游客发表

Cuộc chiến lithium trong pin xe điện: Mỹ và Trung Quốc so găng tại châu Phi

发帖时间:2025-01-17 21:45:09

Trong năm 2021,ộcchiếnlithiumtrongpinxeđiệnMỹvàTrungQuốcsogăngtạichâkết quả vô địch quốc gia tây ban nha thế giới đã sản xuất 540 nghìn tấn lithium và đến năm 2030, Diễn đàn Kinh tế Thế giới dự báo nhu cầu sẽ cán mốc hơn 3 triệu tấn.

Trữ lượng lithium đã được phát hiện trên toàn bộ lục địa châu Phi, trong đó sản lượng lớn tập trung tại Zimbabwe, Namibia, Ghana, Cộng hòa Dân chủ Congo và Mali. Cầu tăng thúc đẩy sự đi lên của giá lithium. Vào tháng 5/2022, nguyên liệu này có giá cao gấp 7 lần so với đầu năm 2021.

Sự bám rễ của Trung Quốc 

Chính phủ Zimbabwe ước tính mỏ khoáng sản Bikita thuộc sở hữu của Trung Quốc, nằm cách thủ đô Harare 300 km về phía nam, có khoảng 11 triệu tấn lithium. Quốc gia này là nhà sản xuất lithium lớn thứ sáu thế giới và có khả năng đáp ứng 20% nhu cầu một khi khai thác triệt để các mỏ đã biết, theo dự báo của Cơ quan Quản lý Thương mại Quốc tế.

Trung Quốc chiếm hơn 70% năng lực sản xuất pin EV toàn cầu và với thoả thuận nhất quán hơn 20 năm với các quốc gia châu Phi, Bắc Kinh đang ở vị trí thuận lợi để tiếp cận các nguồn lực cần thiết cho nỗ lực duy trì vị thế dẫn đầu này của mình.

Tháng 12/2022, Zimbabwe thông qua Đạo luật kiểm soát xuất khẩu khoáng sản cơ bản cấm xuất  lithium thô. Tuy nhiên, các công ty đang trong quá trình phát triển mỏ hoặc nhà máy chế biến ở Zimbabwe được miễn lệnh cấm này. Bao gồm Chiết Giang Huayou Cobalt, Tập đoàn tài nguyên Sinomine và Tập đoàn Liti Chengxin, những doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư hơn 678 triệu USD vào các dự án lithium ở Zimbabwe.

Trong khi những người khai thác thủ công và nhỏ lẻ bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm xuất khẩu, thì người Trung Quốc hưởng lợi từ việc được miễn trừ. Cả mỏ Bikita, mỏ lithium lớn nhất trong nước và mỏ Lithium Arcadia đều thuộc sở hữu của Trung Quốc.

Năm 2022, các công ty khai thác của Trung Quốc Tsingshan, China Nonferrous và Huayou Cobalt đã đầu tư gần 1,5 tỷ USD vào Zimbabwe và trong cùng năm đó, Tập đoàn tài nguyên Sinomine công bố kế hoạch mở rộng sản xuất tại mỏ Bikita với việc xây dựng một nhà máy lithium mới trị giá 200 triệu USD.

“Khi chúng tôi cho phép họ (Trung Quốc) đến và làm những gì mà người dân Zimbabwe có khả năng làm, chúng tôi đang xây dựng Trung Quốc, chứ không phải Zimbabwe. Người dân địa phương đang yêu cầu trả lại không gian phát triển cho họ và gia đình”, Farai Maguwu, Giám đốc Trung tâm quản lý tài nguyên thiên nhiên Zimbabwe nói.

Mỹ tăng tốc cuộc đua lithium

Mỹ vẫn đang tích cực trong cuộc chạy đua giành quyền tiếp cận các mỏ lithium lớn tại châu Phi và Nam Mỹ. Sở hữu 750 ngàn tấn, nước Mỹ chỉ chiếm khoảng 2% trữ lượng khoáng sản được Elon Musk ví như “dầu mỏ mới” này, trong khi đó, Chile là quốc gia có trữ lượng lớn nhất thế giới cho đến nay.

Theo dữ liệu của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, châu Phi là khu vực có trữ lượng lithium lớn thứ hai thế giới, sau Nam Mỹ, với Zimbabwe, CHDC Congo, Ghana, Nambia và Mali có tổng tài nguyên lithium đạt 4,38 triệu tấn

Jose Fernandez, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Tăng trưởng Kinh tế, Năng lượng và Môi trường cho biết nhu cầu của Mỹ đối với lithium trong vài năm tới sẽ tăng gấp 42 lần.

“Chúng tôi đang hợp tác với CHDC Congo, Ghana và Mali để chính thức hoá lĩnh vực khai thác mỏ, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị nhằm loại bỏ hoá chất độc hại từ quá trình khai thác”, Fernandez nói.

Tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Joe Biden đã chào đón 49 nhà lãnh đạo châu Phi đến Washington, D.C. tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Mỹ-châu Phi lần thứ hai và là hội nghị đầu tiên kể từ chính quyền Obama.

Hội nghị thượng đỉnh được coi là một bước quan trọng trong nỗ lực khôi phục các mối quan hệ vốn đã rạn nứt dưới thời chính quyền Trump. Tuy nhiên, sự vắng mặt gây chú ý trong sự kiện này là Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa, người chịu lệnh trừng phạt cấm đi lại của Mỹ từ năm 2002.

“Người Trung Quốc đầu tư để giữ vị thế, còn Mỹ thì không phải lúc nào cũng vậy”, Mvemba Phezo Dizolele, giám đốc Chương trình Châu Phi tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết.

Mặc dù Mỹ đã thể hiện rõ ý định của mình khi tham gia vào hoạt động kinh doanh ở châu Phi, nhưng thực tế là Trung Quốc đã cắm rễ sâu ở lục địa này. Sẽ rất khó để Mỹ bù đắp khoảng thời gian đã mất. Năm 2009, Trung Quốc vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi. Tổng giá trị hàng hoá giao dịch giữa 2 bên đã tăng từ 121 triệu USD năm 1950 lên 254 tỷ USD vào năm 2021, so với Mỹ ở mức 64 tỷ USD vào năm 2021.

Dizolele nói: “Mỹ không nhất quán trong cách tương tác với châu Phi. Nếu bạn rời đi và quay lại 10 năm sau, khoảng trống mà bạn để lại sẽ được lấp đầy bởi người khác, vì vậy điều quan trọng là chúng ta phải nhất quán”.

Theo CNBC, News24

Sản xuất xe điện trên toàn thế giới đối mặt thách thức từ lithium

Sản xuất xe điện trên toàn thế giới đối mặt thách thức từ lithium

Việc sản xuất xe điện trên toàn thế giới sẽ đối mặt với thách thức rất lớn, có thể bị chậm lại do quá trình khai thác lithium ngày càng khó khăn.

    热门排行

    友情链接