Khởi động giai đoạn 2 của Đề án số hóa truyền hình
Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam đến 2020 đã tiến hành đánh giá,ởiđộnggiaiđoạncủaĐềánsốhóatruyềnhìlịch bóng đá hom nay tổng kết kết quả của giai đoạn 1, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời chuẩn bị triển khai giai đoạn 2 của Đề án.
Ảnh: mic.gov.vn |
Chia sẻ tại Hội nghị Giao ban QLNN tháng 9/2016 của Bộ TT&TT chiều 5/10, ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện cho biết, cuộc họp tổng kết của tiểu ban Giúp việc cho Ban Chỉ đạo đã diễn ra vào ngày 30/9 vừa qua. Hiện 5 TP lớn trực thuộc Trung ương là Đà Nẵng, Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Hải Phòng đã hoàn toàn chuyển sang phát sóng số, với kết quả nhận được sự ghi nhận, đánh giá cao từ dư luận.
"Nhiều yếu tố được đánh giá rất tốt như người dân xem được nhiều kênh miễn phí với chất lượng cao. Khâu hỗ trợ đầu thu và thông tin của Bộ TT&TT cũng rất hiệu quả", ông Hoan cho biết.
Tuy nhiên, bước sang giai đoạn 2, khá nhiều vấn đề đã nổi lên, ở cả "phần phát lẫn phần thu, cả ở cấp Bộ lẫn các địa phương" nếu muốn triển khai thành công, vị đại diện Cục Tần số - đơn vị thường trực của Ban chỉ đạo - nhấn mạnh.
Một thuận lợi của giai đoạn 2 là khá nhiều địa phương lẽ ra tắt sóng trong dịp này đã được chuyển đổi cùng với 4 Thành phố lớn Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Hải Phòng từ 15/8, do những tỉnh này nằm ở khu vực lân cận và cũng chịu ảnh hưởng khi tắt sóng analog. Chính vì thế, sóng số đã được phát 100% trên địa bàn, khâu hỗ trợ đầu thu cũng đã tiến hành xong cơ bản. Những địa phương này sẽ tắt analog đúng thời hạn, ông Hoan cho hay.
Nhưng với những địa phương còn lại, còn rất nhiều thủ tục phải tiến hành, chuẩn bị, cần nhiều thời gian. Do đó, nhiều khả năng Ban chỉ đạo sẽ phải điều chỉnh thời điểm tắt sóng đối với những tỉnh này.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, tỉnh nào đã đáp ứng được các điều kiện cần và đủ để chuyển đổi thì sẽ tắt sóng đúng thời hạn. Riêng những địa phương làm chậm cần phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xin giãn thời gian, do Đề án được thực hiện theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng. Bộ trưởng cũng yêu cầu sớm họp Ban chỉ đạo Đề án để thống nhất các đầu việc lớn, cần triển khai gấp để chuẩn bị cho giai đoạn 2.
Theo lộ trình hiện tại của Đề án số hóa truyền hình, thời điểm tắt sóng analog của giai đoạn 2 là 31/12/2016. 26 tỉnh sẽ chuyển đổi hoàn toàn trong đợt này, gồm Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hải Dương, Ninh Bình, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Đồng Nai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Long An....
T.C