Bí thư Đảng ủy xã Nguyệt Đức (Yên Lạc) Phạm Văn Hạnh thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số. Ảnh: Dương Hà
Không chỉ thường xuyên cập nhật, xử lý công việc trên môi trường số, ông Phạm Văn Hạnh, Bí thư Đảng ủy xã Nguyệt Đức còn trực tiếp chỉ đạo tổ chức phổ biến, quán triệt về quan điểm, chủ trương và lợi ích thiết thực của chuyển đổi số tới cán bộ, đảng viên, người dân, doanh nghiệp.
Nhờ đó, 100% cán bộ, công chức của xã sử dụng email công vụ; tất cả các văn bản đi, văn bản đến (trừ văn bản mật) được xử lý trên môi trường mạng. 100% hồ sơ, thủ tục hành chính được tiếp nhận và giải quyết trên hệ thống một cửa điện tử; tỷ lệ hồ sơ, thủ tục hành chính thực hiện số hóa chiếm hơn 80%.
Trên địa bàn xã có trên 90% cửa hàng kinh doanh áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; hơn 94% người trưởng thành sử dụng điện thoại thông minh.
Tỷ lệ người dân có tài khoản thanh toán điện tử đạt hơn 89%. Đến nay, xã có 8/11 thôn đạt chuẩn thôn thông minh.
"Chuyển đổi số là lĩnh vực mới, nếu người đứng đầu không trực tiếp chỉ đạo, tự mình chuyển đổi thì nhiệm vụ chuyển đổi số ở địa phương sẽ khó thực hiện thành công. Ông Phạm Văn Hạnh - Bí thư Đảng ủy xã Nguyệt ĐứcVì vậy, ngay sau khi có chỉ đạo của tỉnh, của huyện, tôi tích cực học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức, kỹ năng liên quan đến chuyển đổi số; gương mẫu, tiên phong sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong xử lý công việc. Đồng thời quyết liệt trong công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số ở địa phương.
Xác định rõ vai trò của người đứng đầu trong thực hiện chuyển đổi số, huyện Yên Lạc đã thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số do Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, thành viên đều là lãnh đạo các phòng, ban, cơ quan, đơn vị và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trên địa bàn.
Huyện đã ban hành chương trình hành động, xây dựng kế hoạch về chuyển đổi số của huyện giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Thực hiện giao chỉ tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số cho thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị và Chủ tịch UBND xã, thị trấn, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị, căn cứ để đánh giá thi đua hằng năm.
Tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số cho người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Cán bộ, công chức xã Nguyệt Đức (Yên Lạc) tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc. Ảnh: Dương Hà
Đến nay, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện Yên Lạc đều ý thức được vai trò, ý nghĩa của chuyển đổi số trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế.
Nhiều lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương đã chủ động tìm tòi, học hỏi những kiến thức, kỹ năng liên quan đến chuyển đổi số; gương mẫu, tiên phong sử dụng CNTT trong giải quyết công việc; quyết liệt chỉ đạo ứng dụng các nền tảng số trong hoạt động của đơn vị.
Nắm bắt, kịp thời xử lý hiệu quả các tình huống phát sinh trong triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số. Tích cực huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng hạ tầng số và tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động...
Nhờ sự quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của người đứng đầu, nhiều năm liền huyện nằm trong tốp đầu của tỉnh về chỉ số chuyển đổi số.
Hạ tầng kỹ thuật cơ bản đảm bảo các điều kiện thực hiện kết nối, triển khai các ứng dụng dùng chung.
100% phòng, ban, đơn vị của huyện đã ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, xử lý công việc, có mạng internet và hệ thống mạng nội bộ, sử dụng chữ ký số trên văn bản điện tử.
100% cán bộ, công chức được trang bị máy tính, sử dụng thành thạo tin học và thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc.
Các văn bản, tài liệu cơ bản được thực hiện trên môi trường mạng, đảm bảo thông tin được trao đổi kịp thời, nhanh chóng, thuận lợi.
Nhiều cuộc họp giữa UBND huyện và các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị được triển khai theo hình thức trực tuyến, góp phần tiết kiệm chi phí, thời gian.
Việc thanh toán không dùng tiền mặt được triển khai sâu rộng đến các cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn...
Huyện Yên Lạc tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác định hướng, lãnh đạo, chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số; chủ động nắm bắt những khó khăn, vướng mắc và xử lý nhanh, hiệu quả các tình huống phát sinh trong quá trình triển khai.
Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm bắt kịp với xu hướng phát triển, xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
" alt=""/>Yên Lạc phát huy vai trò của người đứng đầu trong chuyển đổi sốCô Lê Thị Thảo (giáo viên Trường Tiểu học An Lư) cho hay, theo chương trình phổ thông mới, các hoạt động này được cô tổ chức cho học sinh thực hiện thường xuyên trong lớp. Mục tiêu chính của bài học là để học sinh nhận biết, ôn lại các hình học phẳng. Nhưng khác với thường lệ cô hỏi trò đáp, cô Thảo đã xây dựng bài học theo trò chơi.
“Ở tiết học đó, tôi đã thay thế việc cho trẻ ngồi làm bài tập bằng hình thức tổ chức trò chơi. Bởi trẻ lớp 1 rất thích những hoạt động trò chơi và cần tạo hứng thú học tập. Tôi tổ chức hoạt động này nhằm giúp các học sinh không chỉ nắm được kiến thức mà còn tự tin, tự chủ trong các hoạt động, thể hiện được năng lực cũng như cá tính của bản thân”.
Cô Thảo cho hay, hoạt động này đã được cô cũng như các giáo viên của Trường Tiểu học An Lư linh hoạt “thay thế” so với sách giáo khoa cho phù hợp với đặc điểm của từng lớp.
Bởi hoạt động này thực tế cũng không có trong sách giáo khoa. Cô Thảo cho hay đó là một điểm tích cực của chương trình phổ thông mới khi trao quyền tự chủ cho giáo viên và sách giáo khoa chỉ là một tài liệu để tham khảo.
“Trong sách giáo khoa đang dạy thì đó là một bài tập (yêu cầu học sinh quan sát và tìm hình). Thay vì để học sinh ngồi quan sát và tìm trong sách, tôi đã thay thế bằng hoạt động trò chơi. Với học sinh mới vào lớp 1 khoảng 2 tháng thì hoạt động trò chơi là hoạt động mà có thể kích thích sự hứng thú, vui vẻ trong học tập của các em”, cô Thảo nói.
Học sinh Trường Tiểu học An Lư (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) hào hứng trong một giờ học ở chương trình phổ thông mới. Ảnh: Thanh Hùng |
Theo cô Thảo, điểm khác biệt thấy rõ là sự tương tác giữa học sinh và giáo viên, giữa chính các học sinh với nhau.
“Tôi cảm giác các học sinh khi tham gia các hoạt động này thì năng động và tích cực hơn trong quá trình học tập”, cô Thảo nói.
Để có những tiết học như thế, cô Thảo phải tham khảo thêm các kênh tài liệu, thậm chí cả về công nghệ thông tin.
Cô Đào Thị Tuyết, Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Lư cho rằng, khi vận dụng chương trình mới, ban lãnh đạo nhà trường cũng phải rất linh hoạt.
“Chúng tôi đã chỉ đạo các tổ khối bộ môn, đặc biệt giáo viên khối lớp 1 xây dựng chương trình dạy học của 35 tuần, trong đó chủ được động điều chỉnh, sao cho phù hợp với đặc điểm của nhà trường, địa phương mà vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung chương trình trong năm học”, cô Tuyết chia sẻ.
Cơ hội để giáo viên được thể hiện khả năng
Cũng ở bài học này, ở Trường Tiểu học Ngọc Sơn (quận Kiến An, TP Hải Phòng), cô Vũ Thanh Phương lại chọn cách tổ chức cho các học sinh học thông qua chơi trò chơi “Tiếp sức”.
Trong trò chơi này, cô Phương đặt những mẫu hình (tròn, vuông, chữ nhật, tam giác) hỗn độn trên bảng và chia lớp học thành 2 đội. Ở mỗi lượt chơi, học sinh của 2 dãy sẽ liên tục thay phiên nhau chạy lên phía bảng để nhận biết và tìm hình theo yêu cầu của giáo viên. Kết thúc nhóm nào cài được nhiều hình đúng và nhanh hơn sẽ giành chiến thắng.
Theo cô Phương, trò chơi này giúp trẻ nhận diện và củng cố lại về các hình đã được học gồm vuông, tròn, tam giác, chữ nhật, rèn cho học sinh phản xạ quan sát nhanh đối với các hình. Ngoài ra còn cho các em biết cách chia sẻ, giúp đỡ, tinh thần đoàn kết, đồng đội để giải quyết vấn đề, giúp nhóm của mình đạt kết quả tốt trong trò chơi.
Cô Phương cho hay, trong chương trình trước đây, mỗi hình sẽ được học trong một bài. Nhưng trong chương trình phổ thông mới này, trẻ sẽ được học nhiều hình trong một bài. Do đó, cần có trò chơi để hấp dẫn, lôi cuốn các học sinh hơn.
Vì thế, theo cô Phương, vai trò của mình giờ đây như là “một học sinh lớn” - là người khơi gợi cảm hứng cho học sinh tìm ra kiến thức và giúp các em tự tin thể hiện mình, biết chia sẻ, phối hợp với các bạn và giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ bài học.
Giờ học Toán sôi động của các học sinh Trường Tiểu học Ngọc Sơn, quận Kiến An, TP Hải Phòng. Ảnh: Thanh Hùng |
Cô Phương cho hay, độ "mở" của chương trình mới giúp các giáo viên ngày nào cũng có thể tổ chức cho học sinh các hoạt động, trò chơi để tạo hứng khởi hơn với bài học. Mặt khác cũng cho giáo viên được sáng tạo, linh hoạt để tìm ra những cách thức để hướng dẫn học sinh học tập tốt hơn.
Song, cô Phương cũng thừa nhận, giáo viên cũng phải đầu tư thêm thời gian và tâm huyết nếu muốn học sinh của mình tiến bộ.
“Đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư thêm thời gian nghiên cứu. Phải thật sự vào cuộc thì mới làm được và đòi hỏi chính chúng tôi phải nỗ lực và sáng tạo”, cô Phương nói.
Ông Vũ Văn Trà, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng. Ảnh: Thanh Hùng |
Ông Vũ Văn Trà, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng cho hay, sau gần 2 tháng triển khai theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, nhận thấy các học sinh tự tin hơn, nhanh nhẹn và tiếp thu kiến thức cũng rất tốt.
“Hiện nay, một bộ phận phụ huynh học sinh băn khăn, lo lắng khi thực hiện chương trình phổ thông mới liệu rằng có thể đồng hành được với các con không. Thực ra đây là tâm lý chung và cũng hết sức bình thường. Tuy nhiên, phụ huynh cần yên tâm rằng hoàn toàn có thể đồng hành được với các con khi chương trình phổ thông mới theo hướng giảm tính hàn lâm và tăng tính thực hành. Chúng tôi cũng chỉ đạo làm sao để học sinh được phát biểu ý kiến và được thực hành nhiều, tránh lối dạy học một chiều như trước đây là cô đọc, trò chép. Hiện, qua đánh giá, các học sinh lớp 1 tiếp thu rất tốt, nhanh nhẹn, tự tin hơn. Đặc biệt sự giao tiếp, tương tác với các bạn được đánh giá rất tốt”, ông Trà nói.
Thanh Hùng
'Trước đây, các nhà xuất bản phối hợp với tác giả đi thực nghiệm. Nhưng tới đây sẽ có sự tham gia của Bộ GD-ĐT trong việc phối hợp chỉ đạo cùng các nhà xuất bản thì sẽ hiệu quả hơn' - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay.
" alt=""/>Giờ học Toán khác lạ của học sinh Hải PhòngChiều nay 4/5, Đại sứ quán Mỹ vừa thông báo lịch phỏng vấn xin cấp visa lần thứ ba đối với em Mai Nhật Anh và thầy giáo hướng dẫn Mai Văn Quyền.
Em Mai Nhật Anh là 1 trong 2 tác giả của dự án “Hệ thống chưng cất nước mặn thành nước ngọt với kỹ thuật chân không bằng bơm thủy lực bởi năng lượng sóng biển” giành giải Nhất và được Bộ GD-ĐT lựa chọn để dự cuộc thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế diễn ra tại Mỹ.
Theo kế hoạch, cuộc phỏng vấn thầy Quyền, em Nhật Anh và một quan sát viên của đoàn Nghệ An sẽ diễn ra vào 8h15 sáng ngày 8/5, trước 3 ngày so với lịch trình sang Mỹ dự cuộc thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế của đoàn Việt Nam.
Hiện, em Nhật Anh và thầy Quyền đã chuẩn bị kỹ càng và sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn xin cấp visa lần thứ ba này.
![]() |
Trong khi em Phùng Văn Long (bên trái) vượt qua cuộc phỏng vấn thì em Mai Nhật Anh (bên phải) và thầy giáo hướng dấn Mai Văn Quyền bị từ chối cấp visa sang Mỹ. Ảnh: Thanh Hùng. |
Trước đó, chiều ngày 3/5, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cũng đã có những phản hồi liên quan đến vụ việc.
Ông Pope Thrower, người phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ cho hay: “Điều 222(f) của Luật Di trú và Quốc tịch Hoa Kỳ (INA) không cho phép tiết lộ thông tin từ hồ sơ visa, trong đó bao gồm thông tin liên quan đến cơ sở cho việc cấp hay từ chối cấp visa, cho bất kỳ người nào ngoại trừ đương đơn. Vì thế, chúng tôi không thể cung cấp cho quý vị thông tin về hồ sơ visa của người khác”.
Về visa nói chung, theo ông Pope Thrower, dù phần lớn các hồ sơ visa được chấp thuận, nhưng luật pháp Mỹ đưa ra nhiều tiêu chuẩn theo đó một hồ sơ visa có thể bị từ chối. “Hồ sơ có thể bị từ chối bởi vì viên chức lãnh sự không có tất cả thông tin như yêu cầu để quyết định liệu đương đơn có đạt yêu cầu nhận visa, bởi đương đơn không đáp ứng yêu cầu cho loại visa mà họ đăng ký, hay bởi thông tin qua xem xét cho thấy đương đơn nằm trong phạm vi theo quy định pháp luật là không được chấp nhận hay không đáp ứng yêu cầu”.
Trước câu hỏi Đại sứ quán dự kiến sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện như thế nào để các thành viên chưa được cấp visa có thể tới Mỹ tham dự cuộc thi, ông Pope Thrower cho hay: “Nếu đương đơn cảm thấy họ có thông tin bổ sung nên được xem xét liên quan đến quyết định về visa, hoặc có thay đổi đáng kể về hoàn cảnh của họ kể từ lần nộp hồ sơ gần nhất, họ có thể nộp lại hồ sơ visa”.
Như VietNamNet đã đưa tin, sau cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm 2018, dự án “Hệ thống chưng cất nước mặn thành nước ngọt với kỹ thuật chân không bằng bơm thủy lực bởi năng lượng sóng biển” của 2 em Phùng Văn Long và Mai Nhật Anh (Trường THPT chuyên Phan Bội Châu) đã xuất sắc giành giải Nhất và được Bộ GD-ĐT lựa chọn để dự thi cuộc thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế diễn ra tại Mỹ.
Tuy nhiên, mọi việc đang diễn ra theo chiều hướng không mấy thuận lợi.
Cụ thể, dù đây là dự án được Bộ GD-ĐT lựa chọn nhưng qua 2 lần phỏng vấn, chỉ có em Phùng Văn Long được Đại sứ quán Mỹ cấp visa. Còn em Mai Nhật Anh và thầy giáo hướng dẫn trực tiếp Mai Văn Quyền lại bị từ chối.
Nếu tiếp tục bị từ chối ở lần này, việc dự án của học sinh Nghệ An có thể tham dự cuộc thi là khó khả thi. Bởi trước đó, theo đăng ký của Bộ GD-ĐT, dự án này do 2 học sinh thực hiện. Do đó, việc chỉ có 1 học sinh tham dự là trái với quy định của cuộc thi và khả năng đề tài bị hủy là rất cao.
Thanh Hùng
ĐSQ Mỹ đã có phản hồi liên quan đến việc một học sinh Nghệ An là tác giả dự án được tham dự cuộc thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế đang đứng trước nguy cơ lỡ hẹn vì bị từ chối cấp visa sang Mỹ.
" alt=""/>ĐSQ Mỹ hẹn nam sinh từng bị từ chối cấp visa phỏng vấn lần 3