Nhận định Sanfrecce Hiroshima vs Tokushima Vortis, 14h ngày 15/5

Kinh doanh 2025-04-27 14:15:22 472
ậnđịnhSanfrecceHiroshimavsTokushimaVortishngàgiai vo dich tay ban nha   Hoàng Ngọc - 15/05/2021 05:10  Nhật Bản
本文地址:http://slot.tour-time.com/news/249f499389.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Foolad vs Tractor, 23h00 ngày 24/4: Tiến sát vạch đích

{keywords}

Sự thay đổi này, theo chia sẻ của đại diện NCSC, cũng nhằm phản ánh mong muốn, quyết tâm phát triển và lớn mạnh của Trung tâm. Và một trong những điểm tựa vững chắc của NCSC giai đoạn tới chính là sự ủng hộ, phối hợp của rất nhiều các cơ quan chuyên trách của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và hàng chục doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng của Việt Nam. 

Về màu sắc, logo mới của NCSC được thể hiện trên hai khối màu đỏ và màu xanh. Màu xanh là màu chủ đạo trên nền chữ “NCSC”, thể hiện tính đặc trưng của công nghệ hiện đại, năng động và tin cậy. Màu đỏ của mũi tên điều hướng ẩn mình trong ngôi sao cùng chữ “VN” lấy cảm hứng từ màu cờ của Tổ quốc, tượng trưng cho trung thành, sức mạnh và sự tâm huyết.

“Với đường nét đơn giản, hiện đại cùng sự kết hợp có tính ẩn dụ về màu sắc, logo mới của NCSC tạo ra diện mạo tươi mới, hòa trộn giữa bản sắc chuyên nghiệp, đáng tin cậy vốn có của Trung tâm NCSC cùng tinh thần năng động, sáng tạo, nhiệt huyết trong công cuộc chuyển đổi số”, đại diện NCSC chia sẻ.

Từ trung tuần tháng 2, NCSC đã công bố tầm nhìn và sứ mệnh nhằm hướng đến mục tiêu bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng. Theo đó, Trung tâm xác định tầm nhìn là đối tác đáng tin cậy, có năng lực kỹ thuật cao, phấn đấu trở thành trung tâm an toàn thông tin hàng đầu ASEAN vào năm 2022 để góp phần hiện thực hoá giấc mơ đưa Việt Nam trở thành cường quốc về an toàn, an ninh mạng.

Sứ mệnh của Trung tâm là nỗ lực không ngừng để không gian mạng Việt Nam trở nên an toàn và lành mạnh, góp phần chuyển đổi số quốc gia nhanh, bền vững; giám sát, bảo vệ và hỗ trợ người dân, các cơ quan của Đảng, Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và các hệ thống thông tin quan trọng trước các nguy cơ và rủi ro mất an toàn thông tin trên không gian mạng.

Chung tay vì không gian mạng Việt Nam ngày càng an toàn, lành mạnh

Giám đốc NCSC Trần Quang Hưng cho hay, để thực hiện sự mệnh mới, Trung tâm cần tiếp tục chú trọng vào việc hoàn thiện tổ chức thông qua việc nâng cao chất lượng chuyên môn.

Bên cạnh đó, song song với tiếp tục thu hút thêm nhiều cán bộ chất lượng cao về công tác, Trung tâm NCSC cũng mong muốn có thêm nhiều góp ý, đóng góp cũng như phối hợp chặn chẽ hơn của những cá nhân, tổ chức cùng chí hướng để chung tay nỗ lực để không gian mạng Việt Nam ngày càng trở nên an toàn và lành mạnh.

{keywords}
NCSC đặt mục tiêu đến năm 2022 sẽ trở thành trung tâm an toàn thông tin hàng đầu ASEAN để góp phần hiện thực hoá giấc mơ đưa Việt Nam trở thành cường quốc về an toàn, an ninh mạng.

Cùng với việc ra mắt logo mới, NCSC cũng điều chỉnh bộ nhận diện thương hiệu và đồng bộ trên tất cả các sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu của Trung tâm.

“Việc thay đổi logo và bộ nhận diện cũng thể hiện quyết tâm của chúng tôi trong việc tự đổi mới, đồng thời cũng là lời cam kết tiếp tục giữ vững, phát huy các giá trị truyền thống vốn có và tạo ra những bước đột phá mới để làm chủ các nền tảng số, làm chủ không gian mạng quốc gia, hướng tới phát triển không gian mạng quốc gia an toàn, lành mạnh, nhân văn và rộng khắp”, đại diện NCSC chia sẻ.

Được thành lập từ năm 2015 với tên gọi “Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nghiệp vụ an toàn thông thông tin”. Đến năm 2018, Trung tâm có tên mới là “Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia”. Những năm gần đây, đội ngũ trẻ gồm khoảng 50 người của NCSC được coi là một trong những “lá chắn thép” để góp phần bảo vệ không gian mạng quốc gia.

Tuy nhiên, trong chia sẻ với ICTnews hồi đầu năm nay, Giám đốc NCSC Trần Quang Hưng nhấn mạnh: “Sẽ không có gì có thể gọi là “lá chắn thép” nếu chúng tôi chỉ đứng một mình. Bản thân những gì NCSC đã làm mấy năm vừa qua vẫn còn rất ít ỏi. Đảm bảo an toàn, an ninh mạng thật sự là “cuộc chiến trường kỳ” và “hệ miễn dịch” cho không gian số quốc gia cần nhiều hơn thế.

Do vậy, việc phối hợp, hợp tác cùng nhiều đơn vị chuyên trách của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, các doanh nghiệp, tổ chức bảo mật trong và ngoài nước bằng những hoạt động cụ thể sẽ là định hướng chính sắp tới của chúng tôi”.   

M.T

Bộ TT&TT phát động chiến dịch rà soát, bóc gỡ mã độc trên toàn quốc

Bộ TT&TT phát động chiến dịch rà soát, bóc gỡ mã độc trên toàn quốc

Chiến dịch “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020” do Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT chủ trì hướng đến việc giảm 50% tỷ lệ lây nhiễm mã độc, giảm 50% địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong 10 mạng botnet phổ biến.

">

Trung tâm NCSC đổi nhận diện thương hiệu

VNPT Bến Tre ra quân hỗ trợ người dân đổi máy 2G lên 4G.

Kết quả nổi bật từ hợp tác

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam, Bến Tre là tỉnh nông nghiệp, với thế mạnh là kinh tế vườn và kinh tế biển. Thời gian qua, tỉnh rất quan tâm đến việc xây dựng, hoàn thiện chuỗi giá trị trên các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Đến nay, có 5 chuỗi giá trị sản phẩm được hình thành và phát triển (dừa, bưởi da xanh, chôm chôm, nhãn và tôm biển).

Các thành phần kinh tế được quan tâm thành lập mới và phát triển khá tốt. Chương trình “Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp” được triển khai thực hiện đạt kết quả bước đầu khá quan trọng. Nhiều ý tưởng, dự án khởi nghiệp được kết nối, hỗ trợ và phát huy khá tốt.

Chuyển đổi số (CĐS) là sự phát triển tiếp theo của ứng dụng công nghệ thông tin. CĐS, gồm: CĐS chính quyền, CĐS doanh nghiệp và CĐS xã hội. Muốn đi nhanh thì chính quyền phải đi đầu. Nhưng CĐS là một quá trình đa dạng, không có con đường và hình mẫu chung cho tất cả. Do vậy, từng tổ chức, từng cá nhân cần xác định lộ trình riêng, thích hợp với mình.

“Tỉnh đã nỗ lực, huy động nguồn lực, đẩy mạnh CĐS trên địa bàn. Chuyển đổi tổng thể về cách sống, cách làm việc, phương thức sản xuất và tiêu thụ dựa trên công nghệ số. Chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phát triển nền tảng số phục vụ kết nối liên thông đa chiều, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh. Hoàn thiện chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số. CĐS toàn diện, đưa tỉnh sớm trở thành một trong những tỉnh đi đầu cả nước về CĐS, với 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số”, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam cho biết, qua 4 năm triển khai thực hiện thỏa thuận hợp tác viễn thông, công nghệ thông tin giai đoạn 2020 - 2030 với VNPT đã đạt một số kết quả nổi bật. Tỉnh đánh giá cao và ghi nhận những gì mà VNPT đã, đang và sẽ đồng hành với tỉnh trong việc đẩy mạnh hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp, xây dựng nông thôn mới, đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin của người dân từ thành thị đến vùng sâu, vùng xa, các chương trình an sinh xã hội. Những đóng góp của VNPT trong thời gian qua đã góp phần giúp tỉnh đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số. Cần mạnh dạn khẳng định rằng, để có được những thành quả này đều có sự nỗ lực, cố gắng của các ngành, các cấp và đặc biệt là Sở Thông tin và Truyền thông, sự phối hợp, hỗ trợ nhiệt tình của Viễn thông Bến Tre.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác

Trong thời gian tới, để thực hiện tốt hơn nữa thỏa thuận hợp tác, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam đề nghị cần quan tâm một số nội dung trọng tâm như: Phát huy tối đa thế mạnh của hai bên, huy động nguồn lực tổng hợp để hỗ trợ nhau thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi bên. Đồng thời, góp phần mang lại lợi ích chung cho chính quyền, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. VNPT không ngừng hiện đại hóa hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh.

Phát huy thế mạnh là đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin, cung cấp giải pháp số nhất, nhì Việt Nam, VNPT ưu tiên tư vấn, hỗ trợ, phối hợp, đồng hành cùng các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh triển khai các giải pháp công nghệ thông tin, công nghệ số, giúp tỉnh sớm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu về xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh, góp phần đưa tỉnh trở thành một trong những tỉnh thực hiện CĐS đạt từ mức khá trở lên.

Lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để VNPT ngày càng phát triển. Chủ động hợp tác với VNPT trong xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh. Sở Thông tin và Truyền thông làm đầu mối của tỉnh trong quá trình phối hợp với VNPT, Viễn thông Bến Tre.

Tổng giám đốc VNPT Huỳnh Quang Liêm cho rằng, được đồng hành cùng tỉnh trong quá trình hợp tác phát triển hạ tầng viễn thông, hạ tầng số và CĐS giai đoạn 2020 - 2025 vừa là niềm vinh dự, vừa là trách nhiệm của VNPT nói chung và VNPT Bến Tre nói riêng. Thời gian qua, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND, các sở, ban, ngành tỉnh đã quan tâm, tạo điều kiện và hỗ trợ đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của VNPT trên địa bàn tỉnh.

VNPT tin tưởng rằng, với quyết tâm chính trị của tập thể lãnh đạo tỉnh, trong những năm qua CĐS là “chìa khóa” giúp tỉnh khai mở, tận dụng tối đa “tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội và lợi thế cạnh tranh” của mình để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, khẳng định vị trí của tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

“Hướng tới, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cam kết sẽ đồng hành phối hợp, hỗ trợ tỉnh CĐS và phát triển toàn diện công dân số, kết nối số và văn hóa số trên cơ sở tập trung xây dựng các nền tảng số, dữ liệu số và các lĩnh vực trọng điểm như: y tế, giáo dục, du lịch, nông nghiệp; lao động, việc làm và an sinh xã hội… nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn; phạm vi CĐS cả theo chiều sâu tới cấp xã phường để mỗi người dân đều được thụ hưởng các lợi ích của CĐS”, Tổng giám đốc VNPT Huỳnh Quang Liêm cho biết.

Tại lễ tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các nội dung thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2020 - 2023 và đề xuất nội dung, định hướng tiếp tục triển khai các nội dung thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2025 với UBND tỉnh, VNPT cam kết hỗ trợ tỉnh trong các hoạt động an sinh xã hội, tổng trị giá 1,5 tỷ đồng. Ngoài ra, VNPT còn hỗ trợ các sản phẩm giúp CĐS tại tỉnh trên 5 tỷ đồng.

Bài, ảnh: Trần Quốc (Báo Đồng Khởi)

">

Bến Tre: VNPT thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số với tỉnh theo chiều sâu

Nhận định, soi kèo Nữ Hwacheon KSPO vs Nữ Sejong Sportstoto, 17h00 ngày 24/4: Lật ngược lịch sử

{keywords}Với ưu điểm là tính lưu động cao và thuận tiện cho người ký, ký số từ xa được kỳ vọng sẽ giúp mở rộng thị trường chữ ký số cho cá nhân (Ảnh mô hình ký số từ xa)

Bộ TT&TT cuối năm 2019 đã ban hành Thông tư 16 quy định danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số theo mô hình ký số trên thiết bị di động và ký số từ xa. Việc này được đánh giá là một dấu mốc quan trọng để các nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số (CA) tại Việt Nam triển khai các giải pháp ký số khác nhau giúp mở rộng thị trường và ứng dụng chữ ký số, đặc biệt là cho đối tượng thuê bao cá nhân.

Quy định tại Thông tư 16 mở ra việc triển khai ký số di động (Mobile PKI) và ký số từ xa (Remote Signing), theo đại diện VCDC, sẽ tạo ra thị trường rất lớn. “Theo tính toán của chúng tôi, dự kiến quy mô thị trường chữ ký số sẽ tăng lên khoảng 5 lần, tương ứng với 500% trong vòng 2 năm tới, khi chúng ta triển khai chính thức dịch vụ ký số từ xa”, đại diện VCDC dự báo.

Dịch vụ ký số từ xa sẽ được cung cấp trong quý II

Để triển khai dịch vụ ký số từ xa, thời gian vừa qua, với sự phối hợp của đơn vị quản lý trực tiếp là Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia thuộc Bộ TT&TT, Câu lạc bộ chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam đã phối hợp để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá về kỹ thuật đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ ký số từ xa. Dự kiến, trong tháng 5/2021 bộ tiêu chí này sẽ ban hành. Với tiến độ đó, trong quý II/2021 dịch vụ ký số từ xa sẽ có thể được triển khai chính thức.

Đại diện VCDC cũng bày tỏ mong muốn, trong giai đoạn nước rút sắp tới, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, Bộ TT&TT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số để sớm có thể cung cấp dịch vụ ký số từ xa ra thị trường.

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc triển khai dịch vụ chữ ký số từ xa sẽ là nền tảng để chúng ta thúc đẩy các dịch vụ chính phủ điện tử, chuyển đổi số và đặc biệt là các ứng dụng chữ ký số cho cá nhân.

Song song với việc phối hợp xây dựng các văn bản quy chuẩn liên quan đến lĩnh vực chữ ký số, thời gian qua VCDC cũng đã sẵn sàng hệ thống để cung cấp dịch vụ ký số từ xa, sau khi bộ tiêu chí kỹ thuật được ban hành.

Trước đó, vào đầu tháng 11/2020, VCDC đã ký kết hợp tác với Công ty HPID và Công ty HPSI - 2 đơn vị đại diện của các hãng phần cứng bảo mật lớn trên thế giới để cùng phát triển giải pháp ký số di động Make in Vietnam.

Nhắm tới đối tượng người dùng cá nhân, giải pháp hợp tác 3 bên này được kỳ vọng góp phần đẩy nhanh hơn quá trình triển khai chữ ký số cá nhân với giá thành hợp lý, giúp việc áp dụng chữ ký số cho các cá nhân, hộ kinh doanh tại Việt Nam được khả thi và sớm đưa vào thực tế.

Cũng nằm trong nhóm hoạt động để thúc đẩy mở rộng thị trường chữ ký số cá nhân tại Việt Nam, trong năm 2020 và quý I/2021, VCDC đã phát triển và giới thiệu giải pháp ký số từ xa Make in Vietnam; góp ý vào Nghị định quy định sử dụng hóa đơn điện tử bắt buộc áp dụng chữ ký số; tổ chức khóa đào tạo định hướng xây dựng dịch vụ Remote Signing cho lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật các đơn vị thành viên Câu lạc bộ; thành lập đội kỹ thuật TECH.CORE để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến Remote Signing… 

Là tổ chức chuyên môn trực thuộc VNISA, Câu lạc bộ chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam được ra đời từ năm 2017 với mục đích xây dựng và phát triển thị trường lành mạnh, bền vững phục vụ cho cung cấp chữ ký số cũng như các dịch vụ giá trị gia tăng trong lĩnh vực giao dịch điện tử, góp phần đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho các giao dịch điện tử.

Đến nay, Câu lạc bộ chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam đã có 15 thành viên là những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chữ ký số và chứng thực điện tử, chiếm khoảng 90% thị phần chữ ký số công cộng cũng như hơn 90% thị phần hóa đơn điện tử tại Việt Nam.">

Ký số từ xa sẽ đưa quy mô thị trường chữ ký số tăng gấp 5 lần

Ảnh 1.jpg

Hàn Quốc là một thị trường tiềm năng, nhiều giá trị hợp tác bền vững

- 31 năm qua là hành trình lớn mạnh không ngừng trong chiến lược vươn ra thế giới của Tập đoàn CMC. Đến thời điểm hiện tại, ông có thể chia sẻ những thay đổi và trưởng thành của CMC trong thời gian qua?

CMC thành lập đến nay đã được 31 năm và chúng tôi có khoảng 10 đơn vị thành viên với 4 mảng kinh doanh chiến lược gồm: Hạ tầng số, Giải pháp và công nghệ, Kinh doanh quốc tế và Đào tạo và nghiên cứu phát triển. Hiện tại, CMC có hơn 5.000 CBNV và chúng tôi đã đạt được quy mô công ty khu vực với doanh số và giá trị công ty vào khoảng 400 triệu USD.

Chúng tôi có mục tiêu đến năm 2028 sẽ đưa CMC trở thành một tập đoàn số toàn cầu với quy mô tỷ đô và số lượng nhân sự vào khoảng 15.000 nhân viên. Qua  31 năm, CMC đã có năng lực sở hữu hơn 20 công nghệ lõi, trong đó có công nghệ đứng thứ 12 thế giới về FaceID theo xếp hạng của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ quốc gia Mỹ - NIST, đáp ứng được nhu cầu hợp tác của hàng ngàn đối tác, khách hàng. Đây chính là niềm tự hào của người CMC.

Tập đoàn CMC vinh dự vì đã có mặt và hợp tác với trên 30 quốc gia trên thế giới, trải khắp các châu lục từ châu Á - Thái Bình Dương đến châu Âu và Mỹ, trong đó có những thị trường lâu năm như Nhật Bản hay Hàn Quốc. Đặc biệt, với CMC Japan, chúng tôi đã và đang đem những năng lực công nghệ của CMC đi ra thị trường thế giới với nhiều giá trị công nghệ sáng tạo và đổi mới.

- Khi mới bắt đầu ra mắt CMC Japan, mục tiêu của ông là gì và đến thời điểm hiện tại, các mục tiêu đó đã trở thành hiện thực?

Nhớ ngày đầu thành lập công ty CMC Japan năm 2017 chỉ với hơn 50 nhân sự, đến nay chúng tôi đã phát triển được gần 1.000 cán bộ nhân viên chất lượng cao phục vụ cho thị trường Nhật Bản. CMC trở thành công ty ITO hàng đầu của Việt Nam tại Nhật. Sắp tới, CMC sẽ trở thành thành viên của Keidaren (Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản). 

Trong 6 năm qua, CMC Japan hoàn thành tốt mọi kế hoạch mục tiêu tại thị trường Nhật Bản, bao gồm cả chỉ tiêu về doanh số và nhân sự. Hiện nay, chúng tôi đang có những khách hàng lớn thuộc Top 500 doanh nghiệp lớn trên thế giới như Honda. 

CMC hiện sở hữu hơn 20 công nghệ lõi, trong đó có công nghệ Xử lý hình ảnh (Computer Vision), Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing), Xử lý âm thanh (Voice Processing)...đang xếp thứ hạng cao trên thế giới… CMC hợp tác tư vấn và cung cấp các giải pháp chuyển đổi số cho Honda, hỗ trợ quá trình thiết kế, chế tạo thông minh hơn bằng những công nghệ mới mà chúng tôi sở hữu. Cá nhân tôi nghĩ rằng, hành trình của chúng tôi với CMC Japan chỉ là mới bắt đầu và phía trước vẫn còn nhiều cơ hội, nhiều thách thức để CMC tiến lên và chinh phục.

- Vậy còn Hàn Quốc, CMC đã nhìn thấy triển vọng nào của thị trường này?

CMC đã có quan hệ đối tác với các đối tác Hàn Quốc từ 20 năm nay, nhưng chủ yếu là thị trường Hàn Quốc tại Việt Nam, tức là cung cấp các dịch vụ cho đối tác Hàn Quốc tại Việt Nam. Cũng giống như Nhật Bản, Hàn Quốc là quốc gia rất phát triển ở Đông Bắc Á, họ đang có nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao về IT. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ và lực lượng IT dồi dào. Đây chính là mảnh ghép quan trọng tạo cơ sở bù đắp và phát triển cho sự hợp tác phát triển trên thị trường Hàn Quốc.

Mặt khác, Hàn Quốc là một trong những đối tác toàn diện của Việt Nam. Hàn Quốc có nền văn hóa và sự tương đồng văn hóa khá sâu sắc với Việt Nam. 

Điều quan trọng là các đối tác chiến lược, đối tác bạn bè của CMC đã có từ hơn 2 thập kỷ nay tại Hàn Quốc là những điều quý giá mà CMC có được. Đặc biệt phải kể đến đối tác chiến lược Samsung SDS.

Với ba yếu tố trên, CMC đánh giá Hàn Quốc là một thị trường tiềm năng và có nhiều giá trị hợp tác bền vững.

CMC cạnh tranh bằng cách tạo ra giá trị cho khách hàng 

- CMC hiện đang có mối quan hệ hợp tác như thế nào với các công ty Hàn Quốc? Ông vui lòng chia sẻ một số đối tác của CMC và tình trạng hợp tác hiện tại?

Thực tế, chúng tôi xác định Hàn Quốc và Nhật Bản là những thị trường chiến lược, bởi trong trong lịch sử 31 năm của CMC thì chúng tôi đã có hơn 20 năm hợp tác với các đối tác Hàn Quốc, Nhật Bản. Chúng tôi là đối tác của nhiều công ty, tập đoàn công nghệ lớn của Hàn Quốc như Samsung SDS, SK Telecom (viễn thông), CJ Olive Network (CNTT), Kookmin Bank (Ngân hàng), GS Retail (retail), LGU+, SK Telink, Huyndai IT,… với hàng trăm dự án lớn.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng là đối tác chiến lược trong lĩnh vực Công nghệ - Viễn thông của Hàn Quốc cung cấp các giải pháp kết nối cho các đối tác, khách hàng của Hàn Quốc trên toàn cầu. Chúng tôi cùng nhau cung cấp các giải pháp, kết nối cho các khách hàng trên khắp thế giới, từ Hàn Quốc qua Việt Nam, Ấn Độ, châu Âu… Đặc biệt, từ cách đây 5 năm, Samsung SDS đã ký kết đầu tư chiến lược vào CMC và trở thành một cổ đông chiến lược lớn.

- Ông có thể cho biết thêm, hiện tại giữa SDS và CMC đang có mối quan hệ như thế nào? Hai bên đã đạt được những thành tựu gì trong 5 năm vừa qua?

Có thể nói Samsung SDS là một khách hàng lớn, một đối tác chiến lược của chúng tôi. Đầu tiên, với Samsung SDS, chúng tôi có những chiến lược hợp tác cùng họ cung cấp những sản phẩm, dịch vụ cho chính Samsung SDS.

Chúng tôi đã cùng Samsung SDS tham gia rất nhiều các dự án, cùng nhau thực hiện những dự án cung cấp dịch vụ cho các khách hàng, thậm chí cùng nhau bắt tay để cạnh tranh với các đối thủ khác. Hợp tác này đã và đang diễn ra không chỉ ở Việt Nam hay Singapore mà cả ở Hàn Quốc…

Đến tháng 8 năm nay, chúng tôi kỷ niệm 5 năm hợp tác quan hệ chiến lược giữa hai bên. Trong 5 năm qua, hai bên đã đạt được những kết quả tích cực mặc dù phải đối mặt với nhiều biến động của thị trường như dịch Covid-19, suy thoái kinh tế… Thứ nhất, mức tăng trưởng trung bình vẫn đạt 15%/năm - đây là một con số khá ấn tượng. Thứ hai, trong 5 năm qua giá trị vốn hóa của CMC đã tăng gấp 3 lần. Trong hợp tác hiện nay CMC là đơn vị chính cho dịch vụ GDC của Samsung SDS, cũng như Samsung SDS là đối tác quan trọng của CMC trong việc cung cấp các giải pháp về nhà máy thông minh, an ninh an toàn thông tin…. Về cơ bản, chúng tôi đều hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong 5 năm qua giữa hai bên.

Ảnh 2.jpg

- Với tốc độ phát triển và triển vọng thị trường như hiện nay, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của CMC là gì?

Mục tiêu trước mắt, CMC sẽ tập trung vào các sản phẩm, dịch vụ thế mạnh cũng như các đối tác truyền thống, ví dụ Samsung SDS. Đồng thời, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng sự hiện diện của CMC tại thị trường Hàn Quốc từ nay đến năm 2028. 

Ngày 8/5, chúng tôi chính thức ra mắt CMC Korea, trong đó có việc khai trương văn phòng, ra mắt trụ sở của công ty tại Seoul. CMC Korea sẽ là một công ty Hàn Quốc. Điều đó có nghĩa chúng tôi sẽ đầu tư và trở thành một công ty của Hàn Quốc, đem lại những giá trị đóng góp cho sự phát triển thịnh vượng của đất nước Hàn Quốc cũng như Việt Nam.

Hiện nay, CMC có khoảng 100 - 200 người đang làm việc tại thị trường Hàn Quốc. Kế hoạch đặt ra là sẽ đạt 2.000 - 3.000 nhân sự vào năm 2028.

- Hiện có khá nhiều công ty Hàn Quốc đang hoạt động trong lĩnh vực tương tự như CMC, họ đều là những đối thủ đang trên đà phát triển rất mạnh, được đầu tư lớn.  Theo ông, lợi thế cạnh tranh của CMC so với các công ty này là gì?

Trước hết, CMC không bao giờ xây dựng chiến lược công ty bằng chiến lược cạnh tranh về giá, bằng chi phí giá rẻ. Thứ hai, trong chiến lược cạnh tranh thị trường quốc tế, CMC xây dựng năng lực bằng cách tạo ra giá trị dịch vụ về mặt công nghệ mà mình có thể cung cấp được cho khách hàng. Chúng tôi không muốn sử dụng từ “bán” mà chúng tôi muốn là đơn vị cung cấp dịch vụ và sản phẩm công nghệ chất lượng cao mà CMC sở hữu. 

Ví dụ như mô hình GDC (Global Delivery Center) là mô hình cung cấp dịch vụ toàn cầu của CMC cho đối tác, khách hàng. Lưu ý là hiện tại chất lượng dịch vụ của CMC - của Việt Nam - đang được chứng minh là tốt hơn, không phải là rẻ hơn, mà ở tính chuyên nghiệp, tính chất lượng của dịch vụ cao hơn. Cho nên, nếu nói về nguồn nhân lực chỉ đơn thuần là các kỹ năng cơ bản như Java, .Net, về ngày/người sau đó là giá thì thực ra không có giá trị cạnh tranh so với đối thủ khác ngoài giá rẻ và đó là ngõ cụt. Chúng tôi cạnh tranh bằng cách tạo ra giá trị cho khách hàng dựa trên những năng lực công nghệ và kinh nghiệm mà chúng tôi đã tích lũy được.

Chiến lược của chúng tôi là mặc dù thị trường luôn có cạnh tranh nhưng thực tế CMC gần như hợp tác với tất cả các đối tác công nghệ tại Hàn Quốc. Cũng có lúc chúng tôi là đối thủ cạnh tranh của họ, nhưng vẫn với tinh thần hợp tác. Vì thực tế không có một công ty nào sở hữu được tất cả mọi năng lực công nghệ, công ty nào cũng có nhu cầu về hợp tác kết nối với nhau. Chính bởi vậy, CMC tiến ra thế giới với tâm thế của một dân tộc Việt Nam đam mê kết nối và cùng nhau chia sẻ thành công.

Ảnh 3.jpg

 

- CMC có dự định cung cấp những dịch vụ gì và có nguyên tắc chung cho việc hợp tác với các đối tác mới hay không?

Rất nhiều. Đối với các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam, chúng tôi cung cấp cho họ giải pháp về CNTT, giải pháp về quản lý nhà máy thông minh, giải pháp hệ thống an ninh an toàn thông tin; hạ tầng thì có hạ tầng Cloud, hạ tầng Data Center, hạ tầng kết nối mạng hệ thống thông tin của họ giữa Việt Nam và các nước…. Ví dụ như với Samsung, chúng tôi đang hợp tác nhiều mảng khác nhau: ngoài việc cung cấp trung tâm GDC để giúp Samsung đang làm dịch vụ trên toàn cầu. Toàn bộ bài toán kết nối bao gồm từ Việt Nam sang Ấn Độ, Việt Nam sang Mỹ… đều do chính CMC cung cấp. Tương tự với các khách hàng khác của Hàn Quốc đầu tư ở Việt Nam, chúng tôi đã và đang cung cấp những dịch vụ như vậy.

CMC có mong muốn và dự định được hợp tác với các đối tác CNTT của Hàn Quốc để phục vụ cho nhu cầu về CNTT của Hàn Quốc. Tôi được biết nhu cầu về thị trường CNTT của Hàn Quốc rất đa dạng và rộng mở. Hiện nay chúng tôi đã có những đối tác triển khai ở nhiều mảng lĩnh vực khác nhau. Có thể kể đến như trong lĩnh vực về tài chính ngân hàng, bảo hiểm, các hệ thống cung cấp cho nhà máy xí nghiệp (giải pháp nhà máy thông minh), hay các giải pháp AI, Cloud, Security… Còn về thị trường, CMC sẽ ưu tiên các mảng: Automotive, Tài chính - Ngân hàng, SME…

- Công ty mẹ là một "ông lớn" trong ngành công nghệ, viễn thông của Việt Nam đem lại lợi thế gì cho CMC Global khi “hành quân” ra nước ngoài, cụ thể là Hàn Quốc?

Sau hơn 31 năm phát triển, chúng tôi đang sở hữu hơn 20 nền tảng công nghệ lõi đáp ứng được nhu cầu hợp tác của hàng ngàn đối tác, khách hàng trên khắp thế giới. Đây chính là niềm tự hào của người CMC. Và đó cũng chính là một nền tảng thuận lợi cho CMC Global khi tiến ra thế giới. Điều đó có nghĩa chúng tôi sẽ đầu tư để CMC Korea trở thành một công ty của Hàn Quốc, đem lại những giá trị đóng góp cho sự phát triển thịnh vượng của đất nước Hàn Quốc. 

Từ 800 năm qua, Việt Nam và Hàn Quốc đã thiết lập quan hệ thân thiết. Ngài Lý Long Tường cùng tôn thất nhà Lý của Việt Nam đã đến Hàn Quốc lập nghiệp và tạo dựng, đóng góp vào sự phát triển của đất nước các bạn. Tôi mong rằng truyền thống đó sẽ được CMC tiếp nối để có thể phát triển thêm một mối quan hệ bền vững, đóng góp cho sự phát triển của Hàn Quốc.

Thuý Ngà

">

Mở văn phòng tại Hàn Quốc, CMC cạnh tranh theo cách tạo giá trị cho khách hàng

友情链接