Tiến sĩ David Bray, Giám đốc điều hành People Centered Internet (Mỹ). Ảnh Phạm Giang.
Chia sẻ tại tại Hội nghị Vietnam CEO Summit 2019 với chủ đề “Chiến lược dẫn đầu trong chuyển đổi số và cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam”, Tiến sĩ David Bray, Giám đốc điều hành People Centered Internet (Mỹ), trong tương lai sẽ có nhiều các công cụ, thiết bị Internet of Things (IoT) được tạo ra và sẽ làm thay đổi cách chúng ta ứng dụng, sử dụng thiết bị công nghệ.
Tiến sĩ David Bray nêu ra một ví dụ: "Cách đây 3 năm đã có một thiết bị cảm biến được tung ra thí điểm là một sản phẩm kết nối với não người, phát ra tín hiệu kết nối não người với máy tính. Như vậy, trong tương lai con cháu chúng ta sẽ hỏi ngày xưa tại sao bố mẹ phải gõ bàn phím làm gì, bởi vì chỉ không lâu nữa chúng ta có kết nối trực tiếp giọng nói ra máy tính. Chỉ 10 năm nữa thôi sẽ có thiết bị kết nối giữa não người với máy tính và có thể viết những suy nghĩ của con người".
Hiện tại điện thoại thông minh là điểm trung tâm để thu thập, phát tán các dữ liệu về ruộng đồng, nhà máy, chất lượng sản phẩm, tình hình hoạt động sản xuất và kết nối qua mạng 4G, 5G. Nhưng trong vòng 10 năm nữa IoT sẽ có thể hỗ trợ giải quyết các thách thức lớn trên toàn cầu như năng lượng mặt trời, ô nhiễm môi trường, thực phẩm an toàn, chăm sóc sức khỏe cho con người. Trong vòng 10 năm nữa các thiết bị kết nối sẽ phủ kín các thành phố, kết nối tới từng hộ gia đình. Ví dụ đơn giản nhất, qua sóng WiFi và điện thoại, con người có thể dễ dàng biết được chìa khóa đang nằm ở đâu, trong căn phòng nào mà không phải đi tìm.
" alt=""/>10 năm nữa, IoT sẽ làm con cái chúng ta thắc mắc tại sao bố mẹ lại phải gõ bàn phím?Vậy chuyện gì đã xảy ra?
Hyp3r là một công ty marketing có trụ sở tại San Francisco đã thu thập dữ liệu người dùng bất hợp pháp từ trang web và ứng dụng Instagram. Công ty này đã "định vị" hàng nghìn địa điểm trên khắp thế giới như bar, nhà hàng, khách sạn, sân vận động, phòng gym… Và hệ thống tự động lưu trữ tất cả các bài viết công khai được đăng tại địa điểm đó, cũng như thông tin của những người đăng bài viết.
Ngay cả Instagram story cũng được lưu lại, dù đây là hình thức đăng hình ảnh hay video sẽ tự động biến mất sau 24 giờ. Hyp3r sử dụng những hình ảnh này để tập hợp những hoạt động, thói quen và công việc thường ngày của người dùng.
Vậy có phải tất cả các story đều được lưu lại?
Cũng có khả năng. Nhưng nguy cơ cao nhất là những story có gắn thẻ vị trí của một địa điểm cụ thể, ví dụ như nếu bạn chụp một tấm ảnh selfie là gắn thẻ một nhà hàng yêu thích, hiển nhiên nó sẽ được Hyp3r lưu lại. Công ty này không tập trung vào một địa điểm cụ thể mà thu thập tất cả, nhưng lại không làm thay đổi lượt xem story.
Và tất nhiên, công ty này chỉ thu thập những story được đăng công khai. Nếu tài khoản của bạn là tài khoản riêng tư, bạn không cần phải lo lắng.
Một nguồn tin của Business Insider cho biết Hyp3r có thể khai thác đến một triệu bài trên Instagram mỗi tháng. Tuy nhiên lại không có con số cụ thể về tỉ lệ bài đăng và story.
Vào thứ Năm, Ủy ban Bảo vệ dữ liệu Ai-len cho biết họ sẽ xem xét để phát hiện liệu có nạn nhân của công ty này ở EU không.
Instagram và Hyp3r nói gì?
Việc thu thập dữ liệu là vi phạm chính sách của Instagram, nhưng dường như công ty này không hề phát hiện ra sự cố này trong gần một năm (cho đến khi Business Insider tiết lộ). Thay vào đó, công ty này lại ca ngợi Hyp3r là "một đối tác marketing của Facebook", ngay cả khi Hyp3r lợi dụng lỗ hổng hệ thống của Instagram khiến dữ liệu dễ dàng bị đánh cắp hơn.
Trong khi đó, Hyp3r phủ nhận hoàn toàn các cáo buộc, cho rằng đây là dữ liệu công khai và họ có quyền truy cập hợp pháp. Hyp3r tin rằng họ đã tuân thủ đúng theo quyền riêng tư và các điều khoản dịch vụ của mạng xã hội. Instagram không đồng ý với phát biểu này và cho răng Hyp3r đã vi phạm chính sách của công ty và loại bỏ Hyp3r khỏi nền tảng này, đồng thời chấm dứt hợp tác.
Nhưng có một điều chắc chắn rằng Hyp3r không phải là công ty duy nhất sử dụng công nghệ để âm thầm theo dõi hoạt động trên mạng xã hội và tạo hồ sơ chi tiết về người dùng. Thực tế là Instagram không thể phát hiện và ngăn chặn những hoạt động này.
Tóm lại, những sự việc gần đây cho thấy cả Facebook lẫn Instagram đều đang vật lộn để bảo vệ dữ liệu người dùng sau vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica vào năm ngoái. Và nó chứng minh rằng những bài viết của người dùng trên mạng xã hội được các công ty âm thầm thu thập theo những cách mà chúng ta không thể nào tưởng tượng được.
Minh Bảo theo Business Insider
" alt=""/>Story trên Instagram có thật sự biến mất sau 24 giờ?