Nhận định, soi kèo Lanus vs Godoy Cruz, 6h15 ngày 17/8
本文地址:http://slot.tour-time.com/news/26b399321.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Siêu máy tính dự đoán MU vs Rangers, 3h00 ngày 24/1
Theo báo cáo của Trường tiểu học – THCS – THPT Ngô Thời Nhiệm, khoảng 13h15 ngày 29/9, trong thời gian học sinh nội trú di chuyển lên khu phòng học, em A. bất ngờ trở lại lầu 4 khu nội trú rồi leo qua cửa sổ, ngã xuống.
Các giáo viên đã đưa em đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, tuy nhiên do chấn thương nặng nên đến sáng nay (30/9), em đã tử vong.
">Nữ sinh rơi lầu tử vong tại khu nội trú ở Bình Dương
Tại buổi giao lưu, ban tổ chức đã chia sẻ về mục tiêu, thể lệ cũng như những lưu ý khi làm bài dự thi. Học sinh trường Nguyễn Khuyến cũng đặt ra nhiều câu hỏi về Trí tuệ nhân tạo và định hướng tương lai trước cuộc đua này.
Đặc biệt, tại buổi giao lưu, các bạn trẻ cũng mạnh dạn chia sẻ quan điểm về sự kết nối giữa STEM và Trí tuệ nhân tạo. Theo các bạn, STEM là một khái niệm rộng, AI mới là công nghệ cốt lõi của thời đại mới. Đồng thời, các bạn mong mỏi được bày tỏ quan điểm cá nhân nhiều hơn thông qua các vòng thi cũng như các cơ hội tương tác với Hội đồng cố vấn của cuộc thi.
Đại diện Ban tổ chức cuộc thi đã truyền cảm hứng đến các bạn trẻ về AI và tương lai. Qua đó, một số bạn học sinh đã quyết định lập nhóm và đăng ký tham gia cuộc thi.
Cuộc thi Trí tuệ nhân tạo - AI Contest 2023 do Báo VietNamNet phối hợp Công ty Cổ phần Sáng tạo VLAB Việt Nam tổ chức. Vòng Sơ khảo 2 đang diễn ra với hạn nộp bài đã được tăng thêm đến hết ngày 15/10.
Các thí sinh nộp bài thi tại [email protected].
Website: vlabinnovation.com
Thế Định
">Vietnam AI Contest 2023 thu hút học sinh trường Nguyễn Khuyến, Nam Định
Còn vì sao tôi thi vào ngôi trường cách xa nhà gần 1.500 km? Vì do tôi muốn thi vào ngành Toán, nhưng không đủ tiền để đi luyện thi mà "chọi" với các bạn thi Sư phạm Toán của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và ĐH Sư phạm Hà Nội 2 - những ngôi trường đào tạo sư phạm hàng top, có điểm ngành sư phạm Toán thuộc top 1 của trường. Tôi chọn Trường ĐH Cần Thơ để tăng khả năng trúng tuyển, và tôi trúng thật.
Sau 4 năm học, tôi tốt nghiệp và quyết định tìm việc ở trong Nam, cũng đơn giản là gia đình không có tiền "chạy" cho tôi vào một ngôi trường nào đó gần nhà. Đầu tiên, tôi xin việc ở Bến Tre, chỉ là nộp hồ sơ vào Sở GD-ĐT do biết đang tuyển giáo viên và tôi được nhận, phân về trường dạy học. Tuy nhiên, sau 3 tháng, tôi nghỉ việc bởi lương hợp đồng chỉ vài trăm nghìn, không đủ cho tôi trả tiền trọ và ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa, lương nhận theo quý.
Sau đó, được bạn bè mách cho một địa phương ở Đông Nam Bộ (xin được giấu tên bởi tôi vẫn đang công tác) có thông báo tuyển giáo viên, tôi lại nộp hồ sơ ở Sở GD-ĐT và cũng được nhận. Sau đó, Sở phân công tôi về ngôi trường huyện, nơi tôi dạy từ đó đến giờ.
Xin khẳng định rằng cả hai nơi xin việc và được nhận, tôi đều không hề quen biết ai. Có lẽ ở trong này cơ chế thoáng hơn và địa phương thật sự đang cần giáo viên.
Nơi công tác mới, may mắn thay, có nhà tập thể cho giáo viên nên tôi đỡ được khoản tiền trọ. Lương lúc đó được hơn 800 nghìn đồng, còn chế độ 135 nên tổng thu nhập tôi được nhận là 1,4 triệu/tháng. Sau đó, qua dần các năm, tôi được vào biên chế, lương tăng theo quy định. Đến nay, sau 17 năm đi dạy, mỗi tháng tôi nhận hơn 9,7 triệu đồng.
Những áp lực khó nói hết bằng lời
Vài năm nay, do chương trình và SGK thay đổi, giáo viên chúng tôi phải học tập thêm, thay đổi phương pháp dạy cũng như nhiều vấn đề khác để bắt nhịp nên cũng khá vất vả.
Hàng ngày, bên cạnh giờ lên lớp, công việc của tôi rất nhiều. Gần như ngày nào cũng có văn bản, chỉ đạo mới, tôi thường xuyên phải để mắt tới các nhóm Zalo của lớp, của trường, của tổ chuyên môn để không bị bỏ lỡ thông tin. Các văn bản mới này cái thì phải truyền đạt tới học sinh, cái thì phải tham gia góp ý nếu không lại bị trừ điểm thi đua.
Hồ sơ sổ sách cũng lắm và tuần nào cũng có các cuộc họp, từ họp cơ quan đến họp tổ chuyên môn, đoàn thể và các buổi ôn thi học sinh giỏi. Ngoài ra, chúng tôi phải soạn bài với các loại giáo án - cái để đưa lên hệ thống, cái dành cho từng đối tượng học sinh giỏi hay kém, sau đó tìm bài luyện cho học sinh, soạn bài, chấm bài, tạo bài kiểm tra hàng tuần... Tôi nhìn điện thoại và máy tính suốt ngày.
Hàng năm, nhà trường quy định giáo viên đăng ký chỉ tiêu thi đua, phấn đấu có bao nhiêu học sinh đạt kết quả học tập từ trung bình trở lên. Tôi cho rằng làm gì cũng vẫn cần mục tiêu để phấn đấu, nên việc đăng ký thi đua như vậy là cần thiết. Nhưng đồng thời việc này thực hiện lại bị một số hạn chế, đặc biệt trong việc xử lý học sinh, nên thành ra kết quả đôi khi không thực chất. Đó là điều tôi cảm thấy mâu thuẫn.
Rồi có vô số các cuộc thi cho cả giáo viên và học sinh. Thầy cô đã được phân công ôn thi học sinh giỏi phải có giải, không những phải có mà còn phải có nhiều. Nếu không có, chúng tôi sẽ bị cấp trên sẽ nhắc nhở ngay.
Tôi cũng dạy thêm vài buổi tối trong tuần, nhưng không đặt nặng vấn đề thu nhập ở mảng này. Thậm chí năm nay kinh tế khó khăn, số lượng học sinh giảm nhiều do bố mẹ các em thu nhập giảm. Tôi nói học sinh nếu gia đình khó quá cứ đến tôi dạy miễn phí, nhưng các em ngại nên bỏ học thêm khá nhiều.
Ngoài ra còn phải có thời gian cho gia đình, con cái. Do đó, thường khi xong hết mọi việc sớm cũng đã 23h và thường xuyên tôi phải thức tới quá nửa đêm.
Nhưng điều khiến tôi "bực bội" nhất khi theo nghề giáo là việc bị giới hạn khi xử lý học sinh. Dạy học sinh yếu với tôi rất mất sức bởi còn cả yếu tố cảm xúc. Với không ít em, giáo viên kiên nhẫn mềm mỏng mãi vẫn không chịu học, nhưng tôi không thể áp dụng biện pháp mạnh hơn để xử lý.
Bây giờ giáo viên nói cũng phải khéo, không rất dễ mang tiếng "sỉ nhục, làm tổn thương" học sinh. Do đó nhiều khi tôi đành để nước chảy bèo trôi, đến đâu thì đến. Tôi đã luyện được cho mình cứ vào lớp là nở nụ cười, không dám cáu, không chê không đe nẹt, thường xuyên nhìn sắc mặt học sinh mà động viên.
Lúc đầu thấy không quen nhưng dần tôi nhận ra đúng là nên làm thế, như một cách truyền năng lượng tích cực cho cả lớp. Có điều kìm nén nhiều quá lại tổn thương tâm lý của mình.
'Nghề tay trái giúp tôi làm những việc có khi cả đời đi dạy không làm nổi'
Nhận lương chưa đầy 10 triệu đồng/tháng nhưng cuộc sống hiện nay của tôi ổn, đúng công thức: 1 vợ, 2 con, 3 tầng, 4 bánh. Lý do là nhà vợ khéo buôn bán và tôi cũng có thêm nghề tay trái là "buôn đất" ngay từ những năm đầu đi dạy.
Bắt đầu từ những buổi đi cà phê, nghe bạn bè nói chuyện, tôi thấy mình làm được. Tôi quyết định vay ngân hàng để làm. Khi đó, chỉ vay được vài trăm triệu, chưa mấy hiểu biết cộng với công việc đi dạy bận rộn nên tôi chỉ túc tắc "đi buôn" ở mức độ kiểm soát được mọi việc.
Nhưng chắc tôi có duyên cả với đất đai, nên cứ mua đi bán lại, mỗi lô tôi kiếm một ít - gọi là ít nhưng có khi bằng vài năm đi dạy, thậm chí có tháng thu nhập của tôi bằng cả 10 năm đứng lớp. Cộng dồn từ đó, đến giờ có lẽ tài sản tôi có được từ đất còn nhiều hơn một đời đi dạy.
Do có nguồn thu nhập này, cuộc sống của tôi thoải mái hơn, làm được nhiều điều mong muốn cho gia đình và người thân.
Tại sao chúng tôi không nghỉ việc?
Tôi chưa bao giờ nghĩ tới việc nghỉ dạy. 20 năm nữa mới tới tuổi nghỉ hưu - tôi không biết có đi được hết quãng đường trước mắt với kiểu làm việc vất vả thế này hay không, nhưng có điều chắc chắn là sẽ cố gắng đi dạy ít nhất đến khi các con học hết phổ thông.
Tôi luôn xác định với nghề giáo, nếu không làm xuất sắc được, phải làm tốt nhất. Với tôi, đây là công việc ổn định, có thể giáo dục con cái không chạy theo vòng xoáy của đồng tiền. Đây cũng là nghề bố mẹ đã chọn cho nên tôi không muốn ông bà thất vọng. Nghề giáo cũng có chỗ đứng trong xã hội. Hơn nữa, thu nhập ngoài của gia đình đã ổn, tôi không bị thúc ép phải kiếm thêm tiền đến mức bỏ dạy. Nếu còn đi dạy, vị trí của tôi trong mắt người ngoài và cả người thân cũng sẽ khác với việc chỉ là một anh "cò đất".
Còn về những giáo viên khác mà tôi biết, với góc nhìn của tôi, từ khi thay đổi cách thi tốt nghiệp THPT, có bài khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, khái niệm môn chính môn phụ ở THPT cũng không còn rõ ràng. Khi nhà trường tổ chức phụ đạo cho học sinh cuối cấp, hầu như thầy cô nào cũng được bố trí dạy thêm, từ đó có thêm thu nhập.
Những giáo viên ở bộ môn không thể dạy thêm, như môn Kỹ thuật, lãnh đạo trường tôi ưu tiên sắp xếp lịch dạy sao cho mỗi tuần chỉ phải đến trường 3, 4 buổi. Thời gian không phải lên lớp, họ có thể tranh thủ làm thêm việc này việc khác. Do đó, khi làm hơn chục năm, lương khoảng 8 triệu, họ cũng hài lòng nên không nghỉ việc.
Bởi bỏ đi thì biết làm gì? Buôn bán phải có duyên, có phúc phận của mỗi người. Tôi biết cũng có những người tập tành buôn đất đấy rồi nay chỉ lo trả lãi, lương hàng tháng không đủ trả lãi vay ngân hàng.
Mức lương của nhà giáo, nói đâu xa, đã hơn nhiều công nhân làm ở trong các khu công nghiệp quanh đây, mà rõ ràng là không vất vả bằng. Hay so với hoàn cảnh chung của người dân trong khu vực, có những người làm ngày nào mới có ăn ngày đó, giáo viên dù thiếu thốn nhưng vẫn có đồng lương để chi, để trông vào.
Nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm riêng của tác giả. Bạn đọc có ý kiến hoặc câu chuyện tương tự có thể gửi về email: [email protected]. Bài viết được đăng tải trên VietNamNet sẽ nhận nhuận bút theo quy định của tòa soạn. Xin trân trọng cảm ơn. ">Tôi không nghỉ dạy học vì nghề tay trái thu nhập 1 tháng bằng 10 năm đứng lớp
Nhận định, soi kèo TPHCM vs SHB Đà Nẵng, 19h15 ngày 24/1: Vùi dập đối thủ
Xác định nhóm học sinh lột đồ, đánh hội đồng nữ sinh lớp 8 nhập viện ở Long An
Kết quả nữ sinh viên C.V nhận hình thức đuổi học, một hình phạt cao nhất của nhà trường. Nhiều độc giả đồng tình với cách xử lý của trường đồng thời bày tỏ sự ngán ngẩm với một bộ phận sinh viên hiện nay trong cách xây dựng văn hoá ứng xử với bạn bè, thầy cô. Đặc biệt, khi đây là những người trên 18 tuổi, đủ tuổi chịu trách nhiệm với hành vi của mình.
Nhìn nhận về sự việc, một giảng viên đại học ở TP.HCM thốt lên: “Hành xử của sinh viên như vậy không thể chấp nhận được trong môi trường học đường”.
Nhìn nhận xa hơn, theo vị giảng viên này cho rằng, hiện nay những sinh viên gen Z rất năng động, cởi mở, ứng xử văn minh, lịch sự nhưng trong số đó vẫn còn tồn tại một mộ phận có thái độ bất cần, thiếu lịch sự và ứng xử chưa phù hợp. Các em hay hành động theo ý thích, muốn chứng tỏ bản thân và ít nghe lời những người xung quanh khuyên bảo.
Tuy nhiên cũng có độc giả có cái nhìn khách quan khi cho rằng có thể sinh viên có vấn đề về tâm lý, trong một phút nóng giận đã không kiềm chế hành vi. Độc giả này cũng chia sẻ nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân, từ đó có cái nhìn cảm thông hơn và nếu có thể hãy cho bạn một cơ hội để sửa sai.
Tương tự độc giả Hùng nhận định: "Có thể sinh viên mày bị sang chấn tâm lý. Chúng ta đừng khắt khe quá bởi em còn cả tương lai phía trước". Độc giả Hưng Nguyễn viết: "Cho thôi học 1 năm, nếu là vấn đề tâm lý hay biết hối hận, cố gắng học tập, em sẽ còn cơ hội. Ai cũng có sai lầm...".
Thạc sĩ Đặng Kiên Cường, giảng viên khoa Công nghệ thông tin kiêm Trưởng phòng công tác sinh viên, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, nhìn nhận, xây dựng văn hoá học đường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành giáo dục.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị về việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường. Chỉ thị nêu rõ: Văn hoá học đường là một môi trường quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, có lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, có ý thức và trách nhiệm với đất nước, cộng đồng, gia đình và bản thân.
Tuy nhiên, cũng cần phải coi trọng sự gắn kết giữa nhà trường với gia đình trong xây dựng văn hóa học đường. Phụ huynh nên có sự phối hợp cùng nhà trường, trực tiếp là giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt, gần gũi, chia sẻ thông tin; kịp thời phát hiện và giúp các em điều chỉnh những nhận thức, hành vi có biểu hiện lệch chuẩn về văn hóa. Phụ huynh cần là tấm gương về cách hành xử văn hóa cho các em.
Theo ông Cường, khi chuyển trạng thái từ học sinh để trở thành sinh viên, việc rèn luyện đạo đức, văn hoá của sinh viên càng đa dạng hơn. Nề nếp, đạo đức, văn hoá của sinh viên được thể hiện, tiếp nhận ngay từ khi bước chân vào trường trong những ngày nhập học. Các trường đều có hoạt động đón tân sinh viên, ngày hội dành cho tân sinh viên, từ đó sinh viên sẽ cảm nhận được văn hoá của trường học.
Các hoạt động triển khai cho văn hoá học đường, đạo đức cho sinh viên được triển khai từ những buổi học đầu tiên trong tuần sinh hoạt công dân. Sinh viên sẽ biết những việc cần thực hiện, các hoạt động cần thực hiện, những việc nên/không nên; những việc được/không được làm. Ngoài ra, văn hoá học đường, đạo đức sinh viên còn được tiếp nhận qua các môn học về kỹ năng giao tiếp, các hoạt động ngoại khoá và các khoá học về kỹ năng khác.
Ông Cường cũng cho rằng, mỗi người, trong những khoảng thời gian nào đó đều có những khó khăn nhất định. Sinh viên cũng vậy, thỉnh thoảng có những khó khăn trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp… vì vậy có thể có hành xử không chuẩn mực, không đúng với đạo đức và văn hoá sinh viên. Nếu có các hoạt động ngăn chặn phòng ngừa sẽ giảm thiểu được phần nào các vi phạm về đạo đức.
Các hoạt động tư vấn tâm lý, tham vấn tâm lý, các bộ phận hỗ trợ sẽ góp phần trong hoạt động giảm thiểu, ngăn ngừa những hoạt động, hành vi bột phát, vi phạm đạo đức, văn hoá cho sinh viên. Hoạt động tư vấn, tham vấn tâm lý hầu hết đều có tại các nhà trường, sinh viên nên tiếp cận để được hỗ trợ, từ đó hạn chế được những hành vi, kết quả không mong muốn, làm phương hại đến bản thân, gia đình và cả nhà trường.
"Sinh viên cần chia sẻ thẳng thắn với giáo viên, với bạn bè những vấn đề còn băn khoăn, vướng mắc. Thầy cô làm công tác cố vấn học tập sẽ có thể hỗ trợ thêm hoặc đề đạt các ý kiến (nếu vẫn chưa thoả đáng) lên cấp khoa, cấp trường"- ông Cường nói.
Sinh viên đòi đuổi giảng viên là 'hành xử không thể xuất hiện ở giảng đường'
Tuy nhiên, qua kiểm tra vẫn còn một số khoản chi của đơn vị không đúng quy định của pháp luật.
Cụ thể, qua kiểm tra quyết toán kinh phí giao tự chủ năm 2018, đơn vị tính không đúng thời gian đào tạo các lớp trung học nghề so với định mức quy định tại Điểm 1.3 Điều 4 Chương II Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND ngày 8/12/2016 của HĐNDn tỉnh Gia Lai về ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương cho thời kỳ 2017-2020 với số tiền chênh lệch là 786.424.000 đồng.
Năm 2018, đơn vị lấy nguồn thu để khắc phục vi phạm khối lượng sửa chữa nhà vệ sinh theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước là không đúng quy định với số tiền 9.926.000 đồng.
Bên cạnh đó, về công tác sửa chữa xây dựng, năm 2019, khi cải tạo, sửa chữa khu vệ sinh khối nhà học, đơn vị dự toán, quyết toán sai diện tích vệ sinh và sơn tường cũ 70,38 m2 với giá trị 5.892.000 đồng. Năm 2020 khi xây dựng giếng khoan 150 m, đơn vị quyết toán sai định mức khoan giếng 25 m với giá trị chênh lệch hơn 9.362.000 đồng.
Tổng sai phạm trong việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại trường Cao đẳng Gia Lai là 811.604.000 đồng.
Thanh tra tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Hiệu trưởng Trường CĐ Gia Lai tổ chức kiểm điểm chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại hạn chế trong việc thu, chi ngân sách của đơn vị.
Đồng thời, Trường CĐ Gia Lai phải tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với tập thể và cá nhân có liên quan thuộc Phòng Tài chính - Kế hoạch trong việc tham mưu lãnh đạo nhà trường ký, trình phê duyệt quyết toán có sai sót, hạn chế nhưng không được phát hiện kịp thời để chấn chỉnh, xử lý.
Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm thu hồi số tiền quyết toán sai quy định 811.604.000 đồng nộp vào ngân sách nhà nước khi có quyết định của Chánh Thanh tra tỉnh.
Đề nghị hiệu trưởng Trường CĐ Gia Lai thu hồi hơn 800 triệu đồng chi sai
友情链接