Nhận định, soi kèo Al Taawoun vs Al
本文地址:http://slot.tour-time.com/news/24f399436.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Baniyas vs Sharjah, 21h30 ngày 27/1: Đối thủ kỵ giơ
Diệu Thu
Con trai 8 tuổi lập kỷ lục dancesport Việt của Khánh Thi - Phan HiểnBé Minh Cường - tên thân mật là Kubi dù mới 8 tuổi nhưng bộc lộ tài năng nhảy vượt trội, từng đạt giải Vàng quốc tế về dancesport cho thiếu nhi.">Sao Việt thời thơ ấu: Khánh Vân xinh xắn, Lý Nhã Kỳ điệu đà
Từ cuốn hồi ký Sống cho mình, sống cho ngườira mắt năm 2016, NSND Kim Cương nảy ra ý tưởng chuyển thành sách nói (audio book) để tác phẩm lan tỏa rộng rãi hơn trong công chúng. Thay vì loại hình sách nói với một giọng đọc, nghệ sĩ Đạt Phi gợi ý nhiều nghệ sĩ tham gia lồng tiếng trên nhạc nền và âm thanh minh họa.
Kim Cương bên những người góp phần vào dự án sách nói.
Nghệ sĩ Thy Mai dẫn chuyện; nghệ sĩ Đạt Phi đóng vai 4 người tình trong đời Kim Cương; NSND Kim Cương tự thể hiện phần của mình khi về già; diễn viên Trúc Anh đóng vai Kim Cương lúc trẻ; nghệ sĩ Văn Ngà đóng vai nhà thơ Bùi Giáng;...
Bên cạnh đó, NSND Kim Xuân, NSƯT Hữu Châu và NSƯT Thành Lộc mỗi người đọc một chương trong cuốn hồi ký. Họ xúc động, vinh dự khi nhận lời mời từ đàn chị Kim Cương. Thành Lộc nói: "Một lời mời không thể từ chối. Trong bao nhiêu đàn em, chỉ có chúng tôi được mời". Còn với Hữu Châu, anh xem việc hỗ trợ mọi hoạt động của NSND là trách nhiệm của mình.
Cố nghệ sĩ Văn Ngà lồng tiếng cho nhà thơ Bùi Giáng:
Quá trình thực hiện sách nói không dễ dàng. Kim Cương phải làm việc liên tục với đạo diễn âm thanh vì ê-kíp muốn mô tả chính xác từng chi tiết nhỏ nhất như tiếng ghe máy mỗi lần đoàn hát di chuyển; tiếng rao quảng cáo trước mỗi đêm diễn... đến bầu không khí Sài Gòn giai đoạn đó.
Kim Cương nói: "Tôi cống hiến cho sân khấu 40 năm thì giải nghệ. Trong những năm tháng xa sân khấu với nỗi khắc khoải, tôi thấy mình nợ cuộc đời này quá nhiều, chưa đáp lại trọn vẹn tình cảm của khán giả yêu thương mình. Vì vậy, tôi làm cuốn hồi ký trải hết lòng mình: những sướng - khổ, vui buồn, nụ cười và nước mắt thay cho lời tạ ơn".
Diễn viên trẻ Trúc Anh lồng tiếng cho NSND Kim Cương thời trẻ.
NSND "tham vọng" qua sách nói hồi ký, người trẻ sẽ thấu hiểu thế hệ đi trước đã đánh đổi, hy sinh để mở ra con đường cho nghệ sĩ và ý thức hơn trách nhiệm đối với văn hóa - nghệ thuật.
Trong buổi ra mắt dự án, NSND Kim Cương cảm ơn con trai Gia Vinh. Anh Vinh đồng hành và chi trả toàn bộ chi phí thực hiện dự án. Anh Vinh nói: "Đơn giản là tôi sẽ làm mọi thứ để mẹ mình hạnh phúc". Kim Cương đáp lại: "Cuộc đời tôi có thành công, có thất bại. Nhưng cuối đời lại được Trời cho một niềm hạnh phúc, an ủi lớn là con trai duy nhất của tôi".
Tác phẩm sách nói hồi ký Sống cho mình, sống cho ngườiđăng tải từng tập trên kênh YouTube của NSND Kim Cương. Bà đăng tải để khán giả ở bất cứ đâu cũng có thể nghe miễn phí.
Gia Bảo
NSND Kim Cương nói, tuổi 85 của mình nhiều ý nghĩa vì bà đã làm được 3 chuyện có ích cho đời, cho người.
">'Đại gia ngầm' đứng sau sách nói về cuộc đời 'Kỳ nữ' Kim Cương
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình phát biểu tại hội thảo sáng 21/12. Ảnh: Lê Văn. |
Trong bài viết gửi tới hội thảo 70 năm sư phạm sáng 21/12 có tên: "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục: Sợi chỉ đỏ là phát triển nhân cách", bà Bình khẳng định, nhìn lại mấy chục năm qua, từ thực trạng yếu kém trong lĩnh vực giáo dục, có thể nói thẳng, các cấp lãnh đạo chưa thật sự coi trọng sự nghiệp giáo dục đào tạo.
Trong khi đó, phần lớn các quốc gia xung quanh đều dồn sứ vào sự nghiệp giáo dục đào tạo, lầm đúng những điều mà chúng ta vẫn thường nói.
"Với nước ta, lãnh đạo cần thể hiện sự thấu hiểu vai trò và tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo bằng hành động cụ thể. Người dân mong đợi lãnh đạo thực lòng quan tâm, chia sẻ những lo toan trong việc học hành của con em họ" - bà viết.
Một điểm đáng lo ngại là trong tư duy giáo dục, khi xác định sứ mạng và mục tiêu giáo dục thì khía cạnh nhân bản và sự phát triển cá nhân chưa thực sự được coi trọng.
Việc dạy làm người, dạy cách nghĩ, dạy cách học còn bị xem nhẹ, duy trì quá lâu phương pháp giáo dục lạc hụa mang tính áp đặt, nhồi nhét, đẩy học sinh tới chỗ thụ động chấp nhận những điều được rao giảng, thiếu ý thức tự chủ và khả năng độc lập suy nghĩ.
Nhấn mạnh triết lý dạy và học để làm người, bà Bình cho rằng, nhà trường không thể tiếp tục giáo dục học sinh chạy theo mục tiêu thi cử mà quên vấn đề cốt lõi là giáo dục nhân cách. Dạy làm người phải là mục tiêu ưu tiên số 1 của mọi nhà trường, ở mọi cấp học kể cả giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
Từ hàng chục năm nay, trong nhiều văn kiện của Đảng, Nhà nước đã có hàng loạt quyết sách về vấn đề văn hóa, giáo dục, xã hội. Đảng đã nêu giá dục đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển kinh tế - xã hội…
"Phải nói rằng những vấn đề được nêu hết sức đúng và sâu sắc. Nhưng nói mà không làm hoặc làm nửa vời, làm ít và chưa hiệu quả. Vì vậy, đến nay tình hình chưa được cải thiện. Văn hóa chưa có gì tốt hơn, đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Ngay giáo dục mà chúng ta kỳ vọng vào công cuộc đổi mới cũng vậy thậm chí còn bị một số nhà nghiên cứu đánh giá là trong tình trạng khủng hoảng".
Theo bà Bình, bên cạnh những mặt làm được thì văn hóa giáo dục, xã hội còn những mặt tiêu cực, có mặt đang xấu đi và xuống cấp và đây là nguyên nhân làm đất nước không thể phát triển kinh tế - xã hội tốt hơn. Có thể nói đây là nguyên nhân chính vì nguyên nhân cốt lõi là con người.
Bà Bình cho rằng, mục tiêu đến năm 2030 nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực là một thách thức lớn nhưng thách thức lớn hơn nhiều chính là mục đích phát triển nhân cách, nâng cao phẩm chất và năng lực con người Việt Nam.
Nhất thiết phải đổi mới tư duy giáo dục, từ đó thay đổi cách làm giáo dục. Những khuyết tật của giáo dục cũng như của văn hóa là khuyết tật của hệ thống xã hội trong đó có sự khập khiễng về cơ chế vận hành với con người được coi là phương tiện hơn là mục đích.
Bởi thế, phát triển nhân cách con người cần được xem là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tiến trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam.
Các trường sư phạm còn nặng đào tạo người dạy chữ
Phát biểu trực tiếp tại hội thảo, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cũng chia sẻ về trách nhiệm và yêu cầu đối với ngành sư phạm trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay.
Bà Bình cho rằng, người thầy giáo phải khơi dậy được sự phát triển tự thân của mỗi học sinh. Công việc đó vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật đòi hỏi nhà giáo phải giàu lòng yêu nước, yêu người, yêu nghề, hiểu biết đời sống văn hóa và có trách nhiệm xã hội.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho rằng, các trường sư phạm đang nặng về đào tạo người dạy chữ hơn là các nhà giáo dục. Ảnh: Lê Văn. |
Trường sư phạm phải đào tạo ra được những thầy giáo, cô giáo hiểu biết sâu sắc về con người, về nghề dạy học, dựa trên nền tảng vững chắc trí thức văn hóa của đất nước, gắn liền với sự phát triển của thế giới.
Tuy nhiên, theo bà Bình, hiện nay, các trường sư phạm còn nặng đào tạo các thầy cô về dạy chữ chưa quan tâm đúng mức tới đào tạo những nhà giáo dục. Các môn khoa học tâm lý, giáo dục học chưa phải là thế mạnh của trường sư phạm trong khi đáng ra nó phải là thế mạnh.
Các khoa tâm lý, giáo dục học tuy nói là quan trọng nhưng chưa được đầu tư tương xứng. "Trong cơ cấu đội ngũ giảng viên sư phạm cần phải có chuyên gia đầu ngành về tâm lý học, giáo dục học. Các trường sư phạm nhất là các trường trọng điểm phải đào tạo ra các chuyên gia về tâm lý và giáo dục học".
Bên cạnh đó, bà Bình cho rằng, để làm tốt nhiệm vụ nghiên cứu đào tạo, các trường sư phạm phải gắn bó với trường phổ thông. "Trường sư phạm phải trở thành trung tâm nghiệp vụ của trường phổ thông trên địa bàn. Ngược lại trường sư phạm phải đóng góp vai trò tư vấn cho các nhà trường phổ thông, nhà giáo phổ thông".
"Tình hình đất nước đòi hỏi ngành giáo dục phải tiến nhanh tiến mạnh hơn nữa để đáp ứng công cuộc xây dựng đất nước. Trách nhiệm của ngành GD đặc biệt là sư phạm lớn hơn bao giờ hết" - bà Bình khẳng định.
Lê Văn
">Nhà trường không thể chạy theo thi cử mà quên giáo dục nhân cách
Nhận định, soi kèo Prachuap vs Chiangrai United, 18h00 ngày 26/1: Thất vọng cửa dưới
Thời gian qua, trong lúc dịch bệnh Covid-19 đã làm đảo lộn mọi mặt trong cuộc sống của người dân trên toàn thế giới thì ngoài việc chung tay cùng cộng đồng thực hiện những biện pháp kiểm soát sức khoẻ nghiêm túc như hạn chế tiếp xúc với người bệnh, hạn chế đi ra ngoài khi không có việc cần thiết, không tụ tập đám đông, việc không lan truyền những thông tin giả mạo về dịch bệnh cũng là một trong nững cách hiệu quả để góp phần chống dịch và tránh gây hoang mang dư luận.
Vì vậy, ngay khi B2O (quay lại làm việc), dù vui đến đâu bạn cũng cần nhớ tiếp tục giữ những quy tắc được khuyến cáo này như tránh tụm năm tụm ba, bàn luận quá nhiều về tình hình bệnh dịch hiện tại cũng như tuyệt đối tránh những nguồn tin không xác thực. Bởi nếu những thông tin này lọt đến tai cấp quản lý, bạn có thể sẽ có thể bị đặt dấu hỏi về việc giữ phong thái chuyên nghiệp nơi công sở; chưa kể, có thể bị “vạ miệng”.
Thay vì phát tán những tin tức gây ảnh hưởng tiêu cực và chưa kiểm tra được tính đúng sai, hãy tạo không khí vui vẻ bằng những lời hỏi thăm nhẹ nhàng, chân thành đến nhau và tập trung vào mục tiêu chính đó là nâng cao hiệu suất làm việc sau chuỗi ngày dài giãn cách.
Không phán xét ngoại hình của đồng nghiệp
Những ngày dài tại nhà với lịch sinh hoạt đảo lộn ít nhiều có thể tác động đến những hoạt động đời thường của mỗi người như ăn uống, ngủ nghỉ, tập luyện thể thao và phần nào khiến một số người thay đổi về ngoại hình. Tuy nhiên, dù vui miệng đến đâu, việc đưa ra những nhận xét về cân nặng hay cơ thể của người khác là điều bạn cần tuyệt đối tránh.
Thay vào đó, bạn chỉ nên nói về những điều tích cực như thần thái của người đồng nghiệp mình đang gặp là đã đủ cho một câu thăm hỏi ít nhạy cảm mà vẫn thể hiện thái độ chân thành khi gặp lại sau thời gian dài.
Ví dụ như: “Trông anh/ chị thật rạng rỡ, chắc đang nhiều sự vui”. Qua đó, bạn không chỉ kết nối lại tình cảm với mọi người mà còn thể hiện được sự thân thiện, lịch sự và hoà nhập của bản thân. Hãy nhớ rằng những lời khen đúng lúc luôn mang lại lợi ích cho cả đôi bên.
Thân thiết nhưng đừng suồng sã
Công sở luôn là nơi thể hiện sự chuyên nghiệp nhưng cũng là nơi cần sự thoải mái và cởi mở. Tuy nhiên bạn cần thật đặc biệt chú ý đến cách hành xử của bản thân. Dù muốn tỏ ra thân thiện với mọi người nhưng đừng nên thân thiện quá mức dẫn đến sự suồng sã.
Không nên mang theo thói quen cư xử ở nhà theo mình đến cả công ty. Dẫu gì môi trường khác nhau nên cùng một vấn đề có thể với người này là bình thường nhưng với người khác lại có thể gây ra tiêu cực. Bạn hoàn toàn có thể trêu đùa thành viên trong gia đình một cách thoải mái nhưng bạn không thể áp dụng quá trớn bởi sẽ gây ra cảm giác khó chịu khi những câu đùa vượt quá sự cho phép. Do đó, sau nhiều tháng không gặp nhau, "buôn chuyện" một chút cho vui sẽ giúp công ty thêm gắn kết, không khí cởi mở hơn nhưng hãy luôn nhớ không sa đà vào những cuộc hội thoại không hồi kết hay tỏ ra thân thiện đến mức suồng sã bạn nhé.
CareerBuilder.vn thuộc CareerBuilder Mỹ - Mạng Việc làm & Tuyển dụng lớn nhất thế giới, đang hoạt động tại Mỹ, Châu Âu, Canada, Châu Á, Nam Mỹ. Với công nghệ tiên tiến, mạng lưới đối tác toàn cầu và dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, CareerBuilder kết nối nhân tài với công việc mơ ước và giúp doanh nghiệp xây dựng đội ngũ nhân sự tài năng. |
(Nguồn: CareerBuilder.vn)
">Tránh ‘tám’ chuyện sai lệch trong công sở sau Covid
Cụ thể, cao nhất là ngành Răng-Hàm-Mặt với học phí 70 triệu đồng/năm, ngành Y khoa 68 triệu đồng/năm, Kỹ thuật phục hình răng 55 triệu đồng/năm, Dược học 50 triệu đồng/năm.
Trường cũng dự kiến học phí mỗi năm tiếp theo sẽ tăng thêm 10%. Trong khi mức học phí hiện tại của trường chỉ là 1,3 triệu đồng/tháng, tương đương 13 triệu đồng/năm.
Bảng học phí trường ĐH Y dược TP.HCM cho năm học 2020-2021
Trao đổi với VietNamNet, ông Ngô Vũ Thắng, Trưởng phòng Tài chính sự nghiệp, Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế cho biết, trường ĐH Y Dược TP.HCM là 1 trong 11 trường đào tạo y, dược trực thuộc Bộ Y tế. Đơn vị bắt đầu thực hiện tự chủ từ năm 2020. Tuy nhiên, thời điểm trường công bố mức học phí mới, Bộ không hề nhận được thông báo.
“Ngay trong sáng nay, chúng tôi sẽ có văn bản gửi Bộ Tài chính và Bộ GD-ĐT xin ý kiến về việc tăng học phí của các trường tự chủ chi thường xuyên?”, ông Thắng thông tin.
Theo ông Thắng, bản thân ông nắm thông tin qua báo chí, ngay sau đó đã gọi điện cho trường hỏi cụ thể, nhận được câu trả lời rằng trường xây dựng giá học phí mới theo luật Giáo dục đại học sửa đổi. Bảng giá này đã được Hội đồng nhà trường thông qua.
Ông cũng đã yêu cầu trường gửi bảng định mức kinh tế khi xây dựng giá từng ngành học nhưng hiện vẫn chưa nhận được.
“Giờ chúng tôi chưa thể đánh giá mức học phí như vậy có hợp lý không. Vì để xây dựng giá học phí phải căn cứ vào định mức kinh tế kĩ thuật nhưng hiện chưa có bảng đó nên không biết cụ thể họ xây dựng trên cơ sở nào, kết cấu gồm những gì”, ông Thắng nói.
Mặc dù vậy, trưởng phòng Tài chính sự nghiệp của Bộ Y tế cho rằng, tăng học phí cần có lộ trình phù hợp.
Ông Thắng cho hay, hiện các cơ sở giáo dục xây dựng giá học phí theo Thông tư 14 của Bộ GD-ĐT, quy định chi tiết định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ đào tạo.
Trong đó có 2 loại hình: Thứ nhất, các trường sử dụng ngân sách nhà nước, sẽ áp theo định mức kĩ thuật do Bộ GD-ĐT ban hành, trên cơ sở đó các trường xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình nhưng không được vượt quá mức trần.
Thứ hai, các trường thực hiện tự chủ chi thường xuyên sẽ tự xây dựng mức giá trên cơ sở định mức kinh tế kĩ thuật do trường ban hành.
Khi đó, nhiều trường tự chủ dù cùng ngành học nhưng có thể sẽ có nhiều mức học phí khác nhau do cách đào tạo, cơ sở vật chất… khác nhau.
Theo thông tư 14, chi phí đào tạo trực tiếp chiếm 62%, trong đó tiền lương chiếm 33%; chi phí quản lý, chi phí gián tiếp chiếm 25%, còn lại là chi phí cho thu nhập tăng thêm, phúc lợi lễ tết, các quỹ…
Thúy Hạnh
Thông tin Trường ĐH Y Dược TP.HCM tăng học phí gấp 5 lần so với hiện tại, với ngành cao nhất lên tới 70 triệu đồng/năm (khoảng nửa tỷ đồng/6 năm học) đang gây xôn xao dư luận.
">Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học phí ngành y Đại học Y Dược TPHCM
Các đại biểu dự khai mạc lớp Tập huấn.
Tại buổi tập huấn, các học viên được nghe giảng viên, chuyên gia phổ biến kiến thức về chuyển đổi số: Khung chuyển đổi số ngành Giáo dục và Đào tạo đến năm 2025; Giải pháp chuyển đổi số ngành Giáo dục và Đào tạo; Chuyển đổi số trong công tác quản lý các khoản thu và thanh toán không dùng tiền mặt tại các trường học; Một số phần mềm hỗ trợ công tác quản lý dạy và học ...
Qua lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức; năng lực về công nghệ thông tin, năng lực công nghệ số cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên trong toàn ngành; tiếp tục rà soát, cắt giảm và đơn giản các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ theo hướng giúp ứng dụng hiệu quả công nghệ số, mở rộng các dịch vụ hỗ trợ, phục vụ tốt nhất người học; tạo môi trường làm việc và tương tác trực tuyến cho cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, nhân viên và người học, phục vụ việc quản trị, quản lý điều hành tại các cơ sở giáo dục, góp phần làm tốt công tác quản trị, quản lý Nhà nước về giáo dục và tổ chức các hoạt động dạy học trong ngành Giáo dục và Đào tạo.
">Quận Tây Hồ (Hà Nội): Tập huấn về chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 1 trong 10 gương mặt cựu sinh viên Kinh tế Quốc dân tiêu biểu
友情链接