Tỉnh Bình Phước vừa trở thành địa phương thứ chín trong cả nước đạt chỉ tiêu cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (Ảnh Sở TT&TT Bình Phước cung cấp). |
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến là kết quả đầu ra,ỉnhBìnhPhướcnângtỷlệdịchvụcôngtrựctuyếnmứclêntrêngày âm lịch hôm nay đánh giá hiệu quả của triển khai Chính phủ điện tử. Việc cung cấp dịch vụ công hoàn toàn qua mạng không những góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả cơ quan nhà nước, người dân và doanh nghiệp mà còn làm cho hoạt động của các cơ quan nhà nước được minh bạch, hiệu quả.
Chính vì vậy, trong thời gian qua, Bộ TT&TT đã liên tục đôn đốc và hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp quyết liệt nhằm đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4.
Một chỉ tiêu quan trọng đã được Chính phủ đặt ra trong Nghị quyết số 17/2019/NQ-CP là trong năm 2020 các bộ, ngành, địa phương phải cung cấp tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
Đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho biết, tỉnh Bình Phước vừa trở thành địa phương thứ 9 trong cả nước đạt chỉ tiêu cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
Thống kê cho thấy, vào cuối năm ngoái, tỉnh Bình Phước có tổng số 1.774 thủ tục hành chính, bao gồm 1.014 dịch vụ công mức độ 3, 4, đạt 57,16%; số dịch vụ công mức 4 chỉ có 256 dịch vụ, đạt tỷ lệ 14,43%. Đến hết quý II/2020, số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của Bình Phước là 1.467 dịch vụ, đạt 77,45%. Trong đó, số dịch vụ công trực tuyến mức 4 là 592 dịch vụ, đạt tỷ lệ 31,26%.
Cổng dịch vụ công tỉnh Bình Phước hiện cung cấp 1.467 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, đạt 77,45%. |
Theo đại diện Sở TT&TT tỉnh Bình Phước, thực hiện các nội dung đôn đốc của Bộ TT&TT, ngay từ tháng 3/2020, Sở đã tham mưu để UBND tỉnh có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành; Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn đẩy mạnh cung cấp và tuyên truyền sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh tại địa chỉ: http://dichvucong.binhphuoc.gov.vn.
Đồng thời, chủ động phối hợp với Sở TT&TT, Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước đẩy mạnh triển khai cung cấp, khai thác, tuyên truyền sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị.
Ngoài ra, việc tuyên truyền, khuyến khích, hướng dẫn, hỗ trợ người dân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính bằng hình thức trực tuyến cũng đã được tỉnh Bình Phước tăng cường.
Đáng chú ý, để đẩy mạnh tiếp nhận, giải quyết hồ sơ dịch vụ điện tử, tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước và bộ phận tiếp nhận, trả kết quả cấp huyện, xã, kể từ ngày 19/5/2020, các cơ quan, đơn vị đã thực hiện tiếp nhận, giải quyết hồ sơ dịch vụ công điện tử, không nhận hồ sơ giấy.
Về kết quả triển khai dịch vụ công trực tuyến mức 4 trên toàn quốc, số liệu của Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT cho thấy, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 của các bộ, ngành, địa phương đã có cải thiện, từ mức 11,13% thời điểm cuối năm ngoái đã tăng lên đạt 14,11% tại thời điểm Quý II/2020.
Đến nay, đã có 7 bộ, ngành gồm các bộ: KH&ĐT, Nội vụ, Tài chính, TT&TT, Giao thông Vận tải, Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; và 9 tỉnh, thành phố gồm An Giang, Đà Nẵng, Lào Cai, Lạng Sơn, Thừa Thiên - Huế, Tiền Giang, Nam Định, Bình Dương, Bình Phước hoàn thành chỉ tiêu cung cấp tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4.
Đặc biệt, như ICTnews đã đưa tin, với cách làm mới, Bộ Y tế và Bộ TT&TT đã đưa toàn bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của bộ mình lên cung cấp trực tuyến mức độ 4, mức độ cao nhất được thực hiện hoàn toàn qua mạng.
Trong thời gian tới, mô hình triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của hai bộ Y tế và TT&TT sẽ được xem xét ở tất cả mọi khía cạnh, kể cả về an ninh, an toàn thông tin; sau đó, sẽ thống nhất và nhân rộng mô hình ở tất cả các bộ, các cơ quan. Chắc rằng, sau khi nhân rộng, số lượng các bộ, ngành, địa phương hoàn thành chỉ tiêu 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4 của Chính phủ sẽ có sự tăng trưởng mạnh.
Vân Anh
Bộ Y tế và Bộ TT&TT hoàn thành 100% dịch vụ công trực tuyến mức 4
Bộ Y tế và Bộ TT&TT là hai bộ đầu tiên hoàn thành việc đưa tất cả dịch vụ công thuộc thẩm quyền giải quyết của mình lên cung cấp trực tuyến mức độ 4, mức độ cao nhất được thực hiện hoàn toàn qua mạng.