Thế hệ 7X trở về trước cứ đến hè là nghỉ trọn 3 tháng, cả 90 ngày mặc định không đến lớp học văn hóa.Với nhà trường thời 4.0, hè tất nhiên có khác xưa, nhưng hoạt động hè luôn là một trong những nội dung giáo dục cần sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường, xã hội.
Không nên cho con "cày hè"
Thay vì đôn đáo tìm nơi học thêm, phụ huynh hãy cùng với con em mình và các thành viên khác trong gia đình tổ chức hoạt động hè, trước hết là tại nhà.
Giờ nào việc nấy, người lớn không gây áp lực cho trẻ nhưng để có thói quen tốt, cần quan tâm, khích lệ, dõi theo các em. Có nhiều tài liệu về chơi thể thao, nấu ăn, cắm hoa hay cắt may..., bố mẹ nên dành thời gian đọc, tìm hiểu thực tế rồi làm cùng con. Được như vậy, gia đình sẽ thêm đầm ấm.
Nếu trẻ sẽ bước vào lớp cuối cấp, bố mẹ nên hướng dẫn con ôn lại kiến thức cũ của các môn công cụ và tìm hiểu thêm các môn học sẽ chọn để thi hay xét tuyển.
|
Từ năm học tới, học sinh có thể được nghỉ trọn vẹn ba tháng hè. Ảnh: Thúy Nga |
Phụ huynh cần cân nhắc khi cho con em đến lớp học thêm. Bởi việc học cốt là ở tự học, nếu biết khai thác nguồn học liệu trên mạng thì con trẻ như luôn có thầy cô bên cạnh.
Nếu có điều kiện, phụ huynh cho trẻ đi du lịch, về quê thăm bà con, xem phim..
Tất cả cần sắp xếp từ lúc chuẩn bị vào hè. Bố mẹ chớ vin vào công việc mà không dành thời gian cùng con.
Bố mẹ cũng không nên cho con “cày hè” để hơn người. Có kỹ năng mềm, sống trách nhiệm, biết yêu thương, ngăn nắp trong sinh hoạt, tự học – nếu trẻ hôm nay được như vậy, chắc chắn ngày mai là công dân tử tế.
Nhà trường góp phần phát triển văn hóa đọc
Học trò có 3 tháng hè. Nhưng với thầy cô, đặc biệt là ban giám hiệu hay cán bộ phụ trách công tác Đoàn, Hội, Đội, mùa hè ngắn hơn nhiều.
Nhà trường cần thỏa thuận với phụ huynh về thời gian, kinh phí, tính toán vừa đủ để trang trải cho các hoạt động. Phụ huynh cảm thấy thoải mái sẽ cho con em tham gia nhiều hơn.
Hoạt động hè ở trường chủ yếu là thể dục thể thao, đọc sách, các câu lạc bộ Tiếng Anh, Tin học, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, ý tưởng khởi nghiệp. Có thể rèn luyện thêm cho học sinh yếu hay bồi dưỡng học sinh giỏi, nhưng tuyệt nhiên không tìm cách "lách" để dạy học văn hóa.
Ở các gia đình khó khăn, mùa hè sẽ có em phải phụ giúp gia đình, tích cóp tiền nong chuẩn bị cho năm học mới. Việc này là chính đáng. Nếu khéo động viên, các em cũng sẽ tham gia được hoạt động hè tại trường.
Lãnh đạo trường cần sắp xếp hợp lý thời gian làm việc của thầy cô hướng dẫn hoạt động hè, tạo sự đồng thuận để nội bộ không lùm xùm, tị nạnh lẫn nhau. Dần dần hoạt động hè sẽ thành nếp, bổ trợ cho công tác dạy học và giáo dục của trường.
Mùa hè chính là cơ hội tốt để phát triển văn hóa đọc. Do đó, các trường đầu tư sách báo cho thư viện, cắt cử người trực, động viên học sinh đến thư viện.
Chung một tấm lòng
Khó khăn nhiều trường thường gặp là thiếu hồ bơi, sân bóng, nhà đa năng, cùng với đó là nhân lực như huấn luyện viên, giáo viên âm nhạc, hội họa.
Vì vậy, rất cần cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương tùy điều kiện mà hỗ trợ nhà trường như trang bị thiết bị âm thanh, dụng cụ thể dục thể thao…, từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất để nhà trường tổ chức các hoạt động hè.
Ngoài ra, cần chủ động tổ chức các cuộc thi, hoạt động giao lưu, về nguồn, thiện nguyện…, giúp trẻ sống tích cực, nhân văn. Cũng có thể đẩy mạnh phong trào thi đua vui hè hiệu quả giữa các trường học trên cùng địa bàn. Nếu có nhiều hoạt động thu hút, trẻ sẽ không “cày” game.
Với trẻ thuộc gia đình chính sách và hộ nghèo, địa phương cùng nhà trường chăm lo để các em có thể vui hè như bạn bè cùng trang lứa.
Tựu chung lại, ai cũng mong học sinh có 3 tháng hè ý nghĩa. Nhưng phải làm gì?. Khó có công thức chung bởi mỗi nơi một vẻ, nhưng khi tất cả chung một tấm lòng thì mùa hè sẽ luôn đầy ắp kỷ niệm cho tuổi học trò.
TS Nguyễn Hoàng Chương
Nghỉ hè cả 3 tháng, 'xin một vé đi tuổi thơ' có dễ dàng?
Theo dự thảo của Bộ GD-ĐT, từ năm học tới, học sinh có thể được nghỉ hè trọn vẹn 3 tháng. Nhiều phụ huynh, giáo viên nửa mừng nửa lo trước thông tin này.
" alt=""/>Làm gì thay vì cho con “cày hè” để hơn người?
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Văn Hạnh, Chủ tịch UBND xã Khánh Yên Thượng (huyện Văn Bàn, Lào Cai) cho biết, cổng trường ở điểm Bản Phung (Trường Tiểu học Khánh Yên Thượng) vừa bị đổ sập khiến 3 học sinh tử vong hôm 7/9 được xây dựng từ nguồn tiền xã hội hóa, chứ không phải từ nguồn ngân sách nhà nước.“Khi làm tuyến đường Quý Xa - Tằng Loỏng, đơn vị thi công phải dỡ đi một phòng học bằng gỗ của trường do người dân trong xã đóng góp xây dựng nên và một số cây trồng. Sau đó đơn vị này có đền bù cho nhà trường một ít tiền”.
|
Cổng trường Tiểu học Khánh Yên Thượng ở bản Phung đổ đè 3 học sinh tử vong. |
Tuy nhiên, khi đó, do Trường Tiểu học xã Khánh Yên Thượng không có tài khoản ngân hàng nên đơn vị thi công đã chuyển tạm vào tài khoản của Trường Mầm non Khánh Yên Thượng. Khi đó, Trường Tiểu học số 2 xã Khánh Yên Thượng (giờ sáp nhập lại thành Trường Tiểu học Khánh Yên Thượng) do cô Đinh Thu Mai làm hiệu trưởng (hiện nay đã nghỉ hưu).
“Nhưng sau này, 2 hiệu trưởng của 2 trường tiểu học và mầm non không thống nhất được với nhau về đơn vị sẽ đứng ra thực hiện xây dựng cổng nên đề nghị chuyển số tiền vào tài khoản của phòng GD-ĐT huyện. Nhưng phòng GD-ĐT nói rằng đó là số tiền từ tài sản xã hội hóa nên chuyển vào tài khoản của UBND xã để xã đứng ra làm chủ đầu tư xây dựng giúp cho trường”, ông Hạnh kể.
|
Cổng trường đổ đè 3 học sinh tử vong được xây từ tiền xã hội hóa, do UBND xã làm chủ đầu tư |
Ông Hạnh cho hay, thời điểm đó ông vừa mới nhận nhiệm vụ Chủ tịch UBND xã Khánh Yên Thượng được vài tháng.
“Lúc đó các trường chuyển tiền sang cho xã làm chủ đầu tư giúp. Sau khi báo cáo với phòng GD-ĐT, tập thể UBND xã họp bàn và thống nhất nhận giúp trường số tiền đó để thực hiện xây dựng cổng. Số tiền và quy trình thực hiện thì theo hồ sơ không có gì sai. Song giờ mọi việc như thế nào sẽ do bên cơ quan công an điều tra kết luận”, ông Hạnh nói.
|
Cổng trường được xây dựng từ ngày làm tuyến đường Quý Xa - Tằng Loỏng, từ năm 2016. |
Theo ông Hạnh, khi đó, hồ sơ, bản vẽ thiết kế “đều thuê tư vấn làm chứ không phải mình tự làm được. Đơn vị thi công như thế nào, quyết toán ra làm sao đầy đủ theo quy định”.
Ông Hạnh cho hay, theo bản vẽ thiết kế ban đầu cổng trường cũng không có phần giằng sắt mà hiểu nôm na như 2 trụ đỡ phần biển bằng sắt bên trên. “Có thể hình dung là 2 cái cột đứng để giữ biển “Điểm trường Bản Phung”, ông Hạnh nói.
|
| Cận cảnh trụ chiếc cổng bị đổ sập khiến 3 học sinh tử vong, 3 học sinh bị thương ở Lào Cai ngày 7/9/2020. Ảnh: Thanh Hùng
|
|
Theo thiết kế, việc xây dựng bằng cách đào 2 hố và xây gạch và vữa lên. “Theo bản vẽ chung như thế nào thì chúng tôi không biết nhưng tư vấn họ khảo sát như thế thì phải dựa theo quy định chung. Nếu như các điểm trường tạm, các phân hiệu thì đều như thế chứ không chỉ mỗi điểm trường này”, ông Hạnh nói.
“Họ tư vấn, khảo sát, thiết kế cho mình chứ có phải chúng tôi tự làm được đâu. Chúng tôi chỉ đứng ra làm hộ trường. Nhiều người không hiểu, nói chúng tôi ăn bớt vật liệu. Trước đây khi chưa có điều kiện thì có thể các trường đặt rồi chôn 2 cây gỗ và đặt biển lên trên, chứ cũng có phải bê tông cốt thép gì đâu. Mặt khác, cái cổng đó đáng bao nhiêu tiền đâu”.
Ông Hạnh cho biết, đơn vị tư vấn, khảo sát và thiết kế cho UBND xã khi đó là Công ty CP Tư vấn xây dựng Hùng Mạnh ở TP. Lào Cai.
Thanh Hùng
Nén nỗi đau mất con, người cha nói lời gan ruột về chuyện cổng trường
"Nếu cột cổng có khoảng 2 thanh sắt, có thể mọi chuyện đã khác", ông bố người Mông nói và mong rằng cổng trường đổ đè con mình tử vong cần được làm lại thật vững chắc để đảm bảo an toàn cho những đứa trẻ ở bản Phung.
" alt=""/>Vụ cổng trường đổ đè chết 3 học sinh ở Lào Cai, chủ đầu tư là ai?
- Theo quy chế đào tạo tiến sĩ mà Bộ GD-ĐT đang soạn thảo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, nghiên cứu sinh muốn bảo vệ luận án tiến sĩ buộc phải có bài báo khoa học quốc tế.Tại buổi tọa đàm về nâng cao chất lượng tiến sĩ mới đây, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết đào tạo tiến sĩ là đào tạo các nhà nghiên cứu chứ không phải đào tạo kỹ năng nghề nghiệp.
Do vậy, luận án tiến sĩ phải là công trình khoa học, phải có cái mới và phải được đăng tải trên các tạp chí quốc tế để được phản biện.
|
NCS muốn bảo vệ luận án tiến sĩ buộc phải có bài báo khoa học quốc tế. |
"Lâu nay chúng ta chưa quan tâm chuyện này. Chỉ có công bố trong nước và vài báo cáo tại các hội nghị do đó mới chỉ đánh giá được trong nước. Muốn vươn ra thế giới, hội nhập thì phải công bố quốc tế" - Thứ trưởng Ga cho hay.
Chia sẻ quan điểm này, GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, ĐHQGHN cho rằng, hiện nay, theo quy định thì các NCS chỉ cần có 2 bài báo đăng tải trên các tạp chí được Hội đồng Chức danh GS Nhà nước công nhận là "đạt yêu cầu" tiến sĩ.
"Có những NCS có 7 bài báo nhưng đều là các bài tại các hội nghị nhưng hội đồng vẫn cho bảo vệ vì có 2 hội nghị là hội nghị cấp quốc gia được HĐCDGSNN công nhận" - ông Đức nói.
GS Trần Văn Nhung, Tổng thư ký HĐCDGSNN cho biết, theo kinh nghiệm nước ngoài, trong quá trình làm nghiên cứu sinh và được cấp bằng tiến sĩ thì dứt khoát phải có phát minh, phải tạo ra cái mới dù ở mức độ khác nhau.
"Ở Đông Âu muón bảo vệ luận án tiến sĩ về KHCN thì ít nhất phải có 2 bài ISI" - GS Nhung nói.
Do đó, theo GS Nhung, NCS muốn bảo vệ luận án tiến sĩ phải có công bố quốc tế. Các ngành Khoa học tự nhiên và công nghệ thì ít nhất phải có 2 bài báo quốc tế ISI. Các ngành KHXH thì không thể cứng nhắc như vậy được nhưng có thể có ít nhất 1 bài.
"Tôi thấy KHXH ở các nước cũng đòi hỏi bài báo khoa học ghê gớm lắm. Tiến tới các ngành KHXH của chúng ta cũng phải đăng 1 bài bằng tiếng Anh trên các diễn đàn, tạp chí uy tín thế giới. Chẳng hạn như nghiên cứu về giáo dục, kinh tế thì phải đăng trên tạp chí quốc tế" - GS Nhung nói.
GS Nguyễn Đình Đức cũng khẳng định, ở nước ngoài, các ngành như tâm lý và KHXH&NV cũng phải có đủ 2 công bố quốc tế. Vì thế, NCS trong các ngành KHXH&NV sẽ khó hơn, thời gian làm tiến sĩ có thể dài hơn. Tuy nhiên, theo GS Đức, đây là cách từng bước để nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ.
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, sắp tới, việc quy định số lượng bài báo công bố quốc tế của NCS sẽ có dải từ thấp đến cao chứ không phải yêu cầu cứng với tất cả các lĩnh vực.
"KHTN thì dễ công bố bài báo quốc tế hơn là KHXH, Khoa học Kỹ thuật và các lĩnh vực khác. Do vậy sẽ có những quy định cho phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam" - Thứ trưởng Ga cho hay.
"Với những ngành, lĩnh vực đăng trên tạp chí nước ngoài khó thì phải đăng tạp chí trong nước nhưng khuyến khích đăng trên các tạp chí bằng tiếng nước ngoài".
..." alt=""/>Muốn bảo vệ tiến sĩ phải có công bố khoa học quốc tế
- Tin HOT Nhà Cái
-
|