Mới đây,ánVănTìnhnóivềTáoquâtin tức về thành phố hồ chí minh sau khi lên tiếng "chê" chương trình hài Táo quân, nghệ sĩ Hán Văn Tình đã khiến nhiều khán giả liên tưởng tới tính cạnh tranh giữa các chương trình hài Tết.
Hán Văn Tình |
Mấy lần đóng Táo quân đều... gặp nạn!
Trong lần trả lời phỏng vấn mới đây, anh có đề cập đến chương trình Gặp nhau cuối năm (quen gọi là Hài Táo quân) đang khiến người xem, người diễn và người kiểm duyệt bị "mệt đầu". Vậy theo anh, một chương trình hài Tết như thế nào sẽ là phù hợp?
- Đúng là tôi có "chê" chương trình này và đó đơn thuần là cảm nhận cá nhân của tôi. Tôi nghĩ rằng những chương trình cuối năm chỉ cần vui vẻ, mang tính nghệ thuật thôi còn các vấn đề khác như xã hội, thời sự, đời sống... thì nên hạn chế.
Chương trình hài Táo quân trước đây và bây giờ rất khác. Trước đây, chủ yếu do mảng sân khấu làm và thuần túy mang lại tiếng cười cho khán giả nhưng giờ nhiều yếu tố được đan cài quá trở thành "nặng đô". Nhiều người vẫn nghĩ đưa các yếu tố này vào thì hay nhưng tôi cho không hẳn như vậy. Vừa là người biểu diễn, vừa là khán giả tôi cũng ghi nhận được nhiều ý kiến tỏ ra không thích, cho rằng chương trình đang bị nhạt dần. Cá nhân tôi, tôi thích sự hài hước và nghệ thuật thuần túy hơn.
Anh có ngại những lời đồn đoán về sự cạnh tranh ngầm giữa các nhóm hài với nhau?- Tôi nghĩ không có chuyện đó đâu. Lời đồn cũng chỉ là lời đồn thôi vì nghệ sĩ chúng tôi thường chỉ biết đi diễn thôi còn người đứng ra làm chương trình, lo doanh thu thì là các đạo diễn, nhà sản xuất. Cùng cảnh nghệ sĩ với nhau mà còn cạnh tranh thì ra gì nữa. Chúng tôi thường chỉ mong muốn được sống trọn với nghề, diễn cho hay để không bị khán giả chê cười và nếu đồng nghiệp khấm khá thì mừng cho nhau.
Lần gần nhất anh đóng chương trình Táo quân cách đây bao lâu?
- Cũng phải hơn 10 năm. Nói đến Táo quân là tôi nghĩ đến nhiều niềm vui xen lẫn nỗi buồn. Vui vì mình được diễn trên sân khấu, có kỉ niệm với anh em nghệ sĩ từ thời anh Dương Quảng nhưng buồn vì mấy lần đóng Táo quân tôi đều gặp nạn. Tất nhiên, chương trình ngày ấy không phải Gặp nhau cuối năm mà đơn thuần là diễn trên sân khấu. Cả vở diễn chỉ có một tốp nghệ sĩ đóng thôi chứ nhiều "Táo" đông đúc, hoành tráng như bây giờ.
Khó để nói thích ai
Với các nghệ sĩ hài, những tháng giáp Tết được coi là mùa diễn. Vậy năm nay anh đóng nhiều tiểu phẩm hài không và khoản thu nhập có được cải thiện nhiều?
- Năm nay tôi chỉ diễn có 3 tiểu phẩm, trong đó 2 tiểu phẩm đã hoàn thành là "Tết lo phết" và "Thông gia đón Tết". Tôi thấy dân mình thường có thói quen trông chờ vào Tết, tôi cũng không ngoại lệ. Nếu được các đạo diễn, nhà làm phim gọi thì tôi cũng sẵn lòng góp vui. Về thu nhập gần Tết so với bình thường đúng là có hơn một chút nhưng cũng tùy từng người. Ví dụ như tôi chỉ làm 3 cái đĩa thì cũng không dư giả gì nhiều. Tôi thấy đồng nghiệp có người tất bật chạy sô nhiều hơn tôi, đặc biệt là các nghệ sĩ trẻ.
Bao năm nay, khán giả thường băn khoăn làm thế nào để các chương trình hài gây tiếng cười mà không thô tục. Anh nghĩ điều này có khó không?
- Khó chứ! Và người ta chê cũng đúng. Trong từng tiểu phẩm, chúng tôi vẫn đau đáu làm sao để tiếng cười vui vẻ, thâm thúy chứ không ai mong muốn chọc cười bằng sự thô tục. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kịch bản, diễn viên và khán giả, Ví dụ, diễn viên hay khán giả cũng sẽ phân hóa theo đặc trưng vùng miền. Miền Bắc thích ngôn ngữ bằng lời nói, miền Nam thích ngôn ngữ hình thể. Tôi cho rằng, muốn mang đến tiếng cười trước hết nghệ sĩ phải diễn thật, không nên cố gồng lên để làm trò hề. Như vậy thì khó lắm!
Trong các nghệ sĩ hài từ xưa đến nay, anh thích lối diễn của ai?Đây là câu hỏi hơi khó cho tôi vì mỗi người có một nét diễn khác nhau. Tôi hay diễn với nghệ sĩ hài Trà My và đọc cả kịch bản chị ấy viết thì thấy sự hài hước, thông minh, phản ứng nhanh. Hoặc như ngày xưa nghệ sĩ Trần Tiến nói một câu mà giờ nghĩ lại tôi vẫn buồn cười: "Tôi là tôi giỏi lắm, tôi giỏi đến mức chả ai chơi với tôi nên tôi chả biết tôi giỏi ở mức độ nào".
Một nghệ sĩ hài khi diễn cần phải biết dừng chỗ nào, nhấn mạnh chỗ nào. Có người vừa bước ra sân khấu khán giả đã cười, có người nói mãi mà không ai cười nổi. Nhiều bậc thầy diễn xuất đã nhận định rằng diễn hài không giống diễn chính kịch và đây là nghề chẳng thể đào tạo, dạy dỗ được.
Bây giờ, không thấy anh gắn bó với đạo diễn Phạm Đông Hồng nữa mà mải mê theo tiểu phẩm "Tết lo phết". Với anh, Tết có thực sự đáng lo?
Cũng có nhiều người hỏi tôi có mâu thuẫn gì với đạo diễn Phạm Đông Hồng hay không nhưng thực ra không có gì ngoài việc những năm trước tôi bận bịu nên lỡ bước công việc. Sau này tôi có làm với một số người khác. Còn Tết nhất, tôi cũng lo như cái lo chung của mọi người, mọi nhà như chuyện đi lại, sức khỏe, gia đình, công việc... chứ không hẳn là cái lo vật chất. So với mặt bằng mình cũng không khấm khá gì nhưng so với nhiều người, nhất là một số anh chị em nghệ sĩ ngay trong cơ quan tôi thì tôi cũng đỡ vất vả hơn họ.
Cảm ơn nghệ sĩ Hán Văn Tình về cuộc trò chuyện!
Theo Báo Gia đình & Xã hội
Cuộc sống hào nhoáng của Ngọc Quyên trước khi sang Mỹ bán đồ sale