Vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia từ sau năm 1979 được đề cập đến ít nhất là 3 lần trong 3 chủ đề khác nhau. (Ảnh: Thanh Hùng)
Ở cấp THCS, nội dung giáo dục lịch sử cũng nằm trong môn học tích hợp Lịch sử và Địa lí, được tổ chức dạy và học từ lớp 6 đến lớp 9.
Ở cấp học này, nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của giáo dục lịch sử là giúp học sinh có được kiến thức thông sử (cơ bản, cốt lõi, hệ thống) của Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và thế giới. Do vậy, nội dung về hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở các vùng biên giới Tây Nam và phía Bắc sẽ được trình bày ở lớp 9, trong mạch nội dung “Việt Nam trong những năm 1976 – 1991”.
Đây cũng là nơi nội dung lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải và lợi ích quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông được trình bày. Với tính chất của một nội dung thông sử, vấn đề này cũng sẽ chỉ được trình bày ở mức tóm lược những nguyên nhân và diễn biến, chủ yếu làm rõ vị trí và ý nghĩa của chúng trong diễn trình lịch sử dân tộc.
Ở cấp THPT, Lịch sử được tổ chức dạy và học với tính cách là một môn học độc lập. Các nội dung giáo dục sẽ được tổ chức thành những chủ đề và chuyên đề. Lịch sử hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở các vùng biên giới Tây Nam và phía Bắc sẽ tiếp tục được trình bày trong khuôn khổ của chủ đề “Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay)”. Chủ đề này sẽ được tổ chức dạy và học ở lớp 12.
Như vậy, lịch sử hai cuộc chiến tranh này được đặt trong một mạch nội dung cùng với cuộc Cách mạng tháng Tám, cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Cách đặt vấn đề như vậy sẽ giúp cho việc tìm hiểu về các cuộc chiến tranh này được đặt trên một hệ quy chiếu lịch sử đồng nhất là lịch sử quân sự - lịch sử kháng chiến và chiến tranh chống ngoại xâm.
Theo cách này, việc tìm hiểu lịch sử các cuộc chiến tranh của học sinh sẽ thuận lợi hơn, sâu sắc hơn, đồng thời cũng tránh được bất kỳ sự can thiệp nào vào nội dung của chương trình giáo dục lịch sử nhân danh “vấn đề nhạy cảm.”
Tương tự, lịch sử cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải và lợi ích quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông sẽ được trình bày kĩ hơn trong ba chủ đề: “Lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông” (lớp 11) và “Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay” và “Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam” (lớp 12). Khi đặt vấn đề khá “nhạy cảm” này vào trong nội dung của các chủ đề như trên, vấn đề sẽ được xem xét trong cái nhìn toàn diện, hệ thống, vừa sâu sắc, toàn diện hơn và vì vậy, không ai còn có thể ngại ngùng về tính “nhạy cảm” của nó nữa.
Với cách thức cấu trúc nội dung như vậy, lịch sử các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc sẽ được đề cập đến ít nhất là 2 lần ở cấp THCS và THPT với mức độ và cách tiếp cận khác nhau. Riêng vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia từ sau năm 1979 được đề cập đến ít nhất là 3 lần trong 3 chủ đề khác nhau.
Bị hạn chế về dung lượng lẫn thời lượng, theo ông giáo viên cần phải giảng dạy như thế nào để học sinh vẫn hiểu sâu, nhận thức đúng?
Trước đây, chúng ta vẫn học theo phương pháp tiếp cận nội dung; chẳng hạn như phải nhớ tất cả các diễn biến sự kiện. Nhưng giờ học sinh được tiếp cận theo phát triển năng lực. Do vậy phương pháp giảng dạy cũng cần phải thay đổi.
Học sinh được tiếp cận theo phát triển năng lực. Do vậy phương pháp giảng dạy cũng cần phải thay đổi. (Ảnh: Thanh Hùng)
Thứ nhất, giáo viên cần tập trung vào việc giúp học sinh nắm được phương pháp tìm hiểu về sự kiện, phân tích, đánh giá sự kiện và quá trình lịch sử. Chỉ cần trình bày tóm tắt các diễn biến chính, nhưng hướng dẫn học sinh thu thập, phê phán sử liệu có liên quan, phân tích làm rõ nguyên nhân, tính chất, vị trí và ý nghĩa của cuộc chiến tranh này.
Thứ hai, phải đặc biệt chú ý đến bản chất nhân văn, nhân bản của giáo dục lịch sử và mục tiêu cao cả nhất của giáo dục lịch sử là hướng đến tương lai hòa bình, hòa giải, hữu nghị và hợp tác. Vì vậy, phải hướng dẫn để học sinh tìm hiểu rõ nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp đã dẫn đến cuộc chiến, thông qua đó, làm rõ tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của Nhà nước và nhân dân Việt Nam, tính chất phi nghĩa trong các hành vi gây hấn, khiêu khích, xâm lược của phía Trung Quốc.
Thứ ba, trong việc biên soạn sách giáo khoa, các học liệu kèm theo và nhất là trong giảng dạy, học tập về lịch sử cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc, cần phải làm rõ rằng việc nổ ra cuộc chiến đó là trái với truyền thống đoàn kết, hữu nghị, tương thân tương ái giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc, trái với lợi ích cơ bản, lâu dài của hai quốc gia, hai dân tộc.
Thứ tư, quán triệt nguyên tắc khách quan, trung thực, trong giảng dạy, học tập, biên soạn sách giáo khoa và tài liệu tham khảo khác cần tránh che giấu sự thật, xuyên tạc và bóp méo sự thật lịch sử.
Khép lại quá khứ không có nghĩa là lảng tránh hay nói sai về quá khứ. Làm như vậy chỉ khiến cho nhận thức lịch sử trở nên tồi tệ hơn mà thôi.
Thứ năm, cần tuyệt đối tránh các ngôn từ, hình ảnh, lối trình bày mang tính gây hấn, biểu cảm, miệt thị. Các ngôn từ biểu cảm, miệt thị, như “chúng”, “quân địch”, “giặc”, “dã man”, “tàn bạo”, “khát máu” … không hề giúp cho các lập luận, phân tích, đánh giá gia tăng tính thuyết phục, trái lại, làm bộc lộ rõ thái độ định kiến, áp đặt, phiến diện, thiếu khách quan và do đó, thiếu tính thuyết phục.
Muốn chỉ ra những tính chất, đặc điểm nào đó của sự kiện, quá trình, nhân vật lịch sử thì nên để cho sử liệu tự cất lên tiếng nói khách quan, trung thực.
Chỉ có con đường hòa giải mới “giải độc lịch sử”
Một số nước cũng từng xảy ra xung đột như Việt Nam – Trung Quốc đã hòa giải thành công và đi đến sự thống nhất trong việc giảng dạy lịch sử. Chúng ta nên tham khảo gì từ họ?
Có thể kể đến như Đức và Pháp trong lịch sử đã có những cuộc chiến tranh đẫm máu: Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870,… Những cuộc chiến tranh như vậy đã tạo nên hố ngăn cách, cội nguồn thù hận.
Nhiều quốc gia cựu thù đã thành công trên con đường hòa giải lịch sử, cho nên người Việt Nam và người Trung Quốc hà cớ gì lại không thể. (Ảnh: Thanh Hùng)
Từ trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nhà giáo dục và các nhà sử học của hai nước này nhận thấy cần phải giải quyết khối ung nhọt này. Họ đã tìm cách gặp gỡ nhau, cố gắng mấy chục năm không thành công. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai vẫn nổ ra. Một lần nữa quan hệ giữa Đức và Pháp lại trở nên thù hận sâu sắc.
Đến tận năm 2003, Cộng đồng châu Âu đã thành lập những Nghị viện của thanh niên. Ở đó, những người trẻ được chọn đóng vai thành những nghị sĩ, cùng hội họp và bàn thảo “Nếu là nghị sĩ chúng ta sẽ quyết định những gì cho tương lai của đất nước”.
Nghị viện trẻ của hai nước Pháp và Đức đều ra Nghị quyết phải hòa giải lịch sử và phải đi đến một SGK Lịch sử chung dạy cho cả hai nước. Quyết nghị năm 2003 được Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức ủng hộ.
Đến năm 2006, cuốn sách Lịch sử chung đầu tiên của Pháp và Đức đã ra đời. Những nội dung về chiến tranh của hai nước trong Lịch sử đều được cả hai nước chấp nhận đó là một sự thực trong quá khứ và bây giờ không nên sống với thù hận.
Có thể nói đây là một tấm gương không chỉ cho Việt Nam với Trung Quốc mà giữa Việt Nam với Campuchia, giữa Việt Nam với Mỹ nên có những hoạt động hòa giải như vậy.
Đặc biệt với Việt Nam và Trung Quốc không chỉ có một cuộc chiến tranh xảy ra năm 1979, không chỉ có một hải chiến Hoàng Sa năm 1974, không chỉ có Gạc Ma năm 1988,… mà trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm đã có rất nhiều cuộc chiến. Đó là một sự thật.
Sự thật thứ hai là lịch sử về những cuộc chiến trong quá khứ như cuộc chiến tranh của nhà Hán đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng, cuộc chiến tranh của nhà Tống với nhà Lý, cuộc chiến tranh ba lần Mông Nguyên xâm lược Đại Việt,… đang được giảng dạy ở trong các trường phổ thông hai nước rất khác nhau.
Vậy thì điều tiếp tục cần làm ở đây là gì?
Do vậy bây giờ cần phải có sự nỗ lực toàn diện, khoa học, hệ thống, kiên trì lâu dài để hòa giải điều đó. Các nhà sử học, các nhà giáo dục của hai nước nên có những diễn đàn gặp gỡ nhau giống như ở Pháp và Đức. Mặc dù con đường hòa giải của hai nước diễn ra từ 1935 đến 2006 (tức khoảng 80 năm) mới cho ra được cuốn SGK Lịch sử chung cho cả hai nước nhưng nếu không bắt đầu sẽ không có kết thúc.
Tôi nghĩ cuộc chiến tranh năm 1979 đã lùi xa 40 năm. Bây giờ chính là lúc giới sử học của hai nước nên ngồi lại, thảo luận những nguyên tắc cơ bản để dạy về những vấn đề liên quan đến lịch sử hai nước.
Nhiều quốc gia cựu thù đã thành công trên con đường hòa giải lịch sử, cho nên người Việt Nam và người Trung Quốc hà cớ gì lại không thể. Nếu chúng ta cùng có trách nhiệm với tương lai của thế hệ trẻ hai nước, với tiền đồ của hai quốc gia, dân tộc.
Chỉ có thể bằng con đường hòa giải lịch sử thì chúng ta mới góp phần “giải độc lịch sử”, bắc thêm một nhịp cầu chắc chắn cho hai quốc gia, dân tộc vượt qua hận thù, định kiến của quá khứ, tiến đến bến bờ hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
Tôi mong muốn rằng nhân dịp kỷ niệm 40 năm này hãy bắt đầu bằng việc xác định dạy cách nhìn nhận, đánh giá cuộc chiến tranh này để hòa giải giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc. Chỉ có điều đó mới mang lại một tương lai hòa bình, hữu nghị.
Thuý Nga - Thanh Hùng (Thực hiện)
Nguyên nhân sâu xa của việc tấn công Việt Nam ở biên giới phía Bắc đầu năm 1979 có phải là nhằm làm suy yếu một nước Việt Nam thống nhất?
" alt=""/>Chiến tranh biên giới năm 1979 sẽ có mặt trong chương trình phổ thông mới ra sao?Sau phần trình diễn cá nhân, Bảo Anh, Quỳnh Nga, Huyền Baby, Giang Hồng Ngọc về chung đội, thể hiện ca khúc Ưng quá chừngdo Trang Pháp làm trưởng nhóm. Tuy nhiên, mạng xã hội lan truyền thông tin ca sĩ Bảo Anh rút lui khỏi chương trình vì sức khoẻ. Trong đoạn giới thiệu, đội của Trang Pháp chỉ xuất hiện 4 thành viên, vắng mặt Bảo Anh.
Ở một phân cảnh khác của Chị đẹp đạp gió rẽ sóng, Bảo Anh bật khóc nói với các chị đẹp: "Mong các chị cũng đừng buồn!". Trước thông tin này, người hâm mộ bày tỏ sự tiếc nuối vì nữ ca sĩ hội tụ nhiều yếu tố phù hợp với tiêu chí của chương trình.
Bảo Anh được yêu thích từ chương trình Giọng hát Việt mùa đầu tiên, ghi dấu ấn với các ca khúc ballad giàu chất tự sự như Trái tim em cũng biết đau, Ai khóc nỗi đau nàyhay những ca khúc sôi động như Lười yêu, Ai cần ai, Như lời đồn. Cô cũng lấn sân sang điện ảnh, góp mặt trong Nhà có 5 nàng tiên và Bẫy ngọt ngào.
Nữ ca sĩ sinh năm 1992 đến với chương trình để có thêm trải nghiệm mới, mở lòng với mọi người và tìm kiếm "hội chị em”.
Diệu Thu
Hồng Nhung gây tranh cãi vì ngồi gác chân lên bảng tên ở 'Chị đẹp đạp gió'Ở tập 3 ‘Chị đẹp đạp gió rẽ sóng 2023', ca sĩ Hồng Nhung gây tranh cãi khi ngồi vắt chân thiếu tinh tế trên sóng truyền hình." alt=""/>Xôn xao thông tin Bảo Anh rút khỏi 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng'Vòng vây đối với lực lượng Kiev ở Kurakhove đang siết chặt
Kênh Military Summaryđưa tin, quân đội Nga (RFAF) tiếp tục tiến hành các cuộc đột kích trên bộ, đặc biệt là ở các hướng Kupyansk, Pokrovsk và Kurakhove.
Theo hướng Kupyansk, lực lượng Moscow đang tiến dọc theo khu rừng phía tây Sinkovka và được cho là đã chiếm được toàn bộ khu vực rừng.
RFAF có thêm các cuộc tiến công trên bộ ở sườn phía nam theo hướng Pokrovsk. Tại đây, họ đã chiếm được phần lớn cánh đồng và theo các nhà quan sát quân sự Nga, hai ngôi làng nữa ở phía tây Kurakhovka cũng được cho là đã thất thủ.
Bên cạnh đó, quân Nga cũng đang tiến sâu vào các vị trí của Ukraine ở phía nam Kurakhove và chiếm được phần lớn các cánh đồng. Những đòn đột kích đang tập trung vào các làng Maksymivka và Trudove. Theo đó, cái "thòng lọng" xung quanh thành phố đang thắt chặt.
Nga phát triển rất nhanh ở khu vực trung tâm
Kênh Readovkacho biết, trước khi mùa mưa bùn ập đến, lực lượng Moscow tăng tốc và đã đạt được kết quả đáng kinh ngạc ở khu vực trung tâm của mặt trận.
Những thành công của RFAF trong khuôn khổ chiến dịch hè - thu cho thấy sự suy giảm nhanh chóng về khả năng chiến đấu của lực lượng Kiev trên mọi hướng tác chiến. Quân đội Nga đã họp vào cuối tháng 10 sau khi chiếm được một số thành phố, khu định cư lớn và thôn làng nhỏ. Họ đang tập trung vào 3 hướng: Pokrovsk, Kurakhove và Yuzhno-Donetskoye.
Vào đầu mùa thu, sau khi đánh chiếm thành công Novogrodovka, như một phần của quá trình chuẩn bị chung cho cuộc tấn công quyết định vào Pokrovsk và Mirnograd, lực lượng Moscow đã kiểm soát Grodovka, Selidovo và sau đó mở rộng địa bàn về phía tây của thành phố.
Trên hướng Kurakhove, họ loại bỏ Nevel và chiếm các thành phố và thị trấn kiên cố như Ukrainsk, Gornyak cũng như Kurakhovka. Những thành công này giúp bắt đầu chiến dịch hình thành vòng cung phía bắc bao trùm toàn bộ nhóm quân đối phương.
Ở Nam Donetsk, trong các trận chiến dữ dội, RFAF chiếm được "thành phố pháo đài" Ugledar và bắt đầu chọc thủng tuyến công sự kiên cố cuối cùng của lực lượng Kiev: Zolotaya Niva, Shakhterskoe, Novoukrainka và Bogoyavlenka đã bị đánh sập trong một vài ngày.
Kursk: Cường độ giao tranh giảm
Theo kênh Rybar,tại mặt trận Kursk, cường độ các cuộc giao tranh đã giảm tương đối trong vài ngày qua, điều này cũng được chứng minh bằng việc các cảnh quay kiểm soát mục tiêu mới được công bố trực tuyến ngày càng ít hơn.
Ở quận Glushkovo, tình hình không có thay đổi đáng kể và chưa có nỗ lực mới nào của AFU nhằm xâm nhập biên giới Nga và tấn công khu vực Novy Put được ghi nhận.
Về phía quận Korenevo, lực lượng Moscow đã tiếp cận con đập bên kia sông Snagost, sát cạnh Lyubimovka, khép lại "vành đai" xung quanh Tolstoy Lug. Tuy nhiên, vẫn chưa có xác nhận rõ ràng nào về điều này.
Tại quận Sudzha, UAV Pacer của Nga đã tấn công các xe bọc thép AFU ở Malaya Loknya bằng một quả bom dẫn đường UАB-20, đánh dấu trường hợp thứ 12 được ghi nhận về việc sử dụng hiệu quả loại UAV này ở khu vực này.
Ngoài ra, Nga tiếp tục phá hủy các vị trí của AFU sâu trong hậu phương thuộc vùng Sumy. Một khẩu pháo tự hành CAESAR của Ukraine đã bị trúng một UAV Lancet ở phía nam Varanchino, và cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo Iskander đã được thực hiện vào một khu vực tập trung nhân sự và thiết bị của đối phương ở Yablonovka.
Nga đột nhập Maksimovka giữa Ugledar và Kurakhove
Kênh Rybarđưa tin, lực lượng Moscow thực hiện một số cuộc tập kích vào các mục tiêu ở khu vực phía sau do đối phương kiểm soát, bao gồm cả việc phá hủy cơ sở của Bộ Nội vụ Ukraine ở Kharkov.
Để đáp trả, Kiev thực hiện cuộc tấn công bằng UAV nhằm vào các cơ sở nhiên liệu và năng lượng của Nga ở khu vực Stavropol. Một UAV khác đã đâm vào một tòa nhà dân cư ở Bryansk.
Về hướng Nam Donetsk, lực lượng Nga đã kiểm soát Novokrainka, Yasna Poliana và đánh bật các đội hình Kiev khỏi vùng ngoại ô phía tây của Shakhtarsk.
Kênh RVvoenkorycho biết, quân đội Nga đã đột nhập Maksimovka giữa Ugledar và Kurakhovo.
"Một số cuộc tấn công cơ giới đã bị đẩy lùi, nhưng bộ binh Nga đang dần tiến sâu hơn vào làng, giao tranh ác liệt đang diễn ra", Stanislav Bunyatov, một chiến binh nổi tiếng của Ukraine cho biết.
"Theo hướng Ugledar, tình hình vẫn rất nghiêm trọng. Giao tranh tiếp diễn ở khu vực Maksimovka và Trudovoy. Trên thực tế, giao tranh đã áp sát Uspenovka... Có 2 hướng tương đối thuận tiện để đến Kurakhove từ phía nam, đó là Ekaterinovka, cũng như Uspenovka", nhà phân tích người Ukraine Bogdan Miroshnikov viết.
"Địa lý của khu vực này rất phức tạp với nhiều con sông và đầm lớn, giữa chúng là khoảng trống. Trước đây, đây có thể là trở ngại đáng kể nhưng bây giờ thì không. Hơn nữa, tôi chắc chắn rằng người Nga sẽ cố gắng tiếp cận Konstantinople (ngôi làng cách Kurakhove khoảng 13km). Nếu thành công, họ sẽ khép lại vòng vây với Kurakhove", ông Miroshnikov nhận định.
Bộ Tổng tham mưu Ukraine: Đọ sức ác liệt ở Kurakhove
Ukrainska Pravdađưa tin, báo cáo tối 1/11 của Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết, kể từ đầu ngày đã xảy ra 126 cuộc giao tranh, căng thẳng nhất là ở Kurakhove với 48 trận đánh.
Báo cáo có đoạn: "Đã xảy ra 126 cuộc giao tranh, đối phương tiến hành 3 cuộc tấn công bằng tên lửa (5 quả), 52 cuộc không kích (ném 73 bom KAB) và sử dụng 400 UAV, đồng thời thực hiện 2.926 cuộc tấn công bằng pháo kích".
Bộ Tổng tham mưu Ukraine xác nhận lực lượng phòng vệ đã đẩy lùi hầu hết các đợt xung phong của Nga ở Kharkov, Kupyansk, Liman, Kramatorsk, Toretsk, Vremovsky và Dnieper. Đối phương đang tấn công dữ dội vào quân phòng thủ AFU theo hướng Pokrovsk với 36 trận, đồng thời có 48 cuộc đụng độ vũ trang theo hướng Kurakhove.
DeepState: Nga chiếm Yasnaya Polyana ở vùng Donetsk
Kênh DeepStateđưa tin, vào ngày 1/11, RFAF đã chiếm được làng Yasnaya Polyana ở quận Volnovakha thuộc vùng Donetsk.
Báo cáo viết: "Đối phương cũng tiến vào Novodmitrovka, Druzhba, Maksimovka, Novoukrainka và Terny".
Theo điều tra dân số năm 2001, dân số của làng Yasnaya Polyana là 434 người, trong đó 91,94% nói tiếng Ukraine là tiếng mẹ đẻ.
Ukraine tấn công bằng tên lửa đạn đạo, nổ lớn xảy ra ở Crimea
Ukrainska Pravdađưa tin, rạng sáng nay 2/11, phòng không Nga đã hoạt động ở Crimea và có nhiều tiếng nổ được ghi nhận.
Thống đốc Sevastopol Mikhail Razvozhaev do Nga bổ nhiệm cho biết: "Vào khoảng 1h00 sáng, một cảnh báo không kích đã được ban bố ở Sevastopol do mối đe dọa của một cuộc tấn công đạn đạo".
Các kênh Telegram của Nga đã viết về mối đe dọa tên lửa đối với Crimea và Sevastopol. Theo người dân địa phương, những tiếng nổ và tiếng khai hỏa của lực lượng phòng không đã được nghe thấy ở quận Dzhankoy. Ngoài ra, có những tia sáng chói ở khu vực làng Azovskoye. Người ta cũng nghe thấy tiếng nổ ở Saki. Báo động ở Crimea kéo dài khoảng 30 phút.
Ông Zelensky: Có thể tấn công phủ đầu vào lính Triều Tiên
Ukrainska Pravdađưa tin, hàng nghìn binh sĩ Triều Tiên đầu tiên đang ở gần biên giới Ukraine. Theo Tổng thống Volodymyr Zelensky, Kiev có thể sẽ tiến hành một cuộc tấn công phủ đầu, nhưng cần phải có vũ khí tầm xa.
Ông nói: "Chúng ta hiện thấy mọi địa điểm mà Nga đang tập trung những người lính Triều Tiên này trên lãnh thổ của mình - tất cả các doanh trại của họ. Chúng ta có thể tấn công phủ đầu nếu chúng ta có khả năng tấn công ở tầm xa đủ xa. Và điều này phụ thuộc vào các đối tác của chúng ta. Nhưng thay vì cần đưa ra quyết định thì Mỹ, Anh, Đức đang theo dõi. Mọi người chỉ đang chờ binh sĩ Triều Tiên bắt đầu tấn công người Ukraine".
Nhà lãnh đạo Zelensky nhấn mạnh rằng "bất kỳ ai thực sự muốn cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine không lan sang châu Âu thì không chỉ nên theo dõi mà còn phải hành động".
Moscow và Bình Nhưỡng đến nay tiếp tục bác bỏ cáo buộc Triều Tiên đưa quân đến Nga để tham chiến, cho rằng những cáo buộc này là vô căn cứ. Mặt khác, Moscow nêu rõ, kể cả kịch bản Triều Tiên đưa lính đến Nga cũng không vi phạm luật pháp quốc tế. Mới đây, Nga đã ký Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện với Triều Tiên.
Hungary và Ukraine thảo luận về thỏa thuận song phương
European Pravdađưa tin, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hungary, Mate Pacholay, xác nhận các cuộc đàm phán về một thỏa thuận song phương với Ukraine, nhưng nói rằng vấn đề tư cách thành viên NATO của Ukraine không được đề cập trong đó.
Theo đại diện Hungary, các cuộc đàm phán về việc ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Hungary và Ukraine đang diễn ra và thỏa thuận nên tập trung vào việc "khôi phục các quyền của cộng đồng dân tộc Hungary".
"Đồng thời, chúng tôi đã nói rõ với phía Ukraine trong các cuộc đàm phán rằng ý định gia nhập NATO của Ukraine không thể nằm trong thỏa thuận này. Chúng tôi đã nhiều lần bày tỏ quan điểm rõ ràng của mình về vấn đề này và không có thay đổi nào xảy ra", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hungary nói thêm.
Ông lặp lại luận điểm đã được phát biểu trước đó ở Budapest rằng việc Ukraine gia nhập NATO "sẽ dẫn đến sự khởi đầu của Thế chiến thứ ba".
Tổng thống Zelensky cho biết một ngày trước đó rằng Kiev và Budapest đang nỗ lực chuẩn bị một "tài liệu song phương" sẽ liên quan, đặc biệt là các vấn đề an ninh và việc Ukraine gia nhập NATO.
Ông Zelensky lập luận rằng Ukraine, trong khuôn khổ tài liệu này, sẽ yêu cầu Hungary "không ngăn cản" việc nước này gia nhập Liên minh trong tương lai.
Theo Ukrainska Pravda, Readovka, Military Summary, Rybar, Military Summary, RVvoenkory" alt=""/>Chiến sự Ukraine 2/11: Nga đánh sập phòng tuyến kiên cố, bao vây Kurakhove