xây dựng, thanh tra đô thị đến ngay. Nhưng lạ thay, lại có những công trình sai phạm to đùng cứ thế mọc lên, ai cũng thấy, trừ thanh tra xây dựng.
Những công trình lớn như tòa nhà 8B Lê Trực mà PetroTimes đã lên tiếng chỉ là 1 phần trong nhan nhản những sai phạm xây dựng ở Hà Nội.
Xin bắt đầu loạt bài về sự thiếu trách nhiệm của thanh tra xây dựng Hà Nội: "Thanh tra xây dựng Hà Nội - Anh là ai?" bằng công trình có sai phạm lớn không kém tòa nhà 8B Lê Trực: Chung cư Thăng Long - Yên Hòa.
Từ 17 tầng hóa thành... 34 tầng
Dù chỉ được cấp phép xây 27 tầng nổi, nhưng chủ đầu tư vẫn bất chấp xây vọt lên 34 tầng mà không gặp phải sự cản trở nào từ phía cơ quan chức năng. Lạ lùng hơn là khi được hỏi về sai phạm của dự án thì chính quyền sở tại lại quả quyết: Không thuộc thẩm quyền...
Dự án Tòa nhà hỗn hợp của Công ty TNHH Thăng Long khởi công xây dựng từ năm 2011, nhưng đã 2 lần bị cơ quan chức năng tạm dừng thi công do thiếu giấy phép xây dựng. Đến tháng 2/2015, sau nhiều tháng bị đình chỉ, lệnh cấm xây dựng đối với dự án đã được gỡ bỏ.
Được biết, năm 2006 Công ty TNHH Thăng Long bị thu hồi đất tại phường Mai Dịch (quận Cầu Giấy, Hà Nội) để xây dựng trụ sở Bộ Công an. Đổi lại, doanh nghiệp này được UBND thành phố Hà Nội và quận Cầu Giấy cấp cho khu đất thuộc tổ 50 phường Yên Hòa để xây dựng tòa nhà văn phòng làm trụ sở công ty.
|
Dự án Tòa nhà hỗn hợp của Công ty TNHH Thăng Long.
|
Trên cơ sở đó, công ty đã trình phương án kiến trúc, hồ sơ thiết kế cơ sở và lần lượt được Sở Quy hoạch kiến trúc và Sở Xây dựng Hà Nội chấp thuận. Với các hồ sơ đó, căn cứ theo Thông tư số 9/2005/TT-BXD ngày 6/5/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì dự án thuộc diện được miễn phép xây dựng.
Tuy nhiên, theo hồ sơ thiết kế ban đầu được phê duyệt, toà nhà chỉ cao 17 tầng và có chức năng làm văn phòng.
Nhưng khi tiến hành xây dựng, chủ đầu tư dự án không thực hiện theo hồ sơ đã được phê duyệt, mà đã từng bước tìm phương án nâng chiều cao (từ 17 tầng lên 27 tầng) và thay đổi chức năng của tòa nhà (từ văn phòng thành tòa nhà hỗn hợp, căn hộ chung cư).
Đến năm 2011, qua nhiều giai đoạn chuyển tiếp và thay đổi trong các văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý, chủ đầu tư đã khéo léo chuyển chức năng của toà nhà từ văn phòng đơn thuần thành văn phòng và nhà ở.
Như vậy, để có công trình xây dựng dự án tòa nhà hỗn hợp trên địa bàn phường Yên Hòa cao 27 tầng, chủ đầu tư đã thực hiện một chiến lược “tiền trảm hậu tấu” rất bài bản.
Hành vi coi thường pháp luật, bất chấp quy định của Nhà nước của Công ty TNHH Thăng Long sẽ là thảm họa với bộ mặt đô thị của thủ đô. Và, mặc dù đã được cơ quan chức năng cấp phép xây 27 tầng nổi, thế nhưng trên thực tế, chủ đầu tư lại để giấy phép xây dựng trong ngăn kéo và âm thầm xây vượt tầng.
Bằng mắt thường quan sát cho thấy, dự án này đã xây lên đến tầng 34 (vượt 7 tầng so với giấy phép) và công nhân vẫn đang dựng cột để vươn lên cao tiếp?
Liên quan tới sai phạm của Dự án tòa nhà hỗn hợp Thăng Long, phóng viên Báo PetroTimes đã liên lạc với lãnh đạo Công ty TNHH Thăng Long để đặt lịch làm việc. Tuy nhiên, đại diện chủ đầu tư dự án này “hùng hồn” khẳng định không sai phạm và muốn biết chi tiết thì làm việc với cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ rõ.
Gõ cửa UBND quận Cầu Giấy để làm rõ vấn đề này, ông Trần Việt Hà - Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy cho rằng: Dự án tòa nhà hỗn hợp Thăng Long không thuộc thẩm quyền của quận quản lý, mà do Đội Thanh tra Xây dựng Cầu Giấy đảm nhận.
Tuy nhiên, ông Hà khẳng định, chính quyền quận Cầu Giấy không bao giờ bao che cho doanh nghiệp làm sai. Quận đã đề nghị Thanh tra Sở Xây dựng kiểm tra, làm rõ sai phạm, đồng thời xử lý nghiêm.
|
Việc thi công sai phạm diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, ai cũng thấy, chỉ có Thanh tra Xây dựng là... không thấy. |
Liên hệ làm việc với Đội Thanh tra Xây dựng Cầu Giấy thì vị lãnh đạo Thanh tra Xây dựng Cầu Giấy “đá” trách nhiệm lên Sở Xây dựng. Vị lãnh đạo Thanh tra Xây dựng Cầu Giấy cho rằng: Sai phạm của dự án đang trong quá trình kiểm tra…
Đúng là “đang trong quá trình kiểm tra", và chẳng thể hiểu nổi: Thanh tra Xây dựng Cầu Giấy hàng ngày làm gì. Dự án sừng sững xây vượt lên hơn chục tầng mới phát hiện ra... không có phép. Việc xử lý thì chậm trễ, lâu la: Do năng lực yếu kém hay cố tình kéo dài thời gian để chủ đầu tư “chạy” giấy phép?
Khi dự án được cấp phép xây 17 tầng lại âm thầm xây vượt lên, để rồi lần thứ 2 cơ quan chức năng cấp phép cho xây 27 tầng.
Chưa dừng lại ở đó, chủ công trình lại cố tình xây vượt lên hơn 30 tầng, nhưng Thanh tra Xây dựng vẫn “đang trong quá trình kiểm tra”.
Không hiểu, cơ quan chức năng sẽ phải cấp thêm bao nhiêu cái giấy phép đối với dự án này. Và cái trò “tiền tràm hậu tấu” của chủ đầu tư cộng với cơ chế “xin-cho” đang làm bộ mặt đô thị trở nên vá víu. Còn lực lượng chuyên trách địa bàn thì “mặc kệ”.
Theo Petrotimes
Dự án Thăng Long Yên Hòa: Bán hết nhà vẫn nợ thuế tiền tỷ" alt="Kinh ngạc về sai phạm không kém tòa nhà 8B Lê Trực"/>
Kinh ngạc về sai phạm không kém tòa nhà 8B Lê Trực