Tràn lan clip riêng tư từ hệ thống camera bị hacker phán tán trên Internet (Ảnh minh họa)
Từng có nhiều năm “chinh chiến” và nằm vùng trong các group 18+, P.N cho biết, tùy theo nhu cầu của từng người, nhóm quản trị những hội nhóm dạng này sẽ cung cấp các tùy chọn khác nhau. Từ những clip 18+ “home made” cho đến màn khoe thân theo giờ của các “idol”, và gần đây là trào lưu mới về các clip từ những tài khoản camera mà hacker đánh cắp được.
Thói quen “dùng tiền mua vui” của nhiều người…
Hầu hết các hội nhóm này sẽ thu phí tùy theo chất lượng nội dung, từ 100.000 đến 250.000 đồng mỗi lượt gia nhập, P.N tiết lộ. Không chỉ cung cấp nội dung đồi trụy, một số nhóm còn chia sẻ những tài khoản truy cập hệ thống camera IP đã bị hack với mức phí trọn đời vào khoảng 3-4 triệu đồng.
“Mặc dù cũng có một số nhóm miễn phí nhưng hầu hết là scam (lừa đảo – PV), không cẩn thận là tiền mất tật mang như chơi”, P.N cho biết thêm. Ngoài ra, những cộng đồng này hoạt động khá khép kín, hiếm khi công khai và phải có người giới thiệu bảo đảm mới có thể tham gia.
Thông qua sự giới thiệu của P.N, người viết liên hệ với H, quản trị của nhiều hội nhóm 18+ có đông thành viên, để yêu cầu cấp quyền truy cập nhóm chia sẻ các clip từ webcam gia đình. Qua đoạn hội thoại chóng vánh, H cung cấp các tùy chọn hội nhóm trên Zalo, Facebook, IG và cả Onlyfans. Trong đó, Onlyfans là một website dạng tính phí theo tháng, người dùng cũng có thể phải trả thêm phí sử dụng cho mỗi bài viết tùy thuộc thiết lập của chủ sở hữu trang.
Chỉ với 250.000 đồng cho một lần gia nhập, H cam kết mỗi nhóm sẽ duy trì hoạt động tối thiểu trong vòng 2 tháng. Tuy nhiên H từ chối khi được đề nghị cung cấp số tài khoản mà chỉ chấp nhận thanh toán bằng thẻ viễn thông.
Chỉ chưa đầy 5 phút sau, người viết đã được phê duyệt gia nhập vào một nhóm có cái tên sặc mùi 18+ - “Động D.Đ”. Từ đây, một thế giới “thượng vàng hạ cám” của đủ các thể loại nội dung người lớn bắt đầu mở ra, có thể bắt gặp không ít các clip được trích xuất từ camera gia đình với đủ kiểu nội dung khác nhau. Từ cảnh thay đồ và thậm chí là cả những cảnh trong phòng ngủ mà nhân vật trong những clip này hồn nhiên không biết rằng bản thân mình đã trở thành nạn nhân của “những kẻ biến thái”.
Trở thành sự ám ảnh
Bất an là tâm lý chung của nhiều người khi phát hiện bản thân và gia đình trở thành nạn nhân của nạn hack tài khoản camera. Chị H.Y, chủ một cửa hàng thời trang nữ ở Hà Đông (Hà Nội), từng có khoảng thời gian trầm cảm sau khi biết hệ thống camera an ninh tại cửa hàng của chị đã bị các đối tượng xấu âm thầm thâm nhập trong một thời gian dài.
Những hình ảnh riêng tư trong cửa hàng, bao gồm cả khu vực thay đồ của khách đều đã bị kẻ xấu theo dõi từ 3 tháng trước và chỉ được phát hiện sau khi lắp đặt lại hệ thống ở địa điểm mới. Cho rằng bản thân phải chịu trách nhiệm vì để xảy ra sự cố, chị H.Y càng cảm thấy lo lắng hơn khi không biết phải xử lý ra sao, bởi không chỉ khách hàng mà cả uy tín và tình hình kinh doanh của cửa hàng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Tại sự kiện Security World 2021 mới đây, Đại tá Trương Sơn Lâm, Phó Cục trưởng, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an đã cho hay, hoạt động thu thập, mua bán, sử dụng trái phép và để lộ, mất dữ liệu cá nhân trên mạng diễn ra khá phổ biến.
Theo ông Lâm, thời gian vừa qua, tại Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ lộ, mất dữ liệu cá nhân với số lượng lớn, tính chất và mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều đường dây, tổ chức, cá nhân có hoạt động mua bán dữ liệu cá nhân trái phép đã được phát hiện. Gần đây, A05 đã phối hợp với Công an một số đơn vị, địa phương phá đường dây có hoạt động mua bán dữ liệu cá nhân với tính chất, mức độ và số lượng lớn.
Trao đổi với ICTnews, ông Vương Trọng Nhân, chuyên gia Công ty cổ phần An ninh mạng Việt Nam (VSEC) nhận định: Tình trạng mua bán thông tin, dữ liệu cá nhân tràn lan trên mạng hết sức nguy hiểm. Nó là nguồn cơn của vô số phiền toái mà không ít người đang gặp phải. Nạn nhân của những cuộc mua bán này trong cuộc sống hàng ngày sẽ phải đối mặt với những nguy cơ tiềm tàng từ nhỏ đến lớn, thậm chí có cả những nguy cơ liên quan đến tống tiền, bắt cóc...
Sự phổ biến của hoạt động thu thập, mua bán, sử dụng trái phép dữ liệu cá nhân trên mạng, theo đại diện Bộ Công an, đã và đang đặt ra thách thức lớn cho công tác bảo vệ lợi ích, chủ quyền, an ninh dữ liệu quốc gia, uy tín của các doanh nghiệp, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Nhóm PV
Các chuyên gia bảo mật cho biết, thiết bị IoT nói chung và camera giám sát nói riêng chỉ tập trung về mặt tính năng chứ không chú trọng đến những biện pháp bảo đảm an toàn thông tin.
" alt=""/>Rò rỉ hình ảnh từ camera giám sát, hệ lụy khôn lườngChuyện buồn của một cử nhân bằng giỏi
Phạm Thị Thu Hằng (26 tuổi), lớn lên tại ở khu tập thể 4 tầng,phường Trang Hạ, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Cô gái nhỏ bé, xinh xắn đạt được nhiềuthành tích trong học tập và Hằng là cựu sinh viên khoa 44 Giáo dục thể chất,Trường ĐH Thể dục Thể thao Bắc Ninh với tấm bằng loại giỏi.
![]() |
Khu tập thể nơi Hằng sinh sống |
Theo thầy Nguyễn Đại Dương, hiệu trưởng nhà trường - sau bốnnăm ra trường Hằng vẫn thất nghiệp dẫn đến suy nghĩ nhiều rồi mắc bệnh trầm cảmdẫn đến cắn lưỡi tự vẫn.
Kể về con gái mình, ông Phạm Văn Bằng cho biết: Hằng là congái cả trong gia đình có 2 chị em. Tốt nghiệp loại giỏi nhưng không xin đượccông việc đúng với chuyên môn.
Ông Bằng kể, sau khi ra trường được hơn 1 năm thì cháu xin đidạy hợp đồng cho một trường cấp 3 trên địa bàn nhưng bản tính nó nhát, hiền lànhnên bị các em học sinh trêu trọc, có lúc còn khóc nên làm ở đó được một thờigian thì xin nghỉ. Sau đó gia đình vay mượn hơn 10 triệu cho cháu đi học nghề may, nhưng làm nghề này lương thấp quá nên cháu chán nản bỏ không làm nữa.
Gặp bà Hoàng Thị Mì (sinh năm 1956) - mẹ của Hằng tại BV Tâmthần Bắc Ninh sáng 16/3, người mẹ già cho biết thêm: "Lúc đi học may xong Hằngxin vào làm ở một xưởng tư nhân, sáng làm từ 7h-13h, chiều làm từ 14h-22h. Nhưngngười chủ luôn miệng chê Hằng làm chậm, không bằng họ may vội. Tự ái, làm đượcgần 3 tuần thì cháu xin nghỉ mà không nhận đồng tiền công nào".
Từ đó đến nay, cháu ở nhà phụ giúp mẹ bán trứng, nước chè chosinh viên gần nhà sống qua ngày. Do ít tiếp xúc với tiền bạc nên theo bà Mì cólần Hằng bị khách lừa không trả tiền, quỵt nợ hoặc trả tiền giả nhưng không biết.
Nỗi đau một gia đình
Dịp gần Tết nguyên đán vừa qua, theo bà Mì, Hằng bắt đầu cónhững dấu hiệu của trầm cảm.
"Cháu lúc nào cũng trong bộ dạng chậm chạp, lừ đừnhư đang suy nghĩ gì. Có hôm vợ chồng tôi bận, dặn con ở nhà nấu cơm nhưng Hằnglại quên. Bố mẹ hỏi Hằng chỉ lặp đi lặp lại câu nói "con xin lỗi bố, con cảm ơnbố""- bà Mì kể.
Ông Bằng nhìn con đau khổ hỏi sao con lại thế này. Trong lòngnghi ngại, ra Tết mấy hôm vợ chồng bà Mì đưa con gái đi khám ở BV Đa khoa Từ Sơn,Bắc Ninh. Tại đây Hằng được các bác sĩ kết luận đã trầm cảm ở mức độ nặng và tạođiều kiện ngay để gia đình chuyển Hằng đến BV Tâm thần tỉnh Bắc Ninh.
![]() |
Hầng đang được cấp cứu trong bệnh viện |
"Biết con thế rồi nhưng trong lúc nhà chẳng có gì, chúng tôiđịnh đợi cho các cháu sinh viên đi học mấy hôm sau Tết để nhặt ít tiền nợ gomgóp đưa con lên tỉnh khám. Nào ngờ cháu lại xảy ra chuyện như thế"- bà Mì rơmrớm nước mắt.
Nhớ lại lúc xảy ra sự việc ông Bằng nói, ngày 11/3, Hằng cóbiểu hiện khác thường, cứ liên tục chắp tay vái lạy chúng tôi, khóc lóc rồi bảocon sắp chết rồi bố ơi. Nghe con nói gở mồm, tôi mắng cho một trận nhưng nó vẫncứ liên tục vái lạy".
Nhà ông Bằng có hai người con, dưới Hằng là em trai Phạm VănTiến, sinh năm 1994. Cách đây 2 năm, đang theo một trường CĐ nghề về dândụng - Tiến cũng có biểu hiện trầm cảm phải nghỉ học. Gia đình đưa đi khám ở BVTâm thần tỉnh Bắc Ninh, bác sĩ cho biết tình trạng của Tiến hiện đã nặng nên chovề nhà, ngày ngày phải uống thuốc điều trị. Mỗi tháng Tiến được nhà nước trợ cấp270.000 đồng. Tiến giờ lúc tỉnh lúc lại rơi vào trầm cảm, tâm lí không ổn định.
![]() |
Cậu em trai mắc bệnh tâm thần của Hằng |
Hôm 11/3, theo bà Mì, Tiến đã lén lấy một lon bia uống trướckhi ông Bằng về. Trong trạng thái không kiểm soát được hành vi, còn ông Bằngđang đi làm về mệt, không biết con như vậy nên bố và con trai xảy ra xô xát nhẹ.
Bà Mì lúc đó đang phải đút từng thìa cơm cho con gái ăn phảivào ngăn. "Rồi thoáng cái tôi lấy cháu nó nằm đừ ra, miệng đầy máu nên hô hoánmọi người xung quanh giúp đỡ. Vậy là nhà tôi 2 đứa con giờ thành ra tàn tật rồi"- người mẹ già giọng buồn bã nói trong tuyệt vọng.
Hằng được đi cấp cứu tại Bệnh viện thị xã Từ Sơn nhưng do quánặng nên Hằng được đưa lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh rồi chuyển sang Bệnhviện tâm thần tỉnh Bắc Ninh tiếp tục điều trị. Bước sang ngày thứ 5, Hằng hiệnvẫn phải ăn qua ống xông và được tiêm thuốc an thần mới ngủ được. Cứ tỉnh dậyHằng lại chấp tay vái lậy hoặc tự đấm tay vào miệng.
![]() |
Thành tích học tập của Hằng |
Ngồi ở bên con trên giường bệnh, bà Mì nói trong đau khổ: "Haiđứa con đang lành lặn, ngoan ngoãn bỗng đổ bệnh trầm cảm thế này có lẽ là dotrước đây tôi từng là thanh niên xung phong đi thu dọn chiến trường sân bay từĐà Nẵng vào đến Tây Nguyên. Chất độc da cam đã ngấm vào người tôi, giờ đây làhai đứa con phải chịu nỗi đau thay mẹ".
Bà Mì cho biết mình cũng muốn đi làm thủ tục để xác nhận việcnày mong các con được thêm những giúp đỡ nhưng hồ sơ, thủ tục quá phức tạp, phảiđi nhiều nơi nên đành thôi.
Sẽ bán nhà để chữa bệnh cho con
![]() |
Căn phòng nhỏ tại khu tập thể 4 tầng cũ kỹ ở phường Trang Hạ,thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh là nơi cư trú của 4 thành viên trong gia đình ông PhạmVăn Bằng, ngoài hai vợ chồng ông còn có Phạm Thị Thu Hằng (nạn nhân cắn lưỡi tựvẫn) và cậu con trai Phạm Văn Tiến mắc bệnh tâm thần.
"Mấy ngày nay chị nó nằm viện cấp cứu, tôi phải nhờ hàng xómtrông hộ, mọi người thương tình người thì cho cơm, người thì mang canh cho cháuăn", ông Bằng cho biết.
Trước đó, tiền vợ chồng ông Bằng kiếm được chỉ đủ lo sinhhoạt trong nhà. Họ hàng nội ngoại hàng tháng vẫn phải gửi tiền gửi gạo giúp đỡông bà nuôi con. Hai con đổ bệnh, tiền vay lãi thời sinh viên lo cho Hằng đi họcđại học giờ cũng đến kỳ phải trả nhưng ông bà Mì chưa biết tính sao.
"Thế mà năm ngoái khi bình bầu gia đình hộ nghèo, cái Hằngcòn tỉnh táo nó bảo nhà tôi không nhận là hộ nghèo dù khu phố đã đồng ý hết. Nónói nhà ta còn khá hơn bao nhiêu gia đình khi còn có cơm ăn áo mặc, có nơi để màở. Nhiều người còn khó hơn nên để dành tiền đó giúp họ trước" - bà Mì kể trongnước mắt.
Mãi đến năm nay khi Hằng có dấu hiệu trầm cảm, gia đình lâmvào cảnh khốn khó, địa phương tiếp tục xác nhận gia cảnh nên ông bà Mì mới nhậnlà hộ nghèo để hưởng trợ cấp của nhà nước.
Nhìn trong căn nhà cũ kỹ của 4 con người không vật dụng gìđáng giá ngoài 2 chiếc tivi, mọi đồ vật trong gia đình không có cái gì giá trị.
![]() |
Gia đình tôi giờ không còn cái gì nữa, nhà có mở cửa cả tuầncũng chẳng mất mát gì vì cũng chẳng có gì để mà lấy ông Bằng nói..
Vay mượn giờ cũng khó khăn nên ông Bằng cho biết: "Nhiều khảnăng tôi phải bán cái chung cư này để chữa bệnh cho cháu, còn ở đâu cũng đượcquan trọng là cứu được nó.
Bà Nguyễn Thị Liên, chi hội phụ nữ khu phố Mới, phường TrangHạ cho biết, gia đình ông Bằng rất khó khăn, không có công ăn việc làm ổn định.
"Người dân ở đây ai khi nghe tin cháu nó như vậy đều rất đaubuồn. Mong sao cháu nhanh khỏi bệnh. Còn hiện tại bà con khu phố cũng đang cốgắng huy động giúp đỡ thêm cho gia đình ông Bằng vượt qua khó khăn này", bà Liêncho hay.
Văn Chung - Nhị Tiến