Bộ TT&TT cho biết, để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01 ngày 14/1/2020. Chỉ thị đã đề ra mục tiêu phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số và đưa ra tỷ lệ khoảng 1.000 người dân có 1 doanh nghiệp công nghệ số. Con số này tương đương với tỷ lệ của các nước phát triển để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân. Từ đó góp phần thực hiện sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển, nền kinh tế Việt Nam bứt phá, phát triển nhanh, bền vững, bao trùm với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045.
Sau đó, Bộ TT&TT đã triển khai một số hoạt động cụ thể như ban hành văn bản gửi các địa phương để thông báo đầu mối ở Trung ương là Vụ CNTT của Bộ TT&TT và đề nghị các UBND các tỉnh, thành phố xem xét giao sở TT&TT là đầu mối ở các địa phương để hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ số phát triển. Đồng thời, Bộ TT&TT cũng đưa ra một số chỉ đạo định hướng để các địa phương có chính sách, giải pháp cụ thể phát triển doanh nghiệp công nghệ số tại địa phương. Hiện nay đã có 16 địa phương ban hành kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số nhằm triển khai nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 01 của Thủ tướng.
Bộ TT&TT cho biết đã tổ chức các buổi làm việc với với UBND một số địa phương, trong đó đề nghị các UBND tỉnh quan tâm, tập trung phát triển doanh nghiệp công nghệ số, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của công nghiệp ICT. Đồng thời, đã có ý kiến đề nghị trong các Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng bộ một số địa phương cần đưa nội dung chỉ tiêu và giải pháp phát triển doanh nghiệp công nghệ số. Hiện nay, Bộ TT&TT đang tập trung nghiên cứu và xây dựng Chiến lược quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và Đề án tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về phát triển doanh nghiệp công nghệ số để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành trong năm 2020.
Đề cập đến vấn đề phát triển doanh nghiệp công nghệ số, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: “Chúng ta phải có định hướng để phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam”. Thủ tướng nhấn mạnh, tới đây, phải phát triển mạnh mẽ số lượng doanh nghiệp CNTT, tăng quy mô cả về số lượng và doanh thu. Tổng số doanh thu 110 tỷ USD là tiến bộ nhưng phấn đấu có quy mô tốt hơn. "Không chỉ là 50.000 mà phải phấn đấu 100.000 doanh nghiệp, không phải chỉ có một Viettel, VNPT, CMC mà phải có hàng trăm, hàng chục doanh nghiệp có quy mô lớn như thế để doanh thu, hiệu quả, số lượng người phải đông hơn", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, chuyển đổi số mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam. Nhưng đây là một sự thay đổi mang tính toàn diện, đến từng doanh nghiệp, từng tổ chức, đến từng người dân, mọi lĩnh vực. Một khối lượng công việc khổng lồ, một sự chuyển dịch mang tính lịch sử, ngàn năm mới có một lần. Việt Nam muốn thay đổi thứ hạng thế giới thì phải đi nhanh và đi đầu để có lợi thế cạnh tranh. Chuyển đổi số không cần nhiều cơ sở vật chất mà cái cần chính là thay đổi tư duy. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng đồng thời nhấn mạnh, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam chính là hạt nhân của chuyển đổi số.
Bộ trưởng Bộ TT&TT cho biết, sẽ tập trung phát triển 4 loại doanh nghiệp công nghệ số bao gồm: Các doanh nghiệp công nghệ lớn có tiềm lực về tài chính, thị trường và nhân lực có thể làm chủ các công nghệ cốt lõi và đầu tư hạ tầng ICT với số lượng khoảng 10-20 doanh nghiệp; Các doanh nghiệp thương mại dịch vụ lớn như Viettel, Vingroup có thể chuyển thành các tập đoàn công nghệ, công nghiệp, thương mại và dịch vụ; Các doanh nghiệp công nghệ đã 10-20 năm kinh nghiệm đang chủ yếu làm gia công sẽ chuyển sang làm sản phẩm, tập trung làm các Platform (nền tảng) chuyển đổi số; Các doanh nghiệp công nghệ mới khởi nghiệp, làm tư vấn công nghệ, chuyển giao công nghệ, mang công nghệ số áp dụng vào mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. Bộ TT&TT cho biết sẽ cần hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn doanh nghiệp loại này.
“Các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới đột phá. Việt Nam có được hàng trăm doanh nghiệp loại này thì đã là rất thành công", Bộ trưởng Bộ TT&TT nói.
PV
Theo chuyên gia đến từ Google, ông Yam Ki Chan, không chỉ Chính phủ, các ngành công nghiệp trọng điểm mà từng doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam đều phải chuyển đổi số khẩn trương hơn. Và chìa khóa cho bài toán đó chính là điện toán đám mây.
" alt=""/>Nhiều địa phương lên kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ sốVụ án khiến dư luận tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bức xúc trước hành động của Gái và Bé là mẹ và cậu của những đứa trẻ bị bạo hành, chăn dắt.
Bé và Gái làm việc với cơ quan Công an huyện Xuyên Mộc |
Theo kết luận điều tra, tháng 12/2018, Đào Văn Bé sống lang thang rồi đến nhà của bà Trần Thị Rí (56 tuổi, trú tại xã Xuân Bảo, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) là mẹ chồng của Đào Thị Gái. (Gái và Bé là chị em cùng mẹ khác cha)
Sau đó, Bé sống cùng với Gái, bà Rí và 6 người con của Gái là các cháu: Đ.T.H. (17 tuổi), N.T.M.D. (11 tuổi), Đ.N.T.H. (5 tuổi), N.T.Ng. (4 tuổi), Đ.N.T.T (7 tuổi) và Đ.N.T.Tr. (9 tuổi).
Trong thời gian sống tại nhà bà Rí, Bé và cháu Đ.T.H. xảy ra mâu thuẫn với bà Rí, nên Bé đã dẫn cháu H. bỏ nhà đi và đến thuê nhà trọ Thắng Lợi, (phường Phước Trung, TP Bà Rịa) để ở cùng nhau.
Tại đây, Bé và cháu H. cùng nhau đi xin ăn, trong thời gian ở đây Bé đã nhiều lần quan hệ tình dục với cháu H.
Tháng 1/2019, Bé đưa cháu H. từ TP Bà Rịa di chuyển xuống công viên Bờ Hồ thuộc thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc sống lang thang và tiếp tục đi xin ăn. Sau đó, Bé liên hệ với Gái đến ở chung để cùng đi xin ăn tại huyện Xuyên Mộc và Gái đồng ý.
Đến tháng 10/2019, Gái lần lượt đưa 5 người con của mình từ nhà bà Rí về huyện Xuyên Mộc sống cùng với Bé, để cùng đi xin ăn. Quá trình sống ở đây, Gái cùng 5 người con của mình thuê ở 1 phòng, còn Bé và cháu H. ở 1 phòng, tại đây Bé lại tiếp tục nhiều lần quan hệ tình dục với cháu H.
Bị can Đào Văn Bé thời điểm bị khởi tố, bắt giam |
Cũng trong thời gian này, Gái và Bé đã bàn bạc, thống nhất với nhau đe dọa, ép buộc cháu N.T.M.D. (11 tuổi), cháu Đ.N.T.Tr. (9 tuổi) đi ăn xin nhiều nơi trên địa bàn huyện Xuyên Mộc.
Trong khoảng thời gian từ tháng 10/2019 đến tháng 2/2020, Bé và Gái đã bạo hành, chăn dắt cháu D. và Tr. đi ăn xin liên tục hàng ngày từ địa bàn huyện Xuyên Mộc đến TP Bà Rịa và ngược lại.
Cụ thể, hàng ngày nếu 2 cháu xin đủ số tiền 900.000 đồng mang về thì chỉ được cho ăn cơm với nước tương, nếu không xin đủ số tiền trên thì Bé, Gái chửi mắng, dùng tay, roi tre, dây điện, vợt muỗi điện đánh, chích điện vào người, bỏ đói các cháu.
Khi các cháu đi xin ăn thì Bé, Gái đi theo sau để canh chừng nếu cháu nào không tích cực xin ăn thì bị Bé, Gái đến chửi mắng, nhắc nhở, đe dọa, đánh đập ngay tại chỗ.
Đầu tháng 2/2020, khi Bé và Gái cùng các cháu đang ăn xin tại huyện Xuyên Mộc thì bị Công an thị trấn Phước Bửu phát hiện, nghi vấn chăn dắt ăn xin nên mời lên làm việc.
Lúc này, Bé và Gái không lên làm việc mà trả phòng thuê rồi dẫn các cháu rời đi, đến TP Long Khánh (tỉnh Đồng Nai) thuê nhà trọ (không rõ địa chỉ) để ở và tiếp tục đe dọa, ép buộc các cháu bé đi xin ăn. Lúc này, cháu H. đã mang thai có biểu hiện sắp sinh con.
Ngày 15/2/2020, cháu H. sinh 1 cháu trai tên Ph. tại Bệnh viện Long Khánh. Hai ngày sau, để không phải đóng tiền viện phí, Bé, Gái đã đưa H. và cháu Ph. trốn khỏi bệnh viện.
Hơn 2 tháng sau, cháu Ph. tử vong do mới sinh lại bị Bé, Gái đưa đi xin ăn nhiều nơi dẫn đến bị bệnh. Lúc này, Bé, Gái đưa thi thể cháu Ph. đến nghĩa trang Hoàng Quân (xã Long Giao, huyện Cẩm Mỹ) chôn cất. Sau khi chôn cất cháu Ph. xong thì Bé, Gái tiếp tục đe dọa, ép buộc các cháu D., Tr. đi xin ăn nhiều nơi trên địa bàn TP Long Khánh.
Xin ăn tại TP Long Khánh được 1 thời gian, Bé và Gái đưa cả nhóm tiếp tục di chuyển qua TX.Phú Mỹ, đến huyện Châu Đức và TP Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) để tiếp tục thuê phòng trọ, đi xin ăn. Tại đây, Bé tiếp tục quan hệ tình dục với cháu H. nhiều lần.
Bé gái 11 tuổi và em trai trốn chạy khỏi “bàn tay ác”
Thời gian này, do thường xuyên bị bạo hành, cháu D. và Tr. đã bàn nhau tìm cách bỏ trốn, nhưng ý định bị phát hiện cả hai bị Bé và Gái đánh đập.
Đến cuối tháng 6/2020, lợi dụng lúc Gái không để ý, 2 cháu D. và Tr. đã bắt xe buýt trốn thoát về nhà của bà Rí, kể rõ sự việc bị Gái, Bé đe dọa, đánh đập, ép buộc các cháu đi xin ăn.
Sau đó, bà Rí đến Công an xã Xuân Bảo, huyện Cẩm Mỹ tố cáo vụ việc Bé và Gái hành hạ cháu mình. Tiếp nhận tin báo, Công an xã Xuân Bảo đã báo tin đến Cơ quan CSĐT Công an huyện Xuyên Mộc, Gái và Bé được đưa về trụ sở làm việc.
Cháu D. (11 tuổi) cùng bà Rí đến cơ quan công an tố cáo hành vi của mẹ và cậu |
Tại cơ quan công an, Gái và Bé đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như trên.
Quá trình mở rộng điều tra, cơ quan công an xác định, ngoài những hành vi tàn bạo trên thì vào tháng 7 đến tháng 8/2020, Bé còn có hành vi đánh đập và hiếp dâm chị V.T.T.L. (SN 2001, trú tại TP.HCM) là con gái của Gái tại nhà nghỉ “Phượng Hồng” thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Nhận thấy hành vi của Bé có dấu hiệu của tội “Hiếp dâm”, thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, nên cơ quan CSĐT Công an huyện Xuyên Mộc đã có thông báo cho bị hại là chị L. và hướng dẫn đến Cơ quan CSĐT Công an huyện Nhơn Trạch để yêu cầu khởi tố vụ án hình sự để được giải quyết theo quy định.
Ngày 1/9/2020, Cơ quan CSĐT Công an huyện Xuyên Mộc đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Bé và Gái về tội “Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” và “Hành hạ con, cháu”, quy định tại khoản 2, Điều 145 và khoản 2 Điều 185 BLHS.
Cũng với hành vi trên xảy ra tại TP Bà Rịa, Cơ quan CSĐT Công an huyện Xuyên Mộc đã chuyển hồ sơ đến Cơ quan CSĐT Công an TP Bà Rịa khởi tố theo thẩm quyền.
Sau đó, vụ án được nhập lại, thống nhất giao Công an huyện Xuyên Mộc tiếp tục điều tra, xử lý.
Ngày 30/12/2020, Cơ quan CSĐT Công an huyện Xuyên Mộc ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bổ sung bị can đối với Bé, Gái về tội “Cố ý gây thương tích”, sau khi có kết quả giám định thương tật đối với các cháu bị bạo hành. Theo đó, cháu D. có tỷ lệ thương tích 2%, cháu Tr. 8%, cháu H. 2%.
Ngày 23/1/2021, Cơ quan CSĐT Công an huyện Xuyên Mộc ra quyết định tách vụ án “Giao cấu với người từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” do Bé gây ra với cháu H. để tiêp tục điều tra, xử lý sau.
Nguyên nhân do cháu H. đang mang thai tháng thứ 7 nên Cơ quan CSĐT Công an huyện Xuyên Mộc chưa tiến hành giám định độ tuổi của cháu H., giám định ADN đối với bào thai của cháu H. được.
Viện KSND quận Hà Đông (Hà Nội) vừa phê chuẩn quyết định khởi tố 2 bị can trong vụ án “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi" và "Hành hạ con” xảy ra tại quận Hà Đông.
" alt=""/>Kết luận điều tra vụ cậu và mẹ bạo hành, chăn dắt con cháu đi ăn xin ở Bà RịaTheo ông Đồng, chính sách pháp lý thường đi sau diễn biến thị trường, nhưng gần đây các nhà xây dựng chính sách tại Việt Nam đang hoàn thiện xây dựng chính sách để có khung pháp lý nhằm phát triển lĩnh vực mới là kinh tế số.
Theo các chuyên gia, game (trò chơi trực tuyến), nhất là game mobile là một trong những điểm sáng trong ngành nội dung số. Ông Đồng dẫn một thống kê cho thấy, cứ 25 game mobile được tải lên các kho ứng dụng thì có 1 game của Việt Nam. Còn trong 10 game mobile được chơi nhiều nhất thì có khoảng 5-6 trò chơi đến từ Việt Nam.
Tọa đàm xây dựng chính sách pháp luật thúc đẩy sự phát triển của trò chơi trực tuyến tại Việt Nam trên nền tảng trực tuyến. |
Ông Dương Vi Khoa, Phó Chủ tịch Hội thể thao điện tử giải trí Việt Nam đánh giá, thị trường game Việt Nam đang phát triển nhanh và mạnh, một phần nhờ tác động từ các chính sách và yếu tố hỗ trợ từ cơ quan quản lý, chẳng hạn việc cho phép thể thao điện tử thi đấu chính thức đã thúc đẩy ngành này.
Còn theo ông Nguyễn Thành Trung, CEO Sky Mavis, cha đẻ game blockchain đình đám Axie Infinity, năm 2021 cho thấy những tác động mạnh mẽ của game blockchain tới thị trường và mang đến làn gió mới để đưa game Việt Nam ra toàn cầu.
Theo ông Trung, Việt Nam hiện là quốc gia có phong trào cũng như năng lực mạnh trong game blockchain thế giới. Nhưng ông cho rằng đáng chú ý nhất đó là việc các doanh nghiệp game Việt Nam đã thay đổi cách tiếp cận, bắt đầu tập trung nguồn lực phát triển các sản phẩm và giới thiệu ra thị trường thế giới.
Đồng quan điểm này, ông Dương Vi Khoa nhận định rằng Việt Nam là quốc gia được đánh giá cao trong việc phát hành game trong khu vực, nhiều game hạng A trên thế giới có sự góp mặt của Việt Nam. Tuy nhiên, sự chuyển mình đáng chú ý trong vài tháng qua là các doanh nghiệp startup bắt đầu kết hợp với nhau để phát triển và phát hành các trò chơi điện tử thay vì chỉ gia công cho các hãng game lớn trên thế giới.
“Trong 6 tháng qua, có hơn 100 game ra đời đang được phát hành trên thị trường. Đây là điều đáng mừng”, ông Khoa nói.
Dù có tiềm năng của các ngành game lại đối mặt với nhiều rào cản, trong đó có những vấn đề pháp lý đối với doanh nghiệp. “Khung pháp lý vẫn chưa đủ theo kịp thực tế và rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải đăng ký thành lập ở Singapore, đóng thuế ở đây thay vì ở Việt Nam. Đây là một thiệt thòi”, ông Đồng nói.
Ngoài ra, ông Dương Vi Khoa và ông Nguyễn Thành Trung cũng nêu một thực tế khác là các chính sách hiện hành có thể gây ra vấn đề bảo hộ ngược, khi doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ đầy đủ các quy định để phát hành trong nước, nhưng các trò chơi trực tuyến khác lại không chịu sự ràng buộc trên nền tảng số.
Với tiềm năng và những hiệu quả mà ngành này mang lại, các chuyên gia cho rằng việc xây dựng hệ thống chính sách với trò chơi trực tuyến là cần thiết, có thể phát triển các doanh nghiệp và thị trường game tại Việt Nam.
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Quang Đồng, sức nóng của tài sản số trong thời gian qua cũng tạo ra nhiều lo lắng khi chưa có hành lang pháp lý rõ ràng liên quan đến việc phát hành tài sản số, tiền số. Điều này sẽ nảy sinh tranh chấp, lừa đảo người dùng, nhất là những người mới có thể sập bẫy chiêu trò dưới dạng phát hành đồng tiền số nhằm thu hút nhà đầu tư không có kinh nghiệm cùng hàng loạt vấn đề gian lận tài chính trên môi trường số.
Duy Vũ
Từ tháng 2/2022, các điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng phải có thiết bị điện tử và hệ thống camera để theo dõi, giám sát thường xuyên toàn bộ hoạt động trong điểm kinh doanh 24/24h và lưu trữ dữ liệu 180 ngày.
" alt=""/>Nhiều doanh nghiệp game Việt Nam phải thành lập và đóng thuế ở Singapore