Người dùng nhảy múa theo điệu nhạc cùng dòng chia sẻ trải nghiệm đau thương. Ảnh: Chụp màn hình
Tiếng cười là liều thuốc tinh thần
Trường hợp của cô nàng 18 tuổi, Isabella Lancaster, kể về chuyện bố cô phải vào viện tâm thần. “Em có một gia đình kinh khủng. Em chưa từng chia sẻ điều này vì em sợ mọi người sẽ không tin mình”, Lancaster nói với trang Vice.
Cô nói rằng cô đã quyết định kể về trải nghiệm của mình trên TikTok vì sẽ không có người quen nào nhận ra cô. Việc chia sẻ lên Internet khiến cô thoải mái.
Một bạn 20 tuổi trẻ giấu tên khác chia sẻ câu chuyện về vấn đề thần kinh của mẹ mình. Cô đã tạo tài khoản vào tháng 11 và bắt đầu đăng tải các video của mình. “Đây là vấn đề nhạy cảm nên không không muốn bạn bè mình biết chuyện”, cô nói.
Trào lưu đang lan rộng trong giới trẻ. Ảnh: Chụp màn hình |
“Sức khỏe tâm thần bị kỳ thị trong cộng đồng người Mỹ gốc Á, đó là lý do tại sao em phải che giấu nó. Nhưng trào lưu này đã giúp em hiểu được sự phức tạp và hiện diện của nó trong cuộc sống của mỗi người”, cô trả lời phỏng vấn.
Tuy nhiên, người dùng cảnh báo rằng sự hài hước chỉ là liều thuốc tạm thời và chúng ta vẫn phải đối mặt với điều đó. Đây không phải là bước cuối cùng, bạn phải tiếp tục tự khám phá và tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề.
Video trên TikTok có thể là liều thuốc tinh thần nhưng cũng có thể kích động hành động tiêu cực. Ảnh: Chụp màn hình |
Mặt trái của tiếng cười
Những video với nội dung kể về trải nghiệm tiêu cực trên thản nhiên xuất hiện trên tường nhà của người dùng TikTok mà không có cảnh báo trước. Điều này khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và lo sợ những nội dung này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của bản thân hoặc con cái của họ.
"Người dùng cần nhớ việc công bố thông tin cá nhân mang nhiều rủi ro và (một video) không cần phải quá lan tỏa vẫn có thể đem lại các hậu quả tiêu cực không mong muốn cho người xem", chuyên gia Jennifer Grygiel nói với Vice.
Trong nghiên cứu của mình, chuyên gia truyền thông xã hội tại Đại học Syracuse, Jennifer Grygiel, thảo luận về việc việc thiếu thực thi các nguyên tắc cộng đồng khiến mạng xã hội không an toàn, phát sinh những nội dung có nguy hiểm như lời nói căm thù, tự làm hại bản thân và bạo hành.
“Điều quan trọng là các nền tảng Internet phải giám sát chặt chẽ những nội dung có thể kích động và ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và sức khỏe của những người dùng khác”, Jennifer nói.
Về phần mình, TikTokcho rằng trào lưu Literally My Life không vi phạm quy tắc cộng đồng và những video trên mạng đơn giản chỉ đang truyền bá nhận thức về các vấn đề tiêu cực của cuộc sống.
“Chúng tôi ngăn cấm nội dung kích động hành vi tự làm hại bản thân hoặc tự sát. Tuy nhiên, chúng tôi cho phép người dùng chia sẻ kinh nghiệm của họ để nâng cao nhận thức về những vấn đề này. Trong trường hợp này, những video không vi phạm nguyên tắc cộng đồng của chúng tôi", trích email của TikTok gửi cho trang Vice.
Theo Zing
Danh hài Chí Tài qua đời: Dù đám tang nghệ sĩ Chí Tài chưa diễn ra, nhiều YouTuber đã đăng tải video giả livestream để thu hút người xem.
" alt=""/>Mặt trái của trào lưu 'chia sẻ cuộc đời' trên TikTokHầu hết các tài xế tập trung tại trụ sở Grab (tại phố Duy Tân, Hà Nội) là các tài xế GrabBike. Các tài xế cho biết, đang kêu gọi mọi người tập trung để đòi hỏi quyền lợi của mình, do Grab cắt mức phí quá cao.
Anh Nguyễn Văn S (Hà Nội), một tài xế chạy GraBike cho biết: “Hiện nay Grab trừ 20% của mỗi cuốc xe. Sau đó lại trừ tiếp 10% số tiền chúng tôi được hưởng”. Theo lời anh này, nếu tài xế GrabBike chạy cuốc xe 100.000 đồng sẽ mất 20.000 đồng tiền phí cho công ty. Trong 80.000 đồng còn lại, bị trừ tiếp 10% VAT (là 8.000 đồng) nữa. “Mức thu này tương ứng với khoảng 30% và chúng tôi chỉ còn 70.000 đồng để mang về”.
“Mỗi ngày, tài xế chúng tôi phải chạy liên tục từ 14 – 16 tiếng đồng hồ mới đạt được 400.000 đồng để đem về. Mà bị trừ 10% VAT nữa thì chỉ còn hơn 300 ngàn đồng. Nên chúng tôi muốn Grab tính lại mức VAT đó. Vì không ai bảo vệ chúng tôi cả nên đành phải tập trung ở đây để phản đối và có người đại diện vào nói chuyện với ban lãnh đạo công ty”, anh Nguyễn Văn S. nói.
Các tài xế cho biết muốn công ty tính toán lại mức khấu trừ. Ảnh: Duy Vũ |
Trước đó, Grab vừa công bố thay đổi chính sách thuế áp dụng cho toàn bộ đối tác tài xế của mình và tăng giá cước cơ bản của các dịch vụ GrabCar, GrabBike, GrabFood và giao hàng siêu tốc cũng điều chỉnh tăng.
Theo đó, Grab Việt Nam cho biết, Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, có hiệu lực thi hành từ ngày 5/12/2020. Theo quy định, chính sách thuế giá trị gia tăng (VAT) áp dụng cho các nền tảng đặt xe và toàn bộ các đối tác tài xế công nghệ sẽ thay đổi.
Với quy định này, Grab sẽ tiến hành kê khai thuế VAT trên toàn bộ doanh thu hợp tác, bằng cách khấu trừ ngay nghĩa vụ thuế VAT (thuế suất 10%) cho toàn bộ cuốc xe vận tải, trước khi phân chia doanh thu theo hợp đồng cho đối tác. Doanh nghiệp này cho biết, tỷ lệ phân chia không thay đổi (ở mức 75% hoặc 80%). Mức thuế Thu nhập cá nhân cũng được giữ nguyên là 1,5%.
Grab cho biết, sẽ áp dụng chính sách này từ 11 giờ sáng ngày 5/12. Kể từ thời điểm này, thuế VAT 10% và thuế TNCN 1,5% sẽ được khấu trừ chung với phí sử dụng ứng dụng, trên mỗi chuyến xe.
Như vậy, dù phí sử dụng ứng dụng không thay đổi, nhưng mức khấu trừ trên mỗi chuyến xe của tài xế sẽ tăng lên lần lượt là 28,364% và 32,841%, tùy từng đối tác.
Grab đồng thời sẽ tăng giá các dịch vụ GrabCar kể từ trưa ngày 5/12. Theo đó, giá cước tối thiểu của GrabCar tại Hà Nội sẽ tăng thêm 2.000 đồng, từ 25.000 đồng lên 27.000 đồng cho 2km đầu và tăng từ thêm 1.000 đồng (từ 8.500 đồng lên 9.500 đồng cho mỗi km tiếp theo). Tương tự, GrabCar 7 chỗ tăng từ 30.000 đồng lên 32.000 đồng cho 2km đầu và từ 10.000 lên 11.000 đồng cho mỗi km tiếp theo.
Tại TP.HCM, giá cước tối thiểu của GrabCar cũng tăng thêm 2.000 đồng, từ 25.000 đồng lên 27.000 đồng cho 2km đầu và tăng từ thêm 500 đồng cho mỗi km tiếp theo.
Lý giải việc tăng giá, doanh nghiệp này cho biết, “mong muốn đảm bảo thu nhập cho đối tác GrabCar sau khi NĐ 126 đi vào hiệu lực”. Tương tự, các dịch vụ xe hai bánh của Grab gồm GrabBike, GrabBikePremium, GrabExpress và GrabFood cũng đã được điều chỉnh tăng từ đầu tháng 12.
Theo đó, mức giá cho 2km đầu vẫn giữ nguyên 12.000 đồng, nhưng giá tính trên mỗi km tiếp theo tăng từ 3.500 đồng lên 4.000 đồng ở các địa phương như Quảng Ninh, Vĩnh Phúc,Thanh Hóa, Bắc Ninh, Hà Nội. Mức tăng tại một số địa phương như TP.HCM, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Cần Thơ… từ 3.400 đồng lên cùng mức 4.000 đồng và từ 300đ/phút (sau 2km đầu) lên 350 đồng/phút sau 2km đầu.
Còn giá cước của dịch vụ GrabFood tăng thêm 3000 đồng,từ 12.000 đồng lên 15.000 đồng/3km đầu và giữ nguyên mức giá 5.000 đồng cho mỗi km tiếp theo. Mức giá trên chưa bao gồm phí sử dụng ứng dụng và phí đơn hàng nhỏ mà Grab quy định thu.
Hàng trăm tài xế tập trung tại trụ sở còn kêu thực hiện livestream và lên mạng kêu gọi các tài xế Grab tiếp tục đến tập trung để phản đối. Được biết, đã có đại diện của nhóm tài xế vào làm việc với đại diện Grab tại Việt Nam tại trụ sở này. Lực lượng chức năng hiện cũng đã có mặt tại khu vực để giữ trật tự.
ICTNews sẽ tiếp tục cập nhật thông tin.
Duy Vũ
" alt=""/>Hàng trăm tài xế Grab tắt ứng dụng, biểu tình vì mức khấu trừ thuế mớiÔng Lee Chee Koon - Tổng Giám đốc Điều hành Tập đoàn CapitaLand cho biết: “20 năm phát triển của CapitaLand là cột mốc để chúng tôi tái khẳng định cam kết phát triển lâu dài của tập đoàn. Dịch Covid-19 dự kiến sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh trong năm, nhưng các nền tảng phát triển của tập đoàn vẫn được duy trì và tình hình tài chính tiếp tục phục hồi. Bất chấp những thách thức ngắn hạn, chúng tôi kỳ vọng CapitaLand sẽ vươn lên mạnh mẽ hơn từ khủng hoảng do dịch bệnh gây ra".
Yếu tố con người
CapitaLand hướng tới mục tiêu trở thành nhà tuyển dụng tiến bộ khi thực hiện chính sách tạo điều kiện cho nhân viên nhận biết được tiềm lực phát triển cá nhân trong nền kinh tế hậu Covid-19.
Mô hình xây dựng năng lực của CapitaLand được ra mắt vào tháng 8/2019 nhằm phát triển lực lượng lao động có năng lực, thích ứng và sẵn sàng cho tương lai, khoảng 90% nhân viên CapitaLand tại Singapore đã tham gia ít nhất một khóa đào tạo kỹ năng kỹ thuật số.
Khóa học trực tuyến 2020 của CapitaLand - một chương trình khuyến khích nhân viên nâng cao kỹ năng trong trạng thái bình thường mới |
CapitaLand sẽ tiếp tục hỗ trợ lực lượng lao động thế hệ tiếp theo thông qua việc liên kết với các trường đại học để cung cấp các chương trình thực tập và học tập cho sinh viên trường. Tập đoàn cũng hợp tác tổ chức các sự kiện nhằm khuyến khích sinh viên học tập, đổi mới và nâng cao khả năng thích ứng.
Yếu tố bền vững
Thông qua việc ra mắt Thử thách bền vững CapitaLand X, tập đoàn đẩy mạnh việc tìm kiếm và triển khai các giải pháp sáng tạo, nhằm đáp ứng các mục tiêu được đề ra trong Kế hoạch tổng thể phát triển bền vững của CapitaLand đến năm 2030.
Kế hoạch tập trung vào ba chủ đề chính gồm: xây dựng khả năng phục hồi danh mục đầu tư và sử dụng hiệu quả nguồn lực, thiết lập nên các cộng đồng phát triển và có khả năng thích nghi cao với những thay đổi trong tương lai, thúc đẩy đổi mới và hợp tác bền vững.
Theo đại diện CapitaLand, trước những thách thức hiện tại và tương lai, CapitaLand vẫn cam kết hỗ trợ cộng đồng tại các trị trường hoạt động của tập đoàn. Đến nay, tập đoàn đã đóng góp hơn 2 triệu đô la Singapore tại nước sở tại và hơn 6 triệu đô la Singapore trên toàn cầu để hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Hơn 1.000 nhân viên và tình nguyện viên đã được huy động trong các chiến dịch tình nguyện.
Ông Lee Chee Koon - Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn CapitaLand và Giám đốc Quỹ thiện nguyện CapitaLand Hope Foundation nhận giải thưởng ‘Doanh nghiệp tiêu biểu’ từ Tổng thống Halimah Yacob tại lễ trao Giải thưởng Tình nguyện và Từ thiện của Tổng thống năm 2020 (Nguồn: National Volunteer & Philanthropy Center) |
Yếu tố số hóa
CapitaLand đang định hình sự phát triển của tập đoàn trong việc chuyển đổi kỹ thuật số và công nghệ để minh chứng cho mô hình kinh doanh mới trong tương lai. Các sáng kiến kỹ thuật số thúc đẩy sự tiến bộ và đổi mới nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
CapitaStar - hệ sinh thái bán lẻ kỹ thuật số của tập đoàn đã mở rộng số lượng thành viên lên đến 13 triệu thành viên ở Singapore và Trung Quốc. Tập đoàn có kế hoạch sử dụng CapitaStar nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến xuyên biên giới, đồng thời xây dựng mạng lưới B2C và B2B.
Theo đại diện CapitaLand, tập đoàn cùng với các đối tác trong ngành đã cam kết đầu tư 10 triệu đô la Singapore vào phòng thí nghiệm đồng sáng tạo đô thị thông minh đầu tiên ở Đông Nam Á, như một bước khởi đầu để thúc đẩy sự phát triển và triển khai các giải pháp thành phố thông minh ở Singapore và nước ngoài.
Phòng thí nghiệm đồng sáng tạo đô thị thông minh là phòng thí nghiệm đầu tiên trong ngành phát triển các giải pháp thành phố thông minh ở Đông Nam Á |
CapitaLand là một trong những tập đoàn bất động sản hàng đầu châu Á được niêm yết với trụ sở chính tại Singapore. Tập đoàn sở hữu danh mục đầu tư đa dạng trị giá 133,3 tỷ đô Singapore tính tới 30/9/2020 gồm trung tâm thương mại, khu bán lẻ, khu phức hợp văn phòng thương mại, công nghiệp và vận tải; dự án phức hợp, phát triển đô thị, lưu trú và nhà ở.
Hiện diện trên hơn 220 thành phố, 30 quốc gia với hai thị trường chính là Singapore và Trung Quốc, tập đoàn đã và đang tiếp tục mở rộng sang các thị trường trọng điểm như Ấn Độ, Việt Nam, Úc, châu Âu và Mỹ.
(Nguồn: Tập đoàn CapitaLand)
" alt=""/>‘Kiềng 3 chân’ trong mô hình kinh doanh mới của CapitaLand