Vắng bóng nhà giá rẻ Sở Xây dựng TP.HCM vừa có báo cáo gửi Công an TP.HCM về tình hình thị trường bất động sản (BĐS) thành phố trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021.
Trong năm 2020, Sở Xây dựng TP.HCM xác nhận đủ điều kiện để huy động vốn nhà ở hình thành trong tương lai 31 dự án, tổng số 16.895 căn nhà. Trong đó có 7.114 căn thuộc phân khúc cao cấp; 9.618 căn phân khúc trung cấp và 163 căn nhà ở bình dân.
6 tháng đầu năm 2021, trên địa bàn TP.HCM có 12 dự án đủ điều kiện huy động vốn nhà ở hình thành trong tương lai, với tổng số 6.541 căn. Phân khúc cao cấp có 3.586 căn, còn lại thuộc phân khúc trung cấp. Nhà ở thuộc phân khúc bình dân chính thức vắng bóng trên thị trường.
 |
6 tháng đầu năm 2021, không có sản phẩm nhà ở bình dân nào ở TP.HCM được xác nhận đủ điều kiện huy động vốn. |
Theo Sở Xây dựng TP.HCM, nhìn chung nguồn cung về căn hộ trung và cao cấp tiếp tục phát triển nhưng vẫn thiếu nguồn cung về căn hộ bình dân, nhà ở xã hội.
Các sản phẩm cao cấp dự báo lượng giao dịch sẽ chững lại. Ở một số khu vực, giá bán BĐS có sự dao động nhẹ trong từng phân khúc. Riêng đất nền tại khu vực phía Đông thành phố, đặc biệt ở khu vực có hạ tầng hoàn thiện, nằm trong khu vực kết nối các tuyến đường giao thông thuận lợi, sẽ có xu hướng tăng giá.
Chủ đầu tư ‘lách luật’ để huy động vốn
Sở Xây dựng TP.HCM cho hay, thời gian qua, có nhiều vi phạm trong hoạt động kinh doanh BĐS có thể hình thành những điểm nóng, phức tạp. Nguyên nhân bởi hệ thống các quy định pháp luật còn bất cập, thiếu đồng bộ, gây khó khăn trong việc ngăn chặn và đề xuất giải pháp xử lý những vi phạm.
Một số vi phạm thường xảy ra như: Một căn hộ bán cho nhiều người; dự án chưa hoàn chỉnh thủ tục pháp lý nhưng chủ đầu tư đã cho đặt cọc, giữ chỗ, hứa mua hứa bán;
Các đơn vị môi giới BĐS, phát triển dự án, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh… không công khai hoặc công khai không đầy đủ, trung thực thông tin về BĐS để ký hợp đồng mua bán nhà ở với khách hàng.
 |
Dự án chung cư Kingsway Tower ngưng xây dựng, khách hàng mòn mỏi chờ nhà. |
Về tình trạng một căn hộ bán cho nhiều người, cuối tháng 1/2021, Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH Siêu Thành, chủ đầu tư dự án chung cư Nam An (tên thương mại là Kingsway Tower), P.Bình Hưng Hoà, Q.Bình Tân.
Trước đó, Công an TP.HCM cũng đã khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Vũ Bảo Trinh để điều tra về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH BĐS Nam Thị, chủ đầu tư chung cư La Bonita, P.25, Q.Bình Thạnh.
Đây là hai vụ việc mới nhất chủ đầu tư bị khách hàng tố cáo bán trùng căn hộ nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong khi chung cư La Bonita đã hoàn tất xây dựng thì tại chung cư Kingsway Tower, khách hàng vẫn chưa được nhận nhà vì dự án đang ngừng thi công.
 |
Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè xác nhận trên địa bàn không có dự án tên La Partenza. |
Với thực trạng pháp lý chưa hoàn chỉnh nhưng chủ đầu tư đã cho đặt cọc, giữ chỗ, hứa mua hứa bán…, gần đây có dự án chung cư La Partenza tại xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, TP.HCM do Công ty TNHH Giao Hưởng Xanh (thành viên của Công ty CP BĐS Khải Hoàn Land) làm chủ đầu tư.
Theo tìm hiểu, từ cuối năm 2019, nhiều khách hàng đã đặt cọc mua căn hộ tại dự án La Partenza bằng hình thức ký văn bản thoả thuận với Công ty CP BĐS Khải Minh Land, đơn vị phân phối dự án.
Tiến độ thanh toán được chia theo đợt và đến nay nhiều khách hàng đã đóng 30% giá trị căn hộ tại dự án này. Tuy nhiên, dự án la Partenza hiện vẫn chỉ là bãi đất trống, chưa có động thái xây dựng.
Trả lời PV VietNamNet, ông Võ Phan Lê Nguyễn – Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè cho biết, trên địa bàn huyện không có dự án nào có tên La Partenza.
Về dự án Cao ốc căn hộ tại xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè do Công ty TNHH Giao Hưởng Xanh làm chủ đầu tư, ông Võ Phan Lê Nguyễn cho hay, dự án được UBND TP.HCM phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 vào ngày 18/12/2020.
Tương tự, một dự án khác là dự án chung cư tại Tân Túc, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh được giới thiệu rầm rộ ra thị trường từ đầu năm 2020.
Cung ứng khoảng 2.000 sản phẩm, giá bán căn hộ tại dự án này dao động từ 36 – 38 triệu đồng/m2. Đây được xem là mức giá khá cao tại khu vực vùng ven này.
Nhằm phòng ngừa và ngăn chặn các hoạt động kinh doanh BĐS trái luật như một căn hộ bán cho nhiều người hay dự án chưa hoàn chỉnh pháp lý đã huy động vốn bằng hình thức đặt cọc, giữ chỗ, Sở Xây dựng kiến nghị UBND TP.HCM chỉ đạo các sở ngành tăng cường công tác tuyên truyền, công khai thông tin pháp lý dự án.
Đồng thời, Sở Xây dựng kiến nghị Công an TP.HCM điều tra, xử lý các đối tượng cung cấp thông tin sai lệch về các dự án BĐS, hạ tầng kỹ thuật đô thị, các chủ đầu tư vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý hình sự hoặc có dấu hiệu lừa đảo trong việc môi giới, giao dịch BĐS.

Thanh tra phát hiện loạt sai phạm tại các dự án khu đô thị ở TP.HCM
Chủ đầu tư các dự án tự đền bù trước khi được chấp thuận địa điểm đầu tư và được giao đất; khởi công khi chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính…
" alt="TP.HCM khó kiểm soát chủ đầu tư dự án ‘lách luật’ huy động vốn"/>
TP.HCM khó kiểm soát chủ đầu tư dự án ‘lách luật’ huy động vốn

Ông Trần Quang Cường, CEO của Nextfarm cho rằng khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao đó chính là chọn bài toàn khó.Các công ty thường hay lựa chọn khởi nghiệp ở lĩnh vực có thể phát triển nhanh, hấp dẫn nhà đầu tư, trong khi đó nông nghiệp công nghệ cao là bài toán khó ít có doanh nghiệp nhảy vào. Tại sao Nextfarm lại chọn khởi nghiệp ở lĩnh vực này?
Tôi xuất phát từ một gia đình nông dân nên mong muốn làm gì đó cho nông nghiệp và giúp cho mỗi người nông dân đỡ cơ cực trên mảnh đất của mình. Việt Nam là đất nước nông nghiệp và đang có quá nhiều vấn đề phải giải quyết, tôi nghĩ rằng một trong những vấn đề đó là áp dụng công nghệ. Tất nhiên, nông nghiệp là bài toán khó mà ít công ty muốn nhảy vào.
Thậm chí đến thời điểm này, thị trường nông nghiệp Việt Nam gần như chỉ có đối tác phân phối cho các công ty Israel, gần như chưa có bóng dáng các công ty của Trung Quốc hay Hàn Quốc bởi quy mô chưa đủ hấp dẫn công ty nước ngoài. Nextfarm hiểu rằng, khi vào lĩnh vực nông nghiệp sẽ gặp nhiều rào cản và thách thức, nhưng nếu thành công sẽ có thị trường rất lớn đó là hàng chục triệu hộ nông dân.
Đã lúc nào các ông thấy khó khăn quá và có ý định rời bỏ lĩnh vực này không?
Trong thời gian đầu chúng tôi bắt tay xây dựng giải pháp nông nghiệp công nghệ cao có rất nhiều khó khăn, tưởng chừng không thể vượt qua. Tôi đã 2 lần phải "đập" đi để lập lại đội xây dựng giải pháp mới cho công ty. Lần thứ nhất là giữa năm 2017, Nextfarm có được hợp đồng với một công ty viễn thông để giới thiệu giải pháp nông nghiệp thông minh.
Thời gian triển khai hợp đồng gần đến nơi mà giải pháp bị trục trặc không chạy được. Nếu cố triển khai, đối tác sẽ không ký tiếp hợp đồng. Trước tình huống đó tôi phải “đập” đi toàn bộ, rồi tìm những bạn bè đang làm trong lĩnh vực này nhờ trợ giúp. Đây là tình huống không được phép thất bại bởi nếu thất bại công ty sẽ phá sản, rồi cũng may giải pháp nông nghiệp thông minh của chúng tôi đã chạy tốt.
Đến năm 2018, chúng tôi lại gặp khó về tài chính khi sản phẩm chưa thể thương mại được. Lúc đó, công ty không có dòng tiền đầu tư nhưng lại phải tiếp tục “đập” hệ thống đi để xây dựng lại. Trong lúc khó khăn tôi phải cắm sổ đỏ nhà đi vay ngân hàng và tiếp tục con đường làm giải pháp cho nông nghiệp thông minh.
Sau này tôi mới nhận ra mình rất ngớ ngẩn khi tự đi tìm nguyên lý mới cho giải pháp châm phân dinh dưỡng cho cây trồng, trong khi các tập đoàn nông nghiệp trên thế giới đã tìm ra. Bài học rút ra là không phải vất vả đi tìm định luật Newton làm gì cả mà nên học theo cách họ thiết kế phần cứng, chỉ tập trung làm giải pháp phần mềm. Chúng tôi đã triển khai các giải pháp cho khách hàng rất tốt với cách làm này, sau khi mấu chốt được giải quyết thì bắt đầu phát triển thị trường trải dài từ Bắc tới Nam.
Thị trường về các giải pháp thông minh trong nông nghiệp vẫn chủ yếu nằm trong tay Israel. Vậy làm sao công ty ông có thể cạnh tranh được với các công ty có tiềm lực và thương hiệu mạnh như vậy?
Đúng là hiện nay các công ty của Israel đang chiếm thị phần chủ yếu tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không ngại cạnh tranh vì thực tế tại Việt Nam chỉ có các công ty thương mại bán giải pháp của Israel chứ họ không phải là công ty công nghệ. Tất nhiên, các công ty này có khả năng thương mại hóa sản phẩm rất tốt.
Đặc thù của thị trường nông nghiệp Việt Nam phần lớn là các mảnh ruộng nhỏ lẻ, trong khi đó giải pháp công nghệ của nước ngoài lại làm cho những cánh đồng có quy mô lớn. Vì vậy, vẫn còn đất cho các công ty công nghệ của Việt Nam đưa ra những giải pháp phù hợp. Ưu điểm nữa là các doanh nghiệp trong nước có thể đưa ra giải pháp không thua kém của Israel, nhưng giá cạnh tranh tốt hơn. Các công ty Việt Nam còn bám sát thị trường, hiểu được người dân, tập quán và thị trường.
 |
Nextfarm triển khai giải pháp nông nghiệp công nghệ cao tại Thanh Hóa. |
Giải pháp của chúng tôi cung cấp tổng thể theo dạng chìa khóa trao tay cho nông dân, từ hệ thống châm phân dinh dưỡng tự động để điều khiển dinh dưỡng tưới, đến số hóa toàn bộ quá trình trồng và chăm sóc các loại cây trồng, đặc biệt là những cây trồng ngắn ngày như dưa lưới, dâu tây, cà chua. Theo đó, các quy trình từ khi gieo hạt tới chu kỳ sinh trưởng của cây đều được ghi lại bằng hình ảnh của từng cây và kết hợp với phân tích dữ liệu từ các cảm biến để đưa ra quy trình chăm sóc phù hợp nhất.
Như vậy, toàn bộ quá trình trồng và chăm sóc bón phân của các sản phẩm nông sản được số hóa giúp cho người mua có thể truy xuất nguồn gốc rõ ràng đến từng cây chứ không phải hình thức quét mã QR dẫn đến website như hiện nay. Hình thức truy xuất nguồn gốc này có thể số hóa đến cả khâu đóng gói và nhà phân phối là ai. Ngoài việc để khách hàng truy xuất minh bạch nguồn gốc các sản phẩm nông nghiệp, còn tránh được nạn hàng giả, hàng nhái giống như vụ gạo ngon nhất thế giới vừa qua.
Với giải pháp của chúng tôi, nông dân chỉ cần có 1 chiếc smartphone nhập dữ liệu qua hình thức scand QR code từng công đoạn trồng, chăm sóc, thu hoạch và phân phối sản phẩm nông nghiệp một cách đơn giản. Sau một thời gian được hướng dẫn những người nông dân đều có thể sử dụng thành tạo giải pháp này.
Người nông dân chỉ bỏ tiền ra khi thấy hiệu quả từ ứng dụng công nghệ cao. Vậy thực tế Nextfarm đã giải bài toán này như thế nào?
Khi triển khai nông nghiệp công nghệ cao, chúng tôi nhận thấy quá trình thực hiện ở miền Nam dễ dàng hơn. Thực tế, Nextfarm triển khai trang trại trồng dưa lưới ở miền Nam chỉ cần 2 vụ, mất 6 tháng là chủ trang trại đưa về điểm hòa vốn những gì đã đầu tư, kể cả nhà màng. Thế nhưng, phía Bắc không thể hiệu quả như vậy vì giống vẫn phải nhập từ nước ngoài và phù hợp với điều kiện thời tiết phía Nam hơn. Vì vậy, chiến lược của chúng tôi tập trung vào thị trường phía Nam và các cây trồng ngắn ngày chu kỳ 3 - 4 tháng có hiệu quả cao, số hóa các quy trình chăm sóc và truy xuất nguồn gốc.
Sở dĩ các cây ngắn ngày cần hệ thống nông nghiệp công nghệ cao vì nếu sai quy trình châm phân dinh dưỡng tự động mà không đo được nhu cầu dinh dưỡng của cây thì chỉ 1 ngày sẽ tác động ngay đến cây trồng. Những chủ trang trại theo cách trồng truyền thống sẽ không kiểm soát được chất lượng sản phẩm, ví dụ như độ ngọt của dưa lưới khi thu hoạch. Nhưng với hệ thống chăm sóc châm phân dinh dưỡng tự động sẽ biết được nhu cầu dinh dưỡng của cây như thế nào sau khi thu thập dữ liệu từ cảm biến đo các chỉ số để đưa ra chỉ số dưỡng chất và nước tưới nhỏ giọt vào từng cây, đảm bảo chất lượng quả tốt nhất. Vì vậy, khách hàng sẵn sàng bỏ ra vài trăm triệu để ứng dụng số hóa toàn bộ quy trình trồng và chăm sóc cây. Còn lại, với các cây lâu năm thì chủ yếu cần nhu cầu tưới tự động hơn là số hóa quy trình chăm sóc và truy xuất nguồn gốc.
Chúng tôi phải chứng minh cho khách hàng thấy hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là các cây ngắn ngày để người nông dân tin và bỏ tiền đầu tư. Khi thấy các mô hình thành công một vài vụ thì lúc đó người ta mới làm theo.

Nông nghiệp công nghệ cao được cho là sân chơi của các tập đoàn mạnh như Vingroup, VNPT, FPT... một startup dám dấn thân vào lĩnh vực khó và đứng được trên thị trường là chuyện không dễ dàng. Cho đến thời điểm này, Nextfarm có kỳ vọng gì không?
Hiện nay, hầu hết các tỉnh đều có khách hàng của Nextfarm. Chúng tôi xác định là khách hàng nào phải chắc khách hàng đó, thậm chí có nhiều người sau khi triển khai giải pháp của Nextfarm đã trở thành đại lý để phát triển khách hàng mới tại địa phương.
Bây giờ nhiều người vẫn biết đến sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của Israel, và chúng tôi có khát vọng muốn xây dựng được một thương hiệu Việt trong ngành nông nghiệp để có thể cạnh tranh được trên thị trường Việt Nam. Tôi muốn làm ra những giải pháp giá rẻ để nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh đến được với nhiều hộ nông dân Việt Nam.
Tôi vẫn tin rằng Nextfarm sẽ làm được điều đó bởi chúng tôi có thể đem tới cho người nông dân một giải pháp tương đương với giải pháp của Israel nhưng lại ưu việt hơn, tùy chỉnh được và có giá cả phù hợp, cạnh tranh hơn.
Cảm ơn ông!
Thái Khang (thực hiện)

Chủ tịch FPT: “Chúng ta sẽ làm nông nghiệp theo những cách chưa từng có”
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình kỳ vọng Việt Nam sẽ làm nông nghiệp theo những cách chưa từng có, là quốc gia hiện đại nhất về ngành nông nghiệp chứ không phải quốc gia chấp nhận đi sau.
" alt="Khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao là chính là chọn bài toán khó"/>
Khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao là chính là chọn bài toán khó