Ngày 3/10, ông Trương Quang Việt, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, cơ quan chuyên môn đang tiếp tục điều tra truy vết, đánh giá tình hình dịch tễ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.Từ sáng nay, CDC Hà Nội phối hợp với bệnh viện cùng quận Hoàn Kiếm bắt đầu lấy mẫu đợt 2 cho khoảng 4.000 người, gồm bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế và người dân sống xung quanh khu vực; cố gắng không bỏ sót F0, F1 hay ca nghi ngờ.
“Chúng tôi đánh giá đã cơ bản khoanh vùng được chuỗi lây nhiễm này. Dựa vào kết quả xét nghiệm đợt 2, CDC Hà Nội sẽ tham mưu các phương thức phòng dịch tiếp theo cho Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và quận Hoàn Kiếm”, ông Việt nói.
Tất cả người từng đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ ngày 15/9 đến 30/9 đã cơ bản được lên danh sách để quản lý và lấy mẫu, kể cả những trường hợp đã về các tỉnh thành khác.
Phó Giám đốc CDC Hà Nội cũng thông tin, liên quan chùm lây nhiễm nói trên, ngành y tế đã thành lập 1 tổ công tác để thực hiện các phương án phòng chống dịch trong bệnh viện. Tổ công tác có sự chỉ đạo của Bộ Y tế và sự tham gia của đại diện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Sở Y tế Hà Nội, CDC Hà Nội, quận Hoàn Kiếm và Trung tâm Y tế Hoàn Kiếm.
“Một điểm thuận lợi là tại Bệnh viện Việt Đức có nhiều khu nhà khác nhau nên khi phát hiện các ca nhiễm có thể dễ dàng khoanh vùng, hạn chế khu nhà đó. Tuy nhiên, giai đoạn trước, bệnh nhân và nhân viên y tế ở các tòa nhà, khu vực khác nhau đã có sự giao lưu, tiếp xúc. Bởi vậy, cần tiếp tục điều tra, truy vết mới đảm bảo được vấn đề phòng chống dịch”, ông Việt nhấn mạnh.
|
Lấy mẫu xét nghiệm tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ngày 30/9 - Ảnh: Lê Hoàng |
Hiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã dừng khám chữa bệnh thông thường, chỉ tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu hoặc bệnh nhân chạy thận chưa thể chuyển sang các cơ sở y tế khác. Những người này được bố trí một luồng riêng để vào viện.
Với những bệnh nhân còn đang trong bệnh viện, nhân viên y tế sẽ tiếp tục thực hiện công tác khám chữa bệnh như bình thường, song song với việc đảm bảo các giải pháp phòng dịch.
Ngày 1/10, Bộ Y tế có văn bản hỏa tốc, đề nghị UBND TP Hà Nội hỗ trợ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức địa điểm cách ly y tế cho người nhà người bệnh và khách sạn cho nhân viên y tế trong thời gian sớm nhất. Từ đêm 2/10, hơn 100 F1 đầu tiên là người nhà đã được đưa đến khu cách ly tập trung tại huyện Chương Mỹ.
Ông Việt cho hay, việc đưa người nhà bệnh nhân đi cách ly tập trung là điều được tính đến từ trước, nhằm giãn cách, hạn chế lây nhiễm chéo.
CDC Hà Nội nhận định, trong quá trình khám chữa bệnh, bệnh nhân phải di chuyển nhiều giữa các khoa, phòng khác nhau, làm tăng độ tiếp xúc và nguy cơ. Còn người nhà chỉ có một không gian hạn chế để sinh hoạt. Vào giờ bác sĩ thăm khám, họ buộc phải ra khỏi phòng bệnh, đi các vùng khác nhau trong bệnh viện.
"Khoảng 1.100 người nhà bệnh nhân là áp lực rất lớn cho bệnh viện trong việc đảm bảo giãn cách và phòng chống dịch", ông Việt cho biết. Bệnh viện sẽ đảm bảo tối đa nguồn nhân lực và nguồn lực y tế để chăm sóc bệnh nhân khi người nhà phải di chuyển tới khu cách ly tập trung.
Thống kê của Sở Y tế Hà Nội, đến trưa 3/10, chùm lây nhiễm tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã có 31 ca Covid-19, trong đó 25 người đang ở địa bàn Hà Nội và 6 trường hợp đã về các tỉnh khác (Nam Định, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Hải Dương).
Trong đợt xét nghiệm đầu tiên, cơ quan chuyên môn đã lấy tổng số 7.700 mẫu liên quan, gồm nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, bảo vệ, phục vụ nhà ăn, người làm dịch vụ cung ứng trong bệnh viện và các trường hợp nguy cơ tại khu vực ngoài bệnh viện.
Trao đổi với VietNamNet,PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội nhận định, việc Thủ đô xuất hiện chùm lây nhiễm mới sau thời gian dài chỉ ghi nhận rải rác ca bệnh là điều “khó tránh”, có thể dự báo trước.
“Thực tế, mầm bệnh đã âm thầm lây lan trong cộng đồng, loại bỏ hoàn toàn F0 là không thể. Chúng ta chấp nhận mở cửa thì phải chủ động phòng ngừa và sẵn sàng chấp nhận những chuỗi lây nhiễm mới có thể xuất hiện. Bệnh viện lại là nơi nguy cơ cao nhất do tập trung đông người và thường xuyên có bệnh nhân biểu hiện ho, sốt, khó thở… tới khám nên càng dễ bùng dịch hơn”, PGS Hùng nói.
Khẳng định dập dịch tại bệnh viện có thể sẽ phức tạp hơn những khu vực khác nhưng PGS Hùng nhấn mạnh, những bệnh nhân điều trị nội trú đang phải cách ly trong Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng như người dân không nên quá lo lắng.
Lý do bởi ngành y tế đã kịp thời phong tỏa bệnh viện, đảm bảo vấn đề giãn cách bằng việc đưa người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế đi nơi khác cách ly tập trung, bên cạnh triển khai nhiều giải pháp tránh lây nhiễm chéo.
“Bệnh nhân cần tuân thủ tốt các yêu cầu về phòng chống dịch, đặc biệt là thông điệp 5K. Ngoài ra, bệnh viện cũng cần đảm bảo cho họ được chăm sóc đầy đủ về ăn uống, sinh hoạt khi không có người nhà để họ yên tâm ở lại viện điều trị”, PGS Hùng cho hay.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội mới nhất
Nguyễn Liên
Hà Nội xuất hiện chùm lây nhiễm mới là 'khó tránh', số ca có thể tiếp tục tăng
“Mầm bệnh đã âm thầm lây lan trong cộng đồng, loại bỏ hoàn toàn F0 là không thể. Chúng ta chấp nhận mở cửa thì phải chủ động phòng ngừa và sẵn sàng chấp nhận những chuỗi lây nhiễm mới có thể xuất hiện", PGS Hùng cho hay.
" alt="CDC Hà Nội: Chùm lây nhiễm Covid"/>
CDC Hà Nội: Chùm lây nhiễm Covid
Tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất là sự xung đột, mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên theo nội dung hợp đồng. Có 3 phương thức để giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất là: Thương lượng, hòa giải, khởi kiện tại tòa ánThương lượng
Đây là cách giải quyết đơn giản nhất nhưng hiệu quả thường không cao. Theo đó, hai bên cùng nhau bàn bạc, tìm ra hướng giải quyết để dung hòa quyền lợi của nhau. Mỗi bên có thể nêu quan điểm của mình, trình bày lý do không thể thực hiện được hợp đồng đặt cọc, đề xuất phương án giải quyết. Trên cơ sở đó, hai bên sẽ thống nhất một giải pháp cuối cùng.
|
Khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất tại tòa án được coi là phương án hiệu quả và triệt để nhất nhưng cũng tốn thời gian, tiền bạc và công sức nhất (Ảnh minh hoạ) |
Nếu hai bên chịu lắng nghe ý kiến đối phương, cân nhắc được mặt được mất thì có thể giải quyết tranh chấp một cách nhanh gọn. Song thực tế, rất khó để thống nhất được một phương án mà cả hai bên đều nhất trí. Chính vì vậy, việc thương lượng thường không đem lại kết quả khả quan.
Hòa giải
Nếu phương án thương lượng không thành, thì có thể nhờ đến sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải. Người hòa giải sẽ phân tích tình hình, tìm kiếm giải pháp đảm bảo được sự cân bằng về quyền và lợi ích của các bên.
Quy trình, thủ tục hòa giải tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán được thực hiện theo Luật hòa giải cơ sở 2013. Theo đó, các bên sẽ được lựa chọn hòa giải viên, nếu không lựa chọn được thì tổ trưởng tổ hòa giải sẽ phân công hòa giải viên tiến hành hòa giải.
Hòa giải viên là người có phẩm chất đạo đức tốt; có uy tín trong cộng đồng dân cư; có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân; có hiểu biết pháp luật và được Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định công nhận hòa giải viên. Trong quá trình hòa giải, có thể mời thêm người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc, người có trình độ pháp lý... tham gia hòa giải.
Tuy nhiên, trên thực tế, phương thức hòa giải tranh chấp hợp đồng đặt cọc cũng thường không đạt hiệu quả cao.
Khởi kiện tại tòa án
Khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất tại tòa án được coi là phương án hiệu quả và triệt để nhất nhưng cũng tốn thời gian, tiền bạc và công sức nhất. Quá trình khởi kiện tại tòa án được thực hiện theo một trình tự thủ tục chặt chẽ. Kết quả giải quyết tranh chấp được bảo đảm thi hành bởi Nhà nước (cơ quan thi hành án dân sự).
Trình tự giải quyết tranh chấp tại tòa án gồm các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện
Người khởi kiện chuẩn bị 1 bộ hồ sơ khởi kiện, gồm:
- Đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất.
- Bản sao giấy tờ nhân thân của người khởi kiện: Căn cước công dân, hộ chiếu còn thời hạn sử dụng, sổ hộ khẩu.
- Tài liệu, chứng cứ trong quá trình giao kết hợp đồng đặt cọc mua bán đất như: Hợp đồng đặt cọc mua bán đất; giấy biên nhận thu/nộp tiền… Những tài liệu này không bắt buộc phải nộp hết mà chỉ cần nộp tài liệu chứng minh cho yêu cầu khởi kiện.
- Tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết tranh chấp: Biên bản làm việc, hòa giải giữa các bên...
Sau đó, người khởi kiện có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương - nơi bị đơn cư trú, làm việc; gửi hồ sơ đến tòa án qua đường bưu điện hoặc gửi hồ sơ trực tuyến qua cổng thông tin điện tử của tòa án.
Bước 2: Nộp tạm ứng án phí, nhận thông báo thụ lý vụ án
Với những hồ sơ hợp lệ, đúng thẩm quyền, tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 7 ngày, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí tại chi cục thi hành án dân sự, nộp lại biên lai thu tiền cho tòa án. Sau đó, thẩm phán sẽ tiến hành thụ lý vụ án. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự biết về việc giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất.
Bước 3: Giải quyết tranh chấp tại tòa án
Tòa án tiến hành các hoạt động tố tụng cần thiết để giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất như:
- Lấy lời khai, ý kiến của các bên tranh chấp và những người liên quan.
- Xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ trong quá trình giải quyết tranh chấp.
- Lập hồ sơ vụ án tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất.
- Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ thu thập được và quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, tòa án sẽ tiến hành hòa giải, phân tích để các bên trao đổi, thỏa thuận với nhau, đưa ra phương án giải quyết tranh chấp. Nhiều vụ án đã được giải quyết ở giai đoạn này mà không phải đưa ra xét xử.
Bước 4: Mở phiên tòa xét xử
Sau khi tiến hành các hoạt động tố tụng cần thiết, hòa giải không thành, tòa án sẽ đưa vụ án tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất ra xét xử. Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi có bản án sơ thẩm, các bên tranh chấp có quyền kháng cáo nếu có căn cứ theo quy định, nếu không bản án sẽ có hiệu lực.
Đăng Duy (Tổng hợp)
Cách kiểm tra nhà đất có ‘dính’ quy hoạch tránh ôm hận tiền tỷ mất oan
Việc tra cứu thông tin quy hoạch giúp người dân chủ động trong việc mua – bán bất động sản, đưa ra được quyết định hợp lý, tránh thiệt hại tài sản do mua “nhầm” đất dính quy hoạch.
" alt="Quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp đặt cọc mua bán đất"/>
Quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp đặt cọc mua bán đất
Tại cơ quan công an, Bình khai nguyên nhân giết bạn gái là do bị huỷ hôn.
Nạn nhân bị sát hại là chị Nguyễn Thị Kim T. (23 tuổi, ngụ xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh).
|
Nghi can Kim Thanh Bình tại cơ quan Công an |
|
Cơ quan công an khám nghiệm hiện trường vụ cô gái bị người yêu đâm chết trên đường phố |
Bình khai, có quan hệ yêu đương với chị T. khoảng 4 năm nay. Hai người dự định tổ chức đám cưới vào tháng 9 tới. Tuy nhiên, giữa tháng 6 vừa qua, chị T. bất ngờ thông báo chia tay Bình, đồng thời hủy đám cưới đã lên lịch.
Bình liên tục truy hỏi, chị T. chỉ nói là không còn hợp nhau. Theo Bình khai, nghi vấn chị T. có mối quan hệ tình cảm khác. Hơn 1 tháng qua, Bình nỗ lực tìm cách níu kéo tình yêu nhưng bất thành. Chị T cũng liên tục tránh mặt Bình. Cùng quẫn vì bị bội tình, huỷ hôn... dù níu kéo không thành, Bình nghĩ đến việc giết người yêu rồi tự sát.
Sáng sớm 25/7, Bình thủ dao trong người, bám theo chị T. vừa đi ra khỏi nhà, điều khiển xe gắn máy đến chỗ làm ở xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh. Khi chị T. đi xe đến đoạn đường dẫn cao tốc TP.HCM - Trung Lương (thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh), lúc này Bình chạy vượt lên chặn xe.
Bình rút dao, liên tục tấn công, đâm tới tấp khiến chị T. gục ngã, tử vong tại chỗ.
Sau khi gây án, Bình lấy xe tẩu thoát khỏi hiện trường, tìm đến 1 cây cầu ở xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, lao xuống kênh tự vẫn. Tuy nhiên, do Bình biết bơi nên không chết như ý muốn và bơi vào bờ. Bình tìm đến nhà tổ trưởng tổ dân phố ngay gần con kênh để nói chuyện, nhờ dẫn đến cơ quan công an đầu thú.
Cô gái bị người yêu vung dao đâm tới tấp đến chết trên phố
Gã trai đeo bám theo người yêu trên đường phố rồi dùng dao đâm tới tấp khiến cô gái tử vong tại chỗ.
" alt="Lời khai của gã trai đâm tới tấp người yêu đến chết trên phố"/>
Lời khai của gã trai đâm tới tấp người yêu đến chết trên phố