Vai trò của giáo viên thay đổi cùng cuộc chuyển đổi số
Theòcủagiáoviênthayđổicùngcuộcchuyểnđổisốkq c1o PGS.TS Nguyễn Vũ Bích Hiền – Trưởng nhóm Nghiên cứu dự báo nhu cầu đào tạo giáo viên, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến với Việt Nam như là một tất yếu. Nó có thể làm thay đổi cách thức dạy và học cũng như mô hình nhà trường trong tương lai. Vai trò của giáo viên cũng sẽ có nhiều thay đổi. Giáo viên không phải là nguồn duy nhất cung cấp tri thức cho người học. Ranh giới nhà trường được mở rộng. Người học có nhiều kênh thông tin và nhiều con đường học tập đa dạng, mọi lúc, mọi nơi.
Công nghệ có thể làm thay đổi nhà trường truyền thống. Song, các giá trị nhân văn, nhân bản, giá trị sống, giá trị truyền thống được truyền cho người học thông qua chính nhân cách mẫu mực, sự nhiệt huyết và sáng tạo của người giáo viên không thay đổi. Vì thế, các trường sư phạm bên cạnh việc cập nhật đổi mới chương trình đào tạo, đã và sẽ phải luôn luôn chú trọng tới giáo dục đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất nhà giáo.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên có vai trò quan trọng trong công tác đánh giá nhằm bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên. Tuy nhiên mỗi văn bản chuẩn ra đời chỉ phù hợp ở một giai đoạn phát triển giáo dục nhất định. Trong những giai đoạn mới, bối cảnh mới, chuẩn cần phải được đổi mới, cập nhật, nâng cao mức độ đạt chuẩn để tương thích với sự phát triển và luôn thúc đẩy, động viên giáo viên trong phát triển nghề nghiệp.
Bản chất của hoạt động học là tự học. Vì thế học tập sẽ không hiệu quả nếu người học không có ý thức tự giác tích cực, chủ động tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức. Nói khác đi là tri thức của nhân loại sẽ không chuyển thành tri thức của người học khi không có sự tự giác, tích cực học tập của học sinh.