CDC Hà Nội nêu rõ, người đến địa điểm trên tự cách ly, hạn chế tiếp xúc. Đồng thời, người dân liên hệ ngay với trạm y tế, trung tâm y tế trên địa bàn hoặc Trạm Y tế phường Ô chợ Dừa 0973044073, Trung tâm Y tế quận Đống Đa 02435625581, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội 0969082115/0949396115 để được tư vấn, hướng dẫn.
Trước đó, vào tối qua, Hà Nội cũng rà soát hơn 300 người liên quan 2 ca Covid-19 cộng đồng mới ghi nhận tại ngõ 67 Giáp Bát, Hoàng Mai. Người chồng tên P.Đ.T, sinh năm 1975, làm việc tại Khoa Khám bệnh Đa khoa, Bệnh viện 108. Người vợ là N.T.T.V, sinh năm 1979, là dược sĩ bán thuốc tại hiệu thuốc Anh Thư, số 9 đường Thông Phong, Quốc Tử Giám, Đống Đa.
Trong đó, tại cộng đồng có 6 F1 (3 người nhà em gái; 2 nhân viên nhà thuốc Anh Thư và 1 người ở cửa hàng tạp hóa). Ngoài ra, có 4 trường hợp liên quan khác cũng đang ở cộng đồng. Lực lượng chức năng đã phong tỏa tạm thời, lấy mẫu xét nghiệm các hộ dân ở ngõ 67 Giáp Bát (khoảng 150 người) và hiệu thuốc Anh Thư.
Tại Bệnh viện 108 (nơi người chồng làm việc), bệnh viện đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm 320 người, là F1 hoặc liên quan đến ca bệnh. Đến nay, tất cả nhóm này đều có kết quả âm tính.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội mới nhất
Ngọc Trang
Ngày 23/10, Hà Nội ghi nhận 4 ca covid-19, trong đó 3 ca đã được cách ly và 1 trường hợp tại cộng đồng.
" alt=""/>Nhân viên cắt tóc mắc CovidSản xuất các sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tiếp tục có sự tăng trưởng trong quý I/2021 với chỉ số tăng 12,3%.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, tình hình sản xuất kinh doanh các sản phẩm điện tử quý I/2021 tăng trưởng khá tốt.
Số liệu chi tiết của Bộ Công Thương cho thấy, sản lượng điện thoại di động sản xuất tại Việt Nam đạt 54,4 triệu chiếc (tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước). Sản lượng TV đạt 4.458 nghìn cái (tăng 30,9% so với cùng kỳ năm trước).
Sản xuất trong nước tăng cao nhưng phần lớn dành cho xuất khẩu bởi chỉ số tiêu thụ trong nước của ngành hàng điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học lại ghi nhận sự sụt giảm 13,5%. Trong khi đó, sản xuất điện thoại và các sản phẩm điện tử, quang học cũng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất quý I.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong quý I/2021 có 11 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 76,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trong đó, điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 14,1 tỷ USD, chiếm 18,2% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Kế đến, kim ngạch xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 11,96 tỷ USD, tăng 31,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Ngoài ra, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đã vượt qua dệt may để vươn lên vị trí thứ 3 về mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của nước ta, tăng tới 77,2% so với quý I/2020, đạt 9,1 tỷ USD.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng đánh giá, tỷ trọng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và khối các ngành có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, điện thoại và linh kiện chiếm 99,1%. Ngành hàng điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 98% và máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 93,1%.
Do nhu cầu sản xuất lớn, nhập khẩu mặt hàng linh kiện thuộc các nhóm hàng này cũng tăng cao. Cụ thể là kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt cao nhất, đạt 16,8 tỷ USD, tăng 22% so với quý I/2020. Tương tự, điện thoại các loại và linh kiện tăng 48,1%, đạt 4,86 tỷ USD.
Duy Vũ
Nhấn mạnh ICT là lĩnh vực dẫn dắt ngành kinh tế số Việt Nam, Bộ trưởng Bộ TT&TT cho rằng, chúng ta phải trở thành cường quốc về ICT không phải vào năm 2045 mà trong thập kỷ 2021 – 2030.
" alt=""/>3 tháng đầu năm, Việt Nam sản xuất 54,4 triệu chiếc điện thoại di độngTrước khi bắt đầu sản xuất ô tô, Zhou Biren - một cái tên nằm trong ban lãnh đạo của Chery đã bay đến Anh vào năm 1996 để mua các thiết bị sản xuất động cơ của Ford. Bên cạnh đó, hãng Chery cũng mua phụ tùng từ Seat – công ty con của tập đoàn Volkswagen tại Tây Ban Nha. Việc xây dựng nhà máy Chery chính thức bắt đầu vào đầu năm 1997 và những chiếc xe mang thương hiệu Chery đầu tiên đã được xuất xưởng vào cuối năm 1999. Chery dần dần mở rộng các dòng sản phẩm của mình, từ những mẫu xe giá rẻ cho đến loạt xe cao cấp.
Những thành công đáng ghi nhận của Chery
Đến năm 2007, Chery chuyển mình thành một tập đoàn ô tô khổng lồ tại Trung Quốc với khoảng 25.000 nhân viên cùng tổng doanh số hơn 400.000 xe, trong đó bao gồm cả việc xuất khẩu sang các thị trường mới nổi như Nga, Trung Đông hay Mỹ La-tinh.
Trong năm 2021, Chery đã bán được hơn 960.000 xe, bao gồm 270.000 xe được xuất khẩu sang các thị trường chủ lực như Brazil, Nga, Qatar và Malaysia. Chery cũng thành lập các trung tâm R&D trên phạm vi toàn cầu, trong đó có cả ở Đức, Mỹ và Brazil. Đáng chú ý, Chery còn thiết lập quan hệ đối tác với những thương hiệu lớn như Huawei hay Alibaba và đặc biệt hơn cả là liên doanh Chery Jaguar Land Rover.
Trong quý I/2022, bất chấp những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, Chery vẫn ghi nhận doanh số ấn tượng với tổng cộng 229.277 xe được bán ra thị trường toàn cầu, tăng 11,5 % so với cùng kì năm ngoái. Vào tháng 3 năm nay, Chery đã xuất khẩu hơn 20.000 xe sang các thị trường nước ngoài. Theo Hiệp hội ô tô Brazil, Chery đứng thứ 9 trong số các thương hiệu bán lẻ với thị phần 3,52% vào tháng 3/2022 và là hãng xe Trung Quốc đầu tiên xây dựng nhà máy ở quốc gia này.
Trong khi đó, tại Chile, Chery đứng thứ hai trên thị trường ô tô tại đây khi chiếm tới 8,5% thị phần trong tháng 3/2022 và đánh bại loạt đối thủ đáng gờm. Tương tự, Chery cũng đạt tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc tại thị trường Peru hay Saudi Arabia. Thành công mà Chery có được hầu như đến từ những sản phẩm chủ lực như Tiggo 7 Pro, Tiggo 8 Pro, Arrizo 6 Pro, Tiggo 7, Tiggo 8, Tiggo 3X hay Tiggo 5X.
Những thất bại không thể tránh khỏi
Tuy thành công là thế nhưng Chery cũng không tránh khỏi những thất bại khi gia nhập nhiều thị trường quốc tế khác, trong đó phải kể đến thị trường Úc. Với sự cạnh tranh khốc liệu cùng sự đa dạng trong các kênh bán hàng, Úc được xem là “bàn đạp” để nhiều hãng ô tô mở rộng thị trường sang phương Tây, đặc biệt là châu Âu và Mỹ.
Chery quyết định gia nhập thị trường Úc vào năm 2011 với tham vọng sẽ chứng minh được thương hiệu và gặt hái thành công tại đây. Thay vì đánh vào chất lượng, Chery lại đi theo hướng cạnh tranh về giá khi cho ra mắt những mẫu ô tô rẻ nhất Úc thời bấy giờ như J3 và J11. Tuy nhiên, đây lại là hướng đi sai lầm của Chery khi các mẫu xe của hãng bị đánh giá thấp về chất lượng. Thậm chí, mẫu J1 của Chery còn bị ngừng sản xuất do không đáp ứng được các quy định về an toàn.
Không chỉ vậy, Chery còn phải đối mặt với nhiều cáo buộc về sao chép thiết kế của các hãng xe khác vào cuối những năm 2000 và đầu những năm 2010. General Motors đã từng đệ đơn lên tòa án Trung Quốc nhằm tố cáo mẫu QQ thế hệ đầu đã sao chép thiết kế của Daewoo. Ngoài ra, chiếc sedan cỡ trung Eastar của Chery cũng được xem là một bản sao của Daewoo Magnus. Đến năm 2015, Chery đành ngậm ngùi rời khỏi thị trường khó tính này. Tuy nhiên, Chery cũng đang rục rịch quay trở lại chinh phục thị trường này với dòng xe Chery Omoda 5 hoàn toàn mới.
Không chỉ tại Úc, Chery cũng đã từng nhiều lần nhận thất bại khi đặt chân đến thị trường Việt. Mặc dù có lợi thế về giá bán nhưng hãng xe Trung Quốc lại “chết yểu” khi gia nhập thị trường Việt từ những năm 2009. Ở thời điểm này, Chery đã đưa mẫu Chery QQ3 về Việt Nam với mức giá khoảng 195 triệu đồng và là mẫu ô tô rẻ nhất thời bấy giờ. Tuy nhiên, Chery QQ3 lại là cái tên thảm họa khi chỉ bán được 146 xe trong cả năm 2012 và chỉ duy nhất 1 xe trong 8 tháng đầu năm 2013. Chery QQ3 sau đó đã biến mất không dấu vết tại nước ta.
Cái tên sau đó của Chery là Riich M1 cũng chịu chung số phận khi không thể cạnh tranh với Kia Morning tại thị trường Việt. Gia nhập thị trường vào tháng 6/2010 nhưng sau hơn 4 năm, doanh số của Riich M1 tại thị trường Việt chỉ là hơn 50 xe và đến tháng 7/2014, chỉ có vỏn vẹn 2 chiếc Riich M1 được bán ra, đánh dấu sự thất bại thê thảm của hãng xe Trung Quốc.
Liệu Chery có thể trở lại thành công?
Được biết hãng Chery đang lên kế hoạch trở lại thị trường Úc và cả Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhiều người e ngại rằng hãng xe Trung Quốc sẽ khó “phá dớp” tại hai thị trường này. Trái lại cũng có nhiều ý kiến cho rằng với chiến lược mới cùng loạt sản phẩm chủ lực, Chery vẫn có thể “nên cơm nên cháo” trong lần trở lại này. Chery cho hay hiện tất cả các mẫu xe mới nhất của hãng đều được tung ra thị trường theo chiến lược hoàn toàn mới và cam kết đạt được những tiêu chí như Intelligent Driving – lái xe thông minh, Intelligent Cloud – hệ thống đám mây thông minh, Intelligent Production – Sản xuất thông minh, Intelligent Digital Marketing – chiến lược marketing thông minh và Intelligent Travel – Di chuyển thông minh. Và rõ ràng, liệu Chery có thành công khi quay trở lại chinh phục người tiêu dùng tại Úc và Việt Nam là câu hỏi khó có thể có đáp án ngay lập tức.
Minh Nhật
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về hãng xe Chery trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
SUV hạng C Trung Quốc Chery Omoda 5 đăng ký bản quyền tại Việt Nam, sắp bán chính hãng trong thời gian tớiKhi ra mắt thị trường Việt, Chery Omoda 5 hứa hẹn sẽ đưa tới thêm cho khách hàng một lựa chọn SUV hạng C đẹp mắt, nhiều trang bị và giá hợp lý.
" alt=""/>Góc khuất của 'ông lớn' Trung Quốc muốn xây nhà máy ô tô ở Việt Nam