Xuất hiện tại lễ trao giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức, câu chuyện của anh Võ Hoàng Huy (Cán bộ Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ – Công an Quận 1, TP Hồ Chí Minh) khiến nhiều người nể phục.Huy được tuyên dương bởi sự chủ động trong phát hiện, tham gia chữa cháy và rồi cứu thoát được 7 người bị mắc kẹt trong đám cháy tại căn nhà số 168 Đề Thám, phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP Hồ Chí Minh hồi đầu tháng 7.
|
Anh Võ Hoàng Huy (Cán bộ Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ – Công an quận 1, TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Thanh Hùng |
Vào khoảng 6 giờ 45 phút, trên đường đến cơ quan làm việc, Huy bỗng nghe thấy tiếng kêu cứu từ tầng 3 khi đi qua ngôi nhà này.
Đang mặc thường phục, anh hoàn toàn có lý do để lưỡng lự hoặc nấn ná để chờ sự hỗ trợ từ đồng đội với trang thiết bị bảo hộ. Tuy nhiên, chàng trai sinh năm 1991 vẫn quyết định lao mình vào căn nhà đang cháy.
Quan sát bên trong nhà, phát hiện có khói và lửa đang bốc ra ngoài, Huy nhanh chóng gọi điện về cho cơ quan báo tin cháy và trực tiếp tri hô người dân xung quanh hỗ trợ mang bình chữa cháy đến dập lửa.
Phát hiện đám cháy bắt nguồn từ khu vực bếp tại tầng 1, Huy nhận định có thể do rò rỉ khí gas và ngọn lửa cháy lan rất nhanh với diện tích rộng. Nghĩ vậy, Huy vừa dùng bình chữa cháy xịt vừa cố gắng bò vào gần gốc lửa để dập, dù lúc đó nhiệt độ rất cao, khói khí độc dày đặc.
“Căn nhà cháy là quán cơm bình dân. Điều mà tôi lo lắng nhất lúc đó là bình ga có thể phát nổ bất cứ lúc nào, trong khi ngay bản thân mình cũng không có bất kỳ một thiết bị bảo hộ nào”, Huy kể.
Huy cho hay, anh có cảm giác lo sợ hơn một phần bởi bản thân phán đoán được tình huống nguy hiểm có thể xảy ra như thế nào trong các sự việc tương tự anh từng biết. “Trong quá trình chữa cháy và đợi đồng đội đến ứng cứu, trong tích tắc mà như thời gian trôi chậm lại, trong đầu mình chợt có một suy nghĩ hiện lên: “Nổ hay không nổ? Mà nếu nổ, thì ra sao?”. Đấy là câu hỏi mà cho đến bây giờ tôi vẫn chưa thể trả lời được. Bởi nếu lúc đó bình ga nổ, thì không biết mọi người và mình sẽ như thế nào”, Huy kể.
Thế nhưng, suy nghĩ ấy chỉ kịp thoáng qua đầu và cũng không đủ thời gian để nghĩ ngợi, Huy đã hành động theo bản năng và sự mách bảo của trái tim.
Trong lúc đó, con rể của chủ nhà vì sốt ruột muốn cứu gia đình nên đã chạy lên tầng trên và rồi mắc kẹt thêm trên đó cùng với gia đình. Huy lại càng nóng lòng muốn dập tắt đám cháy nên cố bò người vào thật gần. Cùng lúc đó, rất may người dân xung quanh chi viện và cùng lao vào khống chế ngọn lửa, không cho lan ra xung quanh.
Ít phút sau lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ – Công an Quận 1 đến nơi và triển khai đường vòi xịt nước dập tắt đám cháy. Khi đám cháy gần được khống chế, anh cùng cán bộ chiến sỹ tiếp cận nơi có người bị nạn đang mắc kẹt trong đám cháy. Khi đến tầng 3 thì phát hiện gia đình có 7 người bao gồm 5 người lớn và 2 cháu bé sinh đôi 2 tuổi. Những nạn nhân đang có ý định nhảy từ tầng 3 xuống đất vì đã quá ngạt thở. Anh nhanh chóng trấn an mọi người bình tĩnh và tìm khăn ướt đưa cho các nạn nhân và dẫn đường cho các nạn nhân thoát ra ngoài an toàn.
“Thời điểm phát hiện ra đám cháy, tôi cũng nghe tiếng kêu cứu của người dân. Khi tôi tìm được họ, mọi người đều đang tập trung ở tầng 3 và họ đã gần như kiệt sức vì ngạt khí. Lúc đó tôi đã trấn an mọi người bình tĩnh, rồi chạy ngay vào khu vực nhà tắm và tìm vài cái khăn nhúng nước để che cho 2 bé sinh đôi”.
Lúc đám cháy kết thúc cũng là lúc, chàng thanh niên hít phải quá nhiều khói và kiệt sức bởi vừa chữa cháy vừa tìm kiếm và giải cứu nạn nhân.
Thế nhưng, anh đã cứu sống được tất cả nạn nhân khỏi vụ cháy.
|
Võ Hoàng Huy tại lễ tôn vinh “Thanh niên sống đẹp” do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức. Ảnh: Thanh Hùng |
Không chỉ vậy, anh Huy còn nhiều lần cùng các đồng đội lao mình vào các vụ cháy khác với như vụ nổ-sập-cháy 3 căn nhà tại hẻm 384 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3 khiến 10 người tử vong năm 2013; vụ cháy tại hẻm 165 Lý Thái Tổ, phường 1, Quận 3 khiến 2 anh em thiệt mạng; vụ cháy Quán karaoke Idol đêm cuối năm khiến 1 người tử vong và cháy lan ra nhiều nhà xung quanh.
Tháng 6/2019, anh được Công an TP.HCM tặng thưởng giấy khen vì có thành tích xuất sắc khi tham gia cứu nạn 21 người bị mắc kẹt trong thang máy của một tòa nhà trên địa bàn Quận 1.
Công việc vất vả, thầm lặng, nhưng Huy tâm sự, sau mỗi vụ cháy, anh cũng ít khi chia sẻ với gia đình. Đơn giản càng chia sẻ, gia đình lại thêm lo lắng.
“Ai cũng muốn được cuộc sống bình an. Khi biết chuyện mình lao vào đám cháy như vậy, vợ cũng khóc và hỏi khi anh lao vào đám cháy không có bảo hộ và đồng đội hỗ trợ, lúc đó anh có nghĩ đến gia đình mình, vợ con hay không? Nhưng thực sự lúc đó, trước đám cháy, mình chỉ nghĩ đến tính mạng của những con người trong gia đình nạn nhân. Còn bản thân và gia đình mình thì mình chưa kịp nghĩ tới”, Huy kể lại.
Ngoài những thành tích đạt được trong công tác phòng cháy chữa cháy thì anh Huy còn tham gia hỗ trợ người dân, bảo đảm an ninh trật tự.
Võ Hoàng Huy là 1 trong 27 gương thanh niên được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” năm 2020.
Các cá nhân được nhận giải thưởng này là những người có những hành động đẹp, tạo sự lan tỏa, truyền năng lượng tích cực cho xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ.
Thanh Hùng
Ngô Minh Hiếu được trao giải thưởng 'Thanh niên sống đẹp'
Ngô Minh Hiếu (cựu học sinh lớp 12, Trường THPT Triệu Sơn 5, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) đã được trao giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” năm 2020.
" alt="Câu hỏi chưa kịp trả lời của chiến sĩ được tuyên dương 'Thanh niên sống đẹp'"/>
Câu hỏi chưa kịp trả lời của chiến sĩ được tuyên dương 'Thanh niên sống đẹp'
Bạn đã bao giờ viết thư xin việc?Nếu đã chán nản sau hàng chục lần ứng tuyển, trước hết hãy kiểm tra lại CV của mình một lần nữa để xem nó đã đảm bảo các yếu tố cơ bản sau chưa: Bản tóm tắt phô diễn hết các kinh nghiệm chính, có sự thay đổi tiến bộ sau mỗi lần chuyển việc; Danh sách về kỹ năng thế mạnh thể hiện qua các dự án quan trọng và thành tích theo gạch đầu dòng; Danh sách những thành tích học vấn, nhất là các chứng chỉ, thành tựu mà bạn thấy quan trọng và có tác dụng với vị trí đang ứng tuyển nhất; Các kỹ năng hành chính và ngoại ngữ.
|
(Nguồn hình: Freepik) |
Nếu các yếu tố trên đã đầy đủ, với cách diễn đạt rõ ràng, biết làm nổi bật thông tin quan trọng, thì vấn đề còn lại nằm ở bức thư xin việc. Thậm chí, dù đang ứng tuyển cho vị trí mơ ước, nhiều người còn không có khái niệm “gửi thư xin việc”.
Một số khác có ý thức về yếu tố này, thì lại viết thư xin việc quá chung chung, chỉ đưa ra các kỹ năng và thành tựu ăn khớp với vị trí công việc đó. Một hai câu nêu lý do tại sao bạn muốn làm việc cho công ty cũng chưa đủ, nhất là khi nó chỉ để nói những điều tốt đẹp về công ty, bức thư xin việc như thế không làm tròn được vai trò của nó.
Tạo khác biệt với thư xin việc
Nâng cấp thư xin việc trở thành một bức thư đón đúng ý của nhà tuyển dụng là những gì bạn cần.
Một bức thư như vậy cần đề cập đến một vấn đề cụ thể mà phía công ty tuyển dụng đang gặp phải và cách bạn có thể giải quyết nó.
Bạn hãy bắt đầu bằng việc mô tả những thách thức của ngành nghề bạn dự định ứng tuyển. Sau đó, nói rõ hơn một số thách thức cụ thể của công ty và cách mà bạn - với tư cách là một chuyên gia trong lĩnh vực đó, có thể giúp giải quyết vấn đề.
Sau đó, đề cập 3-5 trách nhiệm từ bản mô tả công việc của công ty, liên hệ đến những thành tích của bạn tại các công ty trước đó. Khẳng định bằng một câu ngắn gọn “Tôi sẽ giải quyết được tình trạng… này của quý công ty” và dẫn chứng cách bạn đã từng thực hiện tại công ty cũ.
Kết thúc bức thư xin việc với lý do bạn muốn làm việc cho công ty.
Cuối cùng, thay vì nói “Tôi mong nhận được phản hồi từ công ty”, hãy chủ động bày tỏ: “Quý công ty có thể liên hệ số điện thoại… để trao đổi sâu hơn”.
(Nguồn: Careerbuilder)
" alt="Bí quyết viết thư xin việc thuyết phục nhà tuyển dụng"/>
Bí quyết viết thư xin việc thuyết phục nhà tuyển dụng